Tại sao trào ngược dạ dày gây viêm họng

Viêm họng, hôi miệng là tình trạng thường gặp ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày gây viêm họng, hôi miệng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của người bệnh. Bài viết dưới đây giúp người đọc hiểu và khắc phục tình trạng viêm họng, hôi miệng do trào ngược dạ dày nhanh, hiệu quả nhất?

1. Vì sao trào ngược dạ dày gây viêm họng, hôi miệng?

Dịch vị trào vào hốc họng, miệng gây đau họng, hôi miệng

Trào ngược dạ dày thực quản [GERD] là một trong các bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Ợ nóng, nóng rát vùng sau xương ức, nuốt khó, đau khi nuốt, đắng miệng, chua miệng,… là các triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày. Thực quản là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất ở người bệnh trào ngược dạ dày. Khi xảy ra các đợt trào ngược, thức ăn đang tiêu hóa dở, vi khuẩn đường tiêu hóa, acid của dạ dày,… trào lên thực quản. Trào ngược dạ dày gây hôi miệng, viêm họng do các nguyên nhân như:

Xem thêm:

//thaythuocvietnam.vn/trao-nguoc-da-day-nen-an-gi/

  • Thức ăn tiêu hóa dở trong dạ dày khi trào lên vòm họng, miệng sẽ đọng lại một phần. Các khe, hốc ở miệng, vòm họng không được vệ sinh đúng cách gây hôi miệng.
  • Các vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae có khả năng sinh ra khí hydro sunfua, vi khuẩn HP cũng có khả năng sinh ra khí hydro sunfua, dimethyl sulphide… Các khí này có mùi hôi đặc trưng gây ra hôi miệng
  • Acid HCl của dạ dày trào lên thực quản làm tổn thương niêm mạc thực quản. Lúc này các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào các tế bào thực quản gây nên tình trạng nhiễm khuẩn. Niêm mạc thực quản bị nhiễm khuẩn gây sưng, phù nề. Đó là lý do trào ngược dạ dày thực quản gây viêm họng.

2. Biện pháp khắc phục trào ngược dạ dày gây viêm họng, hôi miệng

Viêm họng, hôi miệng không chỉ đau đớn, khó chịu trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin, tâm lý người bệnh. Trào ngược dạ dày gây viêm họng, hôi miệng điều trị rất đơn giản, hiệu quả nhanh. Sự tuân thủ chặt chẽ của người bệnh là yếu tố quyết định giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.

2.1. Phương pháp dân gian chấm dứt viêm họng, hôi miệng do trào ngược dạ dày

Các phương pháp dân gian an toàn để tạm biệt viêm họng, hôi miệng

  • Nước muối có công dụng sát khuẩn. Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn, thức ăn đọng ra khỏi các hốc họng, miệng, kẽ răng .Khi súc miệng nên ngửa cổ để nước muối có thể xuống được họng. Trung bình thời gian một lần súc miệng khoảng 30 giây, mỗi ngày khoảng 02-03 lần. Nên áp dụng hàng ngày và sử dụng nước muối sinh lý 0,9% đã được vô khuẩn sẽ an toàn hơn nước muối tự pha.
  • Gừng có chứa gingerol có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi rất tốt. Chính vì thế, gừng là lựa chọn không thể thiếu để tạm biệt hôi miệng và viêm họng. Đun sôi nước, thả khoảng 02-03 lát gừng đã thái lát vào. Để nguyên trong vòng 15 phút rồi đổ ra uống. Hoặc giã nát gừng trộn với muối tinh, ngậm trong khoảng 10 phút. Súc lại miệng với nước ấm.
  • Trà xanh chứa polyphenol hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm mùi hôi và tình trạng viêm nhiễm. Pha trà với nước nóng. Dùng nước trà ấm súc miệng khoảng 15-30 giây, một ngày súc miệng khoảng 02-03 lần.

2.2. Các biện pháp điều trị tận gốc

Điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng, hôi miệng bằng mẹo dân gian thông thường chỉ có tác dụng tức thời. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày, tình trạng viêm họng, hôi miệng sẽ tái phát nhiều lần và ngày càng trầm trọng hơn. Kết hợp điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc là nguyên tắc trong điều trị trào ngược dạ dày.

  • Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: thuốc trung hòa acid, thuc c chế bơm proton [PPI], thuc c chế bơm proton [PPI].
  • Hạn chế ăn cà chua, các sản phẩm từ cà chua, hoa quả họ cam quýt, gia vị, hành tỏi, ớt.
  • Các thảo dược như hoa cúc, cam thảo,… hỗ trợ rất tốt cho dạ dày.
  • Chia nhỏ bữa, giảm thời gian tiêu hóa của dạ dày.
  • Không uống rượu bia, trà, đồ uống chứa caffeine.
  • Không hút thuốc lá
  • Mặc đồ thoải mái, không quá chật.
  • Giữ tinh thần thoải mái.

