Nét vẽ là gì

Bản vẽ xây dựng là một trong những tài liệu quan trọng không thể thiếu trong thi công, thiết kế. Đặc biệt đối với kiến trúc sư việc đọc hiểu các quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng là kỹ năng bắt buộc. Bài viết dưới đây sẽ bật mí ý nghĩa của từng nét vẽ cũng như cách đọc hiểu bản vẽ chỉ trong vòng 10 phút. Cùng đón đọc bạn nhé!

Phân loại bản vẽ trong thiết kế, xây dựng

Trước khi đọc hiểu bản vẽ, bạn cần nắm được một số bản vẽ thông dụng, được nhiều kiến trúc sư sử dụng bao gồm:

– Bản vẽ phác thảo: còn có tên gọi khác là bản vẽ khái niệm. Đây là bản vẽ khá đơn giản, nội dung thể hiện nhằm truyền đạt những ý tưởng hoặc thiết kế ban đầu do đó thời gian thực hiện cũng nhanh chóng.

– Bản vẽ thi công cung cấp các nội dung liên quan đến kích thước và đồ họa, được sử dụng chính thức trong thi công xây dựng công trình. Khách hàng cũng có thể hiểu được một phần đơn giản nếu có kiến thức về xây dựng.

– Bản vẽ kỹ thuật nhằm đưa ra những yêu cầu về thành phần, vật liệu xây dựng và khối lượng sử dụng. Cung cấp số liệu chính xác nhất cho các nhà đầu tư và thi công có thể nắm rõ.

Ngoài ra mỗi đồ vật trong nhà cũng có ký hiệu và tên gọi riêng biệt. Do vậy để đọc hiểu một cách chính xác và nhanh chóng bạn cần nắm được kiến thức cơ bản trong bản vẽ thiết kế. 

Quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Thông thường quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng phải dựa trên TCVN 8-1993 bao gồm: công trình xây dựng và công trình kiến trúc. Các nét vẽ cụ thể như sau:

Công trình xây dựng 

+ Nét liền đậm gồm hai loại bề rộng nét [được tính theo mm] là: s=b=0.25mm màu xanh lá cây và b=0.4mm màu cyan. Được ứng dụng để vẽ đường bao thấy, đường bao mặt cắt rời, khung tên, khung bản vẽ.

+ Nét liền mảnh có bề rộng nét là b=0.13mm màu red, ứng dụng để vẽ các đường gióng, đường kích thước, đường bao quanh mặt cắt chập, đường gạch gạch, đường biểu diễn chân ren.

+ Nét đứt có độ dài nét 2D8mm, đứt 1.5mm và bề rộng nét là b=0.15mm màu yellow thể hiện đường bao khuất.

+ Nét chấm gạch mảnh có độ dài nét 2mm, đứt 1.5mm và bề rộng nét là b=0.13mm màu red dùng để biểu hiện trục đối xứng, đường trục và đường tâm.

+ Nét chấm gạch đậm có độ dài nét b=0.15mm, màu yellow, thể hiện vị trí mặt phẳng cắt tưởng tượng hoặc đường bao của vật thể nằm ở trước mặt cắt.

+ Nét hai chấm gạch mảnh, độ dài nét là b=0.13mm màu red ứng dụng thể hiện vị trí giới hạn của các chi tiết chuyển động, đường biểu diễn chỗ uốn.

+ Nét lượn sóng có b=0.13mm, màu red thể hiện đường cắt lìa, đường phân cách giữa hình cắt và hình chiếu. 

+ Nét ngắt có b=0.13mm màu red ứng dụng trong đường cắt lìa dài.

Công trình kiến trúc

+ Đường đỏ: bề rộng nét được vẽ trên mặt phẳng A1 hoặc A3 ứng dụng trong đường tọa độ hoặc đường biên.

+ Đường vàng, bề rộng nét là 0.10/0.05 ứng dụng trong sắp đặt khu vệ sinh và trang thiết bị.

+ Đường xanh lá có bề rộng nét là 0.15/0.075 ứng dụng trong văn bản hoặc đơn vị đo.

+ Đường Cyan, bề rộng nét là 0.15/0.075 ứng dụng trong nét mặt nghiêng của cửa, bậc thềm hoặc tay vịn, quầy hàng,…

+ Đường xanh dương gồm nét liền và nét ẩn có cùng kích thước là 0.05/0.025 được dùng để biểu thị nét bên trong tường và những nét ẩn không nhìn thấy bằng mắt thường.

Ngoài ra còn có một số đường cơ bản như tím, trắng và xám dùng để biểu thị khung bản vẽ, mặt cắt, đường gạch bóng. Lưu ý khi thiết kế bản vẽ xây dựng, bề dày nét vẽ không phụ thuộc vào khổ giấy mà được điều chỉnh bởi các loại đường nét khác nhau.

