Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh webtretho

Giây phút bình yên của các mẹ là được ngắm nhìn con mình vui đùa hằng ngày. Nhưng có những căn bệnh ngoài da làm con khó chịu khiến con quấy khóc, không thể ngủ được vì ngứa và khó chịu, điển hình là bệnh chàm sữa. Trong bài viết này, mình sẽ giải đáp những thông tin về chàm sữa cho các mẹ tham khảo để tìm ra cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhé!

Xem thêm:

Chàm sữa, lác sữa là gì?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay còn được biết đến với các tên khác như lác sữa, viêm da cơ địa, eczema. Bệnh thường gặp ở các trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Tuy bệnh không có cơ chế lây lan nhưng rất dễ tái đi tái lại nhiều lần, rất khó điều trị dứt điểm.

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Đình Huấn [Bệnh viện Nhi đồng 1 – TP.HCM] chia sẻ với Blog trị chàm sữa cho mẹ về vấn đề này. Bác sĩ cho biết: “Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có rất nhiều tên gọi khác nhau như chàm thể tạng, viêm da cơ địa, viêm da thể tạng. Đây là bệnh viêm da mãn tính ở trẻ, tái đi tái lại nhiều lần và không hề bị lây như các bậc cha mẹ đang hiểu lầm. Nó có thể được hiểu là một bệnh liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ”.

Chàm sữa là một căn bệnh mà rất nhiều trẻ em đang mắc phải, nhất là những trẻ ở độ tuổi sơ sinh. Đây là căn bệnh viêm da mãn tĩnh, khó điều trị và rất dễ tái phát. Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa, đây là căn bệnh ngoài da liên quan đến sự rối loạn miễn dịch ở trẻ. Theo thống kê tại bệnh viện Nhi đồng 1 – TPHCM, hàng năm có hàng ngàn trẻ em được đưa đến bệnh viện vì mắc phải căn bệnh này. Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh chàm sữa ở trẻ em cũng không thua kém gì so kém gì bệnh chàm thông thường mà người lớn hay mắc phải.

Đến đây thì hẳn mẹ đã biết chàm sữa là gì rồi đúng không?

Đối tượng nào dễ mắc bệnh chàm sữa?

Bệnh chàm sữa trẻ sơ sinh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Lúc này, sức đề kháng còn yếu và da rất nhạy cảm nên rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da. Thực chất bệnh này xuất hiện là do tình trạng rối loạn miễn dịch của cơ thể dễ làm ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da. Chính vì vậy mà các tác nhân như vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Những trẻ thường xuyên phải sống trong môi trường ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa.

Trẻ em có sức đề kháng kém và cơ địa nhạy cảm nên rất dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh ngoài da và bệnh chàm sữa ở trẻ là một trong số những bệnh mà trẻ hay gặp nhất. Thực tế việc trị bệnh không khó nhưng không phải ai cũng biết cách áp dụng cho đúng.

Các biểu hiện của bệnh chàm sữa

Hiểu hơn về các triệu chứng bệnh chàm sữa sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện bệnh sớm. Nhờ đó mà việc áp dụng các biện pháp chữa trị cũng sẽ đơn giản hơn. Thông thường khi mắc bệnh này, các bé hay có những biểu hiện như sau:

  • Hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nổi hồng ban ở nhiều vị trí trên cơ thể như hai bên má, trán, cổ, hai bên thái dương…Những biểu hiện này dễ nhầm lần với nhiều bệnh khác như bị nẻ, rôm sảy…
  • Ngứa: những cơn ngứa xuất hiện thường xuyên làm trẻ hay khó chịu và quấy khóc. Vào buổi đêm, nhiệt độ và độ ẩm giảm nên những cơn ngứa càng tăng lên, làm cho trẻ khó chịu nhiều hơn.
  • Khô da là một trong những đặc trưng mà khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa. Bình thường da bé thường mịn màng và mềm mại nhưng khi mắc bệnh thì sẽ rất sần và thô ráp.
  • Xuất hiện mụn nước ở vị trí xuất hiện hồng ban và thường rất ngứa. Nếu trẻ gãi nhiều sẽ làm những vết mụn nước bị vỡ ra. Lúc này các loại vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Dấu hiệu đóng mài: thường xảy ra khi mụn nước đã vỡ và chảy dịch, dần khô tạo nên lớp vảy. Hiện tượng này có thể làm dày da.
  • Chàm sữa trẻ sơ sinh khiến trẻ khó chịu hay quấy khóc, kèm theo đó là chán ăn, ít bú… Khi những biểu hiện này kéo dài sẽ làm trẻ sụt cân, chậm phát triển.

