Bao lâu thì uống sủi c sau khi uống thuốc

Cập nhật: 18:05 - 27/03/2020 | Lần xem: 64136

Vitamin C cần thiết cho hệ miễn dịch hoạt động, là chất chống oxy hoá mạnh, đóng vai trò bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công từ các vi-rút hay vi khuẩn. Việc bổ sung vitamin C cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng liều lượng cao, trong quá trình lâu dài, có thể gây ra những vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Cơ thể sẽ hấp thụ vitamin C từ các sản phẩm, thực phẩm bên ngoài. Ngoài việc bổ sung vitamin C, mọi người nên bổ sung thêm những chất dinh dưỡng khác để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tầm quan trọng và tác dụng tăng cường sức đề kháng của vitamin C

Vitamin C hỗ trợ sản xuất protein quan trọng của hệ miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh, Nó còn chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào miễn dịch chống tác hại của các gốc tự do trong quá trình gây bệnh. Do đó, vitamin C có tác dụng làm mạnh hệ miễn dịch, từ đó tăng cường sức để kháng cho cơ thể

Sử dụng loại vitamin C nào sẽ tốt hơn cho cơ thể?

Vitamin C tổng hợp thì thiếu những vi khoáng chất hỗ trợ cho việc hấp thu. Vitamin C tự nhiên trong rau quả tươi, hiện diện đồng thời cùng các vitamin, enzyme và các vi khoáng chất khác. Các chất này sẽ giúp cơ thể nhận biết, hấp thu và chuyển hóa vitamin C với lượng phù hợp nhu cầu cơ thể nên hiệu quả hơn.

Hơn nữa, khi ăn rau quả thì chúng ta sẽ ăn rải đều trong ngày do đó lượng vitamin C hấp thu cũng được rải đều nên cơ thể được bổ sung đầy đủ hơn.Việc sử dụng lượng vitamin C tổng hợp liều cao khiến cơ thể không hấp thu hết. Do đó nó sẽ tổn tại trong ruột và gây rối loạn tiêu hóa [đau bụng, tiêu chảy].

Ảnh: Vitamin C có trong rau quả tự nhiên [nguồn internet]

Vitamin C tổng hợp nên được sử dụng ra sao để đảm bảo an toàn và hiệu quả?

Vitamin C tan trong nước nên khi dùng hàm lượng cao một lần cơ thể hấp thu không hết nên sẽ thải qua nước tiểu. Do đó, việc sử dụng vitamin C hàm lượng cao sẽ không hiệu quả bằng việc dùng hàm lượng nhỏ và bổ sung nhiều lần trong ngày.

Hiện nay thì trường có rất nhiều loại vitamin C: 100mg, 500mg, 1000mg. Tuy nhiên, nhu cầu vitamin C của cơ thể thì rất ít:  ngưởi trưởng thành cần 70mg-100mg/ngày; trẻ em thì cần thấp hơn người trưởng thành. Để tăng cường sức để kháng, có thể bổ sung thêm 100mg – 200mg/lần và bổ sung 2 lần/ngày [sáng và trưa]

Khi cơ thể chúng ta thiếu sức để kháng thì có thể không chỉ thiếu vitamin C mà còn thiếu nhiều chất khác, do đó nên chọn sản phẩm có nhiều loại vitamin [multivitamin] bao gồm vitamin C và các yếu tố vi lượng khác như sắt, kẽm… Như vậy sẽ phù hợp hơn cho các trường hợp ăn uống không đầy đủ dưỡng chất

Không uống vitamin C liều cao 1000mg/ ngày vì cơ thế không cần bổ sung đến mức này.  Với liều lượng này, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ trong điều trị một số bệnh lý cần chất chống oxy hóa. Việc dùng vitamin C liều cao, cơ thế hấp thụ không hết sẽ thải qua nước tiểu, sau đó chuyển hóa thành axit oxalic tạo ra oxalat gây sỏi thận.

Ảnh: bổ sung vitamin tổng hợp nên theo chỉ định của bác sỹ [nguồn internet]

Vitamin C tự nhiên nên sử dụng như thế nào?

