Tại sao cứ nằm xuống là bị ho

Khó thở khi nằm là hiện tượng nhiều người gặp phải, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Không phải mọi trường hợp khó thở lúc nằm đều nguy hại nhưng có một điều không thể phủ nhận là có những bệnh lý gây nên dấu hiệu này và nó tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm.

1. Khó thở khi nằm không phải do bệnh lý

Khó thở khi nằm có thể xuất phát từ những lý do hết sức đơn giản và không gây nguy hiểm như:

- Vận động mạnh

Ngay sau khi mới vận động mạnh xong nếu nằm xuống bạn có thể bị khó thở. Nguyên nhân của điều này là do quá trình vận động đã khiến bạn mất quá nhiều sức nên phải hít thở bằng miệng nhiều. Hệ lụy sinh ra từ đó là lượng khí được hít vào trở nên khô hơn và độ ẩm bị thiếu, phế quản bị co thắt, hô hấp bị cản trở. Trong tình huống ấy, việc nằm xuống ngay vô tình làm hơi thở trở nên gấp gáp và dồn dập hơn mức bình thường.

Nằm xuống ngay sau khi vận động quá sức có thể bị khó thở

- Tâm lý

Khi tâm lý stress, căng thẳng, lo âu cũng có thể sinh ra hiện tượng khó thở khi nằm ngủ kèm theo các biểu hiện khác như: tim đập nhanh, đổ mồ hôi,... Điều này là do tâm lý không ổn định gây nên.

2. Khó thở khi nằm xuất phát từ bệnh lý

2.1. Ngưng thở lúc ngủ

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ thường gây ra các biểu hiện khó thở, giật mình tỉnh giấc ban đêm. Điều này được giải thích do lưỡi, amidan hoặc hàm quá lớn; đường thở yếu nên hô hấp bị cản trở.

2.2. Suy tim

Người mắc bệnh suy tim thường thức giấc trong giấc ngủ đêm, đột ngột cảm thấy khó thở. Nếu không được chữa trị đúng cách và phát hiện kịp thời người bệnh rất dễ bị tử vong.

2.3. Bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn gây nên triệu chứng điển hình là khó thở kịch phát ban đêm. Cơn hen khiến cho niêm mạc đường hô hấp phù nề, đờm và chất nhầy tiết ra nhiều nên không khí bị thiếu và sinh ra hiện tượng thở dồn, tức ngực, khó thở.

2.4. Viêm mũi, viêm xoang

Khi thời tiết thay đổi, bệnh viêm mũi, viêm xoang mạn tính dễ trở nên nặng hơn khiến người bệnh chảy nước mũi nhiều, khó thở [nhất là khi nằm ngửa]. Nguyên nhân của tình trạng ấy là do khi nằm, nước mũi chảy xuống họng làm cho đường hô hấp bị chặn nên oxy không được đưa xuống phổi. Nhiều trường hợp người bệnh còn kèm theo triệu chứng thở gấp, ho theo cơn vô cùng khó chịu,...

2.5. Phù phổi

Người mắc bệnh phù phổi cũng dễ bị khó thở khi nằm. Sở dĩ họ gặp hiện tượng ấy là bởi có sự tích tụ quá mức lượng dịch trong phổi. Khi bị khó thở, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu.

Dư thừa chất lỏng ở túi khí của phổi có thể gây khó thở khi nằm

2.6. Một số bệnh lý khác

- Béo phì

Mô mỡ của người bị béo phì sẽ dư thừa quanh vùng cổ làm cho đường thở bị chặn và khiến họ khó thở khi nằm ngửa. Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 20% người mắc bệnh béo phì có dấu hiệu này thường mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng.

- Bệnh lý thần kinh cơ

Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự giãn nở lồng ngực hoặc khả năng di động của cơ hoành từ đó sinh ra triệu chứng khó thở khi nằm cho người bệnh.

- Hội chứng rối loạn hệ thống

Đây là chứng rối loạn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công đến một phần của hệ thần kinh ngoại biên.

Ngoài ra, các bệnh lý như: bị nhược cơ, suy dinh dưỡng, áp lực nội sọ tăng, viêm màng não, tai biến mạch máu não, COPD,... cũng có thể gây nên hiện tượng khó thở khi nằm.

