Nhà báo huy đức đang ở đâu?

Chụp lại hình ảnh,

Nhà báo Huy Đức được biết đến qua trang blog thu hút độc giả

Báo Sài Gòn Tiếp Thị xác nhận với BBC đã "ngừng hợp đồng" với nhà báo Huy Đức, vì cho rằng "tòa soạn không cùng quan điểm" với bài báo của ông.

Ông Trần Công Khanh, Tổng thư ký tòa soạn, giải thích quyết định của tòa soạn được đưa ra sau khi nhà báo Huy Đức đăng bài "Bức tường Berlin" trên blog Osin của mình ngày 23/08.

Bài viết kể về câu chuyện 20 năm ngày sụp đổ bức tường chia đôi nước Đức, bày tỏ một số nhận định bị cho là trái với quan điểm chính thống ở Việt Nam.

Nói chuyện với BBC hôm thứ Năm 27/08, ông Trần Công Khanh giải thích quan điểm của ông Huy Đức trong bài "không đồng nhất với tờ báo, nhất là sau khi anh công bố trên blog bài Bức tường Berlin".

"Hai bên thỏa thuận anh ấy không còn ký hợp đồng với tờ báo nữa."

Trên blog cá nhân, ông Huy Đức cho hay ông không còn là nhà báo của SGTT từ ngày 25/08.

Khi BBC liên lạc, ông Huy Đức đã từ chối bình luận và nói rằng "nếu muốn nói gì sẽ đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước" về trường hợp của ông.

Ông Trần Công Khanh từ SGTT nói thêm: "Cơ quan báo chí ở Việt Nam là công cụ, vậy thì làm sao người lao động lại có quan điểm khác với chủ lao động?"

"Blog là quyền tự do, chúng tôi không can thiệp. Những bài anh viết trước đây, bên này không quan tâm."

"Nhưng khi anh bày tỏ thái độ khác, tờ báo lại là công cụ của nhà nước, hai bên phải thỏa thuận không thể làm việc với nhau nữa."

Ông Khanh khẳng định đây là quyết định riêng của tòa soạn, chứ không có sự can thiệp từ cấp trên.

Ông cũng cho hay cho dù đã thôi hợp đồng với tòa soạn, ông Huy Đức vẫn giữ thẻ nhà báo và có thể cộng tác sau này với SGTT.

Ông nói: "Tổng Biên tập chúng tôi đã nói anh ấy không bị cấm viết, nên vẫn có thể tổ chức để anh ấy viết cho SGTT."

Trong một bản tin phát đi ngày hôm nay, hãng tin AP trích lời ông Trần Công Khanh nói thêm chi tiết là Ban Tuyên giáo Trung ương đã "than phiền" về 100 bài blog và bài báo của ông Huy Đức.

AP nhận xét ông Huy Đức, với blog có tên Osin, đã "thử thách giới hạn của tự do ngôn luận ở Việt Nam, thường xuyên đưa các bài chỉ trích lãnh đạo và chính sách của chính phủ".

Một người bạn của ông Huy Đức, nhà thơ Đỗ Trung Quân, cũng đang công tác ở SGTT, nói "nếu là vấn đề của báo chí đáng ra phải là vấn đề của Ban Tuyên giáo nhiều hơn".

"Tôi hơi băn khoăn, thậm chí tôi hơi thực sự lo ngại vấn đề không còn thuộc về Ban Tuyên giáo như cách của anh Huy Đức nói trên blog về bài nghỉ việc, chúng ta phải hiểu theo nghĩa khác, và cái điều nay thì tôi hơi lo đấy."

Đánh giá về bài Bức tường Berlin nhà báo Huy Đức viết trên blog, ông Quân nói ông "xúc động" với tư cách là nhà thơ.

Ông nói với BBC: "Lần đầu tiên tôi biết có danh sách những người lính Đông Đức đã không bắn vào đồng bào của mình mà tự sát. Tôi rất xúc động. Tôi cho là người đọc cần được thông tin."

"Đó là thông tin, không phải là chống đối," ông Quân nói.

Trong bài trên blog, nhà báo Huy Đức kể:

"Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do."

Ông kết thúc bài viết bằng câu: "Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do."

