Nghiên cứu sử dụng giá thể trong xử lý nước

Albuquerque, A., Makinia, J., & Pagilla, K. (2012). Impact of aeration conditions on the removal of low concentrations of nitrogen in a tertiary partially aerated biological filter. Ecological Engineering, 44, 44-52.

APHA (2005). Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater. American Public Health Association (21st ed). Washington DC.

Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2018). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018, chuyên đề “Môi trường nước các lưu vực sông. http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=download&op=Sa-ch-Ta-i-lieu-tham-kha-o/Bao-cao-hien-trang-moi-truong-quoc-gia-nam-2018-Chuyen-de-Moi-truong-nuoc-luu-vuc-song

Etnyre L.M. (1989). Finding Oil and Gas from Well Logs. Springer US. ISBN 978-1-4757-5232-8.

Gajewska, M., Skrzypiec, K., Jóźwiakowski, K., Mucha, Z.,  Wójcik, W., Karczmarczyk, A., & Bugajski, P. (2020). Kinetics of pollutants removal in vertical and horizontal flow constructed wetlands in temperate climate. Science of The Total Environment, 718, 137371.  https://doi.org/10.1016/j.scitotenv.2020.137371

Geyer, R., Jambeck, J., Law, K. (2017). Production, use, and fate of all plastics ever made. Science Advances, 3(7), 1-5. DOI: 10.1126/sciadv.1700782

Gutierrez, J. N., Royals, A. W., Jameel, H., Venditti, R. A., and Pal, L. (2019). Evaluation of paper straws versus plastic straws: Development of a methodology for testing and understanding challenges for paper straws, BioRes, 14(4), 8345-8363. DOI: 10.15376/biores.14.4.8345-8363

Jenna R. J., Roland G., Chris W., Theodore R. S., Miriam P., Anthony A., Ramani N., Kara L.L. (2015). Plastic waste inputs from land into the ocean. Science 347, 768. DOI: 10.1126/science.1260352

Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Tạ Hoàng Hộ, & Nguyễn Văn Phủ. (2015). Hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng bể LSH hiếu khí ngập nước. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu, 94-101.

Nguyễn Văn Phước. (2014). Giáo trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. ISBN:978-604-73-2718-8.

Nguyễn Thị Thanh Phượng, Nguyễn Văn Phước, & Thiệu Cẩm Anh. (2010). Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tinh bột mì bằng công nghệ LSH hiếu khí trên các loại vật liệu khác nhau. Tạp chí Phát triển KH&CN, 13(M2), 54-66.

Oliveira, G.A., Colares, G.S., Lutterbeck, C.A., Dell'Osbel, N., Machado, Ê.L., Rodrigues, L.R. (2021). Floating treatment wetlands in domestic wastewater treatment as a decentralized sanitation alternative. Science of The Total Environment, 773, 145609.

Osorio, F. & Hontoria, E. (2002). Wastewater treatment with a double-layer submerged biological aerated filter, using waste materials as biofilm support. Journal of Environmental Management, 65(1), 79-84.

Phạm Thị Hồng Ngân & Phạm Khắc Liệu. (2012). Đánh giá khả năng xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản nước lợ của bể LSH hiếu khí có lớp vật liệu ngập nước. Tạp chí khoa học Đại học Huế, 74B(5), 113-122.

Science for Environment Policy. (2011). Plastic waste: ecological and human health impacts. DG environment news alert service. European Commission, Brussels.

Tổng cục Môi trường. (2019). Quản lý chất thải nhựa và túi ni lông tại Việt Nam. https://optoce.no/wp-content/uploads/2019/10/VEA-Quan-ly-chat-thai-nhua-va-tui-nilong.pdf

Yue, X., Yu, G., Lu, Y., Liu, Z., Li, Q., Tang, J., & Liu, J. (2018). Effect of dissolved ôxygen on nitrogen removal and the microbial community of the completely autotrophic nitrogen removal over nitrite process in a submerged aerated biological filter. Bioresource Technology, 254, 67-74.

