Trần điền là ai

Tam vị tổ sư kim hoàn họ Trần

Ngày nay, ba anh em họ Trần bao gồm Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền được tôn vinh là tam vị tổ sư đời thứ 2 của nghề kim hoàn Việt Nam. Tại nhiều đình, miếu trên cả nước vẫn còn lưu giữ tên tuổi cho thấy công lao truyền nghề thợ bạc của các ông đã có ảnh hưởng lớn đối với một ngành nghề cao cấp, sang trọng và giá trị.

Bàn thờ Tam vị tổ sư họ Trần tại Hội quán Lệ châu, Quận 5, TP.HCM. Ảnh N.T

Theo lịch sử nghề kim hoàn, ba anh em họ Trần vốn là con của quan Thượng thư Bộ Lại Trần Minh dưới triều Gia Long [1802-1820]. Thưở đó, tại triều đình, ông Cao Đình Độ [1744-1810] cùng con trai là Cao Đình Hương [1773-1821] được trọng dụng và lãnh chức Cơ vệ Ngân tượng với nhiệm vụ đúc bạc và làm đồ trang sức. Với kinh nghiệm làm thợ bịt đồng thưở thiếu niên và học nghề từ nhóm người Hoa tại đất Thăng Long, tầm quan trọng của nghề kim hoàn đã khiến ông Cao Đình Độ được coi trọng vào cả thời Tây Sơn lẫn đời Gia Long, mặc dù đây là thời kỳ xảy ra những cuộc tranh chấp về lãnh thổ và quyền lực chính trị. Với tài năng và đức độ đó, Trần Minh đã mời ông Cao Đình Hương về nhà để dạy nghề thợ bạc cho ba người con là Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền. Đồng thời, ông cũng dạy cho ba người cháu là Huỳnh Quang, Huỳnh Bảo và Huỳnh Nhật – là cháu vợ của ông Trần Minh.

Sau khi qua đời và có lời di huấn, ba anh em họ Trần đã ngược dòng ra Bắc đến đất Thăng Long để khai cơ lập nghiệp. Tuy nhiên, thời gian lưu trú, mở lò dạy nghề không được bao lâu, cả ba người đã cùng nhau Nam tiến về đất Gia Đinh – Chợ Lớn để mở lò kim hoàn, thu nhận học trò. Sau đó, họ tiếp tục dạy nghề cho nhiều nơi vùng Lục tỉnh Nam Kỳ, và các quốc gia lân cận như Campuchia, Thái Lan. Nhờ vào cuộc phiêu lưu này, tam vị tổ sư họ Trần đã có đóng góp trong việc khai dựng các làng nghề thợ bạc trên khắp cả nước. Trong khi đó, tam vị tổ sư họ Huỳnh đóng vai trò quan trọng trong việc mở lò dạy nghề tại Nam Trung Bộ, đặc biệt là Phan Thiết. Ngày nay, Cao Đình Độ và Cao Đình Hương được hậu học tôn vinh là nhị vị tổ sư đời thứ nhất và nhóm họ Trần, họ Huỳnh là tổ sư thuộc đời thứ 2, có vai trò khai sáng và truyền bá nghề thợ bạc tại Việt Nam.

Tại Chợ Lớn, để tưởng nhớ những người có công truyền dạy nghề kim hoàn, những thợ bạc đã lập nên nhà thờ tổ Lệ Châu để tôn thờ ba anh em Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền, từng dạy nghề ở làng Định Công [Hà Nội], những người đã có công lập nên những xưởng nghề kim hoàn đầu tiên và trực tiếp tại Chợ Lớn. Hội quán Lệ Châu được thành lập 1892 bởi công đóng góp của nhóm thợ người Việt. Mục đích xây dựng hội quán là để ghi nhớ công ơn tổ sư sáng lập nghề thợ bạc. Qua đó, có thể khẳng định rằng, sự xuất hiện và đóng góp lớn trong nghề thợ bạc của Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền nằm trong khoảng TK XIX. Làng kim hoàn khai sơn ở Kế Môn [Huế] cho đến các nơi thờ tổ nghề thợ bạc tại Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long đều có chung nhận thức về dòng lịch sử này.

Tại TP. HCM, những tổ sư kim hoàn Trần Hòa và Trần Điện đã được đặt tên cho những con đường tại quận 5, dọc theo con đường Trần Hưng Đạo [năm xưa là đường Thủy Binh], gần với Lệ Châu hội quán. Đến năm 1998, Ban quản trị Hội quán Lệ Châu làm lễ rước linh vị của nhị vị Tổ sư Cao Đình Độ và Cao Đình Hương từ Huế về Chợ Lớn để tôn thờ. Hội quán cũng tôn thờ ba danh sư Huỳnh Quang, Huỳnh Bảo và Huỳnh Nhật đời thứ hai.