Trên blog của nhà báo Huy Đức, cho đến cuối ngày hôm nay, đã có hàng trăm bình luận của độc giả sau khi nghe tin ông không còn làm ở báo SGGT.

Bấm vào đây để xem ý kiến độc giả

Trương Huy San [Quê Hà Tĩnh], thường gọi là Huy Đức. “Tên tuổi” Huy Đức bắt đầu nổi như cồn từ hàng loạt bài viết về vụ “Đường Sơn Quán” ở Thủ Đức đăng trên các báo Tuổi trẻ và Thanh niên. Vì sao lại là “Đường Sơn Quán” mà không phải nơi nào khác? Vì đây là nơi giao tiếp, gặp gỡ, cũng như giải trí dành cho những kẻ lắm tiền nhiều của và có quyền lực trong xã hội, đồng thời, những câu chuyện đổi chác, hối lộ cũng diễn ra tại đây. Vụ này dính dáng đến ông trùm xã hội đen Trương Văn Cam [Năm Cam] lúc này đang phô trương thế lực thâu tóm các băng đảng về dưới trướng. Trong nhóm người lân la và tiệc tùng thác loạn ấy có cả Huy Đức và Hoàng Linh của Báo Tuổi trẻ. Cả 2 nhanh chóng nhận được sự chú ý của Năm Cam.

Bạn đang xem: Trương huy san là ai

Với âm mưu thôn tính “ngành công nghiệp giải trí” ở đô thị giàu nhất cả nước, lợi dụng chủ trương khi đó triệt phá các điểm ăn chơi của các băng nhóm tội phạm để chuẩn bị Đại hội Đảng lần VI của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh, Năm Cam đã vung tiền mua chuộc, sử dụng Trương Huy San, Hoàng Linh và và một số “nhà báo” khai thác những sai phạm để tấn công, khống chế, triệt hạ những “tay chơi” phục vụ cho mưu đồ thôn tính.

Với ý đồ triệt hạ Ba Tung – Trưởng phòng cảnh sát hình sự Công an TPHCM khi ấy vì truy quét tội phạm hình sự, khiến Năm Cam mất nguồn thu tài chính, nên Năm Cam muốn Hoàng Linh và Huy Đức tung bài trả thù Ba Tung.

Với lối viết “có sức công phá”, cách sử dụng những ngôn từ miệt thị, nguyền rủa tới mức cay độc, “chiến tích” đầu tiên của Trương Huy San là hủy hoại thanh danh Ba Tung, lấy đi mạng sống của một nguời con gái trẻ tuổi và đẩy người mẹ của cô rơi vào cảnh “sống cũng như chết”.

Dưới sự giật dây của Nam Cam, Trương Huy San đã mài bút, giương móng vuốt, dùng những từ ngữ miệt thị cay độc nhất có thể nhằm vào Ba Tung, biến Ba Tung thành thủ phạm chính của vụ án và bắn phá không tiếc bằng những hình ảnh nhạy cảm, lời nguyền rủa nhắm vào Ba Tung cũng như những người thân trong gia đình. Cô con gái 16 tuổi của Ba Tung đang học tại Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn đã không chịu nỗi cảnh nhục nhã khi nghe bạn bè đàm tiếu chuyện cha mình qua những bài báo đầy tanh tưởi của Trương Huy San. Hậu quả là cô gái vô tội ấy đã uống thuốc độc vĩnh viễn ra đi. Còn người vợ của Ba Tung thì không chịu nổi sức ép đã vĩnh viễn xa rời cuộc sống bình thường trong bệnh viện tâm thần.

Chưa dừng lại, Trương Huy San còn kết hợp với Lê Văn Ba [cựu phóng viên báo Đại Đoàn Kết] “giết chết lần hai” cô con gái tội nghiệp của Ba Tung khi tung lên mặt báo bản chụp lá thư tuyệt mệnh của cô để khoe chiến tích anh hùng lừng lẫy nhưng lại mang đậm sự bỉ ổi, vô lương tâm và tội ác.

Đó là những gì diễn ra đằng sau sự hả hê của Trương Huy San và ông chủ Năm Cam trong đại yến tiệc ăn mừng chiến thắng say sưa thâu đêm với gái đẹp hạng sang và phong bì rủng rỉnh.

