Nghiên cứu đánh giá phiếu tóm tắt điều trị năm 2024

Ngày

nằm viện

Show

Nơi thực hiện

Công việc

Các ngày trước phẫu thuậtPhòng khám

  • Khám và chẩn đoán bệnh ở phòng khám.
  • Thực hiện cận lâm sàng: CT sọ não, MRI sọ não. Khoa Ngoại Thần kinh (Lầu 08A)
  • Đến khoa Ngoại Thần kinh.
  • Làm thủ tục nhập viện.
  • Thực hiện các xét nghiệm trước mổ như: xét nghiệm máu, siêu âm bụng, X-quang phổi, đo chức năng hô hấp….
  • Đánh giá vùng chức năng, vùng vận động,…bằng hình ảnh học: cộng hưởng từ sọ não chức năng, cộng hưởng từ sọ não dựng bó vỏ gai,…
  • Khám đánh giá tiền mê với bác sĩ gây mê.
  • Khám đánh giá tiền phẫu nội khoa/ Lão khoa (Người bệnh > 60 tuổi hoặc có bệnh nền phù hợp)
  • Được bác sĩ cung cấp thông tin chi tiết về cuộc phẫu thuật, các biến chứng, chi phí phẫu thuật, ký cam kết phẫu thuật.
  • Ăn thức ăn dễ tiêu.
  • Nhịn ăn từ sau 10 giờ đêm trước ngày phẫu thuật.
  • Gội đầu bằng dung dịch tắm gội trước phẫu thuật (lần 1) Ngày 01 (Ngày phẫu thuật)Khoa Ngoại Thần kinh (Lầu 08A)
  • Nhịn ăn uống đối với ca mổ đầu tiên từ 10 giờ đêm trước, ca mổ thứ 02 sẽ được uống maltose tối thiểu 02 giờ trước mổ.
  • Tắm gội đầu bằng dung dịch tắm gội trước phẫu thuật (lần 02)
  • Vệ sinh răng miệng.
  • Chuyển người bệnh xuống phòng Tiền phẫu (Lầu 02) Phòng Tiền phẫu (Lầu 02A)
  • Đánh giá lại các dấu hiệu sinh tồn.
  • Tiêm kháng sinh trước mổ 30-60 phút.
  • Chuẩn bị vào phòng mổ. Phòng mổ (Lầu 02A)
  • Được gây mê bằng phương pháp mê nội khí quản.
  • Phẫu thuật trong thời gian khoảng 2 - 3 giờ.
  • Kỹ thuật nhuộm u bằng Fluorescent được sử dụng trong u sao bào độ cao giúp lấy bỏ tổn thương nhiều nhất mà vẫn bảo tồn các vùng chức năng quan trọng.
  • Người bệnh được đưa về phòng hồi tỉnh sau phẫu thuật. Phòng Hồi tỉnh (Lầu 2A)
  • Kiểm tra lại các dấu sinh hiệu sau mổ, thở oxy, giảm đau hoặc thở máy (nếu có) tùy tình trạng người bệnh.
  • Chưa ăn uống, vẫn nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch.
  • Khi người bệnh ổn định sẽ được chuyển về Đơn vị Hồi sức Ngoại Thần kinh (Lầu 05). Đơn vị Hồi sức Ngoại Thần kinh (Lầu 05)
  • Kiểm tra dấu sinh hiệu.
  • Người bệnh được hỗ trợ thở máy hoặc cung cấp oxy qua mũi (tùy theo tình trạng người bệnh).
  • Đánh giá tri giác, mức độ hồi tỉnh, vết mổ.
  • Đánh giá mức độ đau.
  • Điều trị thuốc kháng sinh, dịch truyền.
  • Nuôi ăn qua thông mũi – dạ dày hoặc đường truyền tĩnh mạch.
  • Vật lý trị liệu vận động + hô hấp (khi cần).
  • Xoay trở mỗi 02h.
  • Vệ sinh cá nhân do điều dưỡng thực hiện.
  • Chụp phim kiểm tra sau mổ. Ngày 2, 3Đơn vị Hồi sức Ngoại Thần kinh (Lầu 05)
  • Kiểm tra: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
  • Đánh giá vết mổ, ống dẫn lưu, mức độ hồi tỉnh.
  • Rút nội khí quản, cai máy thở hoặc ngưng cung cấp oxy khi người bệnh tự thở được.
  • Giảm đau sau mổ bằng thuốc giảm đau.
  • Dinh dưỡng qua ống thông + đường truyền tĩnh mạch, trường hợp người bệnh tự ăn được cho ăn cháo, súp, sữa,..
  • Thay băng vết mổ.
  • Vật lý trị liệu vận động + hô hấp.
  • Xoay trở qua lại tại giường.
  • Rút dẫn lưu vết mổ (nếu có).
  • Chuyển Khoa Ngoại Thần kinh (Lầu 8) khi người bệnh ổn định. Ngày 4, 5, 6Khoa Ngoại Thần kinh (Lầu 08A)
  • Kiểm tra: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
  • Đánh giá vết mổ, mức độ đau, mức độ tập luyện.
  • Ăn uống như bình thường, ưu tiên thức ăn dễ tiêu.
  • Giảm đau sau mổ bằng thuốc giảm đau.
  • Thay băng nếu băng thấm.
  • Tiếp tục tập xoay trở, ngồi, đi lại nhẹ nhàng.
  • Các ngày hôm sau cũng tương tự. Có thể xuất viện khi người bệnh giảm đau nhiều, vết mổ khô, không sốt, đi lại và ăn uống được.
  • Tùy vào kết quả giải phẫu bệnh, tiếp tục các điều trị bổ túc: hóa trị, xạ trị, hoặc theo dõi.

