Làm thế nào để rèn luyện và năng cao kỹ năng phỏng vấn xin việc

Bạn  đang đi tìm việc và nhận được thông báo phỏng vấn từ nhà tuyển dụng? Bên cạnh sự vui mừng thì chắc chắn bạn sẽ thấy có chú hồi hộp và lo lắng cho buổi phỏng vấn. Vậy, làm thế nào để buổi phỏng vấn xin việc của bạn sẽ thuận lợi và có được kết quả tốt nhất? Vậy, bạn nhất định phải nắm được những kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất cho buổi phỏng vấn xin việc. Đó là những kỹ năng gì?

Những việc cần làm trước buổi phỏng vấn tuyển dụng

 

Những việc cần làm trước buổi phỏng vấn xin việc

Để có buổi phỏng vấn xin việc thuận lợi nhất mọi người cần phải chuẩn bị đầy đủ mọi vấn đề cần thiết nhất. Các vấn đề mọi người cần phải thực hiện như:

Đọc kỹ bản mô tả công việc

Mỗi nhà tuyển dụng đều đưa ra bản mô tả công việc chi tiết cho vị trí tuyển dụng. Trước khi đến buổi phỏng vấn một lần nữa bạn nhất định phải đọc  lại kỹ lưỡng bản mô tả công việc đó. Việc đọc kỹ lưỡng bảng mô tả sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị kỹ hơn nữa cho quá trình tuyển dụng. Đây là việc đơn giản nhưng rất cần thiết để bạn hiểu rõ về tính chất công việc mà công ty cần tuyển dụng. Như vậy, bạn dễ dàng và thuận lợi hơn  cho buổi phỏng vấn.

Tìm hiểu chi tiết về công ty bạn ứng tuyển

Một điều không thể thiếu được để có thể dễ dàng qua buổi phỏng vấn đó là cần phải tìm hiểu về doanh nghiệp bạn ứng tuyển. Việc làm rất cần thiết để giúp cho bạn thêm phần tự tin hơn. Mọi người có thể tìm hiểu chi tiết thông qua website hay fanpage của công ty đó. Nhất định phải tìm hiểu kỹ lưỡng chi tiết để từ đó có thể trả lời được bất cứ câu hỏi nào về chính công ty đó.

Chuẩn bị một vài câu hỏi và câu trả lời sẽ có trong buổi phỏng vấn

Cần chuẩn bị một vài câu hỏi và câu trả lời cho cuộc phỏng vấn

Để thêm phần tự tin cho buổi phỏng vấn xin việc sắp tới bạn cũng nên dành thời gian để chuẩn bị sẵn ra những câu hỏi và câu trả lời có thể sẽ có trong phỏng vấn.  Với những bạn lần đầu đi phỏng vấn thì càng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và tự đưa ra nhiều câu hỏi và câu trả lời hơn nữa.

Theo khảo sát thì sẽ có một vài câu hỏi chắc chắn sẽ có trong buổi tuyển dụng như:

  • Hãy giới thiệu một chút về bản thân bạn?
  • Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?
  • Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
  • Thử thách của bạn là gì?
  • Những điều gì mà bạn thấy tự hào nhất về bản thân?

Ngoài những câu hỏi mang tính cá nhân như nêu trên thì còn rất nhiều những câu hỏi liên quan đến công việc và ngành nghề mà bạn ứng tuyển. Khi phỏng vấn thì đa phần nhà tuyển dụng sẽ chủ động trong cuộc nói chuyện. Nhưng bạn cũng có thể chủ động hỏi một vài câu hỏi của riêng bạn để đảm bảo sẽ đáp ứng được công việc.

Rèn luyện trước những người quen

Để chắc chắn bạn không gặp một rắc rối nào khi phỏng vấn xin việc thì bạn nên luyện tập nói trước người quen. Việc làm này sẽ giúp bạn thêm tự tin và hạn chế tối đa được sự lo lắng khi phỏng vấn. Tuy nhiên, với người quen thì bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Vì vậy hãy giữ được sự thoải mái này cho mình khi phỏng vấn tại công ty.