3. Phương pháp xử trí

Từ những thông tin ở trên có thể thấy không phải mọi trường hợp khó thở khi nằm đều đáng lo ngại. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cảnh giác bởi nó vẫn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe và thậm chí là tính mạng nếu không được phát hiện để xử trí kịp thời.

Khám bác sĩ nếu thường xuyên bị khó thở khi nằm là việc làm cần thiết

Vì thế, khi có hiện tượng khó thở khi nằm kèm theo những dấu hiệu bất thường khác hoặc thường xuyên lặp lại thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được thăm khám, làm những kiểm tra cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân. Khi đến gặp bác sĩ, hãy nhớ cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng mà bạn đang mắc phải, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng [nếu có] để thuận tiện hơn cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán bệnh.

Để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở khi nằm bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn kiểm tra tim, phổi bằng cách: chụp X-quang, siêu âm tim, điện tim đồ,... Sau khi có kết quả của những kiểm tra này, bác sĩ sẽ dựa vào đó kết hợp cùng quá trình thăm khám để đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Điều trị khó thở khi nằm hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân ở từng người bệnh, cần kiên trì thực hiện đúng phác đồ của bác sĩ mới sớm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Với những trường hợp khó thở khi nằm không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:

- Từ từ ngồi dậy, hít thở sâu để hơi thở được điều hòa trở lại.

- Vận động thể dục thể thao hợp lý, không quá sức để vẫn đảm bảo được việc nâng cao sức đề kháng, cải thiện tinh thần mà không gây ra khó thở khi nằm xuống.

- Luyện tập hít thở đều, thở sâu để không bị thở gấp.

- Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và khoa học, nói không với thuốc lá để tránh gây ảnh hưởng xấu cho đường hô hấp.

Nếu đang gặp phải hoặc băn khoăn về dấu hiệu khó thở khi nằm, bạn cũng có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây chúng tôi có đội ngũ chuyên viên y tế với kiến thức chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm lâu năm luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp và cho bạn lời khuyên tốt nhất để giúp bạn tìm ra phương án bảo vệ sức khỏe một cách an toàn.

Hiện tượng khó thở khi nằm dù ít hay nhiều cũng sẽ có những tác động tới tâm lý, sức khỏe con người. Ở mức độ nhẹ nó gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi; nặng hơn có thể trở thành dấu hiệu cảnh báo bệnh lý của cơ thể. Vì thế, cần tìm ra được nguyên nhân gây nên hiện tượng này thì mới đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nó tới mỗi người.

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng khó thở khi nằm

1.1. Nguyên nhân không do bệnh lý

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng khó thở khi nằm xuống trong đó có những trường hợp không xuất phát từ lý do bệnh lý như:

- Nằm xuống ngay sau khi vừa vận động mạnh

Thường thì khi thực hiện những vận động mạnh như: thể thao, khiêng vác quá sức,... chúng ta sẽ phải hít thở bằng miệng khá nhiều. Đây là lý do khiến cho lượng khí hít vào khô và thiếu độ ẩm hơn từ đó sinh ra tình trạng co thắt phế quản, hô hấp gặp khó khăn. Cũng vì thế mà khi nằm xuống sau khi thực hiện những việc này nhiều người thở gấp, thở dồn.

Vận động thể thao quá sức, khi nằm xuống có thể thấy khó thở, thở gấp

- Stress, căng thẳng, lo âu

Đây cũng là lý do khiến nhiều người nằm xuống là thấy khó thở, thậm chí khi đang ngủ còn giật mình tỉnh giấc. Những trường hợp này ngoài việc bị khó thở khi nằm xuống còn có gặp hiện tượng tim đập nhanh, thở gấp, đổ mồ hôi,... Điều này được lý giải do tâm lý không ổn định, tinh thần căng thẳng, hoảng loạn, chịu áp lực mà sinh ra.

- Béo phì, thừa cân

Đây là những hiện tượng khiến cơ hoành và phổi bị tăng áp lực nên sinh ra khó thở khi nằm xuống.

- Lý do khác: mặc quần áo chật chội, nằm ngay sau khi ăn khiến thức ăn bị đẩy lên lại thực quản và tạo áp lực đè lên cơ hoành,...

