Cách chữa mẹo khi bé gắt ngủ

- Có lẽ bà mẹ nào mới sinh con cũng sợ nhất khoản ru con ngủ và con quấy khóc ban đêm, con mệt, mẹ cũng mệt theo. Chính vì vậy, làm sao để con ngủ ngoan buổi tối là điều bà mẹ nào cũng mong muốn.

Tin liên quan

4 bộ phận cơ thể của trẻ sơ sinh cần phải giữ ấm ngay cả...

Mẹ 9X bật mí CHIÊU TRỊ RÔM SẢY cho con cực hiệu quả, khỏi lo...

Nhiều bố mẹ trẻ từng muốn khóc thét lên vì thiên thần nhỏ vài tuần tuổi cứ khóc ngằn ngặt không ngớt mỗi khi sập tối. Bé cứ quấy khóc như thế trong sự bất lực của bố mẹ.

Vậy là hết mẹ đến bố rồi ông bà thay nhau bồng bế ru con khắp nhà. Đi hết mấy vòng sân hay quanh nhà con mới nín khóc và lim dim ngủ. Thế nhưng, cứ hễ mẹ đặt con xuống là lập tức, bé lại khóc ầm ĩ ngay. Cứ như thế, mẹ mệt lừ khi cả ngày chăm con, đến tối lại bế rong con không được nằm nghỉ.

Nếu mẹ đang rơi vào tình huống như trên, hãy thử tuyệt chiêu của bà mẹ trẻ này nhé.

Nếu con quấy khóc, mẹ hãy thử ru con theo cách này, đảm bảo sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Ảnh minh họa

Khi bé buồn ngủ, mẹ đừng rong ru mà hãy nhẹ nhàng bế con rồi làm theo các động tác này.

\

- Mẹ cứ thủ thỉ để bé cảm thấy thư giãn rồi dùng ngón tay cái để vuốt nhẹ bàn chân của bé từ dưới lên trên, từ gót chân đến ngón chân. Sau đó, tiếp tục dùng ngón tay cái xoay thành vòng tròn trên mắt cá chân bé thuận chiều kim đồng hồ để giúp tăng cường lưu thông máu cho bé.

- Đến vùng bụng, các mẹ dùng cả hai ngón tay cái, nhẹ nhàng xoa bóp từ rốn lên phía trên, rồi lại lộn xuống dưới

- Mẹ hãy xoa bóp trán và lông mày cho bé nhé, nhẹ nhàng dùng ngón tay cái để xoa xoa quanh vùng mắt, đi xuống mũi, đến 2 bên má, tai, môi trên, môi dưới. Sau đó, mẹ hãy dùng ngón tay cái xoay thành những vòng tròn nhỏ theo chiều kim đồng hồ những xung quanh hàm và đằng sau tai bé.

Chỉ cần khi mẹ làm đến thao tác thứ 3 là em bé sẽ thiu thiu buồn ngủ rồi đấy. Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng khi các mẹ áp dụng thành thạo thì mấy động tác này rất đơn giản mà không làm tốn thời gian của mẹ đâu ạ!

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý xem bé khóc do nguyên nhân nào nữa, nếu con vẫn đang đói vì sữa mẹ không đủ bé ti no thì hãy bổ sung thêm sữa ngoài cho con hoặc tìm cách kích sữa để đảm bảo lượng dinh dưỡng cho bé.

Không gian ngủ cho bé cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.Để các bé dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon, các mẹ cũng cần chú ý đến không gian phòng ngủ thoáng mát nữa nhé! Nên đảm bảo nhiệt độ phòng luôn được mát mẻ từ 26-29 độ C và không quá ngột ngạt. Mẹ có thể mở nhạc du dương cũng giúp bé nhanh chóng ngủ ngon.

Phần lớn các bé đều rất thích mẹ xoa bóp, mát xa cơ thể nhưng không thể khẳng định 100% là bé nào cũng như vậy đâu các mẹ nhé. Khi các mẹ áp dụng cách cho con ngủ mà thấy bé có vẻ khó chịu, khóc lớn hơn thì nên dừng lại. Lưu ý là mọi thói quen cho trẻ đều phải được chuyển đổi từ từ chứ không thể trong chốc lát được. Chúc các mẹ thành công nhé!

