Mu bàn tay ở đâu

Bàn tay của con người là một cấu trúc phức tạp và tinh tế, gồm 27 xương. Các cơ và khớp ở bàn tay cho phép chúng ta thực hiện các chuyển động một cách linh hoạt và chính xác, nhưng chúng cũng rất dễ bị chấn thương. Cùng tìm hiểu về các tổn thương, bệnh lý thường gặp khiến bạn có thể bị đau nhức mu bàn tay và đau nhức đầu ngón tay qua bài viết sau.

Viêm khớp [tình trạng viêm của một hoặc nhiều khớp] là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức mu bàn tay. Viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng đặc biệt phổ biến ở bàn tay và cổ tay. Trong số các loại viêm khớp thì viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp là phổ biến nhất.

Viêm xương khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi. Theo năm tháng, các khớp ở bàn tay bị hao mòn nhiều. Sụn ​​khớp là một mô trơn bao bọc đầu xương, giúp các khớp vận động trơn tru. Khi sụn khớp giảm dần, các triệu chứng đau đớn sẽ bắt đầu xuất hiện.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể. Nó làm cho các khớp bị viêm, dẫn đến cứng khớp và đau nhức mu bàn tay. Loại viêm khớp này ảnh hưởng đến các khớp giống nhau ở cả hai bên cơ thể của bạn.

Viêm khớp là nguyên nhân phổ biến gây ra đau nhức mu bàn tay

2. Hội chứng ống cổ tay

Ống cổ tay là khoảng trống ở giữa các xương cổ tay và dây chằng bao quanh các gân gấp của bàn tay. Nó chứa dây thần kinh giữa [dây thần kinh chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay] và các gân chịu trách nhiệm di chuyển các ngón tay.

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép khi không gian trong ống cổ tay bị thu hẹp lại. Sự thu hẹp này có thể do sự dày lên của các gân bị kích thích, tình trạng viêm nhiễm hoặc bất cứ thứ gì có thể gây sưng tấy ở khu vực này.

Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm bỏng rát, ngứa ran hoặc tê thường xuyên ở lòng bàn tay và các ngón tay. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức mu bàn tay và đau nhức đầu ngón tay, đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.

Phun thuốc diệt muỗi tại nhà và các lưu ý cần biết

Phun thuốc diệt muỗi được nhiều người đánh giá cao là một biện pháp hữu hiệu để phòng tránh dịch bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt là vào mùa mưa thì muỗi sinh sôi phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, khi thực hiện phun thuốc muỗi tại nhà có cần…

3. Bệnh gout

Bệnh gout, là một dạng viêm khớp phức tạp, gây ra tình trạng vô cùng đau đớn cho người bệnh. Những người bị bệnh gout bị đau đột ngột và dữ dội ở các khớp của họ. Bệnh gout thường ảnh hưởng đến khớp ở bàn tay, cổ tay, bàn chân, ngón chân cái và đầu gối.

Nếu bạn bị bệnh gout ở bàn tay hoặc cổ tay, bạn sẽ bị đau, rát, đỏ và đau nhức mu bàn tay dữ dội. Bệnh gout thường làm người bệnh tỉnh giấc vào ban đêm do các cơn đau này.

4. Chấn thương bàn tay

Chấn thương bàn tay là nguyên nhân rất phổ biến khiến bạn bị đau nhức mu bàn tay và đau nhức ngón tay. Cấu trúc phức tạp của bàn tay rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Hơn nữa, bàn tay cũng là bộ phận thường xuyên gặp nguy hiểm. Chấn thương bàn tay thường gặp khi chơi thể thao hoặc do té ngã.

Có 27 xương nhỏ ở mỗi bàn tay và chúng có thể bị gãy do nhiều tác động khác nhau. Gãy xương ở bàn tay có thể khó lành nếu không được điều trị đúng cách. Vết gãy xương kém lành có thể thay đổi vĩnh viễn cấu trúc và sự khéo léo của bàn tay. Ngoài ra, các cơ trên bàn tay có thể bị bong gân hoặc căng và góp phần khiến bạn bị đau nhức mu bàn tay.

