Nên học kinh tế đầu tư hay kinh tế phát triển

Ngành kinh tế phát triển là ngành học khá “trẻ” so với những ngành kinh tế khác. Vậy trong đợt tuyển sinh 2019, thí sinh có nên lựa chọn ngành này không và nên học ở đâu là tốt nhất?

> Học Nhóm ngành Kinh tế - Kinh doanh cần tố chất đặc thù nào?

> Làm thế nào để xác định thế mạnh nghề nghiệp của bản thân?

Học ngành Kinh tế phát triển ở đâu?

Hiện nay ở Việt Nam có một số trường đại học tham gia đào tạo ngành/chuyên ngành Kinh tế phát triển, nổi bật là Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính sách và phát triển, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, và trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.

Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành kinh tế phát triển

Kiến thức cơ bản về doanh nghiệp và thị trường

Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế phát triển ở hầu hết các trường đại học, học viện đều chú trọng trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế, kinh tế phát triển, song song với cung cấp kiến thức cơ bản về doanh nghiệp và thị trường.

Những chương trình này đồng thời chú trọng trang bị các kỹ năng làm việc cần thiết như phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích kinh doanh, phân tích tài chính, kết hợp với kỹ năng làm việc khác như sử dụng các phần mềm máy tính phân tích dữ liệu thống kê, kỹ năng thuyết trình...

Bên cạnh đó, hầu hết các chương trình đều áp dụng chuẩn đầu ra đối với người học. Theo đó, cử nhân ngành Kinh tế phát triển thường được yêu cầu bắt buộc hoàn thành tích lũy đủ số lượng tín chỉ theo yêu cầu của chương trình [khoảng 130 tín chỉ] và có chứng chỉ tin học quốc tế [IC3-chứng chỉ tin học văn phòng do Microsoft cấp], chứng chỉ tiếng Anh quốc tế [IELTS tối thiểu 5.0 hoặc TOEIC tối thiểu 550 điểm].

Đặc biệt, chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế phát triển ở một vài trường đại học ở Việt Nam hiện nay như Học viện Chính sách và Phát triển [thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư] hoặc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội còn được thiết kế để trang bị kiến thức chuyên sâu về kinh tế phát triển và chú trọng đặc biệt vào việc trang bị kỹ năng làm việc đối với chuyên ngành này, trước hết là việc ứng dụng các phần mềm máy tính phân tích thống kê, phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế và quản lý [big data], Blockchain [chuỗi khối], khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững.

Kiến thức nền tảng kinh tế được trang bị bài bản, chuyên sâu về Kinh tế phát triển, kỹ năng làm việc được rèn luyện, kết hợp với khả năng tiếng Anh được yêu cầu cao của chương trình, sinh viên tốt nghiệp các chương trình như vậy thường được các nhà tuyển dụng đánh giá khá cao.

Nhiều cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế phát triển chính vì thế có kiến thức nền tảng tốt, có kỹ năng làm việc và khả năng thích ứng khá tốt với yêu cầu việc làm ở cả khu vực nhà nước và doanh nghiệp. Theo thông tin từ các trường đại học/học viện có đào tạo ngành Kinh tế phát triển, cử nhân ngành Kinh tế phát triển thường có cơ hội việc làm tại các đơn vị:

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước: phòng Kế hoạch, phòng kinh doanh, ban dự án, phòng nhân sự, phòng marketing,..

Các tổ chức tài chính; bộ phận tín dụng; bộ phận nguồn vốn, phát triển sản phẩm; bộ phận quản lý chất lượng, phân tích tài chính; bộ phận dịch vụ khách hàng; bộ phận truyền thông; Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội từ trung ương đến địa phương: các Sở ban ngành, các Vụ, Viện.

Các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ về phát triển: bộ phận điều phối chương trình, dự án phát triển; bộ phận nghiên cứu, xây dựng, triển khai các dự án phát triển của quốc tế ở Việt Nam; Tự khởi nghiệp, triển khai các ý tưởng khởi nghiệp như mong muốn.

Chỉ tiêu tuyển sinh và khả năng trúng tuyển

Năm 2019, chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến ngành Kinh tế phát triển của một số trường đại học, học viện dự kiến như sau:

STT Trường

Chỉ tiêu dự kiến 2019

Điểm trúng tuyển năm 2018

Tổ hợp xét tuyển

1 Trường Đại học Kinh tế quốc dân

210

22,3

A00; A01; D01; D07

2 Học viện Chính sách & Phát triển

120

18,5*

A00, A01, D01, C01

3 Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

60

18,5*

A00, A01, D01, D90

4

Trường ĐH Kinh tế - ĐH QGHN

180

21,7

D01, A00, A01, C04

[*] điểm ngành Kinh tế xét chung.

Để biết thêm chi tiết về học phí, chỉ tiêu và các vấn đề xoay quanh ngành Kinh tế phát triển, thí sinh cần truy cập vào website chính thức của trường mình yêu thích.

Theo Dân trí

TAGS: Ngành kinh tế phát triển cơ hội việc làm kinh tế phát triển chỉ tiêu tuyển sinh kinh tế phát triển

Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư

Để xã hội phát triển thì bất kỳ một quốc gia nào cũng cần phải tập trung vào việc phát triển nền kinh tế. Với mỗi quốc gia hiện nay thì luôn lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm trong việc phát triển cho đất nước và sự văn mình của mình. Tìm hiểu về kinh tế đầu tư là gì? Khi nghề viêc kinh tế đầu tư mọi người sẽ nghĩ đến việc làm gì đó về kinh tế và liên quan đến việc đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh nào đó để sinh ra lợi nhuận. Tuy nhiên, cùng tìm hiểu kinh tế đầu tư theo hướng ngành kinh tế. Kinh tế đầu tư là một lĩnh vực nhỏ của khối ngành kinh tế rộng lớn hiện nay. Và đây là một ngành được giảng dạy ở nhiều trường đại học khác nhau, các trường cao đẳng khác nhau trên toàn quốc về lĩnh vực nhỏ của kinh tế.

Kinh tế đầu tư là gì?

Kinh tế đầu tư là một ngành học mà giúp các bạn sinh viên theo học nó có những kiến thức và khả năng để tự bản thân có thể lập ra kế hoạch và phân tích để thị trường và các nguồn lực để lập ra được chiến lược đầu tư đúng đắn và chính xác nhất cho doanh nghiệp khi đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào đó. Với một tổ chức, hay doanh nghiệp thì việc phân tích và lập kế hoạch về đầu từ cho doanh nghiệp từ các nhà nghiên cứu về kinh tế đầu tư để chọn được hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp và sinh lợi từ việc đầu tư đó.

Khi bạn học về kinh tế đầu tư tại các trường đại học thì bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu để có những kỹ năng cần thiết cho chuyên môn nghề nghiệp của mình và từ đó có được hiệu quả tốt nhất cho việc đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức, hoặc thậm chí là sự đầu tư của chính bản thân bạn vào một vấn đề nào đó để đi đến được thành công bạn cần phải có kỹ năng phân tích để lựa chọn được cho mình một ngành nghề, một lĩnh vực đầu tư cụ thể để thành công với lĩnh vực đó.

Tố chất để bạn có thể trở thành một nhà kinh tế đầu tư và phù hợp để theo đuổi ngành kinh tế đầu tư như sau:

Thứ nhất, bạn cần đam mê với kinh doanh và các lĩnh vực khác nhau của kinh doanh để đủ niềm đam mê theo đuổi với ngành.

Thứ hai, bạn cần có một đức tính kiên trì, một khả năng nhẫn lại và khẳn năng chịu được áp lực của công việc để có thể theo đuổi với ngành.

Thứ ba, khả năng giao tiếp ở bất kỳ một lĩnh vực nào hay ngành nghề nào cũng cần thiết phải có, trong ngành kinh tế đầu tư này cũng không phải là một ngoại lệ. Cùng với đó là khả năng đàm phán và thuyết phục tốt để có thể thuyết phục đối tác của mình vào một lĩnh vực đầu tư nào đó. 