Thùy Linh [T.H]

Mỗi khi trẻ gắt ngủ quấy khóc, thức dậy và khóc lóc, hẳn là bạn sẽ loay hoay tìm cách để dỗ trẻ ngủ lại. Tình trạng kéo dài sẽ gây áp lực khi bạn dỗ mãi nhưng trẻ vẫn thức, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc của cả bé và ba mẹ. 

Cùng Hoby tìm hiểu tại sao trẻ hay gắt ngủ5 mẹo chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh đơn giản dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ gắt ngủ quấy khóc

1.1. Bé thấy bất an

Lo sợ xa cách ở trẻ là một dấu hiệu cho rằng bé đang dần có cảm giác xa cách và tách biệt với mẹ,  khi lớn hơn bé nhận thức được mẹ có thể rời đi, không bên cạnh con nữa nên mới bắt đầu cảm thấy lo sợ.

Đặc biệt là khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, wonder week tuần 26 xảy ra, bé sẽ nhận thức rõ hơn về khoảng cách giữa mình và bố mẹ.

Tại sao trẻ hay gắt ngủ

Có hai trường hợp phổ biến khiến trẻ khó chịu trong lúc ngủ là tã ướtbụng bị đầy hơi do bú quá no trước khi ngủ.

Vì thế, nếu trẻ gắt ngủ thì trước hết bạn hãy kiểm tra cơ thể bé và tránh để bé ngủ khi thức ăn chưa kịp tiêu hóa. 

1.3. Ngủ chưa đủ giấc

Khác với người lớn, càng buồn ngủ trẻ lại càng khó ngủ, gắt gỏng.

Nguyên nhân trẻ thức giấc có thể là do môi trường bên ngoài tác động. Nếu như trẻ vẫn muốn ngủ nhưng không thể tiếp tục ngủ sẽ dẫn đến tình trạng gắt gỏng, khó chịu. 

Một môi trường ngủ phù hợp và nhận biết Dấu hiệu buồn ngủ của trẻ để cho trẻ ngủ trước khi bị mệt sẽ giúp ích đấy.

Bé hay gắt ngủ buổi tối do ngủ chưa đủ giấc ban ngày

Nếu trẻ ham chơi mà thức quá giờ ngủ sẽ dẫn đến khó ngủ khi vào giấc và khi ngủ cũng sẽ mệt mỏi, gắt gỏng. Bạn nên lập một lịch ngủ phù hợp với độ tuổi của bé và tập cho bé ngủ theo lịch trình, điều này giúp đảm bảo bé ngủ đủ giấc và dễ theo dõi hơn đấy.

Xem thời gian ngủ cần thiết của trẻ tại đây.

1.5. Bé gắt ngủ vì đói

Một trong những nguyên nhân chính khiến bé giật mình tỉnh giấc quấy khóc là bé đói!

Và bé sẽ khóc lóc để được cho bú [Dĩ nhiên!].

Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì bé sẽ thức dậy nhiều lần hơn để bú. Càng lớn hơn thì bé sẽ ít thức dậy ăn cử đêm hơn.

Xem thêm các lý do tại sao bé gắt ngủ trong video dưới đây nhé.

2. Trẻ sơ sinh gắt ngủ phải làm sao? – 5 Mẹo đơn giản

2.1. Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ cho con

Làm gì khi trẻ sơ sinh gắt ngủ

Việc quy định giờ giấc ngủ có thể tạo thói quen tốt cho con, giúp con dễ dàng đi vào giấc ngủ và thức dậy đúng giờ. Chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp bé phát triển toàn diện. 

2.2. Tạo không gian giúp con dễ buồn ngủ

Một số điều bạn có thể làm để tạo không gian ngủ thích hợp cho bé:

  • Giữ phòng ngủ tối đen hoặc điều chỉnh ánh sáng đèn ở mức thấp.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng không quá nóng cũng không quá lạnh. Nhiệt độ trong phòng cho trẻ sơ sinh tốt nhất nên duy trì ở mức 26-28 độ C. 
  • Giữ không gian phòng yên tĩnh, bạn có thể bật nhạc êm dịu để bé dễ ngủ.