Có một lịch sử rất khác ở Định Công

Tuy Hà Nội và TP.HCM có những ngôi đền/hội quán thờ những tổ sư kim hoàn cùng tên là Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền, nhưng lịch sử hiểu biết về những nhân vật này đã có một khoảng cách rất lớn về lịch sử, không gian và địa lý. Lịch sử tổ nghề tại làng Định Công đã kéo dài hơn 1.500 năm so với 200 năm ngành kim hoàn tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Ghi chép giải thích sớm nhất sự tích nghề thợ bạc ở Việt Nam được thấy trong Quảng tập đàm văn [Sách tóm nhặt những lối văn nôm An Nam] năm 1914 do Edmond Nordemann biên soạn. “Đời vua Nam đế, nhà Lý, ở làng Định Công, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Nội, có ba anh em tên là Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền. Nhà thì giàu, mà cũng mạnh bạo, đều có trí cả. Bấy giờ nước Nam đương loạn, ba an hem mới rủ sang nước Ngô để tìm mưu kế lập công danh. Đi qua huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh, gặp phải giặc đánh, bỏ chạy mỗi người một ngã, mất cả của. Người Điện, người Điền sang nước Tấn, ở mấy nhà thợ bạc học nghề; còn người Hòa chạy sang nước Tùy, ở mấy nhà thợ chạm đồ bạc. Cách ba năm, người Hòa học được nghề ấy, mới về, vẫn nghĩ rằng hai em mắc nạn, buồn bã, không muốn làm gì. Cách hai năm nữa, mới thấy hai em ở nước Tấn về. Ba anh em mừng lắm, nói chuyện tình đầu mấy nhau, thấy cùng học được một nghề, mới mở cửa hàng, gọi là thợ kim hoàn, thường gọi là thợ bạc. Rồi sau chỉ dạy người làng học nghề ấy. Đến khi ba anh em ông ấy mất, thì nghề thợ bạc thờ làm tổ sư. Nghề thợ bạc có từ đấy.”

Đền Định Công Thượng, nơi thờ các tổ sư kim hoàn Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền.

Sự tích nghề kim hoàn hơn 1.500 năm được thống nhất trở thành tri thức phổ thông trong những công trình sách, biên khảo về Hà Nội. Điển hình trong sách Danh nhân Hà Nội [Vũ Khiêu, 2004], Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục [Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo Phạm, 2005], Từ điển phổ thông ngành nghề truyền thống Việt Nam [Phan Ngọc Liên, 2000], Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề [Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo, 2014], Các vị tổ ngành nghề Việt Nam [Lê Minh Quốc, 2009] và nhiều công trình khác. Nhận định nguồn gốc về tổ nghề kim hoàn trên đây cho thấy lịch sử tổ sư kim hoàn Định Công bị cắt đứt khỏi sự hiểu biết chung trong dòng lịch sử Việt hóa ngành kim hoàn cuối TK XVIII – đầu TK XIX tại Việt Nam và tiến trình phát triển nghề kim hoàn trên cả nước.

Cổng thông tin của Sở Văn hóa và Thể thao Tp. Hà Nội cũng nhận định: “Làng Định Công nằm bên bờ sông Tô Lịch, nay thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai. Theo sử sách ghi lại, làng nghề Định Công nổi tiếng với nghề chạm khắc vàng, bạc. Vào thời vua Lý Nam Đế, có ba anh em họ Trần là Trần Hoà, Trần Điện và Trần Điền [sic] sinh sống tại làng. Trong thời gian chạy loạn, ba anh em tình cờ học được nghề làm đồ vàng, bạc. Từ đó, ba ông truyền dạy nghề cho dân trong làng, làm nên tiếng tăm cho sản phẩm vàng, bạc Định Công.” Sự hiểu biết này trở thành lịch sử chính thống của làng nghề Định Công. Ngày nay, tam vị sư tổ kim hoàn họ Trần được thờ tại đền Định Công Thượng, nằm cạnh ngôi đình cùng tên thờ ông Đoàn Thượng – người có công chữa bệnh cho dân chúng vào thời Lý-Trần.

Sự bất nhất về lịch sử các tổ nghề họ Trần còn được thấy tại phần thuyết minh về lịch sử tên của những con đường tại quận 5. Theo đó, cổng thông tin của UBND Quận 5 [TP.HCM] cho biết ba anh em tổ sư họ Trần có quê tại Thăng Long, đã qua Trung Hoa học nghề thợ bạc vào thời Lý Nam Đế rồi về truyền lại cho dân chúng. Do đó, các tổ sư nghề kim hoàn được đặt tên đường tại TP.HCM có lịch sử khác biệt với những vị tổ sư đang được thờ tại Hội quán Lệ Châu.

Đường Trần Điện tại Quận 5, TP.HCM. Ảnh: N.T

Qua những sự tích cùng các di tích để lại của các tổ nghề kim hoàn trên cả nước, sự ra đời của làng nghề kim hoàn Định Công có từ thời Lý là cần được được xem xét trong sự hiểu biết chung của lịch sử ngành kim hoàn. Ngành kim hoàn cũng cần có những bổ cứu lịch sử sâu rộng hơn để đem lại sự hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về chân dung những người có công xây dựng nền tảng cho ngành kim hoàn Việt Nam trong tiến trình lịch sử của dân tộc.

Nhất Tuệ

  •  59 km
  •  142 km
  •  211 km
  •  304 km
  •  480 km
  •  572 km
  •  885 km
  •  941 km
  •  1037 km
  •  1053 km

Tỉnh thành VN > Hà Nội > Quận Hoàng Mai > Phố Trần Điền

Xem thêm:


Đường phố Trần Điền

Quản lý trật tự tại phố Trần Điền

Hiện chưa có dự án nào tại Phố Trần Điền, Hoàng Mai - Hà Nội

Thông tin về Phố Trần Điền, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Từ khóa tìm kiếm:

Phố Trần Điền, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Trần Điền, Hoàng Mai, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề