Nguyên sinh vật sống trong ruột mối và con mối có quan hệ như thế nào

Chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng và khám bệnh rất khó, xét nghiệm phân tìm kháng nguyên ký sinh trùng hoặc DNA và soi phân dưới kính hiển vi tìm nang hoặc ký sinh trùng là cần thiết.

Xét nghiệm kháng nguyên phân nhạy và đặc hiệu với một số động vật nguyên sinh hiện có gồm:

Chẩn đoán phân tử: sử dụng phản ứng chuỗi polymerase có sẵn cho nhiều động vật nguyên sinh đường ruột.

Mối là một trong những loài côn trùng chuyên gậm nhấm bất kỳ vật dụng nào bằng gỗ trong các hộ gia đình, sự hiện diện của loài mối được xem là một tai họa cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có thể chứng minh rằng nghiên cứu về bộ máy tiêu hóa của loài mối thực sự có ích.

Mike Scharf, chủ nhiệm phòng thí nghiệm nghiên cứu Côn trùng học đô thị và Sinh lý học phân tử O. Wayne Rollins / Orkin, cho biết phòng thí nghiệm của ông đã phát hiện ra một hỗn hợp các enzym từ ruột của mối có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ các rào cản chất gỗ, ức chế sự phóng thích hai loại đường từ sinh khối. Scharf nhận thấy rằng các enzyme trong ruột mối đóng vai trò chính, hỗ trợ đắc lực trong việc tiêu hóa lượng gỗ đã ăn. Phát hiện đã được công bố trực tuyến trên tạp chí PLoS One, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đo lường được sản lượng đường được tạo ra bởi các enzym trong ruột mối và từ các sinh vật cộng sinh, loài sinh vật nhỏ nguyên sinh sống trong ruột mối và hỗ trợ quá trình tiêu hóa gỗ trong ruột mối.

Chất gỗ là một trong những rào cản lớn nhất ngăn chặn việc phóng

thích các loại đường có trong sinh khối

"Trước đây, các nhà nghiên cứu không chú ý nhiều tới nguồn enzyme hiện diện trong ruột mối, bởi họ không thể ngờ rằng các enzyme này có thể được dùng trong việc sản xuất nhiên liệu sinh học. Trong một thời gian dài người ta nghĩ rằng, chỉ có những sinh vật cộng sinh trong ruột mối chịu trách nhiệm giúp mối tiêu hoá gỗ," Scharf nói thêm. "Chắc chắn là những sinh vật cộng sinh đã có đóng góp đáng kể, nhưng những gì chúng tôi nhìn thấy là mối đã tạo ra các enzyme hiệp lực trong hoạt động tiêu hóa gỗ với các enzyme được tạo ra bởi các sinh vật cộng sinh trong ruột mối. Sự kết hợp này có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của enzyme lên gấp 4 lần".

Scharf và đối tác đã tiến hành các nghiên cứu tách biệt trên ruột mối, thử nghiệm phần ruột mối có chứa và không chứa các sinh vật cộng sinh trên mùn cưa để đo lượng đường tạo ra.

Một khi các enzyme được xác định, Scharf và nhóm của ông đã làm việc với Chesapeake Perl, một công ty sản xuất protein ở Maryland, Hoa Kỳ, để tạo ra phiên bản tổng hợp. Các gen chịu trách nhiệm cho việc tạo ra các enzyme trong ruột mối được đưa vào trong một loại virus và làm thức ăn cho sâu bướm, sau đó một lượng lớn của các enzym được tạo ra trong ruột sâu bướm. Thử nghiệm cho thấy, các phiên bản tổng hợp của các enzym mối chủ nhà cũng rất hiệu quả trong việc giải phóng ra lượng đường từ sinh khối.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 3 loại enzim tổng hợp chức năng trên các bộ phận khác nhau của sinh khối.

