Tại sao diệp lục lại có màu xanh

Lá cây thường có màu xanh, nhưng lí do vì sao lá cây có màu xanh thì không chắc nhiều người biết. Chúng ta cùng tìm hiểu tại sao lá cây lại có màu xanh nhé.

Lá cây có màu xanh là do trong lá cây có bào quan là lục lạp. Trong lục lạp có chứa chất diệp lục giúp cho quá trình quang hợp. Thực ra có các chất khác trong lá có màu vàng, cam và đỏ, nhưng do chiếm tỉ lệ thứ yếu nên màu xanh lục của diệp lục vẫn nổi trội.

Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra sản phẩm hữu cơ và ánh sáng được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng hồng đỏ và xanh tím. còn màu xanh thì hấp thụ rất ít và bị phản lại mắt ta khiến ta nhìn thấy lá có màu xanh.

Màu xanh của lá do chất diệp lục, chất diệp lục có cấu trúc gồm 1 vòng porphyrin có nhân Mg, màu xanh của diệp lục là do nhân Mg tạo nên. Chức năng của diệp lục là hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời được thực hiện bởi sự thay đổi vị trí các nối đôi trong phân tử diệp lục -> màu xanh của diệp lục không liên quan đến chức năng của chúng -> nên không liên quan đến quang hợp

Vậy tại sao diệp lục có màu xanh lục? Diệp lục mang màu xanh lục để hấp thu tốt nhất ánh sáng mặt trời, đó là phần hồng ngoại và màu đỏ. Bạn hãy nhớ lại một chút về vật lý quang phổ, ánh sáng mà ta nhìn thấy phát ra từ lá cây là ánh sáng phản xạ không được lá cây hấp thu. Có nghĩa là các màu khác được hấp thu [đặc biệt là đỏ và xanh dương] còn màu xanh lục bị bỏ qua.


Lá cây.

Tuy nhiên, vì một số lí do mà lá của một số loài cây không có màu xanh lục.

Một số loài rong biển có lá màu đỏ hoặc nâu để nó hấp thu tốt ánh sáng xanh bởi vì ánh sáng đỏ khó xuyên qua nước biển. Bởi vậy ở vùng nước nông ta thấy rong biển còn có màu xanh, nhưng đến vùng nước sâu thì rong chuyển dần sang màu nâu và đỏ.

Một ngoại lệ phổ biến khác là loài cây Thu hải đường. Lá loài cây này có 2 màu, mặt trên màu xanh lục còn mặt dưới màu nâu đỏ. Sở dĩ như vậy là vì loài cây này thường sống trong vùng tối tăm dưới tán của loài cây khác. Mặt trên có thể hứng được một ít ánh sáng còn sót lại từ trên cao rọi xuống. Mặt dưới có màu nâu đỏ để hấp thu tốt những tia sáng yếu ớt phản xạ từ dưới đất hoặc từ các lá khác của nó.


Cây thu hải đường.

Lục lạp như là một cỗ máy thu nhỏ hấp thu năng lượng mặt trời để sản sinh năng lượng cho cây. Cỗ máy này hoạt động một thời gian cũng trở nên cũ kỹ và được thay thế. Có 2 trường phái. Cây thường xanh thay thế lục lạp trên lá mỗi khi nó hết hạn sử dụng. Cây rụng lá theo mùa không thay thế lục lạp một cách đơn lẻ mà thay toàn bộ lá cây vào cuối mùa thu.

Vào đầu mùa thu, lá cây bắt đầu chuyển dần sang màu vàng hoặc đỏ vì diệp lục được cây thu lại. Sắc vàng hoặc đỏ cũng dần dần biến mất do các chất khác trên lá cũng dần dần được cây thu lại sau đó. Đến cuối mùa thu thì lá cây chỉ còn trơ lại màu nâu và rụng đi. Lá khô có màu nâu có lẽ là hỗn hợp màu của những gì còn sót lại trên lá.


Phong lá đỏ.


Phong lá vàng.

Cập nhật: 27/12/2019 Theo nhavuonmientay/loigiaihay

Ai cũng biết lá xanh nhờ diệp lục; vậy diệp lục xanh nhờ cái gì? Giải thích rằng do diệp lục có màu xanh lục vì không hấp thụ phổ màu xanh lục thì mình thấy chưa thỏa đáng vì phổ màu xanh lục cũng chứa năng lượng cao và được hấp thụ bởi carotenoid và xantophyl. Theo Wikipedia các loại diệp lục trong cấu trúc của nó đều chứa một nguyên tử Mg ở trung tâm:
Mình xin đặt ra câu hỏi là có phải diệp lục có màu xanh lục là do nguyên tử Mg không; giống như máu của động vật có màu đỏ do nguyên tử Fe ấy?


Mình mình là thành viên mới [loại gà con], có gì sơ suất xin cộng đồng niệm tình tha thứ & chỉ bảo để mình tiến bộ.

Trong dãy quang phổ thì đúng là năng lượng màu xanh tím có năng lượng cao và được diệp lục hấp thụ được. Nhưng màu xanh lục thì diệp lục tố không hấp thụ và phản xạ vào mắt ta nên ta thấy màu xanh. Các loại sắc tố phụ như bạn nói thì đã hấp thụ tia sáng màu xanh nhưng không hấp thụ, hoặc hấp thụ kém các tia màu đỏ, vàng, cam...nên ta thấy chúng màu sắc đấy. Trân trọng.

Mong bạn tiếp tục đóng góp cho diễn đàn, đừng ghé qua một lần rồi...hic không trở lại!

Cảm ơn anh. Ý em là cái in đậm ấy. Chứ em biết chứ anh. Giả thuyết của em thì máu động vật đỏ nhờ Fe thì diệp lục xanh nhờ Mg không biết có đúng không? Hiện tại thì vạch quang phổ Mg có màu xanh là bằng chứng duy nhất ủng hộ em thôi. Em cảm ơn anh nhiều.

Anh có dẫn liệu này, chẳn biết em đọc chưa:
"Trong diệp lục tố [clorophin] có mặt của ion Mg2+ tạo phức với vòng Pophirin. Sự tạo phức giữa Mg2+ xảy ra qua 4 nguyên tử N trong 4 vòng pyrrol của Pophirin. Phức chất có màu xanh, vì vậy nên lá cây [chất diệp lục] có màu xanh. Porofin cũng có thể tạo phức với những ion kim loại khác như Fe2+. Fe3+, Zn2+, Cu2+,… Porofin tạo phức với ion sắt trong hợp chất hemoglobin có màu đỏ. Còn loài động vật ở sâu dưới đáy biển có máu màu xanh là do sự tạo phức của chất này với ion V3+. Ở loài người và một số động vật khác có màu máu khác là do sự có mặt của ion Cu2+. Ngày xưa, ở Ai Cập, Hi Lạp,...những người đàn ông có máu xanh được coi là anh hùng. Lí do một phần là do sự có mặt ion Cu2+ làm cho khi chém trúng ông ta thì vết thương màu lành, không chảy máu nhiều ."

Mình hẹn mấy ngày nữa sẽ trả lời cụ thể nhé

Last edited: Aug 23, 2013

Cảm ơn anh nhiều, đúng là thứ em cần tìm. A anh cho em hỏi là nguồn dẫn liệu ở đâu để em kham khảo.

Không có gì đâu, kiến thức là của chung toàn nhân loại mà em Anh trả lời cụ thể này: *Đầu tiên là một chút lí thuyết về vật lí này: - Mỗi nguyên tử đều gồm hạt nhân và quay xung quanh nó là các phân lớp điện tử, và dĩ nhiên mỗi lớp e thì đều có một mức năng lượng xác định - Khi có ánh sáng [hoặc bất kì tác nhân mang năng lượng] tác động vào nguyên tử nó sẽ cung cấp năng lượng [thúc đẩy] electron từ phân lớp này "nhảy" sang phân lớp khác. + nhưng e này ngay lập tức bị hạt nhân đưa về phân lớp ban đầu, quá trình di chuyển về vị trí này có sự biến đổi năng lượng vì thế năng lượng sẽ được giải phóng dưới dạng nhiệt và phôton ánh sáng +Các photon này được truyền vào mắt ta ta cảm nhận được màu sắc. Tùy vào từng nguyên tử mà số phôton giải phóng ra là khác nhau và số lượng các pho ton truyền tới quyết định màu sắc của vật chất. * Từ các kiến thức đó là rõ ràng là: "Sự tạo phức giữa Mg2+ xảy ra qua 4 nguyên tử N trong 4 vòng pyrrol của Pophirin." khi ánh sáng truyền vào nó sẽ truyền lại một lượng phôtn tương ứng để ta thấy nó là màu xanh.

Về tham khảo thêm " cơ chế thị giác của người" ở trong Campell. anh tin là em đã có thể trả lời được gần như hoàn chỉnh câu hỏi này rồi đấy. Em hỏi câu hỏi này rất hay đấy và luôn nhớ rằng:
" các câu hỏi có thể dễ trả lời, nhưng đặt được một câu hỏi có ý nghĩa thì không phải dễ đâu"

em thích câu này
" các câu hỏi có thể dễ trả lời, nhưng đặt được một câu hỏi có ý nghĩa thì không phải dễ đâu"

Page 2

Mar 31, 2022

Jan 15, 2021

Page 3

Apr 30, 2016

May 29, 2012

Page 4

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

Mar 6, 2012

May 22, 2011

You must log in or register to post here.

Video liên quan

Chủ Đề