Nguyên nhân dẫn đến thói quen trì hoãn là gì

Tomorrow Marketers – Sự trì hoãn là thói quen chọn làm những việc thú vị, dễ dàng hơn so với việc mà bạn cần phải làm. Email, Twitter, Facebook, ăn uống, ngủ và Netflix là những người bạn thân nhất của người hay trì hoãn. Đặc biệt là đối với dân Marketing, những người thường xuyên “lướt sóng” trên các trang mạng xã hội để “bắt” trend nên có khả năng cao dễ sa đà và rơi vào bẫy trì hoãn. Vậy nguyên nhân cốt lõi của việc trì hoãn là gì và làm việc làm chủ cảm xúc sẽ giúp bạn thoát bẫy như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tại sao chúng ta trì hoãn?

Để đánh bại sự trì hoãn một lần và mãi mãi, trước tiên bạn phải hiểu nó xuất phát từ đâu. Có một số lý do có thể dẫn đến sự trì hoãn, chẳng hạn như:

  • Quá tự tin rằng có thể hoàn thành nhanh hơn so với dự tính
  • Không biết bắt đầu từ đâu
  • Cảm giác rằng nhiệm vụ đó không quá quan trọng [Hoặc ít nhất, bạn cảm thấy không cần dành nhiều sự quan tâm cho nó]
  • Lười biếng

Nhưng những lý do này có thực sự chính xác và đầy đủ? Câu trả lời là ‘’Không’’, bạn không chần chừ vì bạn lười biếng, hoặc vì bất kỳ lý do nào đã nói ở trên. Bạn chần chừ vì:

Bạn thiếu động lực và/hoặc bạn đánh giá thấp sức mạnh của cảm xúc hiện tại so với cảm xúc trong tương lai khi bạn đặt mục tiêu hoặc lập danh sách các nhiệm vụ cần hoàn thành.

Chần chừ không phải là việc bạn không có khả năng quản lý thời gian của bạn, mà là một cách đối phó với những cảm xúc thách thức và tâm trạng tiêu cực do một số nhiệm vụ bạn được giao. Theo tiến sĩ Tim Pychyl, giáo sư tâm lý học và là thành viên của nhóm nghiên cứu về sự trì hoãn tại Đại học Carleton, Ottawa: Sự chần chừ có thể được hiểu là việc ưu tiên thỏa mãn tâm trạng ngắn hạn hơn là huấn luyện lý trí thực hiện các hành động phải làm – cái mà thường chẳng mấy dễ chịu. Nói một cách đơn giản, sự chần chừ là về việc dễ dãi với tâm trạng tức thời, hơn là bắt đầu với nhiệm vụ mới.

Bản chất của vấn đề này phụ thuộc vào nhiệm vụ hoặc tình huống nhất định. Nó có thể là do một cái gì đó vốn đã khó chịu từ chính nhiệm vụ được giao – phải lên chiến lược truyền thông cho sản phẩm mới hoặc viết một bài blog với chủ đề phức tạp. Nhưng nó cũng có thể xuất phát từ những cảm xúc sâu sắc hơn liên quan đến nhiệm vụ, chẳng hạn như nghi ngờ năng lực của bản thân, lo lắng hoặc bất an. Nhìn chằm chằm vào một bản brief trống, bạn có thể nghĩ, tôi không đủ thông minh để viết nó. Ngay cả khi tôi làm, mọi người sẽ nghĩ gì về nó? Viết thật khó. Nếu tôi làm ra một kết quả tồi tệ thì sao? Tất cả những điều này có thể khiến chúng ta nghĩ rằng nên đặt công việc này sang một bên và đi xem phim thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Tác hại của việc chần chừ

Nhưng những cảm xúc đó sẽ vẫn ở đó mỗi khi chúng ta quay lại với nó, cùng với sự căng thẳng và lo lắng gia tăng, cảm giác thiếu trách nhiệm và tự trách mình. Trước mắt, việc thực hiện một công việc khác mang lại sự nhẹ nhõm tạo cho bạn cảm giác được khen thưởng. Và chúng ta biết từ chủ nghĩa hành vi cơ bản rằng khi chúng ta được thưởng cho một thứ gì đó, chúng ta có xu hướng làm lại. Đây chính xác là lý do tại sao sự trì hoãn có xu hướng không phải là một hành vi một lần, mà là một chu kỳ, một điều dễ dàng trở thành một thói quen mãn tính.