2 loại enzyme chịu trách nhiệm cho việc phóng thích glucose và pentose, 2 loại đường khác nhau. Trong khi loại enzyme còn lại phân hủy chất gỗ, hợp chất cứng nhắc giúp hình thành tế bào thực vật.

Chất gỗ là một trong những rào cản lớn nhất ngăn chặn việc phóng thích các loại đường có trong sinh khối. Scharf cho biết, các enzyme có nguồn gốc từ mối và từ sinh vật cộng sinh trong ruột mối, cũng như các phiên bản tổng hợp, có thể có hiệu quả trong việc loại bỏ rào cản chất gỗ.

Lượng đường được chiết xuất ra từ nguyên liệu thực vật rất cần thiết để tạo ra nhiên liệu sinh học. Lượng đường này được lên men để tạo ra những sản phẩm như ethanol.

"Chúng tôi đã tìm thấy một hỗn hợp các enzyme tạo ra các loại đường từ gỗ," Scharf cho biết. "Chúng tôi cũng có thể nhìn thấy lần đầu tiên mà các vật chủ mối và các sinh vật cộng sinh có thể hỗ trợ nhau tạo ra hai loại đường khác nhau."

Bước tiếp theo, Scharf cho biết, nhóm nghiên cứu của ông sẽ bắt tay vào việc xác định làm thế nào các enzym của sinh vật cộng sinh có thể được kết hợp với các enzyme của mối để phóng thích ra cực đại lượng đường từ gỗ nguyên liệu. Kết hợp các enzyme này với nhau sẽ làm tăng lượng nhiên liệu sinh học có sẵn từ sinh khối.

Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và Công ty Chesapeake Perl đã tài trợ cho nghiên cứu này.

Hồ Duy Bình [Theo Innovations-report]

Kí sinh trùng y học là một ngành khoa học nghiên cứu về đặc điểm hình thể, đặc điểm sinh học, đặc điểm dịch tễ học, vai trò gây bệnh, chẩn đoán, điều trị và biện pháp phòng chống các loại sinh vật sống ăn bám ở bên trong, bên ngoài hoặc gần người một cách tạm thời hay vĩnh viễn với mục đích có chỗ trú ẩn hay nguồn thức ăn để sinh sống và gây hại cho cơ thể con người.

Những sinh vật sống ăn bám là kí sinh trùng. Người và những sinh vật khác bị kí sinh trùng sống ăn bám là vật chủ. Người có thể mắc bệnh do kí sinh trùng gây ra [là các bệnh kí sinh trùng] và các bệnh do kí sinh trùng truyền.

Kí sinh trùng hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả những sinh vật thuộc giới thực vật và giới động vật: vi khuẩn, virut, rickettsia, nấm, đơn bào, giun sán... Khoa học ngày nay đã tách ra làm nhiều lĩnh vực nghiên cứu về kí sinh trùng [như kí sinh trùng học thú y, kí sinh trùng học thực vật, kí sinh trùng y học…].

Để nghiên cứu đầy đủ về kí sinh trùng y học, đòi hỏi phải có sự liên hệ mật thiết và hợp tác rộng rãi với các ngành khoa học khác như dịch tễ học, vi sinh y học, dược học, vệ sinh học, miễn dịch học, sinh học phân tử …

Các khái niệm quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã sinh vật.

Các giới sinh vật có nhiều loài cùng chung sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định họp thành quần xã sinh vật và luôn có những mối quan hệ lẫn nhau. 

Có những mối quan hệ có ích: cộng sinh, hỗ sinh, hội sinh…và có những mối quan hệ có hại: kí sinh, cạnh tranh, kháng sinh, diệt sinh…

Cộng sinh [symbiosis]:

Cộng sinh là kiểu chung sống giữa hai sinh vật dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Quan hệ này có tính thường xuyên, bắt buộc và nếu tách rời nhau chúng khó có thể tồn tại. 