Vụ “Đường Sơn Quán” đã kết thúc với ánh hào quang chói sáng của Trương Huy San trên bầu trời những ngôi sao của làng báo, được dư luận lúc ấy vỗ tay hoan nghênh rần trời. “Thành công” vụ án cũng mang đến cho Trương Huy San vô vàn gái đẹp hạng sang và phong bì rủng rỉnh – phần thưởng của ông trùm Năm Cam. Từ đó, Huy Đức trở thành quân cờ, một pháo thủ cao xạ với ngòi bút sắc máu trong tay Năm Cam.

Sau đó, một mặt Năm Cam mang tiền đến mua chuộc Hoàng Đình Xuân [Năm Lương] lên thay ghế Ba Tung và số thuộc hạ của Năm Lương đề phòng bất trắc. Mặt khác, Năm Cam bắn tin cho Huy Đức, Hoàng Linh, Quang Thắng để tung ra nhiều bài viết quỷ quyệt với mục đích nhờ tay của công an triệt hạ đối thủ để Năm Cam thao túng toàn bộ thế giới ngầm. Đặc biệt, Năm Cam đã dùng Huy Đức với ngòi bút đầy máu tanh để triệt hạ vô số băng nhóm giang hồ “bất trị” và “xâm lăng” từ Hải Phòng và Quảng Ninh vào.

Năm Cam trở thành một ông trùm giang hồ có số má, “soái ca” trong giới giang hồ. Nhưng ít ai biết rằng, đây là kết quả của cuộc tranh giành quyền lực ngầm dưới bàn tay điều khiển của trùm Năm Cam mà Trương Huy San là công cụ, là quân cờ trong cuộc chơi tanh mùi tiền và máu, thâu tóm các băng nhóm giang hồ. Sự có mặt của Huy Đức chính là chiếc cầu gắn kết mối quan hệ ba bên cùng có lợi [Xã hội đen – Nhà báo – Quan chức biến chất], trong đó Huy Đức là người ăn cửa giữa, người làm chứng và chơi trò tung hứng. Khi mắt xích nào bị đứt, Huy Đức đu bám vào kẻ sống sót để tiếp tục cuộc chơi mới. Những cuộc chơi bẩn thỉu nâng tầm Năm Cam trở thành ông trùm, gây biết bao ung nhọt cho thành phố, làm hư hỏng bao nhiêu lớp cán bộ, công chức trẻ tuổi sau này.

Không chỉ qua mặt nhiều người dân, Huy Đức còn qua mặt những người lãnh đạo đầy kinh nghiệm như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Được ông Võ Văn Kiệt tạo điều kiện, nâng đỡ để phục vụ công cuộc cải cách đất nước sau chiến tranh, nhưng San đã lợi dụng thanh thế của cố Thủ tướng để thu tin, soi mói các tiêu cực, ép các công ty, doanh nghiệp phải “cúng tiền”, “chung chi”.

Chỉ đến khi vụ án kinh tế Epco-Minh Phụng của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng bị phanh phui những năm 1997-1998, dư luận mới biết được bộ mặt thật, những thủ đoạn kiếm tiền bất lương của Trương Huy San.

Cựu phóng viên Hoàng Linh khi bị bắt đã khai trước Tòa án rằng đã được Liên Khui Thìn cho tiền rất nhiều lần, đồng thời giúp Liên Khui Thìn chuyển rất nhiều tiền cho Huỳnh Sơn Phước, Quang Thắng, Hoàng Quý và Trương Huy San vì bị “vòi tiền”, đe dọa viết bài phản ánh, nếu không đối xử tốt thì sẽ phải đối diện nhiều bất lợi. Và tất nhiên những người kể trên đều không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh. Thế nhưng, sau vụ việc này cả ba người: Huỳnh Sơn Phước, Hoàng Quý và Trương Huy San đều phải cuốn gói ra đi khỏi báo Tuổi Trẻ một cách nhục nhã ê chề.

Huy Đức và Hoàng Linh từng cấu kết ăn chặn tiền của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng khi còn làm việc tại tòa soạn Tuổi trẻ.

Không còn chỗ kiếm ăn, bấu víu, Trương Huy San chạy vạy làm phóng viên rồi tụt hạng xuống cộng tác viên cho các báo Thanh Niên, Diễn đàn doanh nghiệp, Nông thôn ngày nay. Tại Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, dưới sự giật dây của các ông trùm kinh tế, Huy Đức đã nhả đạn với loạt bài viết về các PMU đầy màu sắc đấu đá kinh tế. Và cuối cùng là nhả đạn trên báo Sài Gòn tiếp thị trước khi bị tước thẻ nhà báo.

