Xét nghiệm pcr chỉ số bao nhiêu là âm tính

Hiểu đúng về số CT cao hay thấp khi test PCR

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khối Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 [TP HCM], trả lời thắc mắc của bạn đọc Báo Người Lao Động.

  • Mang thai 14 tuần, chỉ số CT-23 có sao không?

  • F0 nhẹ, cách ly 14 ngày sau xuất viện chỉ số CT vẫn 22,5, có phải tái nhiễm?

  • Chỉ số CT rất thấp nhưng ho, sốt nhẹ 2 ngày rồi hết có còn nguy cơ trở nặng?

  • Test nhanh thấy vạch T hiện mờ rồi biến mất, có dương tính không?

Bạn đọc hỏi: Tôi test PCR, kết quả test ghi chỉ số CT23, vậy là thế nào?

CT là chu kỳ tìm virus. Có thể hiểu nôm na là khi làm PCR để "bắt" con SARS-CoV-2, nếu virus trong người đó nhiều quá, chỉ cần làm vài chu kỳ là tìm được rồi, thì chỉ số CT [số chu kỳ] sẽ thấp; ngược lại, nếu tìm hoài qua nhiều chu kỳ mới thấy thì CT cao, đồng nghĩa trong cơ thể người đó ít virus. Chỉ số CT sẽ giúp bác sĩ đánh giá được người đó có thể đang ở giai đoạn nào của bệnh, khả năng lây bệnh cho người khác cao hay thấp.

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Trạm y tế phường 12, quận 11, TP HCM [ảnh minh họa]. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Với các chủng trước, chỉ số CT còn giúp đánh giá khả năng người đó sẽ phát triển bệnh nặng hay nhẹ, tuy nhiên với chủng Delta thì sau một thời gian theo dõi, người ta nhận thấy chỉ số CT không phản ánh việc bệnh nặng hay nhẹ nữa. Vì vậy, nếu như bạn là người trẻ, khỏe, đã tiêm đủ vắc-xin và là ca không triệu chứng hoặc chỉ có những triệu chứng thông thường thì CT cao hay thấp không quan trọng.

CT 23 cũng là mức trung bình, có thể bạn đang trong giai đoạn giữa của căn bệnh, cần cách ly nghiêm túc để đừng lây cho người khác. Chừng nào CT>30 thì khả năng lây sẽ giảm thấp, CT>33 thì hầu như khó lây.

Bạn đọc hỏi: F0 không có triệu chứng 34 ngày test nhanh âm tính thì cần bao lâu để sinh hoạt bình thường?

Ngay lúc này bạn đã có thể đi làm, sinh hoạt lại bình thường rồi. Thường là với thời gian đó bạn đã âm tính từ lâu nhưng vì không test nên không biết.

Anh Thư ghi

Pháp luật | Bạn đọc quan tâm

Thứ Sáu, 04 /03/2022 11:05

Tại các cơ sở y tế, việc định lượng virus được thực hiện bằng xét nghiệm RT-PCR. Xét nghiệm này có chi phí khá cao, nên không nhất thiết bắt buộc tất cả các trường hợp bị nhiễm phải làm, nhất là trong tình hình hiện nay số người bị nhiễm đang gia tăng.

Hiện nay, dịch Covid-19 chuyển sang một giai đoạn khác, lây lan khá nhanh và phần lớn người nhiễm ở thể nhẹ hoặc các triệu chứng tương tự như bị cúm mùa bao gồm: Ho, sốt nhẹ, rát họng, mệt mỏi… Thực tế này khiến người dân đang phải tốn rất nhiều tiền để mua các que test nhanh để xem mình có thành F0 hay chưa. Test nhanh lên 2 vạch là người thử đã bị nhiễm SARS-CoV-2 và cần phải cách ly theo dõi tại nhà nếu không có các triệu chứng trở nặng khác.

Còn tại các cơ sở y tế, việc định lượng virus được thực hiện bằng xét nghiệm RT-PCR. Tuy nhiên, người dân nên nắm được một số nguyên lý cơ bản của xét nghiệm này. Xét nghiệm RT-PCR có chi phí khá cao, nên không nhất thiết bắt buộc tất cả các trường hợp bị nhiễm phải làm, nhất là trong tình hình hiện nay số người bị nhiễm đang gia tăng.

Xét nghiệm RT-PCR để định lượng SARS-CoV-2 là một kỹ thuật sinh học phân tử cho phép đọc được tín hiệu trong mẫu [nếu có] theo thời gian thực [realtime]. Nghĩa là, nếu trong mẫu có chất liệu di truyền của tác nhân cần tìm, thì sau một số chu kỳ khuếch đại nhất định, tín hiệu trong mẫu sẽ vượt tín hiệu nền và được thiết bị ghi nhận.

Xét nghiệm PCR [Polymerase Chain Reaction] được sử dụng để phát hiện sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể của những người nghi nhiễm. Xét nghiệm PCR sử dụng dịch phết hầu họng của người nghi nhiễm để phân tích và tìm kiếm đoạn gen đặc trưng của virus Corona. Độ chính xác của xét nghiệm RT-PCR cũng phụ thuộc vào người thực hiện xét nghiệm, thiết bị, hóa chất test kit và khâu quản lý chất lượng. Để thực hiện được xét nghiệm này, thì chi phí đầu tư khá cao bởi yêu cầu từ các thiết bị và các loại hóa chất được sử dụng.

Xét nghiệm RT-PCR không chỉ cho kết quả dương tính hay âm tính, mà còn cho biết tải lượng virus, chỉ số CT càng thấp nghĩa là tải lượng virus SARS-CoV-2 càng cao. Ngược lại, chỉ số CT càng cao, tải lượng virus SARS-CoV-2 càng thấp và đến một mức thấp nào đó sẽ không còn khả năng lây nhiễm.

Theo một số nghiên cứu tin cậy giá trị CT >33 không có khả năng lây bệnh, ngoài ra các trường hợp dương tính CT ≥30 khả năng lây nhiễm thấp, có thể theo dõi điều trị tại nhà. Do đó, chỉ số giá trị CT đóng vai trò quan trọng quyết định người bệnh có được về nhà điều trị hay tiếp tục phải ở lại khu cách ly để tránh nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những trường hợp F0 có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính sau 10 ngày điều trị sẽ được về cách ly tại nhà. Trường hợp người bệnh dương tính nhưng có tải lượng virus thấp [giá trị CT >30] cũng có thể theo dõi, điều trị tại nhà, vì khả năng lây nhiễm ở nhóm này rất thấp.

CT được gọi là giá trị chu kỳ ngưỡng, là chu kỳ nhiệt mà ở tại một thời điểm thiết bị RT-PCR bắt đầu ghi nhận được tín hiệu huỳnh quang phát ra từ phản ứng PCR vượt qua cường độ huỳnh quang nền, hay nói một cách dễ hiểu là số chu kỳ máy phải chạy để phát hiện được tín hiệu huỳnh quang từ mẫu bệnh phẩm. Do đó, chỉ số CT tỷ lệ nghịch với nồng độ virus, bởi mẫu càng nhiều virus thì tín hiệu huỳnh quang sẽ xuất hiện sớm ở những chu kỳ đầu tiên [CT nhỏ]. Ngược lại, mẫu càng ít virus, thì tín hiệu huỳnh quang sẽ xuất hiện muộn ở những chu kỳ lớn [CT lớn].

CT trên 30 thể hiện máy RT-PCR phải chạy nhiều hơn 30 chu kỳ mới phát hiện được tín hiệu huỳnh quang. Ở ngưỡng này thì nồng độ virus thấp, nên nguy cơ lây nhiễm không đáng kể. Chính vì thế, bệnh nhân vẫn có thể được xuất viện và tiếp tục theo dõi tại nhà. Theo một số nghiên cứu mới nhất, thì CT >33 thì khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2 gần như là không có.

Một đặc điểm nữa, đó là với CT >30, thì các kit xét nghiệm khác nhau có thể cho kết quả không đồng nhất [âm tính giả hoặc dương không rõ ràng], do lúc này tải lượng virus thấp nên giá trị CT thay đổi phụ thuộc hóa chất và máy móc xét nghiệm…

Cần lưu ý, đối với người bệnh xuất viện thuộc trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR nhiều lần có CT

ThS.Lê Quốc Thịnh

Video liên quan

Chủ Đề