Ví dụ quan hệ giữa con mối và các trùng roi sống trong ruột mối [mối ăn gỗ, nhưng không có men phân hủy gỗ. Trong khi đó trùng roi có men phân hủy cellulose thành đường mà cả hai đều cần đường để phát triển. Do vậy chúng sống không thể thiếu nhau]. Hoặc quan hệ giữa tảo và nấm cộng sinh [nấm hút nước giữ độ ẩm cung cấp cho tảo nước và muối khoáng để thực hiện chuyển hoá các chất, tảo cung cấp cho nấm các chất hữu cơ vì tảo có chất diệp lục để tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết]. 

Hỗ sinh [mutualism]:

Hỗ sinh là mối quan hệ có lợi cho cả hai bên, nhưng không bắt buộc phải sống dựa vào nhau, tách khỏi nhau chúng vẫn có thể tồn tại được tuy có khó khăn. 

Ví dụ hải qùy và tôm kí sinh [tôm chui vào hải quỳ để được bảo vệ, hải qùy kiếm được nhiều thức ăn nhờ tôm bơi, di chuyển đi mọi nơi - bản thân hải qùy không di chuyển được]. Cũng như cua được ngụy trang bởi xoang tràng [Actini] hoặc san hô bám trên vỏ [cua ăn mồi, thải thức ăn thừa cho san hô và xoang tràng].

Hội sinh [commensalism]:

Mối quan hệ này biểu hiện chỉ có lợi cho một bên, nhưng bên kia không bị thiệt hại. 

Ví dụ như cá nấp dưới bụng sứa để được bảo vệ, sứa không có lợi gì, nhưng không bị thiệt hại. Entamoeba coli sống hội sinh, ăn thức ăn thừa trong đại tràng của người, nhưng không gây hại cho người.

Cạnh tranh [competition]:

Những cá thể của loài này không tấn công, không làm hại các loài kia, không thải ra chất độc nào cả. Chúng chỉ sinh trưởng đơn thuần, nhưng sinh sản nhanh hơn, vì vậy chiếm được ưu thế trong cuộc đấu tranh giành nguồn thức ăn có hạn, làm cho loài kia tàn lụi đi. 

Ví dụ: hai loài trùng roi Paramecium cudatum và Paramecium aurelia nuôi chung ở mức dinh dưỡng hạn chế, sau 16 ngày chỉ có P.aurelia còn sống, do loài này sinh sản nhanh hơn chiếm hết chất dinh dưỡng ở môi trường.

Kháng sinh [antibiosis]:

Kháng sinh là mối quan hệ loài này ức chế sự sinh trưởng của loài khác. 

Ví dụ: nấm mốc và vi khuẩn [nấm mốc Penicillinum tiết ra chất penicilin là chất ức chế sinh trưởng của các loài vi khuẩn].

Diệt sinh [biocide]:

Đó là mối quan hệ giữa sinh vật này tiêu diệt một sinh vật khác để ăn thịt. Sinh vật bị ăn thịt là con mồi. Trong quan hệ này vật ăn thịt [predactor] không thể tồn tại nếu thiếu con mồi [prey].

Kí sinh [parasitism]:

Kí sinh là một kiểu chung sống đặc biệt giữa hai sinh vật: một sinh vật sống nhờ có lợi là kí sinh trùng, sinh vật kia bị kí sinh và bị thiệt hại gọi là vật chủ. 

Kí sinh trùng sống bám trên bề mặt, hoặc ở bên trong vật chủ, hoặc ở gần vật chủ để lợi dụng vật chủ làm nơi cư trú hoặc lấy nguồn cung cấp dinh dưỡng. Một số kí sinh trùng có đời sống ngoại hoại sinh [exosaprophytism].  Ví dụ: Aspergillus, Sporothrix schenckii, Strongyloides stercoralis…

Hoặc nội hoại sinh [endosaprophytism].

Ví dụ: Entamoeba histolytica [forma minuta], Candida sp…

Các khái niệm về sinh vật kí sinh [kí sinh trùng].