Gợi ý các bước đọc bản vẽ xây dựng, kỹ thuật

Trước khi đọc bất kỳ bản vẽ nào, bạn cần nắm được những thông tin chính có trong phần thống kê bản vẽ. Cụ thể các bước chuẩn để đọc bản vẽ bao gồm:

– Phần kiến trúc

Phần kiến trúc bao gồm những nội dung sau: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và các chi tiết kiến trúc như: cầu thang, nhà vệ sinh, hệ thống cửa đi hoặc cửa sổ,…

– Phần kết cấu

Tại đây, khách hàng có thể xem xét rõ các yếu tố như cốt thép, vật liệu chính sử dụng để xây dựng công trình, cách bố trí trên mặt cắt ngôi nhà. Số hiệu cốt thép yêu cầu phải quy định rõ ràng và thống nhất để giúp khách hàng có thể đọc hiểu bản vẽ nhanh chóng. Ngoài ra nếu mặt cắt vẽ có tỉ lệ khác với hình chiếu thì cần trình bày số đo chênh lệch. Tránh những sai phạm lớn trong quá trình xây dựng thực tiễn.

Trên đây là tổng hợp những thông tin mới nhất về quy định nét vẽ trong bản vẽ xây dựng. Việc hiểu được các ký hiệu, tên gọi và ý nghĩa của từng yếu tố sẽ giúp bạn ứng dụng nhanh chóng trong thực tiễn. Đồng thời tránh được những sai sót trong quá trình xây dựng.

Đối với người mới bắt đầu, việc vẽ có thể được hiểu là một quá trình sử dụng đường nét và một cụm các đường nét đó để tạo thành hình. Một bản vẽ hoàn chỉnh yêu cầu sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố trên. Một khi bạn càng nắm chắc các kiến thức về chúng, thì bạn càng có khả năng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời!

Vậy đường nét và cụm các đường nét là gì? Trước hết nói về đường nét, hiểu một cách khái quát là những nét được tạo ra khi bạn cầm bút chì và “phẩy” một đường thẳng lên giấy. Nhiều nét gộp lại với nhau sẽ thành một cụm các đường nét và tùy vào mức độ đậm nhạt của cụm các đường nét đó, bạn sẽ thể hiện được khối hình dáng hình và cả ánh sáng trong bức tranh của mình. Đây được gọi là cụm các đường nét. Không chỉ đóng vai trò quan trọng vệ một thẩm mĩ, đường nét còn thể hiện được cảm xúc cũng như cá tính của bản thân họa sĩ. Tiết lộ đôi điều về họa sĩ chẳng hạn như đó là nam hay nữ, trầm tính hay nóng nảy, vui hay đang buồn.

Nếu bạn thử vẽ tay một đường thẳng sẽ cho ra những kết quả khá thú vị đấy!

Bởi vậy ở bài viết sau đây, hãy cùng VTC Academy tìm hiểu về các loại đường nét vẽ tay trong hội họa và các cách áp dụng của chúng nhé.

Cụm đường nét ấn tượng là một kĩ thuật rất quan trọng trong việc sống động hóa một bức tranh. Khi cầm bút chì và vẽ liên tục ở một góc không đổi, đầu bút vừa mòn đi đồng thời vừa tạo ra một góc nhọn. Chính điều này sẽ giúp bạn có thể tạo ra được những đường nét mảnh hoặc dày tùy vào hướng của đầu bút.

Đầu nhọn của bút chì vừa mới gọt xong sẽ giúp bạn tạo ra những đường nét rất mảnh, đậm và rõ nét. Càng vẽ thì đầu càng mòn dần đi tạo nên những đường nét dày và mờ. Việc điều chỉnh sự tương phản trên các nét chì cũng rất quan trọng. Việc sử dụng bút 2B và 1B cũng sẽ khiến hiệu ứng của bức tranh khác nhau khá nhiều đấy! Phần đậm nhất của bút chì 2H mang màu xám sáng trong khi đó phần bút chì 1B gồm những mảng màu xám đậm hơn. Bởi vậy hãy cân nhắc sử dụng cả những chiếc bút chì nhạt hơn để có thể tạo ra những mảng màu đậm nhạt đa dạng hơn nữa nhé.