2.3. Ăn đủ no trước khi ngủ

Nếu trẻ đi ngủ trong lúc lượng sữa vẫn chưa được tiêu hóa sẽ làm bụng bị căng tức, đầy hơi… khiến trẻ khó chịu và khóc. Tốt nhất mẹ hãy cho bé bú trước khi ngủ 45 phút – 1 tiếng.

2.4. Giúp trẻ sơ sinh gắt ngủ có cảm giác an toàn

Nếu như đợi một lúc trẻ vẫn không tự ngủ lại được, bạn hãy bế bé để bé ngửi thấy mùi cơ thể mẹ. Khi có được cảm giác an tâm, con sẽ dễ ngủ lại hơn.

Quấn khăn, chũn cũng sẽ giúp bé cảm thấy được bảo bọc, giống như trong bụng mẹ, đồng thời giảm phản xạ giật mình Moro cho trẻ đấy.

Làm gì khi bé gắt ngủ

Ngoài việc khó chịu do tã ướt, có thể bé khó chịu vì dị ứng hoặc mắc một số bệnh lý.

Nếu bạn đã thử các cách trên mà trẻ vẫn thường xuyên gắt ngủ, nhiệt độ cơ thể nóng sốt… Tốt nhất là nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

3. Những quan niệm sai lầm về cách giúp bé không gắt ngủ

3.1. Để con ngủ quên khi bú

Nhiều mẹ thường hay dùng cách cho con ti sữa và ngủ trên tay trong lúc bú.

Việc này tuy có thể dỗ bé ngủ nhưng về lâu dài trẻ sẽ phụ thuộc vào việc được bú rồi mới ngủ. Hơn nữa, việc để bé ngủ trong lúc bú cũng có thể gây ra một số nguy cơ như sặc sữa, sâu răng…

Vì vậy hãy cho trẻ bú và đặt trẻ xuống giường, cũi khi trẻ vẫn còn tỉnh để bé học cách tự ngủ nhé.

Nếu bạn muốn cho trẻ bú trong lúc ngủ thì hãy tham khảo phương pháp Dreamfeed – Ăn trong mơ nhé.

3.2. Đung đưa con để ru ngủ

Nếu trẻ khóc không phải vì bệnh lý hoặc có nhu cầu cần thiết, hãy để bé tự ngủ lại.

Đừng phạm sai lầm là lập tức ngủ cùng trẻ hoặc đung đưa trẻ để dỗ ngủ. Hành động này tạo thành thói quen nhõng nhẽo, hay khóc giữa đêm để tìm kiếm sự quan tâm từ mẹ.

Cách dỗ trẻ gắt ngủ: Tránh bế bé dỗ ngay lập tức. Hãy cho bé cơ hội tự xoa dịu và ngủ lại

Nhiều quan niệm cho rằng trẻ gắt ngủ là do thiếu vitamin D. Tuy nhiên, để biết trẻ có thiếu vitamin D, canxi hay không thì phải quan sát hai biểu hiện: 

  • Co rút cơ, tay co và giật
  • Thiếu nguồn sữa hoặc sữa khiến bé tiêu chảy

Nếu trẻ mắc phải các triệu chứng trên bạn hãy đưa bé đến khám bác sĩ. Nhu cầu vitamin D của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 400UI mỗi ngày, có thể bổ sung cho trẻ bằng đường uống các thực phẩm chức năng và phơi nắng.

Trẻ hay gắt ngủ hẳn không phải là điều dễ dàng với các bậc cha mẹ, đặc biệt với những gia đình trẻ, phải đi làm vào ban ngày.

Thông qua bài viết này, Hoby hy vọng có thể giúp ba mẹ tìm được giải pháp để hạn chế gắt ngủ ở trẻ sơ sinh, để không chỉ mỗi con có được giấc ngủ ngon mà cả ba mẹ cũng đỡ vất vả nhé.

Video liên quan

Chủ Đề