Người lập trình ứng dụng là người như thế nào

Trang chủ / Tin học / Người nào đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL

Câu hỏi: Người nào đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL

A. Người dùng B. Người quản trị cơ sở dữ liệu C. Người lập trình ứng dụng

D. Cả ba người trên

Đáp án C.

Giải thích: Người lập trình ứng dụng đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL. Mỗi phần mềm sẽ có hệ thống các câu lệnh yêu cầu hệ quản trị CSDL thực hiện một số thao tác trên CSDL đáp ứng nhu cầu cụ thể đặt ra.

Tagscsdl

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là A. Phần mềm dùng tạo …

Dưới thời đại kỹ thuật số như hiện nay, công nghệ thông tin xuất hiện ở khắp tất cả các lĩnh vực trong đời sống. Chính vì vai trò quan trọng của nó, nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành luôn ở mức rất cao. Các vị trí công việc liên quan đến lập trình máy tính được nhiều công ty, tổ chức đăng tuyển với mức lương rất cao. Tuy nhiên không chỉ có những hào quang, để đến được với nghề lập trình viên bạn cũng phải trải qua quá trình đào tạo gian khổ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về nghề lập trình viên.Các vị trí một lập trình viên có thể đảm nhiểm như: việc làm Web Developer, việc làm Java, việc làm Android, việc làm PHP, việc làm Front End. 

1. Nghề lập trình viên là gì?

Lập trình viên[Developer] được hiểu là những kỹ sư phần mềm, người sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính. Có thể ví lập trình viên như một “nhạc trưởng”, người chỉ huy dàn nhạc [các đoạn mã lập trình] để sáng tạo ra một bản nhạc hoàn hảo [phần mềm máy tính].

>> Xem thêm: Việc làm Lập trình viên

2. Công việc của một lập trình viên

Công việc của lập trình viên có thể được phân chia cụ thể thành: lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình database, lập trình game, lập trình mobile.

Các nhiệm vụ chính của một lập trình viên đó là:

  • Xây dựng mới một ứng dụng
  • Nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn
  • Xây dựng các chức năng xử lý
  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới

3. Những tố chất cần có của một lập trình viên

Để trở thành một lập trình viên giỏi, bạn phải có những tố chất cần thiết của một lập trình viên như:

    • Cẩn thận, tỉ mỉ: tính chất phức tạp của công việc lập trình đòi hỏi các lập trình viên phải làm việc một cách cẩn thận, chú trọng tới từng chi tiết. Bởi một lỗi nhỏ bất kỳ trong quá trình làm việc cũng sẽ khiến sản phẩm của bạn thất bại và bạn phải tốn rất nhiều thời gian để sửa chữa nó.
    • Độc lập và làm việc nhóm: thông thường các lập trình viên sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau trong dự án sau đó kết nối lại để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, vì vậy đòi hỏi một lập trình viên phải vừa có khả năng làm việc độc lập, vừa có thể cộng tác tốt với đồng nghiệp.
    • Khả năng thiết kế sáng tạo và tư duy logic: đây là tố chất quan trọng nhất của một lập trình viên. Để tạo ra một sản phẩm đạt yêu cầu bạn phải có thẩm mỹ tốt, khả năng thiết kế, và sắp xếp vấn đề một cách logic.
    • Tự học hỏi nâng cao kiến thức: đến được với nghề lập trình viên đã khó, để sống chung được với nó còn khó hơn rất nhiều. Đặc thù của nghề đòi hỏi bạn phải luôn học hỏi tiếp thu thêm kiến thức và thực hành thường xuyên để có kỹ năng thành thạo.