Các giai đoạn phát triển của chàm sữa:

Dựa vào bệnh lý, các chuyên gia phân chia chàm sữa thành 5 giai đoạn chính. Từ giai đoạn tấy đỏ tới giai đoạn bong tróc da với các mức độ biểu hiện khác nhau như:

  • Giai đoạn 1: Căng da, khô đỏ tẩy
  • Giai đoạn 2: Thường xuất hiện mụn nước kèm rỉ nước.
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm hóa, da khô, bong tróc
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn da nhẵn, đóng mảng sừng đỏ trên da bé
  • Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da

Tuy nhiên, trên thực tế điều trị chàm sữa được ghi nhận qua 3 giai đoạn 1, 2 và 3.

Nhiều người hết sức chủ quan cho rằng những biểu hiện trên chỉ là bệnh ngoài da, sau một thời gian sẽ tự hết. Nhưng điều này hết sức sai lầm, nếu không được điều trị sớm những biểu hiện bệnh sẽ càng nặng và gây khó khăn hơn cho việc chữa dứt bệnh. Thậm chí, nhiều trẻ chuyển sang giai đoạn mãn tính, đến lúc lớn vẫn còn dấu hiệu bệnh. Nhiều bác sĩ còn cho rằng trẻ có thể chuyển từ bệnh chàm sữa sang bệnh chàm thể tạng, một loại bệnh khó điều trị hơn rất nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em

Việc nắm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn hiểu rõ cũng như có các biện pháp điều trị và phòng chống bệnh hiệu quả hơn. Thông thường, trẻ nhỏ hay mắc bệnh chàm sữa là do:

  • Trẻ bị chàm sữa do yếu tố di truyền: Một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm sữa khác phổ biến là do yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người bị viêm da cơ địa thì trẻ nhỏ sẽ dễ mắc phải bệnh chàm sữa. Hoặc nếu cả bố và mẹ đều từng gặp các vấn đề viêm da cơ địa thì đa phần con cái có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Bé bị chàm sữa do yếu tố cơ địa của trẻ: Có nhiều trẻ nhỏ từ khi sinh ra đã có sẵn cơ địa bị dị ứng nên dễ dàng mắc phải bệnh chàm sữa. Những bé này thường dễ dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng…
  • Trẻ sơ sinh bị chàm sữa do các tác nhân bên ngoàiNếu không phải do yếu tố di truyền hay do cơ địa thì lý do trẻ bị bệnh chàm sữa thường là do làn da bị tổn thương do các tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, không khí… khiến làn da mỏng manh của bé bị thiếu nước, khô ráp dẫn đến sưng đỏ gây kích ứng, viêm da.
  • Trẻ bị chàm sữa do bị dị ứng thực phẩmTuy là không phổ biến như các yếu tố trên, nhưng các thành phần trong thực phẩm khiến làn da bị dị ứng cũng là một trong những yếu tố gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ.

Vậy bé bị chàm sữa phải làm sao? Các mẹ cùng theo dõi bài viết để biết cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh nhé!

Cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em an toàn hiệu quả

Bệnh chàm sữa thường làm cho trẻ hay mệt mỏi, quấy khóc… Nếu không được điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, thông tin về cách chữa bệnh dứt điểm luôn được nhiều người quan tâm. Sau đây là một số biện pháp được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng, bạn có thể tham khảo để áp dụng cho bé.

1. Dùng thuốc bôi chữa chàm sữa ở trẻ em

Những biểu hiện của hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở những trẻ ở độ tuổi rất nhỏ. Vì vậy, việc dùng các loại thuốc bôi được xem là biện pháp tối ưu để giúp hạn chế tình trạng này. Thuốc bôi thường dễ sử dụng và có các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm có thể điều trị được các triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn. Hơn nữa các loại thuốc bôi thường chữa tinh chất dưỡng ẩm giúp giảm ngứa và phục hồi da nhanh hơn.

Kem trị chàm sữa diệp bảo

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị chàm sữa cho trẻ được các chuyên gia khuyên dùng. Mẹ có thể sử dụng: kem Diệp Bảo, kem Biohoney Baby balm… bôi vào da của bé khi mắc bệnh.