Thông tin chung đề tài:

Lĩnh vực: Công nghiệp Tiêu dùng

Mã đề tài:

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thị Phương Thanh1, Tạ Thanh Tùng1, Võ Thành Lê1, Phạm Đức Thắng1, Xuân Thị Thoa1, Lê Mạnh Anh2

Đơn vị: (1) Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô.

(2) Công ty cổ phần Giấy Vạn Điểm.

Nội dung chính của giải pháp/nghiên cứu:

- Nghiên cứu lựa chọn giá thể MBBR phù hợp với điều kiện nước thải giấy bao bì;

- Nghiên cứu xác định các điều kiện công nghệ vận hành hiệu quả;

- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xử lý hiếu khí ứng dụng công nghệ MBBR;

- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bể sinh học hiếu khí và hiệu quả kinh tế khi ứng dụng công nghệ MBBR.

Mục tiêu giải pháp/nghiên cứu

Đề tài sẽ góp phần ổn định và nâng cao hiệu quả xử lý nước thải tại bể xử lý sinh học hiếu khí. Đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý của toàn hệ thống, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Là cơ sở để các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì công nghiệp quy mô vừa và nhỏ hướng tới việc ứng dụng công nghệ MBBR vào thực tiễn để cải thiện và nâng cao chất lượng nước thải sau khi xử lý, đáp ứng được các tiêu chuẩn xả thải hiện hành.

Kết quả nghiên cứu/giải pháp

Đã thiết kế, lắp đặt được 01 bộ mô hình thiết bị và vận hành thử nghiệm thành công hệ thống pilot ứng dụng công nghệ MBBR xử lý nước thải nhà máy giấy bao bì công suất 5 lít/giờ. Chất lượng nước sau xử lý của toàn hệ thống đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 12:2015/BTNMT (cột A).

Đã xây dựng thành công quy trình công nghệ xử lý hiếu khí nước thải giấy bao bì ứng dụng công nghệ MBBR đạt tiêu chuẩn xả thải (QCVN 12:2015/BTNMT, cột A).

Đã tiến hành ứng dụng thử nghiệm xử lý nước thải của nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp và đánh giá được hiệu quả xử lý của bể sinh học hiếu khí và hiệu quả kinh tế khi ứng dụng công nghệ. Hiệu quả xử lý đối với BOD, COD và TSS lần lượt là 88,37%; 85,54% và 89,15%. Hiệu suất lớn nhất đều đạt >90%.

Giá trị ứng dụng

Công nghệ MBBR được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển vi sinh vật đồng thời là công nghệ xử lý linh hoạt, nhỏ gọn dễ vận hành. Hơn nữa, công nghệ MBBR không sử dụng hóa chất và các dẫn xuất hóa chất do đó không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn nâng cao hiệu quả xử lý. So với các hệ thống xử lý sinh học thông thường khác như hệ thống lọc phun hay đĩa lọc sinh học (RBC), lọc đệm cố định ngập nước thì công nghệ MBBR có thời gian xử lý ngắn hơn, chiếm ít diện tích hơn. Với những thông tin về tính chất nước thải nhà máy giấy có nồng độ ô nhiễm COD cao thì ứng dụng công nghệ MBBR là phù hợp.

Hơn nữa, đối với các nhà máy giấy đã hoạt động khoảng 5 năm trở về trước, đa số hệ thống xử lý nước thải được thiết kế, vận hành với hiệu quả chưa cao. Để đạt được các tiêu chuẩn thải cột A, các nhà máy thường xây dựng nhiều bể sinh học (xử lý nhiều bậc) ít nhất là 3 bể, chi phí vận hành tốn kém. Đối với những nhà máy có diện tích đất hạn chế, hệ thống xử lý nước thải gặp nhiều khó khăn. Hiểu được thực trạng của ngành giấy đang gặp phải, tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới, việc bổ sung giá thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành lớp màng sinh học là giải pháp gia tăng vi khuẩn sinh bào tử trong nước, nâng hiệu quả xử lý nước thải và cần được triển khai nhân rộng.

Nghiên cứu sử dụng giá thể trong xử lý nước
Đặc điểm của 05 loại giá thể MBBR