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

- Cơ chế gây khó thở ở những trường hợp bệnh lý

Nhiều lý giải cho thấy khởi phát của tình trạng khó thở khi nằm thẳng là sự tái phân phối dịch từ hệ tuần hoàn nội tạng và chi dưới trở về hệ tuần hoàn trung tâm. Với bệnh nhân suy giảm chức năng thất trái, máu trở về tim tăng lên về thể tích không được bơm đi hiệu quả làm tăng áp lực mao mạch phổi. Hệ lụy sinh ra từ đây là phù phổi, độ giãn nở phổi giảm dẫn đến khó thở là điều tất yếu.

Ngoài ra, dịch mô kẽ hoặc máu được thay thế cho không khí trong phổi sẽ làm giảm dung tích phổi. Tình trạng phù nề ở thành phế quản có thể gây ra tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ dẫn tới hiện tượng khò khè.

Khó thở khi nằm xuống là một trong những dấu hiệu của bệnh suy tim

- Các bệnh lý sinh ra hiện tượng khó thở khi nằm

+ Hội chứng ngưng thở khi nằm ngủ: do đường thở yếu, lưỡi quá lớn hay vị trí của hàm, của amidan làm cản trở hô hấp.

+ Suy tim: bệnh lý này thường khiến người bệnh thức giấc nửa đêm, khó thở đột ngột.

+ Hen suyễn: người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở khi nằm xuống, thở dồn, tức ngực do niêm mạc đường hô hấp bị phù nề, tiết nhiều đờm.

+ Phù phổi: do sự dư thừa của chất lỏng tích tụ trong các túi khí ở phổi nên người bệnh thường cảm thấy khó thở, nhất là sau khi nằm.

+ Viêm mũi, viêm xoang: khi thời tiết thay đổi những bệnh nhân này hay bị chảy nước mũi, thở gấp, ho và khó thở khi nằm ngửa do nước mũi chảy xuống họng chặn đường hô hấp, khiến cho oxy không được đưa đến phổi.

+ Bệnh lý khác: COPD [ tắc nghẽn phổi mãn tính], rối loạn hoảng sợ.

2. Phương hướng xử trí với hiện tượng khó thở khi nằm xuống

2.1. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Do có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở khi nằm xuống trong đó có những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị để ngăn ngừa hệ lụy xấu cho sức khỏe nên tốt nhất, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt khi hiện tượng này xảy ra với bạn. Khi tới gặp bác sĩ, người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng mà mình đang gặp phải, bệnh lý đang mắc cũng như các loại thuốc đang sử dụng. Đây cũng là cách giúp bác sĩ có thêm cơ sở để có biện pháp xử trí hợp lý.

Thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa giúp tìm ra nguyên nhân khó thở khi nằm

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, thực hiện những kiểm tra cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây khó thở ở từng bệnh nhân như:

- Chụp X-quang ngực.

- Siêu âm tim.

- Điện tâm đồ.

Tình trạng khó thở khi nằm xuống xảy ra chủ yếu do tổn thương đường thở. Bởi vậy, biện pháp điều trị phổ biến được áp dụng nhằm mục đích làm giảm tổn thương niêm mạc hô hấp, tái cấu trúc phổi và phế quản đồng thời ngăn chặn quá trình xơ hóa.

2.2. Biện pháp hỗ trợ tại nhà

Nếu gặp hiện tượng khó thở khi nằm xuống, để giảm thiểu sự khó chịu, bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ sau đây:

- Ngồi dậy và hít thở thật sâu để cho hơi thở được điều hòa trở lại.

- Giảm cân nếu khó thở xuất phát từ tình trạng thừa cân, béo phì.

- Tăng cường luyện tập thể thao để giúp tinh thần sảng khoái, sức đề kháng được cải thiện, từ đó giấc ngủ sẽ sâu và ngon hơn.

- Tập hít thở sâu, thở đều mỗi ngày.

- Bỏ hút thuốc lá, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi khoa học.

Mức độ trầm trọng cũng như căn nguyên gây ra hiện tượng khó thở khi nằm xuống ở mỗi người không giống nhau. Vì thế, đừng chủ quan với sức khỏe của mình.

Thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị như vậy là lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn. Có như thế bạn mới biết được chính xác về tình trạng sức khỏe của mình, biết cách để tình trạng ấy sớm chấm dứt.

Mọi sự hỗ trợ về y tế, đừng ngần ngại liên hệ hotline 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bằng kiến thức chuyên môn vững vàng sẽ giúp bạn có được những lời khuyên hữu ích.

Video liên quan

Chủ Đề