Thực phẩm thực vật là gì

Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản, thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Theo khái niệm mà các nhà khoa học đã đưa ra thì thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể. Thực phẩm gồm ba nhóm chính đó là nhóm cacbohydrat [ tinh bột ], lipit [ chất béo ], protein [chất đạm]. Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.

Thực phẩm là một phần thiết yếu để có thể sống có thể hấp thụ dinh dưỡng để tồn tại chứ không vì mục đích sở thích cá nhân. Chúng thường có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật hay các chế phẩm từ các nguồn nguyên liệu này. 

Hai nguồn thực phẩm chủ yếu

Đa số các nguồn thực phẩm đều có nguồn gốc chính từ thực vật. Thức ăn lấy từ động vật thì nguồn nuôi dưỡng chúng cũng chính là thực vật. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chia thực phẩm thành 2 nguồn chính như sau:

Thực vật

Thực vật là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu và có thể dùng được nhiều bộ phận khác nhau như thân, lá, hoa, quả, hạt, rễ [củ]. Các loại hạt được cho là có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng nhiều để làm thức ăn cho động vật và cả con người.

Các loại hạt thường chứa chất béo không bão hòa và cung cấp hàm lượng axit béo omega 3, omega 6 khá đáng kể. Nhưng bạn nên nhớ, nên không phải tất cả các loại hạt đều có thể ăn được.

Quả hay trái cây là một phần đáng kể trong chế độ ăn uống của hầu hết các nền văn hóa. Chúng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và một số hợp chất có lợi cho cơ thể. Một số loại trái cây thực vật, chẳng hạn như cà chua, bí ngô và cà tím, được ăn như rau. Nhưng một số khác thì cần trải qua quá trình chế biến mới có thể sử dụng.Rau cũng là một loại thực phẩm quan trọng, chúng cung cấp vitamin, và chất xơ cho cơ thể. Rau thường bao gồm các loại rau củ [khoai tây và cà rốt,...], củ [hành tây, sắn, khoai lang,...], rau ăn lá [rau bina và rau diếp], các loại búp non [tre măng và măng tây], và rau cụm hoa [atisô và bông cải] và rau khác như bắp cải hoặc súp lơ.

Động vật

Thịt là một trong những ví dụ điển hình về thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, nó có thể là một cơ quan hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể động vật.

Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng khá đa dạng có thể kể đến như sữa, các chế phẩm từ sữa; những động vật đẻ trứng và trứng của chúng [trứng gà, trứng cút,...] và các cơ quan nội tạng của động vật.

Có nhiều loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thủy hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
  • Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.
  • Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học.
  • Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.
  • Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
  • Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
  • Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.

Vai trò của thực phẩm trong chế biến cũng như sức khỏe con người

Vai trò của thực phẩm – Con người chúng ta luôn luôn cần đến các chất dinh dưỡng từ thực phẩm để duy trì sự sống và giúp cơ thể phát triển. Tuy nhiên nếu thường xuyên ăn phải thực phẩm bẩn, không những cơ thể bị chậm phát phát triển mà đồng thời còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn. Từ đó ta thấy được vai trò của thực phẩm sạch đối với cơ thể là rất quan trọng.

Vai trò của thực phẩm sạch đối với cơ thể

Nếu như chúng ta ăn phải thực phẩm bẩn, những chất độc của thực phẩm sẽ ngấm vào cơ thể gây ra nhiều bệnh tật, nhẹ thì đau bụng, ngộ độc thực phẩm, nặng thì ung thư hay thậm chí là tử vong. Những chất độc có trong thực phẩm cũng là tác nhân lấy đi hầu hết dinh dưỡng, do vậy lượng dinh dưỡng trong thực phẩm mất vệ sinh rất nghèo nàn, Ăn những loại thực phẩm này quả là rất đúng với câu “tiền mất tật mang” mà ông cha ta vẫn thường dặn dò.