BS Vũ Thị Anh Đào

[Visited 2.491 times, 1 visits today]

[Visited 2.491 times, 1 visits today]

Trào ngược axit dạ dày xảy ra do cơ thắt thực quản dưới không đóng mở đúng cách, làm cho axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày gây viêm họng, ợ hơi, ợ nóng, ho dai dẳng,… là những triệu chứng điển hình của bệnh. Nó khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

1. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là bệnh đang có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở những người dưới 30 tuổi. Trào ngược dạ dày là những cơn trào ngược dịch vị dạ dày mang theo dịch mật, axit, pepsi và đôi khi cả thức ăn từ dạ dày tràn lên thực quản.

Dịch vị trong dạ dày có thể tràn lên tới khoang miệng. Thậm chí dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Dịch dạ dày gây ra những triệu chứng khó chịu

Những triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày gồm:

  • Ợ hơi: Là triệu chứng điển hình nhất với khoảng 70% người mắc bệnh gặp phải tình trạng này.
  • Ợ nóng, ợ chua: Nồng độ axit cao gây ra những cơn ợ nóng và ợ chua thường xuyên.
  • Đau, tức ngực: Axit dạ dày kèm thức ăn trào ngược lên thực quản chèn ép ống thực quản gây ra đau tức ngực.
  • Khó nuốt: Sự tiếp xúc thường xuyên giữa axit dạ dày và niêm mạc thực quản gây ra sưng, viêm và phù nề niêm mạc thực quản và khiến người bệnh thấy khó nuốt.
  • Đắng miệng: Dịch vị dạ dày tràn lên tới khoang miệng có thể chứa dịch mật gây ra cảm giác đắng trong miệng.

2. Vì sao trào ngược dạ dày dẫn đến viêm họng

Biểu hiện trào ngược axit dạ dày

Nhiều người bệnh nhận thấy nghi ngờ sự liên quan luôn tự hỏi trào ngược dạ dày thực quản có gây viêm họng không ? câu trả lời là hoàn toàn có thể.

Trào ngược dạ dày có gây viêm họng khi trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản họng, dịch vị dạ dày gồm nhiều loại như axit HCl, Pepsine, men tiêu hóa…

Pepsine sẽ phá hủy các chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc họng, thực quản, tạo điều kiện cho acid HCl, dịch mật và các chất khác tiếp xúc và phá hủy niêm mạc họng. Lâu ngày, cổ họng sẽ bị tổn thương, phù nề. Đó là cơ chế trào ngược dạ dày gây rát họng.

Có đến 70% người bệnh trào ngược dạ dày bị viêm họng và các vấn đề về cổ họng. Ngoài ra còn có hiện tượng trào ngược dạ dày gây viêm họng hạt, một dạng của bệnh viêm họng mãn tính kéo dài dẫn tới sự phát triển quá độ của các tổ chức lympho sau thành họng từ đó tạo nên các hạt.

3. Phân biệt viêm họng thường và viêm họng trào ngược

Bệnh trào ngược axit dạ dày gây buồn nôn

Viêm họng do các nguyên nhân thông thường và do trào ngược dạ dày rất giống nhau, đều có các biểu hiện bao gồm khô họng, mắt đau, ngứa và vướng họng. Tuy nhiên, dù khó phân biệt nhưng chỉ cần để ý các triệu chứng kèm theo là ta có thể nhận biết đc.

Bệnh trào ngược axit dạ dày gây viêm họng sẽ thường có nhiều triệu chứng kèm theo. Các triệu chứng thường đi kèm với viêm họng do trào ngược axit dạ dày gây ra bao gồm:

  • Ợ hơi, ợ chua
  • Nóng rát ở ngực, nóng rát dạ dày
  • Có cảm giác nghẹt thở và thắt chặt trong cổ họng
  • Ho mãn tính
  • Hắng giọng liên tục
  • Bị hôi miệng

Nếu bạn bị viêm họng kết hợp với 2 hoặc 3 biểu hiện trở lên giống như trên thì khả năng rất lớn là do trào ngược dạ dày.

4. Chẩn đoán trào ngược dạ dày gây viêm họng

Nội soi là 1 trong các cách chẩn đoán trào ngược dạ dày

Khi nghi ngờ viêm họng là do trào ngược dạ dày gây nên người bệnh cần đến khám để chẩn đoán chính xác. Người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ biết những triệu chứng kèm theo, ngoài ra để chẩn đoán trào ngược dạ dày chính xác hơn bác sĩ có thể chỉ định 1 vài cách sau:

  • Nội soi dạ dày
  • Đo áp lực thực quản
  • Chụp X-quang
  • Xét nghiệm pH

Thông thường người bệnh chỉ cần cho bác sĩ biết tiền sử bệnh án hoặc thông tin chính xác các triệu chứng đi kèm là bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác.