Theo thời gian, sự trì hoãn mãn tính không chỉ làm giảm năng suất làm việc, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta, bao gồm căng thẳng mãn tính, tâm lý chung và sự hài lòng thấp, các triệu chứng trầm cảm và lo lắng, sức khỏe kém, bệnh mãn tính và thậm chí tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

Làm thế nào để vượt qua và làm việc một cách hiệu quả?

Giải pháp không liên quan đến việc tải xuống ứng dụng quản lý thời gian hoặc học các chiến lược mới để tự kiểm soát. Nó có liên quan đến việc quản lý cảm xúc của chúng ta theo một cách mới.

1. Tự tha thứ cho bản thân

Cách thứ nhất là tha thứ cho chính mình vì thời gian bạn đã bỏ phí vì chần chừ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những sinh viên có thể tha thứ cho bản thân vì sự trì hoãn khi học bài kiểm tra đầu tiên, ít trì hoãn hơn khi học bài kiểm tra tiếp theo. Họ kết luận rằng tự tha thứ đã hỗ trợ năng suất bằng cách cho phép cá nhân vượt qua hành vi không lành mạnh của họ và tập trung vào kỳ thi sắp tới mà không phải chịu gánh nặng của các hành vi trong quá khứ.

2. Tìm nguyên nhân cốt lõi của cảm xúc

Nếu bạn cảm thấy bị trì hoãn, hãy tập trung vào những cảm giác nảy sinh trong tâm trí và cơ thể bạn. Những cảm giác nào đang khơi gợi sự cám dỗ của bạn? Chúng nhắc bạn điều gì? Nguyên nhân khiến những cảm xúc khác nảy sinh? Để giải quyết, bạn có thể tìm cách tạm “cách ly” mình khỏi những cảm xúc đó ngay bằng việc thế vào làm một việc dễ dàng tốn ít thời gian, thay vì tiếp lục lướt Facebook, điều này có liên quan tới cách số.

3. Tập trung vào hành động tiếp theo

Theo Dr. Pychyl, chỉ tập trung vào hành động tiếp theo, sẽ giúp làm dịu thần kinh của chúng ta và nó tạo ra thứ gọi là tự lừa dối [a layer of self-deception]. Khi bắt đầu một nhiệm vụ nhất định, bạn có thể coi hành động tiếp theo là một khả năng đơn thuần, bạn hãy tự hỏi: “Đâu sẽ là hành động tiếp theo tôi bắt đầu thực hiện việc này, mặc dù tôi không có ý định làm nó?” Có lẽ bạn sẽ check mail của khách hàng. Hoặc có lẽ bạn sẽ gửi lại feedback của Client cho team của bạn. Đừng chờ đợi để có tâm trạng thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Động lực sẽ tới sau khi bạn thực hiện hành động đầu tiên.

4. Tập phá bỏ thói quen

Theo bà Gretchen Rubin, tác giả của cuốn “Better Than Before: What I Learned About Making and Breaking Habits”, chúng ta có thể đặt ra những trở ngại giữa chúng ta và những cám dỗ. Nếu bạn bắt buộc kiểm tra tin nhắn trên messenger, hãy xóa các ứng dụng đó khỏi điện thoại hoặc của bạn, quy định khung giờ bạn được phép kiểm tra tin nhắn, đặt một mật khẩu thực sự phức tạp với không chỉ năm chữ số, mà là 12 chữ số.

Đọc thêm: Cách ly với các cám dỗ khi làm việc ở nhà như thế nào?

5. Có người đồng hành

Khi phải bắt đầu làm một việc gì đó mà bạn cảm thấy khó khăn, hãy tìm cho mình một người đồng hành đáng tin cậy. Người này vừa kề cận thực hiện chung công việc, tạo động lực cho bạn, đồng thời cũng có vai trò giám sát, đốc thúc. Nếu như trong môi trường công sở đó có thể là sếp hoặc đồng nghiệp. Nếu bạn cần hình thành thói quen viết lách mỗi ngày hay học thêm các khóa học marketing để nâng cao kiến thức hãy rủ một người bạn của mình cùng đồng hành. 