Khi chúng ta sử dụng thực phẩm sạch trong khẩu phần ăn thì trường hợp trên sẽ không xảy ra. Ăn uống lành mạnh giúp chúng ta khỏe hơn, giảm thiểu bệnh tật, trẻ em phát triển vượt bậc. Và đó cũng chính là điều quan trọng nhất mà vai trò của thực phẩm sạch đối với cơ thể mang lại.

Thực phẩm sạch hiện nay được chia thành 3 loại: thực phẩm sinh thái, thực phẩm không ô nhiễm và thực phẩm hữu cơ. Mức độ an toàn của mỗi loại là khác nhau nhưng an toàn nhất vẫn là thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, thời nay những người đi buôn hầu hết chạy theo lợi nhuận nên chúng ta rất khó tìm thấy thực phẩm sạch. Thực phẩm bẩn bán tràn lan trên thị trường làm người dân hoang mang, do vậy chúng ta cần chủ động trong việc tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân.

Vai trò của thực phẩm đóng trong đời sống hàng ngày

Mỗi loại thực phẩm sạch đều có một mức độ an toàn khác nhau, tuy nhiên đảm bảo nhất vẫn là thực phẩm hữu cơ. Bởi khi sử dụng những thực phẩm này bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như về độ an toàn so với các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan ngoài chợ.

Hơn nữa, thực phẩm sạch còn tạo cảm giác ngon miệng hơn rất nhiều so với thực phẩm thông thường vì được trồng bằng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt giúp giữ được độ tươi ngon và hương vị tự nhiên nhất.

Chính vì những lợi ích mang lại mà thực phẩm sạch có vai trò ngày càng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Hơn ai hết chúng ta hiểu rằng có sức khỏe an toàn mới có thể làm được mọi điều mong muốn khác.

Người đăng: chiu Time: 2021-09-04 20:54:08

Qua bữa ăn hàng ngày, chúng ta đang hấp thụ đạm từ hai nguồn chính: đạm động vật và đạm thực vật. Đạm động vật thường giàu chất béo và cholesterol, khi bị hấp thụ quá nhiều, dễ gặp các chứng bệnh về tim mạch, béo phì và hàm lượng cholesterol trong máu cao quá mức cho phép. Nếu bạn là người ăn chay, thì bạn có thể bổ sung protein từ các loại thực phẩm tự nhiên dưới đây để thay thế đạm từ động vật. Hãy cùng YouMed tìm hiểu chất đạm có trong thực phẩm nào? Đâu là protien giàu đạm qua bài viết dưới đây.

Các loại đậu

Thực phẩm họ đậu [đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng…] luôn là nguồn bổ sung chất đạm thực vật tốt cho người ăn chay. Một phần ăn chứa 7,9 gram đậu chứa lượng đạm tương đương một ly sữa, trong khi 2 chén đậu đỏ cung cấp 26 gram chất đạm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên nhớ: phụ nữ cần tiêu thụ 46 gram thức ăn giàu đạm mỗi ngày, còn nam giới là 56 gram.

Lentil hay đậu lăng

Là một món ăn chính trong ẩm thực Ấn Độ, những cây họ đậu màu vàng, đỏ, xanh lá cây hoặc nâu này có thể tồn tại hàng tháng trên kệ bếp, cho dù được mua khô hay đóng hộp.

Mỗi thìa đậu lăng cung cấp cho bạn hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng, bao gồm protein, sắt, canxi và chất xơ. Bên cạnh đó còn có các polyphenol có lợi cho tim. Lượng chất xơ cao có trong đậu lăng hỗ trợ giảm cholesterol trong máu. Loại thức ăn giàu đạm này còn làm giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và làm sạch động mạch.

Ngoài chất xơ, nó cũng chứa folat, magiê góp phần duy trì sức khỏe tim. Một chén đạm thực vật từ đậu lăng tương đương với 18 gam protein mỗi khẩu phần [khoảng 228 gam].