Ngoài việc rèn luyện trước người quen thì các bạn cũng nên chuẩn bị cho mình danh sách những người thân quen để tham khảo. Đối với những công ty nào không yêu cầu thì bạn không cần phải chuẩn bị cho mình.

Kỹ năng trong buổi phỏng vấn xin việc

Bạn đã chuẩn bị cho mình những vấn đề cần thiết trước khi xin việc và hôm nay ngày phỏng vấn cũng đã tới. Bạn cần phải nắm được thêm những kỹ năng quan trọng như sau:

Ăn mặc nghiêm chỉnh, phù hợp

Cần ăn mặc nghiêm chỉnh khi đi xin việc

Ấn tượng đầu tiên về bạn trong buổi phỏng vấn thường sẽ khắc sâu vào trong tâm trí của nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, bạn hãy nhớ vào ngày phỏng vấn xin việc bạn nhất định phải ăn mặc phù hợp và chỉnh tề, gọn gàng khi đi phỏng vấn. Hạn chế tối đa những màu sắc sặc sỡ hay có nhiều hoa văn.

Thêm vào đó, cần phải chú ý đến những nếp nhăn trên quần áo. Nên là chúng phẳng trước khi đi phỏng vấn. Khi đi phỏng vấn không cần đeo trang sức và túi xách chỉ ở mức đơn giản nhất.

Đến sớm và mang đầy đủ tài liệu

Một điều tiếp theo các ứng viên cần lưu ý đó là cần phải đến sớm hơn so với lịch hẹn khoảng 5-10. Việc đến muộn là điều tối kỵ nhất và nếu đến muộn bạn đã làm mất điểm  với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần phải nhớ mang theo đầy đủ những tài liệu, giấy tờ cần thiết.

Kể cả khi bạn đã gửi CV rồi thì cũng nên mang theo bản sao của các buổi phỏng vấn. Bởi, nếu có nhiều người phỏng vấn bạn có thể cung cấp ngay cho họ những hồ sơ cần thiết nhất. Song, bạn cũng đừng quên các giấy tờ bản gốc của bất cứ chứng chỉ hay bằng cấp nào liên quan cần thiết cho công việc.

Luôn tỏ ra lịch sự - trung thực nhất

Trong buổi phỏng vấn bạn cần phải hết sức lưu  ý về cách cư xử của mình trong cuộc phỏng vấn. Ứng viên hãy tỏ ra là người rất lịch sự và trung thực nhất. Cụ thể, bạn nên tắt điện thoại hoặc để chế độ lặng. Khi đến phỏng vấn gặp  các nhân viên khác hãy chào hỏi họ lịch sử với một nụ cười hoặc cái bắt tay.

Trong quá trình phỏng vấn nên nhớ không được ngắt lời nói của  nhà tuyển dụng.Bạn luôn giữ bình tĩnh và có thể giao tiếp với họ thông qua ánh mắt, sự lịch sự của bạn chắc chắn bạn sẽ gây được thiện cảm tốt nhất.

Không thể thiếu được để gây được thiện cảm với nhà tiện dụng đó chính là sự trung thực. Từng câu trả lời của bạn cần phải thể hiện được sự chân thật của mình. Bạn nên nhớ những nhà tuyển dụng họ có thể biết được bạn có trung thực hay không chỉ thông họ những câu trả lời mà bạn đưa ra. Vì vậy, đừng bao giờ có ý định không trung thực khi đi phỏng vấn.

Sau cuộc phỏng vấn nên làm gì?

Sau cuộc phỏng vấn nên gửi thư cảm ơn

Bạn đừng nghĩ sau cuộc phỏng vấn là sẽ xong. Thay vào đó, bạn nên hỏi nhà tuyển dụng về những bước tiếp theo. Như nếu trúng tuyển cần phải làm những gì? Và đặc biệt không nên thiếu đó chính là gửi thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng. Có thể bạn phỏng vấn buổi sáng buổi chiều bạn về gửi mail cảm ơn. Nên gửi thư cảm ơn trong ngày không nên để đến ngày hôm sau.

Những lưu ý để cuộc phỏng vấn xin việc thành công

Bên cạnh những kỹ năng xin việc nêu trên thì trong quá trình phỏng vấn mọi người cũng cần phải nắm được một số những vấn đề sau đây.