Bất cứ khi nào bạn muốn trì hoãn, hãy tưởng tượng viễn cảnh bạn phải đối mặt trong tương lai. Tập trung vào nỗi đau khi không hoàn thành được, nó tương phản thế nào với sự nhẹ nhõm vì đã hoàn thành nhiệm vụ của bạn. Nếu bạn có thể làm điều này thành công, kết hợp với 5 Tips mà TM chia sẻ trong bài viết này, bản thân bạn trong tương lai sẽ cảm ơn bạn. Việc đầu tiên, hãy thử lên kế hoạch cho sự nghiệp của bạn để mọi dự định không đi vào trì hoãn. Tham khảo khoá học Career Coaching tại Tomorrow Marketers để thiết kế lộ trình sự nghiệp trong ngành Marketing cũng các Manager nhé!

Biên phòng - Bạn đang có rất nhiều công việc cần hoàn thành, nhưng thay vì tập trung thực hiện bạn lại “chiều” theo thói quen trì hoãn, để bản thân loay hoay với những việc nhỏ nhặt khác như nhắn tin, lướt mạng xã hội, xem Youtube, ngồi lọc email... Bạn biết bạn nên làm việc, nhưng bạn không cảm thấy thực sự muốn làm, không có động lực hoặc đang không biết bắt đầu từ đâu. Ngoài những trường hợp bạn cần thời gian để đưa ra quyết định tốt hơn, thì trì hoãn vẫn là một thói quen độc hại, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc và cuộc sống của bạn.

Tác hại của thói quen trì hoãn công việc

Trì hoãn là một vòng lặp đi lặp lại, ăn mòn, ngăn cản chúng ta đạt được những thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống. Dù bạn cứ chần chừ, trốn tránh công việc mãi, thì rốt cuộc bạn vẫn phải đối mặt với nó, và đi kèm theo đó còn là một loạt hệ quả không mong muốn. Sau đây là những điều quan trọng bạn sẽ đánh mất nếu không cố gắng khắc phục thói quen trì hoãn ngay hôm nay.

Thời gian

Quản lý thời gian là điều mà các nhà tuyển dụng ở Bình Dương, TPHCM hay Hà Nội… đều rất muốn có ở nhân viên của mình. Thế nhưng nếu trì hoãn thì bạn sẽ đánh mất nhiều thời gian quý giá. Bạn sẽ phải sống với cảm giác tiếc nuối và bất lực, tự nhủ rằpng giá như bạn đã hành động thì giờ tình hình đã khác. Chúng ta không thể quay ngược lại thời gian, nên hãy trân trọng và khiến từng giây phút trong đời bạn có giá trị.

Cơ hội

Chúng ta không thể biết bước ngoặt cuộc đời sẽ tới với ta vào lúc nào. Thử tưởng tượng một đồng nghiệp khác hoàn thành công việc tốt hơn và sớm hơn bạn nên được sếp trọng dụng. Những bạn bè của bạn có kinh nghiệm làm việc, phát triển kỹ năng mềm từ rất sớm và tìm được việc tốt khi ra trường, còn bạn thì không vì bạn đang làm mọi thứ chậm hơn họ. Đừng làm thế với bản thân. Hãy chớp lấy thời cơ, nắm lấy cơ hội khi bạn còn có thể.

Uy tín

Thói trì hoãn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc và kết quả công việc của bạn. Bạn có thể không hoàn thành KPI tháng, nộp muộn báo cáo, làm việc sơ sài… Và nhất là bạn cứ lặp đi lặp lại lỗi lầm, cứ xin lỗi nhưng rồi lại thất hứa, bởi trì hoãn khi đã ăn vào người thì khó mà dứt được ngay. Điều này sẽ ảnh hưởng tới cái nhìn của sếp và đồng nghiệp dành cho bạn, khiến bạn không được tin tưởng, hay thậm chí là mất việc.

Lòng tự trọng

Một số bạn cứ chần chừ do lo không biết làm, nhưng việc trì hoãn chẳng củng cố tinh thần cho bạn đâu, mà còn làm nó thấp hơn. Thói quen này sẽ từ từ ăn mòn sự tự tin của bạn, khiến bạn liên tục nghi ngờ bản thân vì không hoàn thành được công việc.

Sức khỏe

Thói quen trì hoãn ảnh hưởng tới cả sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Khi để mọi thứ chồng chất và dồn lại vào vài ngày cuối, bạn sẽ phải bỏ ăn bỏ uống, thâu đêm suốt sáng để hoàn thành chúng, và như vậy rất độc hại. Bên cạnh đó, trì hoãn khiến bạn luôn chán chường, mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng lây sang cả những khía cạnh khác ngoài công việc trong cuộc sống của bạn.

Các bước khắc phục thói quen trì hoãn

Nhận thức được lý do trì hoãn của bản thân

Bạn cần biết gốc rễ của vấn đề trước khi xử lý chúng. Bạn không biết bắt đầu từ đâu? Bạn thấy công việc này nhàm chán? Bạn sự thất bại? Bạn bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh? Mỗi nguyên nhân cần một cách tiếp cận khác nhau.

Tổ chức lại cách làm việc

Khi bạn chưa biết bắt đầu từ đâu hay đang vướng ở một bước nào đó, tại sao ngay từ đầu không xây dựng một kế hoạch chi tiết những gì bạn cần làm và thời hạn cần xong? Chia nhỏ các tác vụ như nghiên cứu, tạo outline, thực hiện chi tiết từng mục... và tập trung riêng vào từng tác vụ đó. Một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ, tuân thủ deadline và sửa chữa khi cần thiết. Đồng thời, nếu bạn thấy công việc nhàm chán, việc nhìn vào bức tranh tổng thể cũng giúp bạn thấy được tầm quan trọng về dài hạn và có động lực làm việc hơn.

Đặt mục tiêu khả thi

Một phần lý do chúng ta trì hoãn là do mục tiêu công việc quá mơ hồ hoặc quá cao siêu. Thay vì mơ mộng về một cái đích quá xa, hãy đặt mục tiêu ngắn hạn và khả thi cho từng giai đoạn. Việc này sẽ khiến công việc đỡ “đáng sợ” hơn rất nhiều.

Ngăn chặn những yếu tố gây xao nhãng

Bàn làm việc bừa bộn, không gian ồn ào, thông báo tin nhắn điện thoại, mạng xã hội... là những tác nhân khiến bạn mất tập trung khỏi nhiệm vụ chính. Hãy sắp xếp không gian làm việc ngăn nắp, tắt điện thoại, hoặc tới những nơi như thư viện, quán cafe, working space - nơi mà mọi người ai cũng chú tâm nên sẽ tạo áp lực cho bạn cũng bắt tay vào làm việc.

Tự thưởng cho bản thân

Đừng tiếc lời khen hay phần thưởng cho chính bản thân mình, bất kể mục tiêu bạn đạt được lớn hay nhỏ. Sau mỗi đầu việc trong to-do-list, hãy để bản thân thư giãn một chút. Sau mỗi tiến triển trong công việc, hãy tự thưởng cho mình một thứ làm bạn vui. Khi bạn quan tâm và dành cho bản thân những điều tốt đẹp, bạn sẽ tự tạo ra sự háo hức, động lực để tiếp tục cố gắng hơn nữa!

Đừng sợ thất bại

Cuối cùng, hãy luôn nhìn vào mặt tích cực của vấn đề. Học hỏi được từ những lần thất bại cũng là một thành công. Thậm chí làm công việc này để nhận ra bạn không hợp với nó, để bạn có thể thử đi một hướng khác, cũng không hề phí thời gian chút nào. Không có điều gì mình quyết tâm làm mà lại không mang lại một lợi ích nào cả. Vì vậy đừng dung túng thói quen trì hoãn! Hãy hành động ngay hôm nay các bạn nhé!

Phương Hà

Video liên quan

Chủ Đề