Định nghĩa công ty tnhh là gì

Công ty TNHH là loại hình công ty được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đăng ký thành lập nhất tại Việt Nam. Khi tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp này, có thể bạn sẽ thấy có nhiều khái niệm khác nhau. Trong bài viết này Everestlaw sẽ tổng hợp khái niệm chung nhất giải thích loại hình công ty TNHH là gì?

>> Công ty TNHH một thành viên là gì?

>> Công ty TNHH hai thành viên là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Công ty TNHH [Trách nghiệm hữu hạn] là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Trên phương diện pháp luật công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng với quyền sở hữu công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty.

Trong đó:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. 

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. 

Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát. 


Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Đặc điểm pháp lý của công ty TNHH:

  • Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
  • Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
  • Với bản chất là công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty TNHH bị hạn chế, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn khi muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty.
  • Trên bảng hiệu hóa đơn chứng từ và các giấy tờ giao dịch khác của công ty phải ghi rõ tên công ty kèm.

Như vậy, Everestlaw đã giúp bạn tìm hiểu về công ty TNHH là gì? Hy vọng giúp bạn lựa chọn được loại hình công ty TNHH phù hợp với doanh nghiệp của mình!

Xem thêm: Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân/tổ chức hoặc nhiều cá nhân/tổ chức [không quá 50] tham gia góp vốn cùng thành lập công ty TNHH, Công ty TNHH có tư cách pháp nhân sau khi được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trên phương diện pháp luật công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng với quyền sở hữu công ty.

Công ty TNHH có 02 loại hình là [i] Công ty TNHH 1 thành viên [ii] Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu [chủ sở hữu của công ty], chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH một thành viên được xếp vào loại hình doanh nghiệp một chủ nhưng có sự khác biệt đáng kể với doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH 2 thành viên là gì?

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình công ty có số lượng thành viên hạn chế, các thành viên cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng chia lãi, cùng chịu lỗ dựa trên tỉ lệ phần vốn góp vào công ty.  Theo pháp luật thực định, công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:

+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi

+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

+ Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo các điều kiện pháp luật quy định

dịch vụ luật sư doanh nghiệp

Đặc điểm pháp lý Công ty TNHH là gì?

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, công ty TNHH sẽ có những đặc điểm riêng như sau:

Đặc điểm pháp lý công ty TNHH 1 thành viên

– Về thành viên công ty

+ Số lượng thành viên: có một thành viên duy nhất trong suốt quá trình thành lập và hoạt động;

+ Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài [có tư cách pháp nhân]. Thành viên công ty TNHH một thành viên là người góp vốn, đồng thời là người thành lập’, người quản lý công ty. Vì thế, thành viên công ty không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Về trách nhiệm tài sản 

+ Thành viên công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

Thực chất, vốn điều lệ của CTTNHHMTV chính là mức vốn góp hoặc cam kết góp của thành viên công ty. Tuy nhiên, vì CTTNHHMTV chỉ có một chủ sở hữu nên vốn góp hoặc cam kết góp chính là vốn điều lệ của CTTNHHMTV.

+ CTTNHHMTV chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

– Về cơ chế chuyển nhượng vốn 

Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu phải theo quy định của pháp luật:

+ Chủ sở hữu có thể chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình vào công ty cho người khác, đồng nghĩa với việc chủ sở hữu này rút toàn bộ vốn ra khỏi công ty

+ Chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn góp của mình cho người khác [rút một phần vốn], thì công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty sang mô hình khác có nhiều chủ sở hữu.

– Về cơ chế huy động vốn 

+ Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ công ty;

+ Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ công chúng

– Về tư cách pháp lý 

Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đặc điểm pháp lý công ty TNHH 2 thành viên

– Về thành viên công ty

+ Thành viên có thể là tổ chức [có tư cách pháp nhân] hoặc cá nhân quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài

+ Số lượng thành viên từ 2 đến 50 thành viên trong suốt quá trình hoạt động.

– Chế độ trách nhiệm tài sản 

+ Chế độ trách nhiệm tài sản của công ty: Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của công ty.

+ Chế độ trách nhiệm tài sản của thành viên: Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty.

– Cơ chế chuyển nhượng vốn công ty

Vì có sự hạn chế tham gia của người ngoài vào công ty TNHH, cho nên pháp luật cũng quy định việc chuyển nhượng vốn góp trong CTTNHH có từ hai thành viên trở lên cũng phải theo trình tự nhất định.

Theo các quy định hiện hành, thành viên công ty TNHH có từ hai thành viên phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên hiện hữu trong công ty trước với cùng điều kiện và tương ứng với tỷ lệ vốn góp của họ trong công ty. Nếu các thành viên này không mua hoặc không mua hết trong vòng 30 ngày, thì mới được chuyển nhượng vốn cho người không phải là thành viên.

Quy định này không áp dụng cho các trường hợp chuyển nhượng đặc biệt là: sử dụng vốn để trả nợ và chuyển nhượng vốn sau khi thành viên yêu cầu công ty mua lại mà không thoả thuận được về giá hoặc công ty không đủ khả năng mua lại.

Các trường hợp này sẽ được phân tích rõ hơn ở phần quy chế pháp lý về vốn.

– Về cơ chế huy động vốn 

Cơ chế huy động vốn linh hoạt hơn công ty đối nhân, nhưng kém linh hoạt hơn công ty đối vốn. Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên có thể huy động vốn bằng cách:

+ Huy động vốn góp: từ các thành viên hiện hữu, từ cá nhân, tổ chức có nhu cầu góp vốn;

+ Huy động vốn vay: từ các tổ chức cá nhân, phát hành trái phiếu;

Tuy nhiên, Công ty TNHH có từ hai thành viên có từ hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ công chúng.

– Tư cách pháp lý 

Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

>>>>> Đã đọc đến đây NGẠI GÌ KHÔNG ĐỌC THÊM: Thủ tục Thành lập Công ty TNHH

Ưu điểm và Nhược điểm của Công ty TNHH là gì?

Ưu điểm công ty TNHH:

– Các thành viên góp vốn của Công ty TNHH chủ yếu là bạn bè, người thân, cho nên việc điều hành không mấy phức tạp

– Để chuyển nhượng vốn góp, các thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên sẽ phải chào bán trong nội bộ công ty trước. Sau đó mới được bán ra bên ngoài. Điều này tuy có phần phức tạp nhưng ưu điểm sẽ là độ bảo mật cao

– Các thành viên góp vốn của Công ty TNHH sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ và các tài sản khác dựa trên các cam kết trong điều lệ.

Nhược điểm Công ty TNHH

Câu hỏi mà chúng tôi nhận được thường xuyên từ quý khách hàng là Công ty TNHH có được phát hành cổ phiếu không? Điều này thể hiện được sự quan tâm rất lớn của cá nhân, tổ chức về vấn đề phát hành cổ phiếu. Nhưng thật đáng tiếc, Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu. Điều đó đồng nghĩa với việc không được tham gia thị trường chứng khoán. Đây là điểm hạn chế mà Luật Hoàng Phi nghĩ rằng nó ảnh hưởng rất lớn đến việc thành lập công ty TNHH.

Yêu cầu dịch vụ thành lập công ty TNHH trọn gói của Luật Hoàng Phi

Ngoài những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, nếu quý khách hàng vẫn băn khoăn về thủ tục thành lập công ty có thể phản hồi lại với Luật Hoàng Phi thông qua các cách thức sau:

– Hotline yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Tổng đài tư vấn hồ sơ, thủ tục, quy trình miễn phí: 1900 6557

– Điện thoại: 024.628.52839 [HN] – 028.73090.686 [HCM]

– Email:

Video liên quan

Chủ Đề