Cay cú vì từng bị đuổi khỏi Báo Tuổi trẻ, khi vụ xét xử Hà Văn Thắm [cựu Tổng Giám đốc OceanBank] xảy ra, Huy Đức đã nhào nặn ra một bài viết với tiêu đề “Sự phản bội bạn đọc của Báo Tuổi trẻ” đăng trên facebook cá nhân, khiến nhà báo Bạch Hoàn phải đăng trên trang cá nhân của mình bài viết “Ai là kẻ phản bội?” với đại ý “Chính anh Osin đã biến ngòi bút của mình trở nên dơ bẩn. Ngòi bút của anh Osin đã không thể nào giấu nổi mục đích nữa rồi. Cho ai? Mục đích gì? Ai cũng biết”. “Anh Osin không hài lòng vì thứ anh cần lại là thứ người làm báo tử tế không muốn nhúng tay vào. Ai mới là kẻ phản bội, ăn cháo đá bát? Các anh chị chắc chắn đã biết…”

Có thể thấy, không một tờ báo nào dám sử dụng lâu dài Trương Huy San bởi họ cảm thấy không an toàn về con người này. Một người có thể phản bội bất kỳ lúc nào, sẵn sàng mài bút rồi nhân danh những điều tốt đẹp để giết chết những ai là đối thủ kể cả vợ con, gia đình, dòng họ.

Xem thêm:

#Trở thành pháo thủ trong màu áo “Việt Tân”

Với bản chất cơ hội, sau khi bị lột mặt nạ trong vụ EPCO – Minh Phụng, Trương Huy San tiếp tục đổi màu. Trục lợi trên xác chết của tội phạm và giới giang hồ chưa đã, Trương Huy San đột ngột quay lưng lại bắn phá chính những người từng một thời là đồng đội trong màu áo lính đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương của Tổ Quốc. Sau loạt bài “Biên giới tháng Hai” đăng trên tờ “Sài Gòn tiếp thị” nói về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc [1979] có nhiều nội dung bóp méo sự thật, báo “Sài Gòn tiếp thị” đã sa thải Trương Huy San và thu hồi thẻ cộng tác viên vào tháng 8/2009. Sau vụ này, Trương Huy San đã không giữ nổi bình tĩnh và viết những lời lẽ hằn học chửi bới bất mãn trên trang blog Osin.

Các tổ chức chống đối được sự hà hơi tiếp sức của các cơ quan đặc biệt nước ngoài từ lâu đã để ý và muốn dựng Trương Huy San lên một vai diễn mới – “nhà báo cấp tiến” là một công cụ phục vụ cho lợi ích của các tổ chức phi chính phủ được gắn với cái danh là một chiến sĩ đấu tranh cho “tự do báo chí”, “dân chủ”,…

Tháng 5 năm 2012, thông qua Chương trình Nieman, một quỹ NGO trá hình, Trương Huy San được cấp “học bổng” sang Mỹ “tu nghiệp” tại Boston. Chủ đề chính mà Trương Huy San đăng ký để nhận học bổng này là văn chương Mỹ. Thực chất đây là học bổng dành cho những người viết có lợi cho chính sách đối ngoại của Mỹ.

Khi đó, mục tiêu chính của Huy Đức là tìm cách xuất bản cuốn sách “Bên thắng cuộc” vào cuối năm 2012 để xin tị nạn chính trị tại Mỹ. Khổ nỗi cuốn sách này lại chẳng có gì liên quan tới các chủ đề mà Trương Huy San đăng ký để nhận được học bổng. Huy Đức đã cố tình “cắt cúp” theo chủ kiến của riêng mình, tô vẽ cho “Bên Thắng cuộc” để dẫn lái người đọc vào mê hồn trận, nhìn cuộc chiến tranh Việt – Mỹ theo một màu đen tối bi thương.