Thứ tư, bạn không thể thiếu sự tự tin của bản thân và sự năng động và sáng tạo của bản thân trong việc đầu tư và tìm hiểu về các lĩnh vực để có sự lựa chọn đầu tư chính xác.

Thứ năm, bạn cần có khả năng thu thập và xử lý thông tin tốt nhất cho mình, nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực bạn đầu tư thì bạn cần phải có những hiểu biết về lĩnh vực mà bản thân đầu tư để có được sự lựa chọn tốt nhất.

Thứ sáu, Bạn cần có kế hoạch chiến lược và định hướng để đầu tư chính xác và đầu tư bền vững.

Thứ bảy, luôn theo dõi sự biến đổi của nền kinh tế cùng với những thông tin có liên quan để có thể phát triển và đầu tư một cách tốt nhất cho lợi nhuận cao nhất với doanh nghiệp.

Thứ tám, bạn không thể thiếu được tính quyết đoán để có thể đưa ra quyết định cho những cơ hội đầu tư chỉ đến trong chớp mắt, bạn không nắm bắt thì sẽ bị đánh mất cơ hội.

Đó là các tốt chất để bạn có thể theo đuổi với ngành kinh tế đầu tư, nếu bạn có những tố chất trên hãy chọn cho mình ngay ngành kinh tế đầu tư để theo đuổi và trở thành sự nghiệp của mình.

Khi bạn theo học ngành kinh tế đầu tự bạn sẽ được đào tạo để có kỹ năng và chuyên môn cụ thể để đáp ứng được ngành nghề của mình sau khi tốt nghiệp. Điểm danh những môn học nằm trong chương trình đào tạo của ngành kinh tế đầu tư như sau:

+ Phần kiến thức đại cương: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Việt Nam, pháp luật đại cương, xã hội học đại cương, tiếng Anh, toán cao cấp, lý thuyết xác suất và thống kê toán, tin học đại cương, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng.

+ Những kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Kinh tế vĩ mô, tài chính – tiền tệ, nguyên lý thống kê, nguyên lý kế toán, marketing căn bản, kinh tế lượng, luật kinh tế, quản trị học, lịch sử các thuyết kinh tế, môi trường và con người, phương pháp nghiên cứu khoa học, địa lý kinh tế Việt Nam, toán kinh tế, kinh tế môi trường, kinh tế và chính sách phát triển vùng, kinh tế phát triển, kinh tế công cộng, kinh tế quốc tế, thống kê kinh tế, lập và phân tích dự án đầu tư, quản lý nhà nước về kinh tế, pháp luật về sở hữu trí tuệ, soạn thảo văn bản quản lý kinh tế, môi trường và phát triển bền vững, kế toán doanh nghiệp, kinh tế bảo hiểm, kinh tế học phúc lợi, kinh tế học quản lý, kinh tế đầu tư, đầu tư quốc tế, luật đầu tư, thị trường vốn đầu tư, quản lý dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, đấu thầu trong đầu tư, phân tích lợi ích và chi phí, thông kế đầu tư xây dựng cơ bản, phân tích chính sách phát triển, nghiên cứu và dự báo kinh tế, phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn, dự báo phát triển kinh tế xã hội, kinh tế y tế, quản lý đầu tư trong đầu tư.

Ngành kinh tế đầu tư là gì?

Với các môn học trên tùy thuộc vào từng trường đào tạo sẽ có các chương trình môn học bắt buộc và các môn tự chọn phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường.

2.2. Khối xét tuyển của ngành kinh tế đầu tư là khối nào?

Khi bạn thi vào ngành kinh tế đầu tư bạn sẽ có thể lựa chọn cho mình một trong số các khối thi sau:

+ A00 – toán học, hóa học, vật lý

+ A01 – toán học, vật lý, tiếng Anh

+ B00 – toán học, sinh học, hóa học

+ D01 – toán học, văn học, tiếng Anh

+ D10 – toán học, địa lý, tiếng Anh

Những năm gần đây điểm xét tuyển vào ngành kinh tế đầu tư liên tục tăng và thường có điểm xét tuyển giao động từ 16 điểm – 24 điểm. Tùy từng trường khác nhau mà điểm xét tuyển vào trường của các trường cung khác nhau và phù hợp với hồ sơ của sinh viên khi vào trường.

