Chứng khoán bao nhiêu điểm

Kết năm 2021, chỉ số chứng khoán VN-Index tạm dừng ở ngưỡng 1.498,28 điểm, tăng gần 395 điểm so với kết năm 2020, tương ứng tăng khoảng 36%.

Nếu xét về mức tăng năm/năm, năm 2021 chỉ số chứng khoán VN-Index đã tăng mạnh cho dù trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, cú “trượt chân” tháng 1.2022 chính là sự bất ngờ. Bởi với nhiều nhà đầu tư, niềm tin thị trường có thể trụ vững trên ngưỡng 1.500 điểm, cũng là đỉnh mới được xác lập trong tháng này.

Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư “không còn tiền để mang về cho mẹ” như nhận định của Công ty chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam, đặc biệt là đối với những người nắm giữ danh mục gồm các cổ phiếu giảm mạnh hơn mức giảm chung của thị trường, như thép, chứng khoán.

Tuy nhiên, ngay trong thời điểm thị trường với chỉ số VN-Index đang trong sự giằng co rung lắc, thậm chí giảm điểm, một đại diện từ Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam vẫn đưa ra dự báo rằng, VN-Index trong năm 2022 có thể cán mức 1.898 điểm.

Một dự báo khác từ Công ty chứng khoán Rồng Việt [VDSC], trong năm 2022, chỉ số chứng khoán VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.340-1.730 điểm trong kịch bản tăng trưởng EPS 17% của danh mục cổ phiếu được VDSC khuyến nghị [đại diện 41% vốn hóa thị trường], và mức PE [chỉ số giá thị trường của cổ phiếu/lợi nhuận] dự đoán năm 2022 là 16,4 lần.

Như vậy, các dự báo đa phần nghiêng về khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm trong năm 2022, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có thể tiếp tục tìm kiếm được cơ hội lợi nhuận sau năm 2021 bùng nổ của điểm số VN-Index về cả thanh khoản và số tài khoản chứng khoán mở mới trên thị trường.

So với các kênh đầu tư khác trên thị trường tại thời điểm kết thúc tháng 1.2022, chứng khoán vẫn là kênh đang thu hút sự quan tâm lớn nhất, và cho thấy khả năng có nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.

Theo dự báo từ Công ty chứng khoán Đông Á, khả năng cơ hội lợi nhuận sẽ đi theo các nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ chương trình hồi phục kinh tế và đầu tư công, cùng với nhóm cổ phiếu có cơ bản tốt, khả năng tăng trưởng khả quan trong năm 2022.

Thị trường bất động sản được dự báo sẽ ấm lại trong năm 2022. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là dự báo và chưa thể chắc chắn được điều gì khi dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Kênh đầu tư vàng từ nhiều tháng qua diễn biến bất ổn, và cơ hội đang hẹp đối với hầu hết nhà đầu tư.

Trong khi đó, thị trường tiền số trong vài tuần qua tiếp tục “lao đao” trong đà giảm giá. Điểm mới là, kênh đầu tư tiền số trước đây có quy luật tăng giảm riêng, hoặc phụ thuộc vào các tin đồn, quyết định của các quốc gia liên quan đến thị trường này.

Tuy nhiên gần đây, thị trường tiền số lại có sự “đồng điệu” với thị trường chứng khoán, không chỉ giảm theo thị trường chứng khoán mà còn cộng thêm tính chất biến động khó lường của thị trường này, khiến nhiều nhà đầu tư mất nhiều hơn được.

Chính vì thế, thị trường chứng khoán vẫn được xem là một trong những kênh đầu tư khả dĩ tại thời điểm hiện tại và trong tầm nhìn năm 2022-2023 thị trường này tiếp tục được hỗ trợ từ sự hồi phục kinh tế tại Việt Nam và trên thế giới.

Đà tăng của phiên giao dịch ngày 8.2 thu hẹp so với phiên trước nhưng thanh khoản cũng đã tăng lên, từ mức hơn 18.000 tỉ đồng ngày hôm trước tăng lên hơn 22.000 tỉ đồng trong phiên ngày 8.2.

Công ty chứng khoán Ngân hàng BIDV [BSC] cho rằng, việc ngồi vững trên cái ghế 1.500 điểm quả là gian truân đối với VN-Index khi áp lực từ cả bên bán lẫn bên mua liên tục ép chỉ số trồi sụt quanh ngưỡng này.

Thanh khoản cải thiện nhưng theo BSC vẫn còn khiêm tốn. BSC giữ nguyên dự báo trong những phiên tới VN-Index có khả năng quay trở lại kiểm tra  ngưỡng MA20 [1.490 điểm].

Cũng nhận định rằng thanh khoản đã được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của 20 phiên cho thấy một bộ phận nhà đầu tư vẫn đang đứng ngoài quan sát, Công ty chứng khoán SHS dự báo trong phiên giao dịch tiếp theo ngày 9.2 chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và rung lắc quanh ngưỡng tâm lý 1.500 điểm.