Nhiều trí thức đã phản pháo rất mạnh với cuốn sách này, cho rằng “Bên thắng cuộc” đã cố ý “đánh lộn sòng phải trái”, “đánh lận trắng đen” về bản chất cuộc Chiến tranh Việt Nam. Đến nỗi ông Dương Trung Quốc cho rằng “cuốn sách đó chỉ là sự lượm lặt những “lời kể” không được kiểm chứng; nó không đủ tư cách là một tác phẩm sử học mà chỉ là một cuốn “tạp văn” có tính báo chí không hơn không kém”. Còn Tổng Biên tập Báo Lao Động lúc đó là ông Vương Văn Việt đã nhận xét: “Những tư liệu về sự kiện lịch sử là một chuyện. Còn cách sắp xếp và xử lý những tư liệu, sự kiện ấy để đưa người đọc tới kết luận theo ý của mình lại là chuyện khác.

Thậm chí, Trương Huy San còn giương móng vuốt chà đạp thô bạo đến cả chính những người từng là đồng nghiệp ở báo Tuổi Trẻ. Nhà báo Lưu Đình Triều đã phản ứng gay gắt rằng, “Huy Đức đã cắt xén những thông tin về cuộc đời, mối quan hệ của cha con, làm người đọc ngộ nhận gây tổn thương gia đình tôi… , nhằm mục đích gì thì chính Huy Đức rõ hơn ai hết”.

Không những thế, cả quan chức ngoại giao Mỹ đánh giá cuốn sách đó chứa đựng những vấn đề không chính xác có thể gây phương hại đến quan hệ Việt – Mỹ. Và thế là mục tiêu chính xin tị nạn chính trị của Trương Huy San đã không đạt được! Điều này buộc Trương Huy San phải quay về Việt Nam sau khi hết thời hạn “du học”.

#Lại đổi màu để quay về nước

Không đạt được mục đích và cảm thấy không còn an toàn sau khi xuất bản “Bên thắng cuộc”, Trương Huy San với bản chất là kẻ cơ hội chính trị lại tiếp tục đổi màu, đổi giọng, quay chiều ngòi bút, liên hệ móc nối với thế giới ngầm để được trở về nước an toàn.

Trong đó, có một thông tin đáng chú ý rằng, Huy Đức đã nhận được sự chú ý và móc nối của tình báo Hoa Nam – Trung Quốc, thông tin này nằm trong các bức điện tín của Bộ ngoại giao Mỹ do Wikileaks tiết lộ thời gian gần đây về một số “nhà báo” như Trương Huy San, Nguyễn Công Khế đã hợp tác với tình báo Hoa Nam của Trung Quốc.

Nếu câu chuyện là có thật, thì đây cũng là 1 lời giải hợp lí cho xu hướng viết bài “thân Tàu” mấy năm gần đây của Trương Huy San.

Từ năm 2013, Trương Huy San liên tục đăng tải trên trang Blog và trang FB cá nhân nhiều bài viết công kích chính trị với màu sắc Trung Hoa, nâng người này hạ người kia.

Nắm bắt được tình hình nhân sự của Đại hội Đảng 12 và nhận thấy thời cơ đã đến, Trương Huy San đã mài bút, đạp đổ hàng rào, “bới lông tìm vết”, “câu sau chửi câu trước” hạ bệ người này, nâng người kia, để gây chia rẽ một cách có chủ đích, có kịch bản chính trị được dàn dựng một cách bài bản, có tính toán.

Nếu có chuyện hợp tác với tình báo Hoa Nam theo Wikileads, thì việc Huy Đức đã thực hiện xuyên tạc cuộc chiến chống Khmer đỏ và bảo vệ biên giới phía bắn của Việt Nam, theo hướng có lợi cho Trung Quốc là điều có thể xảy ra và rất logic vì bất kỳ cựu chiến binh nào cũng biết sau lưng Khmer đỏ là ai.

Cựu chiến binh Nguyễn Anh Khoa búc xúc cho rằng, “Trương Huy San chưa từng tốn giọt mồ hôi nào để cầm súng trực tiếp chiến đấu nên không biết cái giá phải trả cho chiến thắng ngày hôm nay để được tự do ngồi chửi rủa. Ba Chúc- An Giang, Hà Tiên -Kiên Giang còn đó những bộ hài cốt không lành lặn. Những cái hang đã bịt lại để làm mồ chung của cả 1 gia đình hay cả 1 dòng họ. Điều đó chưa đủ nói lên sự tàn bạo của Khmer đỏ, của Polpot hay sao Huy Đức?”