5. Viêm bao gân De Quervain

Viêm bao gân De Quervain là tình trạng đau nhức ảnh hưởng đến các gân xung quanh ngón tay cái. Hai gân quanh gốc ngón tay cái bị sưng khiến vùng xung quanh gân bị viêm. Tình trạng viêm này gây áp lực lên các dây thần kinh lân cận, gây tê và đau nhức ngón tay cái.

Các triệu chứng khác của bệnh viêm bao gân de Quervain bao gồm đau xung quanh cổ tay gần ngón cái, sưng gần gốc ngón tay cái,…

Viêm bao gân De Quervain khiến bạn bị đau nhức ngón tay cái

6. Lupus

Lupus là một bệnh tự miễn dịch, nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh và làm tổn thương các mô khỏe mạnh. Đau nhức mu bàn tay và cứng khớp thường là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lupus.

Khi bệnh lupus bùng phát, người bệnh sẽ có hiện tượng viêm khắp cơ thể. Tình trạng viêm này khiến lớp màng mỏng xung quanh khớp dày lên, dẫn đến đau và sưng ở bàn tay, cổ tay và bàn chân.

Để khắc phục tình trạng đau nhức mu bàn tay và đau nhức đầu ngón tay, bạn có thể sử dụng phương pháp chườm nóng [giúp thả lỏng cơ và khớp xương] và chườm lạnh [giúp giảm sưng]. Ngoài ra, uống thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn cũng sẽ giúp bạn đối phó với cơn đau tạm thời. Bạn có thể chọn mua các loại thuốc giảm đau thương hiệu Hapacol để có hiệu quả cao hơn. Bạn cũng có thể dùng nẹp để ổn định khớp và tránh bị thêm chấn thương thêm.

Nguồn tham khảo:

//www.healthline.com/health/hand-pain#get-relief

Đầu tiên, hãy "kiểm tra" xem mu bàn tay của mình thuộc trường hợp nào nhé!

1. Mu bàn tay gầy, gồ ghề, xương nhô ra

- Bạn là người khá kiên nhẫn, chăm chỉ, cần cù.

- Hành động theo lý trí.

- Khá khiêm tốn, được mọi người nể trọng.

- Có đầu óc phân tích, thích tìm tòi những điều mới mẻ.

Nghề nghiệp phù hợp: Triết gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo viên, kỹ sư, làm việc trong lĩnh vực hoá học, công nghệ sinh học, y học...

2. Mu bàn tay phẳng, mập mạp

- Nhạy cảm, dễ bị cảm xúc chi phối.

- Tỉ mỉ, cẩn thận trong mọi việc.

- Đảm đang, làm tốt các công việc gia đình và chăm sóc người khác.

- Khả năng làm việc nhóm rất tốt.

- Luôn coi trọng các mối quan hệ.

Nghề nghiệp phù hợp: kế toán, kiểm toán, y tá, thầy thuốc, đầu bếp, liên quan đến văn học, nghệ thuật, các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, những việc liên quan đến cảm xúc...

Cấu tạo bàn tay con người gồm bốn ngón tay ngoài cùng của bàn tay [không kể ngón cái] có thể nắm lại để bắt hoặc cầm lấy vật thể. Tên gọi của 5 ngón tay để phân biệt với các ngón khác

  • Ngón cái là ngón đầu tiên tính từ trái sang phải của bàn tay phải mà đang đặt úp lại hoặc từ phải sang trái của bàn tay trái mà đang đặt úp lại.

  • Ngón trỏ là ngón gần ngón cái nhất.

  • Ngón giữa là ngón tiếp theo sau ngón trỏ.

  • Ngón áp út là ngón tiếp theo sau ngón tay giữa.

  • Ngón út là ngón cuối cùng và cũng là ngón nhỏ nhất trong năm ngón tay.