Kí sinh trùng chuyên tính [kí sinh trùng bắt buộc]:

Những kí sinh trùng muốn tồn tại bắt buộc phải sống bám vào cơ thể vật chủ, không thể sống tự do.

Ví dụ: giun đũa [Ascaris lumbricoides], giun tóc [Trichuris trichiura], chấy [Pediculus capilis] bắt buộc phải sống bám vào vật chủ.

Kí sinh trùng kiêm tính [kí sinh trùng tuỳ nghi]:

Kí sinh trùng có thể sống kí sinh, hoặc cũng có thể sống tự do ở môi trường bên ngoài.

Ví dụ: giun lươn [Strongyloides stercoralis] và nấm Aspergillus sp…

Nội kí sinh trùng:

Nội kí sinh trùng là những kí sinh trùng sống ở bên trong cơ thể vật chủ: mô, nội tạng, máu, thể dịch …

Ví dụ: giun đũa [Ascaris lumbricoides], giun soắn [Trichinella spiralis], sán lá gan nhỏ [Clonorchis sinensis], amíp lị [Entamoeba histolytica]… Nội kí sinh trùng có vai trò gây bệnh là chủ yếu.

Ngoại kí sinh trùng:

Ngoại kí sinh trùng là những kí sinh trùng sống ở ngoài cơ thể vật chủ hoặc sống ở bề mặt cơ thể vật chủ.  Ví dụ: muỗi, mò, chấy, rận, ghẻ…

Kí sinh trùng lạc chỗ:

Kí sinh trùng lạc chỗ là những kí sinh trùng sống kí sinh lạc sang cơ quan, phủ tạng khác với cơ quan, phủ tạng mà nó thường kí sinh. 

Ví dụ: giun đũa người bình thường sống ở ruột non, khi lạc chỗ có thể chui vào lệ đạo, vào ống tụy, ống mật…

Kí sinh trùng lạc chủ:

Kí sinh trùng lạc chủ là những kí sinh trùng bình thường sống kí sinh ở một loài vật chủ nhất định, nhưng do tiếp xúc giữa vật chủ này với vật chủ khác, kí sinh trùng có thể nhiễm qua vật chủ mới. 

Ví dụ: giun đũa chó [Toxocara canis] có thể lạc chủ sang người, giun tròn kí sinh ở động mạch phổi chuột [Angiostrongylus cantonensis] có thể gây viêm não, màng não ở người.

Các khái niệm về vật chủ.

Vật chủ là những sinh vật mà ở đó kí sinh trùng sinh sản và phát triển để hoàn thiện vòng đời phát triển của chúng. 

Có những kí sinh trùng kí sinh ở cả vật chủ chính và vật chủ phụ, có kí sinh trùng chỉ kí sinh ở một vật chủ và ở ngoại cảnh, có kí sinh trùng kí sinh qua 2 vật chủ phụ và có những kí sinh trùng kí sinh trên sinh vật mà vừa là vật chủ chính vừa là vật chủ phụ.

Vật chủ chính:

Vật chủ chính là vật chủ ở đó kí sinh trùng sinh sản theo phương thức hữu giới, hoặc kí sinh trùng sống ở giai đoạn trưởng thành. 

Ví dụ: muỗi Anopheles là vật chủ chính của kí sinh trùng sốt rét, người là vật chủ chính của giun chỉ, của các loài sán là gan nhỏ…

Vật chủ phụ [vật chủ trung gian]:

Vật chủ trung gian là vật chủ ở đó kí sinh trùng sinh sản theo phương thức vô giới hoặc nếu không sinh sản thì ở dưới dạng ấu trùng - chưa trưởng thành.  

Một kí sinh trùng có thể có 1 hoặc 2 vật chủ phụ.

Ví dụ: người là vật chủ phụ của kí sinh trùng sốt rét, muỗi là vật chủ phụ của giun chỉ, ốc là vật chủ phụ 1, cá là vật chủ phụ 2 của các loài sán lá gan nhỏ.