SHS khuyến nghị nhà đầu tư đã tham gia mua vào trước Tết trong các phiên 12.1, 18.1 và 24.1 như khuyến nghị có thể tiếp tục nắm giữ danh mục và đứng ngoài quan sát.

Đánh giá từ Công ty chứng khoán Rồng Việt [VDSC], diễn biến thị trường có sự tranh chấp khá mạnh nhưng nhìn chung vẫn theo chiều hướng tăng điểm nhờ nỗ lực hỗ trợ của dòng tiền.

Diễn biến phân hóa trên thị trường đang ở mức khá cao. Với nỗ lực hỗ trợ hiện tại, thị trường có khả năng sẽ tiếp tục nới rộng nhịp tăng điểm sau quá trình tranh chấp. VDSC cho rằng nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào nhịp tăng của thị trường, đồng thời xem xét cơ hội tại các cổ phiếu có mức định giá tốt và có nền tích lũy tích cực.

Công ty chứng khoán MB [MBS] nhận định, dòng tiền đã quay trở lại đúng như kỳ vọng của nhà đầu tư, bên cạnh đó sự trở lại mạnh mẽ từ nhóm cổ phiếu thép cùng nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giúp thị trường duy trì mạch tăng sang phiên thứ 3 liên tiếp.

Triển vọng để thị trường quay lại mức đỉnh cũ ngày càng cao khi dòng tiền đã quay trở lại và độ rộng thị trường lan tỏa từ nhóm bluechips sang các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.

Cho rằng dù phiên tăng ngày 8.2 biên độ tăng có phần sụt giảm so với phiên trước đó, Công ty chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam [CSI] chỉ ra rằng điểm tích cực là thanh khoản đã có sự tăng trưởng đáng chú ý.

Với 3 phiên tăng điểm dù chưa có sự xác nhận của thanh khoản, nhưng về điểm số đã có sự tích cực đáng kể khi VN-Index chinh phục thành công ngưỡng tâm lý 1.500 điểm. CSI cho rằng, khả năng VN-Index sẽ khởi sắc hơn, nhà đầu tư nên ưu tiên canh mua nếu thị trường có nhịp chỉnh về mốc 1.485 điểm.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam [YSVN] đưa ra dự báo tích cực hơn so với sự thận trọng trước đó. Theo YSVN, thị trường có thể sẽ duy trì đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng 1.512 điểm trong phiên giao dịch ngày 9.2. Điểm tích cực là dòng tiền có xu hướng dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Nhà đầu tư ngắn hạn được khuyến nghị có thể tiếp tục tăng dần tỉ trọng cổ phiếu lên mức 35-40% danh mục.

15h00

Tâm lý hoảng loạn khiến nhà đầu tư tiếp tục bán mạnh trong phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa [ATC]. Số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn TP HCM giảm hết biên độ sau phiên này là 125 mã, gấp ba lần số lượng cổ phiếu tăng giá. Nếu tính cả sàn Hà Nội thì tổng cổ phiếu giảm sàn lên đến 184 mã.

Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM rơi xuống 1.452,83 điểm, giảm 43,18 điểm so với tham chiếu. Đây là phiên giảm mạnh nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây. Lần gần nhất VN-Index giảm hơn mức này là phiên 20/8 khi mất 45 điểm.

Thanh khoản thị trường hôm nay đạt 31.244 tỷ đồng, tăng khoảng 8.400 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu tài chính hút tiền nhiều nhất với gần 9.100 tỷ đồng, tiếp đến là công nghiệp và bất động sản.

Trong 10 cổ phiếu dẫn đầu về thanh khoản trên sàn TP HCM, duy nhất HAG tăng điểm. 9 cổ phía còn lại chia thành hai nhóm, một là giảm nhẹ dưới 1,5% gồm CTG và MBB, một là giảm gần hết và hết biên độ như STB, SSI, VND, GEX, DIG, KBC. Trong số này, STB là cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất với 1.524 tỷ đồng.

Khối ngoại mua vào 1.785 tỷ đồng và bán ra 1.584 tỷ đồng, tập trung giải ngân nhiều vào ACB, HPG, STB và CTG.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất 21,52 điểm, tương ứng 4,61%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong nửa năm qua. UPCoM-Index giảm 2,86 điểm, tương ứng 2,55%.

Vì sao chứng khoán lao dốc?

Công ty chứng khoán lại chạy đua hút vốn bằng cổ phiếu
Chứng khoán 'xanh mướt' khi giá dầu hạ nhiệt
Các doanh nghiệp chi hàng trăm tỉ đồng cổ tức đầu năm
Cổ phiếu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt bị 'ế'
Ai bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán?: Hủy niêm yết như đánh úp nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán Việt sắp chào đón thêm quỹ đầu tư từ Đài Loan
Ai bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán?
Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán bị bán tháo

Video liên quan

Chủ Đề