5. Viêm họng do trào ngược có nguy hiểm không

Viêm họng do trào ngược dạ dày thường xuất hiện khi bệnh đã đến cấp độ A. Đây là cấp độ phổ biến nhất mà người bệnh nhận ra được tình trạng của mình.

Trong giai đoạn A bệnh gây các biểu hiện khó chịu như ợ hơi, ợ chua, nóng rát dạ dày… khá rõ rệt nhưng bạn không cần quá lo lắng vì giai đoạn này chưa xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, chỉ cần xử lý tốt và kiên trì là có thể giảm được các triệu chứng và khỏi bệnh đơn giản.

Tuy nhiên nếu bạn không xử lý dứt điểm trào ngược dạ dày thì bệnh sẽ tiến triển nặng qua cấp độ B, C và xa hơn là D rồi ung thư thực quản. Càng tăng cấp những biểu hiện của bệnh sẽ có tần suất càng tăng nặng. Đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng nếu người bệnh để tình trạng trào ngược đến cấp độ D.

>> Bạn có thể xem thêm: Các cấp độ trào ngược dạ dày

Vì vậy dù chưa nguy hiểm nhưng người bệnh không nên coi thường triệu chứng viêm họng trào ngược mà cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt

6. Xử trí viêm họng do trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà

Để có thể giảm tình trạng viêm họng, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh và hiệu quả người bệnh trào ngược dạ dày có thể áp dụng những phương pháp sau đây:

6.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là căn nguyên gây phần lớn các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày, hay điều chỉnh vấn đề này đầu tiên nên bạn muốn giảm viêm họng trào ngược

Những thực phẩm nên bổ sung khi bị trào ngược dạ dày
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh
  • Nên ăn các thực phẩm tốt cho dạ dày và hạn chế các thực phẩm gây kích ứng như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga,…
  • Tránh ăn quá nhiều, nên ăn thành những bữa ăn nhỏ. Ăn chậm và nhai kỹ.

6.2 Sinh hoạt làm việc khoa học, tránh căng thẳng stress

Cuộc sống và công việc nhiều áp lực cũng ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa, bạn nên chấn chỉnh ngay:

  • Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya.
  • Để giảm thiểu tình trạng trào ngược khi ngủ, nên kê cao đầu khi ngủ [khoảng 15 – 20 cm].
  • Giữ tinh thần thư giãn, tập thể dục nâng cao sức khoẻ.
  • Cân bằng công việc và giải trí, tránh stress do công việc hàng ngày.

6.3 Khắc phục viêm họng trào ngược nhờ các thực phẩm thiên nhiên

Tinh bột nghệ có tác dụng tốt cho dạ dày

Để khắc phục viêm họng có khá nhiều các thực phẩm thiên nhiên, tuy nhiên để không làm trầm trọng hơn bệnh trào ngược dạ dày thì bạn cũng cần chú ý nên dùng các thực phẩm nào.

Những thực phẩm có tác dụng làm dịu viêm họng và đồng thời không ảnh hưởng xấu đến bệnh trào ngược như:

  • Trứng đặc biệt là lòng trắng trứng có thể giúp kháng viêm.
  • Cam thảo
  • Nước: đảm bảo bổ sung 2 lít nước mỗi ngày.
  • Chuối
  • Nghệ: Đây luôn là loại thực phẩm hữu hiệu giúp giảm trào ngược dạ dày.
  • Nước muối
  • Trà mật ong
  • Hoa quả, tuy nhiên cần tránh các hoa quả chua, nhiều axit như chanh, cam quýt…

Những biện pháp trên là rất cần thiết để dần khắc phục tình trạng viêm họng do trào ngược dạ dày gây ra, thêm vào đó bạn vẫn cần cách xử lý dứt điểm bệnh.

7. Cách điều trị viêm họng trào ngược

Hãy khám bác sĩ trước khi bệnh trở nặng

Để chữa bệnh viêm họng trào ngược dạ dày dứt điểm, bạn cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phương điều trị thích hợp.

Đảm báo thực hiện đúng phác đồ điều trị kết hợp với việc sinh hoạt, ăn uống điều độ khoa học.

Bạn có thể sử dụng 1 vài loại thuốc sau, tuy nhiên chỉ sử dụng khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Thuốc trung hòa acid: như nhôm hydroxyd, magie hydroxyd
  • Thuốc kháng thụ thể H2: làm giảm tiết acid như cetirizin, clorpheniramin…
  • Thuốc ức chế bơm proton [PPI]: thường phù hợp cho trào ngược họng – thanh quản.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo chữa trào ngược bằng đông y, mỗi phương pháp đều có mặt ưu và nhược điểm, bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa nào.

Bạn hãy tham khảo bài viết các bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược axit dạ dày gây viêm họng và nhiều triệu chứng khác cho cơ thể. Khi đã có các dấu hiệu bị bệnh này, bạn nên có phương pháp điều trị sớm để tránh bệnh trở thành mãn tính, khó điều trị hơn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề