Giám định tâm thần ở đâu

Vì vậy, trong thực tế giải quyết tranh chấp, các cơ quan chức năng và cơ quan tố tụng mỗi nơi, mỗi cấp còn có ý kiến khác nhau trong đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần, dẫn tới khi giải quyết tranh chấp có những đánh giá khác nhau.

Thế nào là minh mẫn, sáng suốt?

Pháp luật dân sự quy định một trong những điều kiện để đảm bảo tính hợp pháp của di chúc thì người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. 

Tuy vậy, cũng không có quy định cụ thể về tình trạng minh mẫn, sáng suốt là như thế nào? Có bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan y khoa hay không? Cơ quan nào xác nhận?... Trong khi nếu có xảy ra tranh chấp thì tòa án xem xét "tinh thần minh mẫn, sáng suốt" lại khác nhau.

Điển hình tháng 7-2006, bà H. lập di chúc tại UBND phường 4, quận Tân Bình [TP.HCM] để lại căn nhà cho ông Q.. Sau đó bà H. qua đời. 

Đến năm 2009, con trai bà H. kiện ra tòa đòi hủy bỏ di chúc vì cho rằng bà H. lập di chúc trong tình trạng không minh mẫn. Ông này cung cấp cho tòa một số chứng cứ thể hiện trước thời điểm lập di chúc, mẹ mình thường nhập viện trong tình trạng bệnh tai biến mạch máu não, nhũn não bán cầu, sinh hoạt không tự chủ. 

Tòa sơ thẩm xét thấy giấy khám sức khỏe của Trung tâm Y tế quận 5 lập xác định bà H. còn sáng suốt và văn bản phúc đáp tòa án của Bệnh viện Thống Nhất cho biết bà H. xuất viện ổn định, tiếp xúc tốt. Từ đó tòa phán quyết di chúc là hợp pháp, bác yêu cầu của con bà H..

Con trai bà H. kháng cáo, ông này cho rằng giấy chứng nhận sức khỏe của Trung tâm Y tế quận 5 rất giống với giấy khám sức khỏe thông thường vì chỉ ghi thông tin chiều cao, cân nặng, huyết áp. Ở phần tâm thần, giấy chứng nhận này để trống nhưng khi kết luận chung thì ghi "tinh thần minh mẫn, tỉnh táo". 

Xử phúc thẩm mới đây, TAND Cấp cao tại TP.HCM cũng dựa vào giấy khám sức khỏe của Trung tâm Y tế quận 5 và văn bản phúc đáp của Bệnh viện Thống Nhất làm căn cứ để phán quyết di chúc bà H. lập là hợp pháp.

Thực tế cho thấy người dân không dễ gì nắm rõ thẩm quyền khám, xác nhận tình trạng tâm thần để thực hiện cho đúng. Như trường hợp tại Ninh Thuận, năm 2016 ông B. kiện ra tòa để hủy di chúc từ mẹ mình là bà D. được lập tại phòng công chứng. 

Theo ông B., giấy chứng nhận sức khỏe do Hội đồng giám định y khoa tỉnh Ninh Thuận cấp tháng 8-2014 có ghi "hôm nay trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt" để cho rằng bà D. còn minh mẫn là không đúng. Đồng thời, theo ông B., Hội đồng giám định y khoa không có chức năng giám định về thần kinh. 

Phúc đáp tòa án, Hội đồng giám định y khoa cho rằng mình có thẩm quyền. Từ đó, TAND tỉnh Ninh Thuận đã thừa nhận hiệu lực của di chúc.

Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh Ninh Thuận có kết luận thẩm quyền Hội đồng giám định y khoa chỉ dừng lại ở khám sức khỏe để tuyển dụng lao động và tuyển học sinh chuyên nghiệp. Ngoài ra, Hội đồng giám định y khoa tỉnh không có nhiệm vụ khám sức khỏe trong các trường hợp khác [kể cả khám sức khỏe để lập di chúc]. Thẩm quyền đó thuộc về Trung tâm giám định y khoa trực thuộc Sở Y tế. 

Từ kết quả đó, mới đây TAND Cấp cao tại TP.HCM đã hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.

Mỗi nơi mỗi khác

Một vụ việc rắc rối khác: cụ ông N.V.H. ngụ quận 11, TP.HCM đã mất năm 2009, nhưng hiện có đến 3 kết quả giám định tâm thần của ông này từ các cấp tòa giải quyết án từ năm 2011 đến nay. 