Hãy thử nghiệm các style vẽ khác nhau bằng việc áp dụng những cụm đường nét và nét vẽ mới lạ. Với nét chéo, đây sẽ là một kĩ thuật của những bạn yêu thích vẽ phác nhanh chóng – gọn – nhẹ. Hãy cầm bút chì nghiêng hơn so với bình thường và thực hiện thao tác vẽ theo chiều hướng thuận với bàn tay cầm bút như kĩ thuật Scribble ở trên. Vậy là bạn vừa có thể tạo ra những nét vẽ dày dặn và vừa lấp đầy chỗ trống rất nhanh gọn.

Xem thêm bài viết: Thế nào là một ấn phẩm mang phong cách thiết kế tối giản?

Với kỹ thuật làm nhòe và xóa các nét, bạn sẽ thu được những mảng màu hết sức bóng láng và mịn màng. Dùng ngón tay làm hoặc dùng gôm cũng sẽ giúp bức tranh của bạn tạo thêm nhiều hiệu ứng tạo bóng sáng hơn!

Nếu bạn muốn tạo ấn tượng một cách nhanh chóng nhất mà không muốn phải mất quá nhiều thời gian vào việc xử lý bức tranh thì bạn có thể cân nhắc dùng một chiếc bút chì dày hơn. Một chiếc bút có đầu chì dày sẽ giúp bạn tạo được ra những nét vẽ ấn tượng trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Với các nét đơn được vẽ theo hướng thuận nhất của tay cầm bút. Đầu nhọn bút chì sẽ lấp chỗ trống bằng các nét mảnh. Tuy nhiên chú ý hãy nhấc đầu bút chì lên trước khi bắt đầu một vẽ một nét mới. Độ thưa của các nhóm nét này được quyết định bởi khoảng cách gần hay xa giữa các nét ấy. Đây là một kĩ thuật khá tinh tế nên thường hay được áp dụng khi bạn muốn nhấn mạnh vào hình dạng của vật trong một bức tranh.

Một kỹ thuật khác mà VTC Academy muốn đề cập chính là vẽ các nét chồng chéo, đây là kỹ thuật vẽ chồng chéo nét này lên nét khác. Khi bạn vẽ các nét màu xám chồng lên nhau, bạn sẽ tạo ra một giá trị màu xám đậm hơn. Hướng của các nét vẽ là tùy ý tuy nhiên nên vẽ theo ít nhất hai chiều hướng khác nhau sao cho có thể tạo được ra sự chồng chéo. Bên cạnh đó việc tạo ra độ dày mỏng của nét vẽ cũng rất quan trọng để mô phỏng hình thức, kết cấu cũng như ánh sáng của bức tranh.

Trên đây là một số chia sẻ về các kỹ thuật vẽ và sử dụng đường nét khác nhau trong hội họa. VTC Academy hy vọng bạn đọc đã có thể tìm lấy cho mình những kỹ thuật vẽ phù hợp cũng như cảm hứng sáng tạo mỗi khi cầm chiếc bút lên.

Trong hội họa nói chung và vẽ tranh nói riêng, nghiên cứu về luật xa gần và cấu trúc tạo hình của vật thể, phối cảnh,… sẽ được thể hiện tốt hơn thông qua các đường nét và cụm đường nét.

Xem thêm bài viết: Vasjen Katro và thử thách sáng tạo mỗi ngày mang tên Baugasm

Đường nét trong hình họa liên quan mật thiết đến bố cục, nghĩa là cách mà chủ thể sắp đặt các đối tượng trong bức tranh. Với một bố cục dọc, ví dụ như những hàng cây đứng chẳng hạn, người xem sẽ cảm thấy chắc chắn, vững vàng. Hay một bố cục ngang với đường chân trời thẳng tắp song song với mặt biển tĩnh lặng, tổng thể này tạo nên cảm giác bình yên mà khó ai từ chối. Bên cạnh đó, những đường chéo như ví dụ về những bông cỏ lau nghiêng mình trong gió lại tạo cảm giác chuyển động; trong khi những đường cong mềm mại lại tạo ra cảm giác dịu dàng, gợi cảm. Ngoài ra còn rất nhiều kiều đường nét, mà mỗi loại lại mang tới một cảm nhận khác nhau, hay còn gọi là đường tâm trạng để hình dung cụ thể hơn về tính biểu cảm của đường nét.

Nắm được ý nghĩa của mỗi loại đường nét là cơ sở để nghệ sĩ có thể làm chủ và sáng tạo ra những phong cách của riêng mình. Như vậy đường nét là một nguyên liệu không thể thiếu với bất kì ngành nào trong nghệ thuật tạo hình, trong đó có hình họa. Tìm hiểu và nắm bắt được vai trò của các đường nét chính là cách các họa sĩ dễ dàng “thăng hoa” với các sáng tạo nghệ thuật của mình!

[Nguồn: GRAPHICS]

Video liên quan

Chủ Đề