Mua trái phiếu f88 ở đâu

Công ty F88- chuỗi cho vay cầm cố tài sản hàng đầu Việt Nam, ra đời từ năm 2013, đã thu hút các nhà đầu tư đóng góp giá trị như Mekong Enterprise Fund III [2016] và Granite Oak [2018] để tăng vốn. Từ năm 2019, F88 đã phát hành thành công 200 tỷ đồng trái phiếu [tương đương với trên 8,5 triệu USD]...

Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tăng nguồn lực kinh doanh là điều bình thường của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhu cầu vốn cho dự án kinh doanh có tiềm năng cao, trả lãi cho trái chủ tốt. F88 chưa niêm yết, hoạt động trong lĩnh vực khá đặc thù, không thể phủ nhận tiềm năng tăng trưởng được đánh giá cao khi các quỹ đầu tư cũng đổ vốn vào đây, nhưng lại càng không phủ nhận công ty có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh của F88 gần đây có chiều hướng suy giảm do COVID-19.

Cụ thể, vốn chủ sở hữu của F88 tính đến cuối tháng 6/2020 là 360 tỷ đồng, tăng 43% so với hồi đầu năm nay. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu giảm từ 1,41 xuống 1,27. Đáng chú ý, lợi nhuận của Công ty sau 6 tháng chỉ đạt 2,76 tỷ đồng sau 6 tháng, giảm 83% so với cùng kỳ 2019, tương đương tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu [ROE] 0,8% - sụt giảm mạnh so với mức 6,6% trong năm 2019.

Có thể nói, dù F88 chưa bị đánh giá “kém chất lượng” khi họ chưa bị rơi vào vòng trả chậm, hoặc không trả lãi, gốc vốn trái phiếu, song rõ ràng doanh nghiệp này đang có phần “bơm thổi” niềm tin trái phiếu cho nhà đầu tư, dù sản phẩm đạt tiêu chuẩn công bố cao nhất [chưa niêm yết], hoạt động chỉ có lãi khiêm tốn, phát hành không có tài sản đảm bảo… Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn cần thận trọng trước mọi hiện tượng “bơm thổi” niềm tin, dù “đại diện” đó là ai.

Số tiền thu được công ty sẽ phục vụ cho hoạt động cho vay cầm cố, mở rộng hệ thống cửa hàng và trả lương, thưởng cho nhân viên.

Trái phiếu có kỳ hạn 12 tháng, không tài sản đảm bảo và lãi suất cố định 11,5%. Một quỹ đầu tư chứng khoán trong nước đã chi 74,6 tỷ đồng để mua trái phiếu này, còn lại đến từ nhà đầu tư cá nhân.

Đây là lần thứ bảy trong năm nay F88 huy động vốn qua kênh trái phiếu. Tổng giá trị phát hành đã đạt 800 tỷ đồng. Một số đợt phát hành có lãi suất cố định lên đến 12,5% một năm.

Trong báo cáo xếp hạng tín nhiệm công bố chiều 12/10, FiinRatings đánh giá F88 ở mức "ổn định" khi doanh nghiệp này liên tục hoàn thành kế hoạch kinh doanh đặt ra trong nhiều năm và đang có tầm nhìn dài hạn trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân bên cạnh cho vay cầm đồ trong 5 năm tới.

Tính đến cuối tháng 6, đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu là 3,5 lần. Công ty đang có kế hoạch huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư chiến lược vào đầu năm sau nên tỷ lệ đòn bẩy tài chính có thể được duy trì dưới mức 4 lần trong trung hạn.

Tổng các khoản cho vay dưới chuẩn [quá hạn 90 ngày] xấp xỉ 1% tổng dư nợ cho vay vào cuối tháng 7 và chi phí trích lập dự phòng sử dụng để xóa sổ các khoản nợ xấu khoảng 8-9% một năm trên tổng dư nợ, thấp hơn so với mức 20-25% của các công ty cho vay tiêu dùng khác.

Trong lần công bố kết quả kinh doanh gần nhất, ban lãnh đạo F88 cho biết lợi nhuận sau thuế năm 2019 là 16,6 tỷ đồng và năm 2020 là 44,8 tỷ đồng. FiinRatings dự báo tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu [ROE] năm nay của công ty này khoảng 18%, tăng 5 điểm phần trăm so với năm tài chính 2020.

Phương Đông

    Đang tải...

  • {{title}}

Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 [chủ chuỗi cầm đồ F88] hiện đang phát hành trái phiếu trị giá 400 tỷ đồng với lãi suất từ 11,5-12%/năm.

Trong đó, F88 sẽ phát hành 100 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 12 tháng có lãi suất 11,5%/năm và 300 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 18 tháng có lãi suất 12%/năm.