Trong các ngón tay, ngón tay cái có thể dễ dàng xoay 90°. Trong khi đó, các ngón còn lại chỉ có thể xoay 45°. Một điều đáng tin cậy rằng để phân biệt tay thật và tay giả thì có thể xem xét đến tính linh hoạt của ngón cái. Đối với tay thật thì ngón cái có thể dễ dàng xoay chuyển và đối diện được với các ngón còn lại.

Hai bàn tay người có 27 cái xương: khối xương cổ tay có 8 xương; các xương bàn tay hoặc lòng bàn tay có 5 xương; 14 cái xương còn lại thuộc về các ngón tay [kể cả ngón cái]. 

Các xương cổ tay [carpal bones] Có 8 xương cổ tay xếp thành một khối gồm hai hàng: Hàng trên có bốn xương, kể từ ngoài vào trong là: xương thuyền [scaphoid], xương nguyệt [lunate], xương tháp [triquetrum] và xương đậu [pisiform]; Hàng dưới cũng có 4 xương, kể từ ngoài vào là: xương thang [trapezium], xương thê [trapezoid], xương cả [capitate] và xương móc [hamate]. Tất cả các xương cổ tay đều thuộc loại xương ngắn. Mặt trên của ba xương bên ngoài của hàng trên tiếp khớp với xương quay [xương đậu nằm trước xương tháp], mặt dưới của chúng tiếp khớp với mặt trên của các xương hàng dưới. Mặt dưới của các xương hàng dưới tiếp khớp với các xương đốt bàn tay. Mặt trước khối xương cổ tay hợp nên một rãnh lõm gọi là rãnh cổ tay [carpal groove]; hãm gân gấp bắc cầu qua hai bờ rãnh và biến rãnh thành ống cổ tay [carpal tunnel].

Các xương đốt bàn tay [metacarpals] Có 5 xương đốt bàn tay, được gọi tên theo thứ tự từ ngoài vào trong là các xương bàn tay I, II, III, IV và V. Mỗi xương này là một xương dài có thân [body] và hai đầu. Đầu trên [đầu gần] là nên [base] có các mặt khớp để tiếp khớp với xương cổ tay và với các xương đốt bàn kế cận; đầu dưới [đầu xa] là chỏm [head] hình bán cầu tiếp khớp với đốt gần của ngón tay tương ứng. 

Các xương đốt ngón tay [phalanges] Mỗi ngón tay có ba đốt là đốt gần [proximal phalanx], đốt giữa [middle phalanx] và đốt xa [distal phalanx], riêng ngón cái chỉ có hai đốt là đốt gần và đốt xa. Như vậy có tất cả 14 xương đốt ngón tay ở mỗi bàn tay. Mỗi xương đốt ngón tay đều có: thán dốt, nền đốt ở đầu gần và chỏm đốt ở đầu xa.

Khớp tay của người rất tinh vi và phức tạp cũng như linh hoạt hơn so với các loài động vật khác. Nếu không có các khớp tay này thì bàn tay người không thể hoạt động và làm những động tác phức tạp với các vật thể hay công cụ. Mặc khác, nhờ các khớp tay mà bàn tay có thể nắm lại hay thả ra một cách linh hoạt hoặc làm những cử chỉ ở tay một cách dễ dàng.

Các khớp tay bao gồm:

  • Khớp gian đốt ngón tay [Interphalangeal articulations of hand] là khớp nối giữa các đốt ngón tay lại với nhau.

  • Khớp nối xương bàn tay [Metacarpophalangeal joints]

  • Khớp gian xương cổ tay [Intercarpal articulations].

  • Cổ tay [Wrist] [khớp nối để bàn tay có thể cử động]: đây cũng là khớp có thể được xem là thuộc về cẳng tay].

Các động tác của bàn tay con người được thực hiện bởi hai bộ của mỗi mô được chia thành hai nhóm: các nhóm cơ ngoại và các nhóm cơ nội. Các nhóm cơ ngoại nằm ở cẳng tay gồm các cơ gấp dài và cơ duỗi [bao gồm cơ cẳng tay]. 