Theo hồ sơ, tháng 3-2004, ông H. lập di chúc để nhà đất lại cho một người con. Từ đó, người con này đã bán nhà đất trên cho người khác. Việc mua bán hợp lệ, tuy nhiên giữa các con ông H. xảy ra tranh chấp. Người con đã bán nhà [dựa vào di chúc] bị những người còn lại trong gia đình khởi kiện ra TAND quận 11 đòi hủy di chúc vì cho rằng di chúc được lập trong trạng thái không minh mẫn. 

Vụ kiện được tòa thụ lý. Người mua phải căn nhà này vô tình bị đưa vào tham gia tố tụng với vai trò người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Phía nguyên đơn đưa ra các chứng cứ cho thấy từ năm 2002, ông H. đã có biểu hiện mất trí nhớ, không phân biệt được người lạ, người thân. Thường xuyên bỏ nhà đi lạc, gia đình phải thêu tên và địa chỉ lên áo của ông. 

Nguyên đơn trưng ra sổ khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2002 với chẩn đoán rối loạn tâm thần. Từ năm 2004, Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh, Bệnh viện Nguyễn Trãi, Trung tâm Y tế quận 11 đều chẩn đoán ông H. sa sút trí tuệ, nhũn não. 

Từ đó, tòa án yêu cầu trưng cầu giám định tâm thần đối với ông H.. Tại văn bản phúc đáp cho TAND quận 11 [năm 2011], giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM [thuộc Sở Y tế] từ chối giám định với lý do đương sự cần giám định đã chết, trong khi pháp lệnh tư pháp chỉ cho phép giám định tâm thần khi có mặt đương sự tại thời điểm giám định.

Năm 2014, thụ lý xử phúc thẩm, TAND TP.HCM lại trưng cầu giám định. Thời điểm này, Luật Giám định tư pháp có hiệu lực cho phép giám định vắng mặt, thông qua hồ sơ [đối với người chết, mất tích]. Cuối năm 2014, Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM ra kết luận ông H. mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi tại thời điểm lập di chúc. 

Theo yêu cầu đương sự, tháng 5-2015, TAND TP.HCM trưng cầu giám định lại. Lần này, Viện Giám định pháp y tâm thần trung ương phân viện phía Nam [Biên Hòa, Đồng Nai] lại ra kết luận ông H. đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi [đủ năng lực hành vi dân sự]. 

Tuy nhiên, đến tháng 8-2017, giám định lại lần 2, Viện Pháp y tâm thần trung ương lại có kết luận "chia đôi cự ly" so với hai lần trước. Theo đó, tại thời điểm lập di chúc, ông H. chỉ hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Trường hợp nào phải khám sức khỏe tâm thần?

Luật sư Nguyễn Huy Việt - Đoàn luật sư TP.HCM - cho hay hiện nay, hầu như chỉ có thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới buộc khám sức khỏe tâm thần theo quy định.

Ngoài ra, với các thủ tục, giao dịch khác luật thì không bắt buộc. Nguyên tắc là nếu không có phán quyết của tòa án [căn cứ kết quả y khoa] một người là mất khả năng nhận thức, mất năng lực hành vi thì đương nhiên người đó tinh thần đủ "minh mẫn, sáng suốt".

Ông Hoàng Mạnh Thắng [Trưởng Phòng công chứng 7, TP.HCM]:

Khám tâm thần khi lập di chúc là thói quen không đúng luật

Lâu nay, nhiều người đi làm di chúc thường khám, lấy xác nhận về tình trạng tinh thần minh mẫn, sáng suốt là hoàn toàn theo thói quen, không đúng luật vì luật không bắt buộc. Nhiều người do nghe theo luật sư tư vấn lấy xác nhận tình trạng tâm thần khi lập di chúc để tránh tranh chấp sau này. Thực ra giấy xác nhận ấy không hẳn đã là chính xác, tin cậy.

Hiện nay, thủ tục công chứng di chúc được niêm yết đầy đủ, hoàn toàn không yêu cầu phải có xác nhận về tình trạng tâm thần. Nếu tổ chức hành nghề công chứng nào yêu cầu thủ tục đó là tự "đẻ" thêm thủ tục, trái luật, xâm phạm quyền, lợi ích của người dân.

Điều tra đường dây chạy bệnh án tâm thần cho tội phạm

ÁI NHÂN - UYÊN TRINH

     Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của chị:       Theo Bộ Luật Dân sự 2015, dù cháu có bất cứ giấy tờ, hồ sơ gì của Ngành Y tế, LĐ-TB và XH, UBND các cấp xác nhận bệnh tật, khuyết tật, hưởng chế độ trợ cấp nhưng chưa có kết luận giám định của Tổ chức Pháp y tâm thần Trung ương hoặc khu vực, thì luật pháp chưa công nhận con chị bị mất hoặc hạn chế...

Video liên quan

Chủ Đề