Trong tự nhiên, vitamin C có trong nhiều các loại trái cây như cam, quýt, dâu tây, đu đủ chín, kiwi, táo, ổi, ớt, bông cải xanh… Trái chín cây sẽ nhiều vitamin C hơn trái bị chín ép. Ở các loại rau xanh, vitamin C có nhiều trong lá hơn thân.

Vitamin C là chất tan trong nước nên rất dễ mất trong quá trình chế biến và bảo quản. Do đó nên bảo quản rau, trái cây trong bao nylon có đục lỗ và để vào ngăn mát tủ lạnh. Không nên trữ quá lâu. Trong khi nấu ăn thì nên nấu nhanh vì vitamin C cũng dẽ bị hủy ở nhiệt độ cao

Những biện pháp nào giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể?

Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cần nhận đủ năng lượng và đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là đủ chất đạm. Ngoài vitamin C, cần bổ sung:

  • Các loại vitamin khác A, E, D, sắt kẽm, do đó nên phải ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn đa dạng thực phẩm và phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của độ tuổi, đảm bảo đủ chất đạm và năng lượng.
  • Uống đủ nước cho cơ thể 2-2,5 lít và tùy thời tiết cũng như hoạt động thể lực của cơ thể
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh tích cực: hạn chế rượu bia và thuốc lá; tăng cường các hoạt động thể lực phù hợp với thể trạng từng người [có thể vận động khoảng 30 phút/ngày và từ 5 ngày -7 ngày/tuần].
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi thư giãn và tránh căng thẳng quá mức.

Ảnh minh họa [nguồn internet]

TS.BS Trần Thị Minh Hạnh - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bổ sung vitamin C đúng cách

Giữa tâm điểm dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona, nhiều người bày nhau cách sử dụng vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Chia sẻ về nội dung này, BS Lại Thanh Hà cho biết, vitamin C đã được chứng minh tăng sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn có đặc tính ô-xy hóa, giúp bảo vệ tế bào tránh được các gốc tự do trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu vitamin C, dễ bị nhiễm trùng, lâu lành vết thương ngoài da. Vitamin C thường thiếu ở người nhiễm trùng kéo dài, nằm viện kéo dài, chế độ ăn không có rau xanh.

“Vitamin C tham gia vào tất cả các phản ứng trao đổi chất của cơ thể. Con người không thể tổng hợp loại vitamin này. Vì vậy, chúng ta phải bổ sung vitamin C từ nguồn thức ăn đưa vào. Vitamin C có nhiều nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi”, BS Hà nói.

Loại vitamin này được kê uống trong trường hợp cơ thể có nhiễm trùng, bệnh ung thư, bệnh dị ứng, trường hợp ngộ độc, nghiện thuốc lá, nghiện rượu. Liều lượng dùng vitamin C được khuyến cáo 0,2 - 0,5 g/ngày, không nên uống quá một gram/ngày.

Theo BS Hà, việc người dân đổ xô đi mua vitamin C về tự bổ sung để phòng chống dịch nCoV sẽ rất nguy hiểm. Bình thường, chế độ ăn hằng ngày có rau xanh và hoa quả cũng có thể đủ bổ sung vitamin C. Do đó, khi sử dụng vitamin C bác sĩ sẽ cân đối lại chế độ ăn để sử dụng thuốc đúng liều lượng. BS Hà cho biết, nếu người dân sử dụng viên C sủi thì chỉ cần ngày uống một viên hoặc uống một cốc nước cam vắt sẽ đủ nhu cầu. Nếu sử dụng viên C dạng nén thì phải uống nhiều nước để có hòa tan viên C.

Về việc sử dụng vitamin C sẽ giúp phòng ngừa thế nào với nCoV, BS Hà cho hay, việc dùng vitamin C đã được chứng minh tăng sức đề kháng cho cơ thể có bệnh nhiễm trùng để nâng cao thể trạng. Tuy nhiên, việc có lây nhiễm bệnh hay không sẽ phụ thuộc vào chủng virus và đề kháng của cơ thể. Không phải dùng vitamin C sẽ không bị nhiễm bệnh. “Vitamin C không phải là yếu tố 100% có thể phòng ngừa được bệnh. Phòng tránh bệnh cần lưu ý tránh phơi nhiễm với mầm bệnh: đeo khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc nơi đông người, ăn đồ chín. Khi ho, sốt, khó thở nên đi khám”, BS Hà khuyến cáo.