Gan bàn tay nằm ở đâu? Mạc của gan tay mỏng ở chỗ che phủ các cơ mỏ út và mô cái nhưng dày lên ở vùng giữa gan tay, tạo nên cân gan tay. Cân gan tay có hình tam giác mà đỉnh gắn với bờ xa của hãm gân gấp và liên tiếp với gân của cơ gan tay dài. Nền của nó chia ra ở ngang mức nền các ngón tay dài thành bon dải, mỗi dải chạy vào sâu tới gốc của một ngón tay và chia hai hai chẽ vây quanh các gân gấp dài và cuối cùng dính với bao SỢI của gân gấp và các dây chằng đốt bàn tay ngang sâu.

Từ bờ trong của cân gan tay, một vách sợi chạy ra sau và tới bám vào bờ trước của xương đốt bàn tay V. Bên trong vách sợi này là một ngăn mạc chứa ba cơ mổ út; đây là ngăn ít quan trọng về lâm sàng. Từ bờ ngoài của cân gan tay, một vách sợi thứ hai chạy chếch về phía sau, lách giữa gân gấp dài của ngón giữa và ngón trỏ, tới bờ trước của xương đốt bàn tay III. Vách này ngăn cách khoang mô cái ờ bên ngoài và khoang giữa gan tay ở bên trong. Hai khoang này liên tiếp ở xa với các ống cơ giun. Khoang mô cái nằm sau các gân gấp dài của ngón trỏ, trước cơ khép ngón cái và chứa cơ giun I. Khoang giữa gan tay chứa các cơ giun II, III, IV và nằm sau các gân gấp dài tới các ngón tay III, IV và V; nó nằm trước các cơ gian cốt và các xương đốt bàn tay III-V.

Ở bàn tay có hai loại cơ. Các cơ ngoại lai là những cơ có bụng cơ nằm ở cẳng tay nhưng gân của chúng chạy xuống bám tận ở ngón tay. Những cơ này tạo ra các cử động mạnh nhưng thô sơ của các ngón tay. Các cơ nội tại của bàn tay là những cơ có nguyên uỷ và bám tận trong phạm vi bàn tay. Nhóm cơ này tạo ra các cử động yêu nhưng tinh tế và chính xác của các ngón tay. Các cơ nội tại của bàn tay đều nằm ờ gan tay và bao gồm 4 nhóm: nhóm cơ mô cái, nhóm cơ mô út, nhóm cơ giun ở ô gan tay giữa và nhóm cơ gian cốt. Nhóm cơ mô cái vận động cho ngón tay cái và tạo nên mô cái [ụ lồi tròn ở phần ngoài gan tay]. Bốn cơ của nhóm này là: cơ giạng ngón cái ngắn, cơ đối chiếu ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn và cơ khép ngón cái. Nhóm cơ mò út vận động cho ngón tay út và tạo nên mô út [ụ lồi tròn ở phần trong gan tay]. Nhóm này có 3 cơ là: cơ giạng ngón út, cơ gấp ngón út ngắn và cơ đối chiếu ngón út. Nhóm cơ giun bao gồm 4 cơ có đầu nguyên uỷ bám vào các gân gấp sâu các ngón. Nhóm cơ gian cốt bao gồm 4 cơ gian cốt gan tay và 4 cơ gian cốt mu tay nằm ở giữa các xương đốt bàn tay [khoang gian cốt]. Các cơ giun và cơ gian cốt nói chung có tác dụng giạng, khép, gấp và duỗi các ngón tay [trừ ngón cái]. Về chi phối thần kinh: cơ của bàn tay do thần kinh giữa và thần kinh trụ vận động. Thần kinh giữa vận động cơ giạng ngón cái ngắn, cơ đối chiếu ngón cái, bó nông cơ gấp ngón cái ngắn và các cơ giun I, II. Thần kinh trụ vận động tất cả các cơ còn lại.

Video liên quan

Chủ Đề