2.3. Bạn có thể học ngành kinh tế đầu tư ở đâu?

Nếu bạn đau băn khoăn về ngành kinh tế đầu tư có những trường nào đào tạo để bạn có thể lựa chọn theo học thì đây là câu trả lời cho bạn.

- Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam

- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

- Trường Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

- Trường Đại học Thương mại

- Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

- Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh

3. Triển vọng của ngành kinh tế đầu tư như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp ra trường bạn có thể lựa chọn một số vị trí công việc về ngành kinh tế đầu tư như sau:

+ Trở thành một chuyên viên phân tích đầu tư cho các doanh nghiệp. Bạn cần thu thập thông tin cần thiết để phân tích cho doanh nghiệp bạn làm việc nên đầu tư vào lĩnh vực nào và với tiềm năng của doanh nghiệp thì có thể đầu tư vào lĩnh vực nào.

+ Bạn có thể làm việc tại vị trí nhân viên tín dụng tại các ngân hàng trong cả nước.

+ Lựa chọn vị trí là nhân viên hoạch định cho việc quy hoạch của doanh nghiệp, lập kế hoạch phát triển đầu tư và lên các chiến lược phát triển kinh tế đầu tư cho doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương. Thông qua những kiến thức chuyên môn của mình bạn có thể sử dụng để đáp ứng những công việc trên.

+ Một lựa chọn không tồi đó là nhân viên thẩm định, bạn sẽ có chức năng xét duyệt với các dự án đầu tư. Xem xét các dự án xem dự án nào phù hợp để đầu tư thì duyệt và ngược lại.

Cơ hội việc làm ngành kinh tế đầu tư là gì?

+ Làm việc ở vị trí là nhân viên quản lý vốn và nguồn vốn trong các doanh nghiệp cũng là lựa chọn bạn nên nghĩ đến khi tốt nghiệp ngành kinh tế đầu tư.

+ Trở thành một chuyên viên quản lý đấu thầu và quản trị rủi ro cũng là một yếu tố rất cần để làm việc và phát triển bản thân từ chuyên ngành kinh tế đầu tư mà bạn theo học.

Với các vị trí công việc trên bạn có thể lựa chọn làm việc tại đâu? Gợi ý một số các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức bạn có thể làm việc sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế đầu tư như sau:

+ Làm việc trong bộ kế hoạch – đầu tư của nhà nước, làm việc trong các sở kế hoạch và đầu tư, làm việc tại các phòng kế hoạch và tài chính.

+ Bạn cũng có thể làm việc tại các ngân hàng khác nhau.

+ Làm việc tại các trung tâm xúc tiến về đầu tư

+ Làm việc tại các cơ quản nhà nước về quản lý dự án, hoặc làm việc tại các cơ quản quản lý kinh tế nhà nước.

+ Bạn cũng có thể làm việc tại các trường đại học với vai trò là các giảng viên đại học chuyên ngành kinh tế đầu tư.

Hãy lựa chọn cho mình một môi trường làm việc tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân để đạt được hiệu quả tốt nhất và tiến xa hơn trong công việc của mình.

Khi làm việc với các vị trí khác nhau bạn sẽ được hưởng các mức lương khác nhau. Thường thì với ngành kinh tế đầu tư khi ra trường bạn thường sẽ được trả với mức lương ở khoảng 7 triệu – 10 triệu đồng/tháng. Mức lương sẽ không dừng lại ở đó mà còn cao hơn khi bạn có năng lực làm việc và đạt được kết quả tốt trong công việc của mình.

Qua những chia sẻ về kinh tế đầu tư là gì? Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ có được cho mình những thông tin cần thiết về ngành kinh tế đầu tư. Tại sao bạn không chọn ngành học này cho mình?

Video liên quan

Chủ Đề