Cuối tháng 6/2021, F88 đã phát hành thành công 100 tỷ đồng trái phiếu. Đây là lần thứ 7 trong năm 2021, doanh nghiệp này huy động thành công qua kênh trái phiếu riêng lẻ, nâng tổng giá trị huy động lên mức 700 tỷ đồng.

Được biết, tất cả các đợt phát hành tại F88 đều là các trái phiếu không chuyển đổi và không có tài sản đảm bảo, lãi suất neo ở mức 12%-13%/năm.

Về tình hình kinh doanh, năm 2020, F88 lãi sau thuế chỉ đạt 44,8 tỷ đồng. Trước đó, năm 2019, doanh nghiệp này báo lãi sau thuế đạt 16,6 tỷ đồng, chỉ hoàn thành với 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019 đã đề ra.

Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 [chủ chuỗi cầm đồ F88]

Đáng nói, dù tăng trưởng lợi nhuận, nhưng F88 lại gặp vấn đề về dòng tiền, khi dòng tiền kinh doanh âm nhiều năm liên tiếp. Cụ thể, năm 2016 âm 41 tỷ đồng, sang năm 2017 âm 91 tỷ đồng, năm 2018 âm 52 tỷ đồng và năm 2019 âm tới 265 tỷ đồng

Việc dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp biểu thị cho việc hoạt động kinh doanh có thu được tiền về không. Nếu dòng tiền âm có nghĩa rằng công ty chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ không thu được tiền về. Vì vậy để bù đắp, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn, hoặc giảm chi đầu tư, thanh lý tài sản, hoặc tăng cường đi vay.

Vốn chủ sở hữu của F88 đến cuối năm 2020 là 434 tỷ đồng, trong đó riêng dư nợ trái phiếu gấp gần 2 lần vốn chủ. Về hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của F88, năm 2020, chỉ số này đã tăng lên 2,31 lần từ mức 1,41 lần năm 2019, chủ yếu do tăng dư nợ trái phiếu.

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là hai nguồn vốn cơ bản để tài trợ vốn cho hoạt động của một doanh nghiệp. Về nguyên tắc, hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên họ có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.

Được biết, Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 được thành lập năm 2016, do ông Phùng Anh Tuấn làm Tổng Giám đốc. Doanh nghiệp này là đơn vị vận hành chuỗi cầm đồ F88, cho vay thế chấp đa dạng các loại tài sản như cầm đồ ôtô, xe máy, điện thoại, laptop...

Trong giai đoàn từ 2016-2020, doanh nghiệp đã tăng dần quy mô vốn điều lệ từ 54,5 tỷ đồng lên 407 tỷ đồng [tính đến tháng 7/2020].

Ông Phùng Anh Tuấn - Tổng Giám đốc F88

Chiếu theo danh sách doanh nghiệp phát hành trái phiếu tháng 6 tháng đầu năm 2021, nhiều đơn vị không tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán, không xếp hạng, trong khi bức tranh tài chính không mấy khả quan, vẫn phát hành thành công, trong đó có F88.

Ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng [Bộ Tài chính] mới đây đã lưu ý về việc cùng với xu hướng dịch chuyển vốn huy động từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu, trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn những rủi ro tiềm ẩn cho bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tư và thị trường.

Cụ thể, về phía doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp, việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ.

Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp phát hành khối lượng lớn trái phiếu, lãi suất cao, nhưng sử dụng vốn không hiệu quả hoặc tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hoặc lĩnh vực hoạt động gặp khó khăn, dẫn đến việc không hoàn trả được gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư sẽ gây bất ổn cho thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Trên cơ sở đó, đối với các doanh nghiệp phát hành, việc phát hành trái phiếu phải gắn với dòng tiền và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng trả các khoản nợ đến hạn, trong đó có trả nợ lãi, gốc trái phiếu.

Ngoài ra, khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, công bố công khai thông tin cho nhà đầu tư về tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, điều kiện, điều khoản của trái phiếu, các cam kết kèm theo, sử dụng vốn đúng mục đích nêu trong phương án phát hành.

Về phía nhà đầu tư mua trái phiếu, pháp luật đã quy định nhà đầu tư tự đánh giá rủi ro và tự chịu trách nhiệm về việc mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Theo đó, pháp luật quy định chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là đối tượng được mua và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để bảo vệ các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, không có kinh nghiệm, khả năng phân tích, đánh giá các rủi ro khi mua.

“Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần hết sức lưu ý là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao, do đó phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu”, Vụ phó Vụ Tài chính ngân hàng khuyến nghị.

Mặt khác, nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu, các tổ chức môi giới cung cấp đầy đủ các thông tin gồm trái phiếu do doanh nghiệp nào phát hành, mục đích phát hành, có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo, kỳ hạn phát hành và phương thức trả nợ gốc, lãi và đặc biệt là tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Cùng với đó, nhà đầu tư đặc biệt lưu ý không mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu...

Video liên quan

Chủ Đề