Tuy nhiên có những kí sinh trùng chỉ có một vật chủ duy nhất để hoàn thành sự phát triển vòng đời của chúng, nhưng cần có giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh. 

Ví dụ: giun đũa, giun tóc…

Cũng có loại kí sinh trùng phát triển ở cả giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng trong một cơ thể vật chủ. 

Ví dụ: lợn là vật chủ của giun soắn [Trichinella spiralis] vừa là vật chủ chính vừa là vật chủ phụ.

 Dự trữ mầm bệnh[reservoir]:

Là sinh vật dự trữ mầm bệnh kí sinh trùng của người. 

Ví dụ: mèo, chó… là sinh vật dự trữ mầm bệnh sán lá gan nhỏ [Clonorchis sinensis]…  

Trung gian truyền bệnh[vector]:

Là sinh vật mang kí sinh trùng và truyền kí sinh trùng từ người này sang người khác. Cần phân biệt vật chủ trung gian với sinh vật trung gian truyền bệnh.

Vector sinh học [hay còn được gọi là vật chủ trung gian]: khi kí sinh trùng có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể vector. 

Ví dụ: muỗi Anopheles là vector sinh học của kí sinh trùng sốt rét.

Vector cơ học [hay còn được gọi là sinh vật trung gian truyền bệnh]: khi kí sinh trùng không có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể vector.

Ví dụ: ruồi nhà là vector cơ học của Entamoeba histolytica truyền bệnh         amíp lị.

Người lành mang kí sinh trùng [porter]:

Là người có kí sinh trùng trong cơ thể, nhưng không có biểu hiện bệnh lí gì. 

Ví dụ: người mang bào nang amíp lị Entamoeba histolytica, hay người mang kí sinh trùng sốt rét nhưng không có biểu hiện lâm sàng bệnh sốt rét.

Tính đặc hiệu kí sinh trùng.

Kí sinh trùng có những mức độ đặc hiệu khác nhau với cuộc sống kí sinh ở một hay nhiều loài vật chủ khác nhau. Ngay trong cơ thể một vật chủ, kí sinh trùng cũng có thể sống ở vị trí này hay vị trí khác. Đó là tính đặc hiệu chuyên biệt.

Đặc hiệu về vật chủ:

Kí sinh trùng có thể chỉ kí sinh ở một loài vật chủ duy nhất [đặc hiệu hẹp].  Ví dụ: giun đũa [Ascaris lumbricoides] chỉ kí sinh được trong ruột người. 

Kí sinh trùng có thể kí sinh ở nhiều loài vật chủ khác nhau [đặc hiệu rộng]. 

Ví dụ: Toxoplasma gondii có thể kí sinh ở người, trâu, bò, chim… Giun soắn có thể kí sinh ở chuột, lợn, chó, mèo, cầy, cáo và người.

Đặc hiệu về vị trí kí sinh:

Kí sinh trùng có thể chỉ sống được ở một vị trí nhất định nào đó trong cơ thể vật chủ [đặc hiệu hẹp]. 

Ví dụ: giun đũa [Ascaris lumbricoides] chỉ kí sinh được trong ruột non, giun kim [Enterobius vermicularis] chỉ sống kí sinh ở ruột già của người. 

Nhiều loại kí sinh trùng có thể sống ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể vật chủ [đặc hiệu rộng]. 

Ví dụ: Toxoplasma gondii có thể kí sinh ở não, mắt, tim, phổi… của người.

Những kí sinh trùng có tính đặc hiệu hẹp về vị trí kí sinh thường có biểu hiện lâm sàng khu trú, tương đối điển hình đặc hiệu. Nếu kí sinh trùng có tính đặc hiệu rộng về vị trí kí sinh thì biểu hiện lâm sàng thường đa dạng, chẩn đoán và điều trị khó khăn hơn.

Video liên quan

Chủ Đề