Kem diệp bảo

Việc áp dụng cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng các loại thuốc bôi cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Những thành phần của thuốc có thể gây phản ứng phụ mà bạn không thể biết được. Vì da của bé rất nhạy cảm nên ở lần đầu tiên sử dụng, bạn nên bôi trước ở một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục bôi lên các vùng da khác. Trong trường hợp da bé có dấu hiệu bị kích ứng thì nên liên hệ với bác sĩ để hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Cách chữa chàm sữa ở trẻ em theo dân gian

Theo bác sĩ Trần Minh Tâm [Bệnh viện Nhi Đồng 1 – TPHCM]: “Nếu bệnh chàm sữa ở mức độ nhẹ thì ba mẹ nên tìm cách điều trị bệnh cho bé ngay tại nhà. Vì môi trường ở bệnh viện có thể làm cho bệnh của bé trở nên trầm trọng hơn.”

Trong dân gian vẫn lưu truyền khá nhiều bài thuốc điều trị các triệu chứng bệnh chàm sữa bằng nguyên liệu tự nhiên. Những cách này đã chứng minh về mức độ hiệu quả và an toàn trên khá nhiều trẻ. Bạn có thể áp dụng ngay một trong số những cách sau:

Cách trị bệnh chàm sữa ở trẻ em bằng dầu dừa 

Không chỉ trong dân gian mà khoa học hiện đại cùng đã nghiên cứu và chứng minh dầu dừa chữa chàm sữa rất hiệu quả. Trong dầu dừa có chứa nhiều axit lauric, Phytonutrients, Polyphenol, Caprylic và Capric acid có khả năng kháng khuẩn, chống oxi hóa và làm lành những tổn thương trên da. Còn chất béo và vitamin E trong dầu dừa có khả năng tăng cường độ ẩm, giúp bảo vệ da hiệu quả. Phương pháp chữa chàm sữa bằng dầu dừa được nhiều mẹ áp dụng thành công.

Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh được tiến hành như sau:

  • Vệ sinh da của bé thật sạch rồi dùng dầu dừa thoa đều lên da
  • Đợi khoảng 5 phút rồi tiếp tục thoa lớp khác lên da, chú ý massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm sâu vào da.
  • Để khoảng 20 phút rồi dùng nước vệ sinh lại lớp dầu dừa trên da.
  • Áp dụng mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa chàm sữa dân gian bằng lá sim 

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy trong lá sim có các thành phần như: phenol, axit amin, axit hữu cơ, flavon-glucosid, Malvidin- 3 glucosid, axit betulinec… có tác dụng giảm ngứa, khử trùng và làm lành những tổn thương do bệnh chàm gây ra cho trẻ.

Cách chữa chàm sữa dân gian bằng lá sim như sau:

  • Lấy một nắm lá sim rửa thật sạch rồi cho nước vào ngập nồi để nấu.
  • Nấu cho đến khi hỗn hợp nước và lá sim cô đặc lại thành cao.
  • Mỗi ngày dùng cao từ lá sim bôi lên vùng da bị tổn thương của bé.
  • Kiên trì áp dụng trong một thời gian, những biểu hiện bệnh sẽ được đẩy lùi.

Cách chữa bệnh chàm sữa bằng lá trầu không 

Lá trầu không gắn liền với văn hóa của dân tộc ta, đây cũng là nguyên liệu điều trị hiệu quả nhiều bệnh ngoài da. Các bà các mẹ vẫn hay dùng loại lá này để chữa bệnh chàm sữa cho bé. Do lá trầu không có khả năng sát trùng và diệt khuẩn. Trong tinh dầu còn có chữa nhiều chất chống oxi hóa, kháng viêm, kháng khuẩn giúp hạn chế được các dấu hiệu bệnh chàm sữa trên da bé mà không gây kích ứng.

Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không:

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt.
  • Hòa thêm một ít nước cho loãng ra rồi dùng dung dịch này vệ sinh vùng da bị tổn thương cho trẻ.
  • Để yên như vậy qua đêm rồi vệ sinh lại sạch sẽ vào hôm sau.
  • Mỗi tuần áp dụng khoảng 2-3 lần.

Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh an toàn bằng lá ổi

Các thầy thuốc dân gian cho rằng lá ổi có khả năng giải độc, cầm máu và tiêu thũng hiệu quả. Còn các nhà khoa học lại thấy lá ổi chứa nhiều hoạt chất như tanin, axit guajavalic, cóalpha-limonen, axit maslinic, vitamin K có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mà phòng chống oxi hóa hiệu quả.

Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Lấy một nắm lá ổi rửa thật sạch rồi đun trong nước sôi khoảng 10 phút.
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng để tắm cho bé. Kết hợp lấy bã lá chà xát lên vùng da bị tổn thương.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần, tốt nhất là nên làm trước khi đi ngủ.

Dùng lá trà xanh trị chàm sữa ở trẻ nhỏ

Trà xanh không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn giúp điều trị bệnh chàm sữa cho bé rất tốt. Trong nguyên liệu này có chứa nhiều hoạt chất polyphenol, tanin có tác dụng sinh nhiệt, chống oxi hóa, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt.

Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh được tiến hành như sau:

  • Lấy một nắm lá trà xanh rửa thật sạch rồi đi nấu với nước cho sôi lên để cho tinh chất của lá tan ra trong nước.
  • Đợi nước nguội bớt rồi cho bé ngâm mình trong nước lá tầm 10 phút.
  • Áp dụng hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh giảm bớt.

Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng khoai tây

Bạn chuẩn bị 4-5 củ khoai tây sạch, không bị mọc mầm, sau đó đem đun sôi qua nước khoảng 1 phút để khử trùng. Bạn cắt khoai thành lát và giã nhuyễn ép lấy nước cốt, dùng nước cốt này bôi lên vùng da bị lác sữa.

Hiệu quả của các bài thuốc khá chậm nhưng cũng là cách chữa bệnh chàm sữa dứt điểm nên mẹ cần phải kiên trì và thực hiện thường xuyên thì mới có hiệu quả. Đồng thời nên chọn những nguyên liệu sạch để không làm hại đến làn da mong manh của bé.

3. Cách chữa chàm sữa bằng kem trị chàm sữa cho bé – Kem Diệp Bảo

Khi bé bị chàm sữa, mẹ có thể dùng những loại kem có thành phần từ thiên nhiên để điều trị cho bé một cách an toàn và lành tình nhất. Sản phẩm được các dược sĩ khuyên dùng là kem trị chàm sữa Diệp Bảo.

Diệp Bảo là sản phẩm có bảng thành phần sạch 100%, công thức thảo dược gia truyền với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Giảm tình trạng ngứa do chàm sữa gây nên một cách nhanh chóng.
  • Phục hồi làn da bị tổn thương, không để lại những vết thâm và sẹo trên da bé.
  • Giúp kích thích và tái tạo tế bào da hiệu quả.
  • Giúp dưỡng ẩm, làm lành những vết nứt nẻ, làm mềm da, hết khô da.

Kem Diệp Bảo là sản phẩm được chiết xuất từ 100% từ thiên nhiên, không chứa corticoid, paraben và không gây kích ứng da :

  • Lá trầu không: Là loại thảo dược có chất chống oxy hóa, hợp chất phenol, tanin, tinh dầu và nhiều vitamin… có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh.
  • Kim Ngân Hoa: Có tác dụng kháng sinh, gây ức chế rất mạnh với nhiều loại vi khuẩn. Giúp giải độc tốt, thanh lọc cơ thể, giảm viêm, giảm các triệu chứng nổi mẩn ngứa do chàm sữa gây ra cho bé.
  • Nghệ tươi: làm dịu nhanh chóng những tổn thương do chàm sữa gây ra  trên da bé. Thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da bị chàm sữa một cách nhanh chóng và duy trì độ ẩm, hồi phục, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Dầu dừa: Giúp kháng khuẩn, kháng nấm, cấp ẩm cho bé.

Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Vệ sinh sạch cho bé, đồng thời kết hợp với Kem Diệp Bảo để điều trị. Sau từ 2-3 ngày tình trạng da của sẽ đã cải thiện rõ rệt.

đánh giá hiệu quả kem diệp bảo
đánh giá hiệu quả kem diệp bảo
đánh giá hiệu quả kem diệp bảo
đánh giá hiệu quả kem diệp bảo

Đến đây thì mẹ đã biết bé bị chàm sữa phải làm sao rồi! Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo sử dụng kem Diệp Bảo trong với những vẫn đề da bé vào mùa đông như: nứt nẻ da, khô da…

Các mẹ nên lưu ý, trong giai đoạn bé bị bệnh, mẹ tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc có chứa Corticoid để điều trị cho bé vì về lâu dài, sẽ gây hại trên da của bé.