Cần lưu ý khi thời tiết lạnh, ẩm

Sau Tết nguyên đán, số người đến khám vì các bệnh lý hô hấp tại Bệnh viện Thanh Nhàn tăng cao so với mọi khi. Trung bình có khoảng hơn 100 bệnh nhân đến khám vì triệu chứng ho, sốt tới khám vì lo ngại dịch viêm đường hô hấp nCoV. Tuy nhiên, kết quả khám bệnh của các ca này đều chủ yếu sốt do virus cúm A, B.

Theo BS Hà, người dân không nên quá lo lắng khi thấy ho nhẹ thì không nên tới bệnh viện vì có thể sẽ mang thêm mầm bệnh về. Khi nào có triệu chứng ho khan, thở khó thì nên tới viện để được tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh. Khi niêm mạc miệng khô thì dễ bị virus xâm nhập nên mọi người cần giữ ấm và súc miệng sát khuẩn để loại trừ virus gây bệnh.

Bệnh viện Thanh Nhàn đã chủ động chuẩn bị khu khám cách ly để tiếp nhận những bệnh nhân là người dân từ Trung Quốc trở về xét nghiệm sàng lọc bệnh do virus corona. Ngoài việc bố trí riêng đơn nguyên T1 để khám, sàng lọc người bệnh có biểu hiện viêm đường hô hấp, bệnh viện cũng đã thành lập tổ cơ động, phân công sáu bác sĩ liên tục luân phiên ngồi tại khu vực khám cách ly để trực đón tiếp, sàng lọc bệnh nhân, sẵn sàng có mặt khi được huy động để xử lý các tình huống khi có dịch bệnh xảy ra.

BS Hà cũng cho hay, hiện nay trên mạng xã hội bán rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo giúp ngăn ngừa, chống lại virus corona. Tuy nhiên, virus corona là một chủng virus mới vẫn đang nghiên cứu khó có thể khẳng định thực phẩm chức năng có thể ngăn ngừa bệnh.

“Tới nay chưa có thuốc và vaccine ngừa virus corona. Người dân lưu ý không nên nghe theo những lời quảng cáo sử dụng các sản phẩm chưa được chứng minh tác dụng dẫn tới tiền mất tật mang. Lưu ý khi bổ sung vi chất cần phải có sự tư vấn của bác sĩ”, BS Hà nói.

Trong tuần này và tuần sau, thời tiết lạnh, ẩm, mưa phùn, nhiệt độ thấp sẽ là điều kiện giúp virus sống lâu hơn. BS Hà khuyến cáo mọi người nên tránh tụ tập đông người để hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ nhiễm virus. Khi thời tiết lạnh khô, virus sẽ sống ở ngoài môi trường lâu hơn. Ở nhiệt độ 22-25 độ, virus có thể sống được năm ngày ở môi trường bên ngoài. Khi nhiệt độ vượt 25 độ, virus sẽ suy yếu đi nhưng không đồng nghĩa là virus sẽ không có nguy cơ gây bệnh.

“Nhiều người cho rằng, khi nhiệt độ hơn 25 độ C, virus không có nguy cơ gây bệnh là hiểu chưa đúng, dẫn tới chủ quan. Vì virus khi vào cơ thể con người là 37 độ vẫn tồn tại và nhân lên trong cơ thể con người. Con người phải có đủ thời gian để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể. Trong thời gian đó bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng. Vì vậy, dù nhiệt độ có vượt qua 25 độ, mọi người vẫn không chủ quan mà phải thực hiện tất cả các bước khuyến cáo của Bộ Y tế”, BS Hà nói.

Diệu Thúy [Theo Báo Ninh Bình]

Video liên quan

Chủ Đề