Mẹo làm trắc nghiệm hóa thi đại học năm 2024

Hóa học lớp 11 sẽ tiến hành kiểm tra theo hình thức thi trắc nghiệm. Lúc làm bài thi sẽ có câu bạn làm và giải kịp, có câu lại không đủ thời gian làm bài, khoanh bừa… Bài viết hôm nay Butbi.hocmai.vn sẽ “mách nước” cho bạn 4 cách “khoanh bừa” trắc nghiệm hóa học lớp 11 khôn ngoan để nâng cơ hội đạt điểm cao nhé.

TOPCLASS11 – GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

Mẹo làm trắc nghiệm hóa thi đại học năm 2024

Chọn những đáp án ưu tiên trước khi khoanh “bừa”

Dù gọi là chọn “bừa” nhưng cũng không có nghĩa là bạn nhắm mắt không suy nghĩ gì mà chọn ngay đại một đáp án vì điều này dẫn đến rủi ro chọn bừa sai rất cao. Như vậy, để đạt điểm cao trong những bài thi Hóa học lớp 11 bạn vẫn cần tư duy, suy nghĩ câu trả lời trước khi nhắm mắt đánh bừa.

Mẹo là đôi khi trong lúc đọc câu hỏi của bài thi bạn sẽ chợt nhớ mang máng trong đầu một công thức hay đáp án nào đó. Điều này có nghĩa là có thể bạn đã từng giải qua dạng bài này khi ôn tập rồi. Nếu không biết bạn nên khoanh đáp án bạn nhớ mang máng nhé.

Còn với những câu tính toán mà teen tính mãi không ra được đáp án thì lúc này bạn vẫn nên bấm máy tính, ráp số vào công thức mà bạn còn nhớ được mang máng trong đầu nếu tính ra được kết quả nhưng không đúng với đáp án nào thì kết quả tính toán của bạn gần với đáp án nào bạn nhất bạn nên chọn đáp án đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kết quả ở đáp án để ráp vào với những dữ liệu của đề cho để tìm ra câu trả lời.

Mỗi câu hỏi trong bài thi Hóa học lớp 11 sẽ thường có 4 đáp án và đề ra hay có 2-3 câu na ná giống nhau. Lúc này teen cần suy luận 1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng, như vậy teen đã có thể loại ngay ra đáp án còn lại trong đề, tiếp tục suy luận, tính toán để tìm ra đáp án đúng cho câu hỏi đó.

Mẹo làm trắc nghiệm hóa thi đại học năm 2024
Nguồn hình: http://english.vietnamnet.vn

Dữ kiện đúng thường xuất hiện với tần suất nhiều lần trong đáp án

Khi ra đề, để đánh lạc hướng hoặc “bẫy” thí sinh, các thầy cô giáo thường ra những đáp án “na ná” nhau, trong đó có những dữ kiện trùng hợp. Một mẹo nhỏ trong trường hợp này là: dữ kiện nào xuất hiện càng nhiều trong các đáp án thì xác suất đúng của nó càng cao. Nếu “lỡ” phải khoanh bừa, các bạn hãy chọn đáp án chứa dữ kiện như vậy, cơ hội đúng sẽ cao hơn.

Hai đáp án nào trong câu trả lời gần giống nhau thì thường 1 trong 2 đáp án sẽ là đáp án đúng

Ví dụ như sau:

  1. m = 2a – V/22,4
  2. m = 2a – V/11,2
  3. m = 2a – V/5,6
  4. m = 2a + V/5,6

Từ đây, nếu phải “khoanh bừa”, thường đáp án đúng sẽ là C hoặc D vì chúng chỉ khác nhau bởi 1 cái dấu.

Mẹo làm trắc nghiệm hóa thi đại học năm 2024

Trong trường hợp các đáp án có xuất hiện % thì những đáp án cộng với nhau bằng 100% thường là đáp án đúng

Ví dụ:

  1. 40% B.60% C. 27,27% D.50%

Qua đáp án ta có thể nhận thấy 40% + 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng.

Trên đây là một số mẹo cơ bản để teen “khoanh bừa” trắc nghiệm những khi thiếu giờ hoặc không vững kiến thức, có thể suy luận để hoàn thành bài thi Hóa học lớp 11 tốt nhất.

Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp bất đắc dĩ phải khoanh bừa. Để có thể làm được bài thi mang lại kết quả hoàn hảo như mong muốn, điều kiện cần thiết luôn là teen phải dành thời gian để học tập, luyện tập thật nghiêm túc. Chỉ có vững kiến thức và thật tự tin thì các bạn mới có thể hoàn thành bài thi một cách trọn vẹn và hiệu quả.

1. Mỗi câu hỏi có 4 đáp án nhưng thường sẽ có 3 câu na ná giống nhau. 1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng, có thể loại ngay đáp án còn lại.

Ví dụ :

  1. Chu kỳ 4, nhóm IIA
  1. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
  1. Chu kỳ 3, nhóm VIB
  1. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA

Ở đây thấy ngay đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại (có chữ Chu kỳ 3), nó sẽ là đáp án sai.

Đây là cách “làm nhiễu” rất phổ biến trong đề thi môn Hóa và các môn khác để thí sinh không thể chọn được ngay 1 đáp án chỉ với việc tính 1 dữ kiện. Bởi vậy xung quanh đáp án đúng sẽ có 1 vài đáp án giống nó. Và đáp án khác biệt nhất chắc chắn là đáp án sai.

2. Đáp án bị loại ngay lập tức sẽ thường có 1 phần đúng

Vẫn với ví dụ trên, đáp án C bị loại mang phần sai là “chu kỳ 3″, vậy thì phần “nhóm VIB” của nó sẽ là phần đúng. Vì vậy bạn có thể chọn đáp án nào giống (hoặc gần giống) với phần đúng này trong 3 đáp án còn lại.

Trong ví dụ trên, bạn có thể khoanh ngay đáp án B. Vì nó có phần cuối khá giống, với chữ …B.

Ta cùng phân tích một ví dụ khác

  1. 4,9 và glixerol
  1. 4,9 và propan-1,3-điol
  1. 9,8 và propan-1,2-điol
  1. 4,9 và propan-1,2-điol

Loại ngay đáp án C vì có phần “9,8” khác với những đáp án còn lại, đi cùng với nó là “propan-1,2-điol”, vậy dữ kiện đúng là “propan-1,2-điol”.

Từ đây suy ra D là đáp án đúng

3. Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thường thì dữ kiện đó là dữ kiện đúng.

Ví dụ

  1. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
  1. Zn(NO3)2 và AgNO3
  1. Fe(NO3)2 và AgNO3
  1. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2

Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng.

Áp dụng cùng với mẹo thứ hai ở trên, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3. Từ đây suy ra đáp án A hoặc B đúng. Bạn đã thu hẹp phạm vi đáp án lại rồi đấy. Cơ hội chọn lựa lúc này là 50:50, nhưng vẫn tốt hơn là 1:3 nên xác suất đúng sẽ cao hơn nhiều

Cùng phân tích một ví dụ khác:

  1. Al, Fe, Cr
  1. Mg, Zn, Cu
  1. Ba, Ag, Au
  1. Fe, Cu, Ag

Đếm số lần xuất hiện của dữ kiện thì thấy : Al, Zn, Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong 4 đáp án. Nhưng Fe, Cu, Ag thì xuất hiện những 2 lần.

Vậy đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án đúng.

4. Hai đáp án nào gần giống nhau thì 1 trong 2 thường đúng

  1. m = 2a – V/22,4
  1. m = 2a – V/11,2
  1. m = 2a – V/5,6
  1. m = 2a + V/5,6

C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau

Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu – còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu +

Vậy đáp án ta chọn sẽ là C.

5. Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như “gấp đôi nhau”, “hơn kém nhau 10 lần”, thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng.

Cách này giúp bạn khoang vùng sự lựa chọn rất hữu hiệu

Vd : A. 15 B. 20 C. 13,5 D. 30

Dễ thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 sẽ là đáp án đúng.

6. Nếu các đáp án xuất hiện %, những đáp án nào cộng với nhau bằng 100% thường là đáp án đúng

VD: A. 40% B.60% C. 27,27% D.50%

Dễ thấy 40% + 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng.

Bài viết này không nhắm mục đích khuyến khích bạn sử dụng các mẹo trong thi cử. Như đã nới ở trên, kết quả bạn đạt được tùy thuộc vào thái độ và cách học của bạn. Các phương pháp trên chỉ áp dụng trong trường hợp không thể làm gì hơn được nữa. Chúc các bạn may mắn.