Vì sao mẹ không nên dùng thuốc chứa Corticoid để chữa bệnh cho bé?

Corticoid là 1 chất có thành phần kháng viêm, giúp giảm triệu chứng viêm rất nhanh, đáp ứng điều trị khá tốt. Tuy nhiên, corticoid sẽ làm thay đổi chủng vi khuẩn thường trú trên da của bé khi sử dụng 1 thời gian dài. Sẽ làm cho da bé bị kích ứng trở lại, mức độ nặng hơn ban đầu và sẽ rất khó để điều trị hết hẳn, cũng có thể gây ra bệnh viêm da mãn tính cho bé.

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ tái phát

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp chăm sóc da bé bị chàm sữa nhằm tăng cường sức đề kháng cho da. Những biện pháp này cũng giúp hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh. Cụ thể, bạn nên thường xuyên:

  • Vệ sinh cho bé thật sạch sẽ và đúng cách hàng ngày để hạn chế vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh ngoài da. Khi tắm cần dùng các loại sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH phù hợp với da của bé để tránh kích ứng. Đồng thời không nên tắm quá lâu và tắm bằng nước quá nóng có thể làm khô da, mất đi lớp bảo vệ tự nhiên, làm da bé bị kích ứng. Chú ý trong lúc tắm cần hết sức nhẹ nhàng, không để tổn hại trên da của bé.
  • Cho trẻ mặc những trang phục được làm từ vải cotton, dễ thấm hút mồ hôi. Bên cạnh đó, bạn cần tránh cho trẻ sử dụng những chất liệu vải xù xì, quần áo chật chội, bó sát.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bẩn khói bụi.
  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ, hạn chế thực phẩm có thể gây kích ứng. Nếu trong giai đoạn bú sữa mẹ thì cần cung cấp nguồn sữa chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ cũng cần chú ý vào chế độ ăn của mình, thực phẩm mà mẹ sử dụng sẽ được bé hấp thụ lại qua sữa.
  • Thường xuyên đưa trẻ đi khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra, theo dõi và chỉ ra hướng điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Những điều mẹ cần tránh khi con bị chàm sữa

  • Ngoài việc áp dụng các cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý không dùng các loại vải xù, gây ngứa hay chật, bó sát cho bé mặc. Chỉ nên mặc những bộ quần áo làm từ 100% vải sợi bông hoặc vải mịn. Không nên dùng thuốc tẩy giặt quần áo.
  • Tránh nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể làm ảnh hưởng đến thân nhiệt cũng như sức khỏe của trẻ. Đồng thời cần giữ đủ ấm cho trẻ mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo, vật nuôi vì đây có thể là môi trường ẩn nấp của nhiều ký sinh trùng gây hại.
  • Sử dụng găng tay cao su có lớp lót bằng vải sợi bông.
  • Chỉ tắm cho trẻ bằng nước ấm [không quá nóng], đồng thời dùng nước tẩy rửa không xà phòng hoặc sữa tắm không gây dị ứng.
  • Khi tắm, các mẹ nhớ chỉ vỗ nước nhẹ nhàng, chứ không chà xát da của bé. Dùng khăn tắm mềm lau khô da bé.
  • Tắm xong, thoa kem dưỡng ẩm lên da bé trong vòng 3 phút để da bé hấp thu đủ độ ẩm.
  • Nếu có thể, hãy tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột và các hoạt động gây tiết mồ hôi ở bé.
  • Bỏ đi những tấm thảm trải sàn trong nhà, thú nhồi bông, gối lông ngỗng nếu được
  • Điều trị thú cưng để giảm rụng lông.
  • Vệ sinh môi trường sống bằng cách thông gió trong nhà càng thường xuyên, thay khăn trải giường đều đặn, hút bụi những tấm nệm thường xuyên để diệt sạch mạt nhà cũng là cách trị lác sữa hiệu quả.

Những thông tin trên đã giúp các mẹ hiểu hơn về những cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh đang được áp dụng hiện nay. Nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều. Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần phải tiến hành chữa trị cho bé càng sớm càng tốt. Nếu càng để lâu bệnh sẽ càng nặng và khả năng chữa dứt điểm bệnh sẽ khó hơn rất nhiều. Để có thêm những thông tin hữu ích, các mẹ hãy truy cập ngay vào trichamsuachotre.com nhé.

Video liên quan

Chủ Đề