Huy Đức có biết hơn 3000 đồng bào Hồng Ngự Đồng Tháp đã chết, trẻ em thì chúng xé ra, phụ nữ thì có một khúc cây chúng cắm vào, đàn ông thì chúng cắt không còn vành tai. Huy Đức có biết chúng tuyên bố tập trung toàn lực đánh đến cây thốt nốt ở Gia Định TP.HCH không? Đó là chủ trương của ai ?. Khi quân tình nguyện Việt Nam sang dẹp Khmer đỏ ở Campuchia thì Trung Quốc cho biển người đánh biên giới phía bắc và tuyên bố sẽ đánh tới thủ đô Hà Nội. Huy Đức lúc này đang cầm bút trốn ở đâu ?

Phải chăng dưới sự giật dây của tình báo nước ngoài, Trương Huy San đã lợi dụng xương máu của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia để phả hơi độc vào bầu không khí truyền thông ở Việt Nam?.

Để hiểu thêm về quan điểm của Trương Huy San về nghề báo, chúng ta có thể thấy qua câu nói “dạy bảo” của Trương Huy San như sau: “Mọi người làm báo chúng ta phải mài ngòi bút của mình”. Cảm ơn Trương Huy San, ông nói rất đúng, và còn đúng hơn nữa khi mà nếu ông “dạy bảo” người ta thêm rằng nên mài ngòi bút của mình để tấn công ai, để đả phá mục tiêu nào!

Với bản chất cơ hội chính trị, sẵn sàng làm bất cứ điều gì có lợi, những kẻ tay chân nào đó đã bắn tin Trịnh Xuân Thanh về nước, Trương Huy San liền đăng trên trang Facebook cá nhân với mưu đồ gì thì ai cũng biết…

Đã có nhiều ý kiến của dư luận đưa ra như: Ai đứng sau âm mưu của Trương Huy San? Phải chăng Osin tấn công lãnh đạo cấp cao khiến Việt Nam phải lo giải quyết nội bộ, mất chú ý chuyện ngoài Biển Đông? Âm mưu gì đây hả Trương Huy San?

Vâng, “Công khai minh bạch”, “dân chủ”, “tự do ngôn luận” là điều ai cũng muốn nếu dùng nó với mục đích trong sáng, nhưng việc Huy Đức dùng nó có toan tính để lôi kéo dư luận phục vụ mưu đồ chính trị, cuộc chơi quyền lực triệt hạ người này, tung hô người kia để phá rối nội bộ tạo điều kiện cho nước ngoài thôn tính Biển Đông thì có phải là điều khốn nạn?

Việc sử dụng các kiểu viết phô bày kiến thức, dạy dỗ người đọc về luật pháp Việt Nam, đánh giá thời cuộc và những nhân vật lớn theo toan tính, cộng với sự xuống cấp về truyền thông, đói khát thông tin của dư luận, Huy Đức đang làm nhiễu loạn dư luận.

Khác với sự chống phá chế độ của các nhà “dâm chủ” như Quang A, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Đình Công…Trương Huy San lại đi theo lối mòn khai thác những “thông tin mật”, để tung tin thổi phồng người này, diệt người kia để thực hiện cho chiêu trò chống phá của mình. Trương Huy San đã tận dụng, luồn lách mọi cơ hội – đổi màu, sử dụng những ngón nghề báo chí điêu luyện nhằm mục đích chống phá chế độ hết sức hèn hạ… “Bên Thắng cuộc” thực ra cũng là chiêu trò thân thiết, “câu chuyện làm quà” trong quá trình San gần gũi các vị lãnh đạo Việt Nam rồi góp nhặt, xào nấu, đánh tráo khái niệm để xuyên tạc nội bộ – một thủ đoạn đầy nguy hiểm của Trương Huy San.

Đó là bản chất của Trương Huy San mà mọi người phải nắm rõ, nhất là giới lãnh đạo hiện nay. Các cụ xưa thường nói “chơi với chó, chó liếm mặt, nuôi cò, cò mổ mắt”. Hạng người như Trương Huy San nếu ai còn thân thiết có ngày sẽ dính bã với San là không tránh khỏi.

Video liên quan

Chủ Đề