Lentil hay đậu lăng là nguồn protein thực vật rất tốt cho tim mạch

Chickpeas – Đậu gà

Đậu gà cung cấp lượng protein cao, khoảng 15 gram cho mỗi cốc đậu gà. Bạn có thể lựa chọn loại đậu này thay thế cho mì ống, gạo, khoai tây chiên và kem. Đậu gà có rất nhiều công dụng, giàu dinh dưỡng, không dị ứng. Đặc biệt hơn hết là loại thức ăn giàu đạm này lại có giá thành rất rẻ. 

>> Xem thêm: Những thực phẩm giàu chất sắt mà bạn cần biết

Đậu đen hay đỗ đen

Đỗ đen có hàm lượng carbs cao [40 gram], và lượng đạm gồm 15 gram cho mỗi khẩu phần. Bên cạnh protein và chất xơ, đỗ đen còn rất giàu chất dinh dưỡng khác. Bao gồm 46 miligam canxi và chất chống oxy hóa; như phytochemical có nguồn gốc từ thực vật; giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

Hạt diêm mạch [Quinoa]

Chất đạm có trong thực phẩm nào bên cạnh các loại đậu trên? Câu trả lời chính là hạt diêm mạch. Hầu hết các loại hạt thường chứa hàm lượng đạm ít, nhưng hạt diêm mạch lại khác biệt ở chỗ nó chứa tới hơn 8 gram đạm/chén. Bao gồm 9 loại axit amin thiết yếu cơ thể cần để phát triển và hồi phục nhưng không tự sản xuất được. Do vậy, diêm mạch được coi là nguồn chất đạm, protein thực vật tuyệt hảo. Đây cũng là siêu thực phẩm giảm cân.

Đạm thực vật từ hạt diêm mạch [Quinoa] rất tốt cho người đang ăn kiêng

Hạt mè và hạt hướng dương

Đây là những loại hạt có chứa hàm lượng protein và chất béo tốt khá cao. Nên đây được xem là nguồn đạm thực vật dồi dào. Trong đó, hạt hướng dương chứa nhiều đạm nhất, kế đến là hạt mè. Cụ thể, nửa chén hạt hướng dương chứa 14,6 gram chất đạm, trong khi hàm lượng đạm trong nửa chén hạt mè là 10,8 gram.

Edamame hay đậu nành Nhật

So với hầu hết các nguồn thực phẩm cung cấp protein thực vật thì đậu nành con có hàm lượng protein cao hơn, khoảng 19 gram mỗi cốc khẩu phần. Những hạt đậu nành chưa trưởng thành này không chỉ giúp bạn nạp vào cơ thể protein mà còn là nguồn cung cấp chất xơ, folate và kali tốt. Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như edamame có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Edamame hay đậu nành Nhật là nguồn protein thực vật giúp giảm nguy cơ bị ung thư

Các loại rau có màu xanh đậm

Nhìn chung, rau xanh không chứa chất đạm nhiều bằng các loại đậu và ngũ cốc. Nhưng với một số loại rau màu xanh đậm [cải bó xôi, bông cải xanh] thì ngoài các hợp chất chống oxy hóa và chất xơ có lợi cho sức khỏe tim mạch, chúng còn chứa một lượng chất đạm đáng kể. Ví dụ, 1 chén cải bó xôi sống chứa 2,1 gram đạm và 1 chén bông cải xanh cắt nhỏ là 8,1 gram.

Sản phẩm từ đậu nành

Các món ăn làm từ đậu nành là một trong những nguồn bổ sung chất đạm dồi dào nhất dành cho người ăn chay. Theo đó, một chén tàu hủ chứa khoảng 40 gram chất đạm.