Lưu ý: Tùy trường hợp cụ thể Bác sĩ điều trị sẽ có những điều chỉnh phù hợp với tình trạng của từng người bệnh.

Phiếu tóm tắt thông tin điều trị là gì?

Phiếu tóm tắt thông tin điều trị giúp cho người bệnh theo dõi và cùng tham gia vào quá trình điều trị với bác sĩ và nhân viên y tế.

Phiếu tóm tắt thông tin điều trị được xây dựng cho một bệnh xác định. Thiết kế theo dạng tờ rơi trên 1 tờ giấy khổ A4. Các thông tin chính được rút ra từ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bệnh viện. Nội dung bao gồm Các triệu chứng lâm sàng; Xét nghiệm CLS; Chẩn đoán; Phương pháp điều trị; Biến chứng; Điều trị biến chứng và Hướng dẫn chăm sóc, cách dùng thuốc, dinh dưỡng, sinh hoạt; Phòng ngừa; Truyền thông giáo dục sức khỏe. Phiếu được viết tóm tắt, sắp xếp dễ hiểu, dễ đọc với người bệnh dưới dạng danh mục các đầu việc chính, gạch đầu dòng hoặc bảng kiểm.

  1. Làm thế nào để có phiếu tóm tắt thông tin điều trị?

- Hỏi nhân viên y tế để được phát, tư vấn hướng dẫn sử dụng

- Tải từ Website của bệnh viện

- Quét mã QR code tại góc truyền thông mỗi khoa.

  1. Sử dụng phiếu tóm tắt thông tin như thế nào?

Thông qua phiếu tóm tắt thông tin điều trị Người bệnh có thể biết được và tự theo dõi được quá trình điều trị bằng cách đánh dấu vào danh mục (hoặc bảng kiểm). Dựa trên các mục đã được đánh dấu, người bệnh có thể biết được các hoạt động thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, nội soi, thăm dò chức năng, thủ thuật, phẫu thuật, phương pháp điều trị, loại thuốc điều trị... đã thực hiện hoặc dự kiến thực hiện. Từ việc theo dõi này, người bệnh có thể hỏi nhân viên y tế lý do chưa nhận được dịch vụ y tế trong phiếu tóm tắt và tiến trình điều trị đang đến giai đoạn nào.

Phiếu có thể tích hợp thêm các hướng dẫn, khuyến cáo tóm tắt về chế độ dinh dưỡng, phòng tránh tái phát, biến chứng của bệnh và các vấn đề cần lưu ý khác, giúp việc điều trị, chăm sóc hiệu quả hơn.