Không ngồi khi chưa được mời

Khi bạn tới công ty để tuyển dụng đừng vội vã ngồi vào ghế khi chưa nhận được lời mời. Thay vào đó chỉ ngồi khi đã được mời. Khi khi ngồi hãy cố gắng với tư thế thẳng lưng đừng e dè ngồi ở mép ghế hay hai vai buông thõng xuống. Bạn nên ngồi với tư thế tự tin nhất và mắt hãy nhìn thẳng vào các nhà tuyển dụng.  Nhà tuyển dụng họ không bao giờ muốn tuyển một người nhút nhát rụt rè vào công ty.

Trong trường hợp có nhiều người phỏng vấn bạn hãy giữ bình tĩnh ngồi thoải mái và ánh mắt nên nhìn từng người khi đáp trả câu hỏi. Không nên chỉ nhìn đúng 1 người đặt câu hỏi cho bạn. Khi nào đã trả lời xong thì ánh mắt cần phải hướng về phía người hỏi. Bạn hãy đảo mặt một cách tự nhiên nhất để đảm  bảo có được thiện cảm của nhà tuyển dụng.

Đừng vội tỏ ra mình đã có câu trả lời

Có nhiều trường hợp các nhà tuyển dụng muốn thử trí thông minh của bạn mà đưa ra nhiều câu độ mẹo. Trong trường hợp này bạn đừng trả lời thẳng hay tỏ ra có  ngay câu trả lời. Các ứng viên phải phản ứng linh hoạt đừng quá nhanh cũng đừng quá chậm. Một nhân viên nhanh nhẹn tháo vát biết ứng phó kịp thời với các câu hỏi chắc chắn sẽ được lòng nhà tuyển dụng.

Chú ý những cử chỉ ở bàn tay

Chú ý những cử chỉ ở bàn tay của ứng viên

Một trong những vấn đề cần lưu ý tiếp theo đó chính là chú ý tới cử chỉ của bàn tay. Nếu ngửa lòng bàn tay nói chuyện luôn thể hiện được sự chân thành trong mỗi lời nói. Còn khi úp bàn tay và đặt trên bàn đó là thể hiện bạn sẽ là người chủ động được các tình huống trong các câu hỏi.

Nếu trong cuộc phỏng vấn bạn đan các ngón tay vào nhau thì thể hiện bạn đang có được sự tự tin tốt nhất mà không hề lo sợ hay hồi hộp khi phỏng vấn.

Bên cạnh đó, nếu bàn tay của bạn lại bỏ trong túi thì chứng tỏ bạn đang không chân thực và muốn dấu diếm điều gì đó. Nếu bạn lại gõ những ngón tay lên bàn thì thấy bạn đang mất bình tĩnh. Và trong quá trình phỏng vấn xin việc bạn không nên khoanh tay trước ngực trong mọi hoạt cảnh.

Tín hiệu cuộc phỏng vấn thành công và thất bại

Không cần phải chờ đợi thông báo kết quả của cuộc phỏng vấn xin việc bạn có thể biết được mình đã có buổi phỏng vấn thành công hay thất bại thông qua những tín hiệu cụ thể. Trong trường hợp nhà tuyển dụng luôn gật đầu với những câu trả lời của bạn. Hoặc họ cười vui vẻ hoặc tắt chuông điện thoại đi khi phỏng vấn thì đây đều là những tín hiệu tốt.

Còn nếu nhà tuyển dụng mà dừng cuộc phỏng vấn giữa chừng vì nghe điện thoại hoặc xem tài liệu hoặc làm bất cứ điều gì không liên quan. Thì cho thấy cuộc phỏng vấn của bạn có thể không thành công. Ngoài ra, nếu họ không động chạm gì đến lượng hay đãi ngộ của công  ty thì cũng là một tín hiệu không tốt.

Thông qua những kỹ năng phỏng vấn xin việc nêu trên mong rằng giúp cho mọi người có được những thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn đang chuẩn bị có buổi phỏng vấn thì đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích nêu trên. Chắc rằng, nếu bạn chuẩn bị tốt thì sẽ có một cuộc phỏng vấn thành công hơn cả mong đợi.

Video liên quan

Chủ Đề