Bơ từ thực vật

Tất cả các hạt ngũ cốc đều giàu đạm và chất béo tốt, khiến chúng trở thành một phần giá trị trong chế độ ăn chay. Bơ từ hạt ngũ cốc, như bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, lại là nguồn bổ sung đạm rất tốt, theo Elle Penner – chuyên gia dinh dưỡng của các trang web sức khỏe MyFitnessPal.com và Nutritionella.com.

Bạn có thể bổ sung năng lượng với bơ thực vật

Mì căn

Đây là thực phẩm thay thế thịt khá phổ biến đối với người ăn chay. Mỗi chén mì căn cung cấp đến 72 gram chất đạm, nhiều hơn cả tàu hủ. Do mì căn dai và có thớ khá giống thịt gia cầm, nên thường được dùng chế biến thành các món thay cho gà/vịt.

Sữa thực vật, sữa hạt

Sữa thực vật không chỉ là loại sữa đạm thực vật thay thế tốt cho những người mắc chứng không dung nạp lactose có trong sữa động vật, mà còn là nguồn bổ sung tốt cho bất kỳ chế độ ăn uống nào. Sữa đậu nành nguyên chất cung cấp nhiều đạm nhất [từ 4 – 8 gram đạm/226 gram], trong khi sữa hạnh nhân, gai dầu, gạo chỉ chứa khoảng 1 gram đạm/chén.

Sữa hạt là nguồn đạm thực vật vô cùng phong phú

>> Tìm hiểu thêm về Tác dụng của đậu nành đối với nam giới

Bột ca cao không đường

Theo chuyên gia dinh dưỡng, một muỗng bột ca cao – dùng pha thức uống hoặc làm nguyên liệu cho các món bánh – có chứa khoảng 1 gram chất đạm.

>> Xem thêm: Top 8 thực phẩm dành cho người tiểu đường mà bạn cần biết

Gạo lứt, gạo nâu

Thay gạo trắng bằng gạo nâu hoặc gạo lứt cho mỗi bữa ăn. Điều này không những sẽ cung cấp thêm 2 – 3g đạm [5 – 6g đạm/1 chén gạo lứt]; mà còn thêm cả các loại vitamin B và thật nhiều chất xơ nữa.

Đây là một nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế cho gạo trắng. Nếu cần tập làm quen, bạn có thể bắt đầu từ việc trộn gạo trắng và gạo nâu nấu chung, dần dần có thể hoàn toàn nấu và ăn gạo nâu.

Bạn nên dùng gạo lứt thay gạo trắng để bổ sung nguồn protien thực vật cho cơ thể

Những bạn vận động nhiều hoặc tập thể hình mong muốn dung nạp nhiều đạm hơn, có thể nấu chung gạo nâu với các loại đậu. Tương tự, với bánh mì; nếu được chọn lựa, hãy dùng bánh mì nguyên cám thay bánh mì trắng để tốt hơn cho cơ thể nhé.

Yến mạch

Đây là một loại ngũ cốc cũng như protein thực vật đang dần phổ biến tại Việt Nam. Ở phương Tây, yến mạch thường được dùng làm nguyên liệu trong bánh mì, bánh quy. Yến mạch có ưu điểm là nấu chín rất nhanh, khi chín thì sệt như cháo. Ngoài ra, nó có thể ngâm qua đêm với các loại sữa và ăn vào buổi sáng. Một khẩu phần yến mạch [45g] chứa khoảng 6g chất đạm. Trộn yến mạch với sữa đậu nành, thêm tí hạt hạnh nhân, các loại trái cây; là có một bữa sáng hoàn hảo!

Bài viết đã tiết lộ cho bạn 12 nguồn đạm thực vật thay thế động vật [protein thực vật] tốt cho sức khỏe. Không nhất thiết là người ăn chay bạn mới cần quan tâm đến đạm thực vật. Tuy nhiên, để đảm bảo việc sử dụng đúng nguồn protein thực vật; bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn của mình. 

Video liên quan

Chủ Đề