    4. Các cấp bậc của nghề lập trình viên

    Không phải tất cả lập trình viên đều có trình độ như nhau, để trở thành một lập trình viên xuất sắc, bạn sẽ phải trải qua thời gian khổ luyện lâu dài. Các cấp độ của một lập trình viên gồm:

        • Junior Developer [$500 – $1000]: có dưới 3 năm kinh nghiệm, hiểu biết tổng thể về cơ sở dữ liệu, vòng đời các ứng dụng, ở trình độ này bạn có thể viết được các ứng dụng đơn giản.
        • Senior Developer [$1000 – $1500]: có từ 4 – 10 năm kinh nghiệm, ở cấp độ này bạn đã có kiến thức sâu hơn và có thể lập trình được các ứng dụng phức tạp.
        • Leader Developer [$1500 – $2000]: có 7 – 10 năm kinh nghiệm, ở cấp độ này, bạn đã có các kỹ năng của một senior developer và có thể làm việc như một kỹ sư độc lập hoặc lãnh đạo một nhóm các lập trình viên.
        • Mid-level Manager – Quản lý cấp trung [$1500 – $2500]: là người quản lý các lập trình viên, và làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao, ở một số tổ chức họ có quyền thuê và sa thải nhân viên của mình. Các chức danh ở cấp độ này là Product Manager, Project Manager,…
        • Senior Leader – Quản lý cấp cao [trên $2000]: lãnh đạo các quản lý cấp dưới của mình và báo cáo lên Ban Giám đốc công ty. Các chức danh ở cấp độ này có thể là: VP, CTP hoặc CEO.

    5. Lập trình viên làm việc ở đâu?

    Với nghề lập trình viên, bạn có thể lựa chọn làm việc và phỏng vấn vị trí IT cho các công ty thiết kế phần mềm, công ty công nghệ, hoặc bộ phận IT của các công ty kinh doanh các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ. Vì tính chất công việc làm việc chủ yếu với máy tính, bạn có thể làm việc tại văn phòng công ty hoặc làm việc độc lập tại nhà [ Freelance IT ] đều được.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

Việc làm IconicJob.vn – Website tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, tìm việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Chuyên tuyển dụng các Jobs tiếng Nhật cấp cao cho các Cty tầm cỡ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.



I. Lập trình viên là gì?

Lập trình viên là người sử dụng các ngôn ngữ lập trình và công cụ để thiết kế, xây dựng và bảo trì chương trình phần mềm, ứng dụng, hay trang web,… cho máy tính và điện thoại. Có thể xem lập trình viên như một người nhạc sĩ, sáng tác ra lời bài hát và thậm chí là những nốt nhạc [các đoạn mã lập trình] để tạo ra một bản “hit” [phần mềm máy tính].

Để trở thành một lập trình viên, bạn cần phải sở hữu các yếu tố như tư duy logic, kiên nhẫn, tự học, kỹ năng phân tích và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Tìm việc làm, tuyển dụng IT có thể bạn quan tâm:

- Backend Developer [Golang/ .NET core]

- Frontend Developer [ASP.NETcore/C#;ReactJS]

- Mobile Developer [Java/Swift]

II. Công việc của một lập trình viên

Bạn cần biết rằng công việc của lập trình viên cũng được chia thành nhiều mảng như lập trình di động, lập trình & phát triển hệ điều hành, lập trình website, lập trình mobile, ứng dụng game,…Thế nên, tùy thuộc vào vị trí làm việc và sự phân công nhân sự tại mỗi doanh nghiệp mà công việc cụ thể sẽ sự khác nhau. Tuy nhiên dù ở mảng nào, lập trình viên cũng tập trung vào các công việc chính như:

- Xây dựng mới một ứng dụng, phần mềm, trang web.

- Nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn.

- Xây dựng nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.

- Liên tục kiểm tra và cập nhật code.

III. Tố chất cần có của lập trình viên



1. Trình độ chuyên môn

Để có thể chạy được một ứng dụng, phần mềm,... điều bạn cần làm là phải học, nắm rõ những kiến thức cơ bản để vận dụng và đạt được các kết quả tốt nhất trong công việc. Thuật ngữ lập trình, chuyên môn về kỹ thuật là những gì bạn cần biết trước khi bắt tay vào thực hiện.

2. Trình độ tiếng Anh

Trong ngành IT, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh gần như là yếu tố tiên quyết giúp bạn thành công với nghề nghiệp. Bởi phần lớn các đoạn mã lập trình hiện nay đều được viết bằng tiếng Anh. Chính vì thế, để lập trình trở nên “xịn sò” thì kiến thức tiếng Anh rất quan trọng. Tất nhiên, doanh nghiệp sẽ không đòi hỏi trình độ tiếng Anh ở mức quá cao nhưng bạn nên rèn luyện một mức độ đủ để đọc và hiểu tài liệu nhé!

3. Kỹ năng

- Khả năng tập trung: Trong bất kỳ lĩnh vực nào đi chăng nữa, “tập trung” góp phần vào quyết định năng suất làm việc. Lập trình viên cũng thế và thậm chí còn tập trung cao độ hơn nữa do bản chất công việc cần sử dụng rất nhiều trí não.

- Kỹ năng phân tích, tư duy logic: Việc tư duy logic giúp lập trình viên dễ dàng theo sát mạch công việc. Đặc biệt với kỹ năng phân tích khoa học, bạn sẽ có thể hiểu rõ vấn đề và tìm được cách giải quyết nhanh chóng giúp hoàn thành công việc hiệu quả hơn.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đây được xem là một kỹ năng khó để học. Tuy nhiên, bạn có thể rèn luyện từng ngày dựa vào việc tư duy, phân tích logic những tình huống diễn ra hằng ngày. Hãy tập trung suy nghĩ như một chiếc máy tính, tìm ra gốc rễ vấn đề nhằm tìm ra một giải pháp triệt để nhất.

- Linh hoạt giữa làm việc độc lập và theo nhóm: Lập trình viên không chỉ làm việc với mã code, họ còn làm việc với con người. Nhiều thành viên ở những vị trí khác nhau cùng trao đổi, lắng nghe và thống nhất ý kiến để có một dự án tốt.

- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: Đây là một trong những kỹ năng cho việc thành công của bạn. Mỗi giây trôi qua không bao giờ lấy lại được, vì vậy trước khi làm việc gì bạn nên có kế hoạch cụ thể, tránh bị lãng phí thời gian vô bổ.

- Kỹ năng tự học, tự trau dồi: Không chỉ riêng lập trình viên, mà bất kì ngành nghề nào cũng cần phải tự học. Khi bạn muốn thành công hơn những người xung quanh, bạn cần tự nâng cấp bản thân mình những kiến thức. Nhất là đối với ngành công nghệ luôn thay đổi theo từng ngày, thì việc bạn tự học và cập nhật kiến thức mới sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

- Kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực: Bất kì ngành nghề nào cũng có áp lực riêng và tất nhiên lập trình viên cũng không ngoại lệ. Những áp lực gặp phải có thể từ đồng nghiệp, dự án và quá trình đuổi theo công nghệ khi phát triển nhanh từng ngày.

4. Thái độ

- Tỉ mỉ, cẩn thận: Một lập trình viên cần những yếu tố này trong công việc. Một khi xảy ra lỗi dù chỉ là nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến cả một hệ thống.

- Nhạy bén: Nhạy bén trong tất cả mọi việc sẽ giúp bạn có cơ hội thăng tiến nhiều hơn và nhanh hơn.

- Kiên nhẫn: Như bạn đã biết, lập trình viên không chỉ dừng lại ở việc viết code. Có những vấn đề với kiến thức chuyên ngành, bạn có thể giải quyết nhanh trong “một cái chớp mắt”. Song cũng có lúc bạn sẽ gặp một vài sự cố lấy đi nhiều chất xám và thời gian xem xét, có thể là 1- 2 tiếng hoặc qua đến ngày hôm sau. Vì thế, hãy kiên trì đến cùng để hoàn thành tốt nhất công việc nhé!

IV. Cơ hội việc làm của nghề lập trình viên


Việt Nam là một quốc gia đang đầu tư mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ. Chính vì thế, cơ hội việc làm của ngành công nghệ rất rộng mở với nhiều vị trí khác nhau: lập trình viên Java, lập trình viên PHP, lập trình viên game, lập trình viên BackEnd, lập trình viên ứng dụng,... Do môi trường làm việc đa dạng vị trí và mức lương cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên đối với ngành công nghệ, mức lương của bạn sẽ khá hấp dẫn và có thể lên đến từ 12 - 20 triệu hoặc cao hơn, phụ thuộc vào năng lực từng cá nhân. Hiện nay các công ty, tập đoàn đa quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam, và vì thế nhu cầu tuyển dụng lập trình viên cũng không ngừng tăng mạnh.

V. Kinh nghiệm tìm việc dành cho lập trình viên

Trong thị trường việc làm cạnh tranh như hiện nay, bằng cấp sẽ chỉ chiếm 1 phần trong CV. Có rất nhiều nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến kinh nghiệm làm việc cũng như những kiến thức nghề nghiệp mà bạn tích lũy được. Tuy vậy, nếu sở hữu bằng cấp thuộc loại khá - giỏi vẫn sẽ là một điểm cộng cho CV của bạn.

Bên cạnh đó, bạn cần trau dồi khả năng tiếng Anh và những kiến thức chuyên ngành để phục vụ cho buổi phỏng vấn cũng như công việc. Đồng thời, cần phát triển và rèn luyện những kỹ năng để nâng tầm giá trị bản thân.

VI. Các trường đào tạo ngành lập trình

1. Tại Hà Nội

Trường Đại Học Công Nghệ, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập vào năm 2004 với các hệ đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ. Sau gần hai mươi năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Công nghệ đã và đang từng bước khẳng định là một trường đại học có vị thế, uy tín trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước.


Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin - Chương trình đã được kiểm định bởi Tổ chức Liên kết Đại học Asean [AUN].

2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin, thuộc Đại Học Quốc Gia TP.HCM

Dù chỉ mới hơn 10 năm thành lập, nhưng thành tích của trường Đại học Công nghệ thông tin [UIT] lại vô cùng đáng nể. Nhà trường đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, môi trường học tập chuyên về IT, đào tạo chuyên sâu về kiến thức sẽ giúp sinh viên dễ dàng tập trung vào ngành học.


Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên

Được thành lập từ năm 1996, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học liên ngành, khoa học công nghệ mũi nhọn. Môi trường học tập lý tưởng, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên học hỏi và tiếp thu kiến thức.


Trường Đại Học FPT

Đại học FPT là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao khối ngành Công Nghệ Thông Tin và nhiều khối ngành khác. Sự khác biệt của Đại học FPT so với các trường đại học khác là là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp. Chương trình luôn được cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất.


Chương trình Công Nghệ Thông Tin được phân chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị [thời gian rèn luyện tập trung + thời gian học tiếng Anh dự bị phụ thuộc trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên], giai đoạn căn bản [5 học kỳ], giai đoạn học tập thực tế tại doanh nghiệp [OJT, 1 học kỳ] và giai đoạn hoàn thành tốt nghiệp [3 học kỳ cuối].

Xem thêm:

- Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật chi tiết, ấn tượng

- Cách viết CV chuẩn nhất mọi ngành nghề, chinh phục nhà tuyển dụng

- Cách viết mục tính cách trong CV giúp thu hút nhà tuyển dụng

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngành Lập trình viên và những công việc một lập trình viên cần làm. Bên cạnh đó, giúp bạn thêm sự lựa chọn về trường đào tạo. Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích, để lại bình luận bên dưới và đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé! 

Video liên quan

Chủ Đề