Chữa viêm khớp bằng mẹo dân gian

Chắc hẵn có nhiều người đang lo lắng vì bệnh xương khớp của mình nhưng không biết cách điều trị sao cho an toàn, hiệu quả. Dưới đây là 6 bài thuốc được dân gian lưu truyền có thể chữa bệnh xương khớp hiệu quả. Bạn cùng tham khảo nhé! 

I. Tìm hiểu về bệnh đau nhức xương khớp

1. Đau nhức xương khớp là bệnh gì?

Đau nhức xương khớp là triệu chứng phổ biến thường có cảm giác khó chịu phát sinh từ bất kì khớp xương nào trên cơ thể. Đặc biệt là những khớp xương chịu áp lực lớn như khớp vai, khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp háng… đi kèm các biểu hiện đau, sưng và viêm khớp.

Đau nhức xương khớp là bệnh gì?

2. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

- Viêm khớp

Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau xương khớp. Thông thường có hai dạng viêm khớp chính là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp [RA]. Theo các nghiên cứu đối tượng của viêm khớp là những người trên 40 tuổi. Viêm khớp thường xuất hiện ở cổ tay, tay, hông, đầu gối,…

- Tuổi tác

Theo thời gian, các cơ quan phải đối mặt với sự lão hóa, các khớp xương cũng vậy, với cấu trúc quan trọng là sụn, chất nhờn ở đầu khớp xương và xương dưới sụn gây bệnh thoái hóa khớp. Chính vì vậy càng lớn tuổi các bệnh về xương khớp càng cao.

- Béo phì, thừa cân

Khi bạn bị béo phì, thừa cân thì trọng lượng cơ thể vượt quá mức giới hạn cho phép. Từ đó, sẽ làm gia tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống. Điều này làm cho phần sụn khớp bị bào mòn, dẫn đến tổn thương phần xương dưới sụn. Do đó béo phì làm sụn và xương dưới sụn bị thoái hóa, suy giảm chức năng và gây đau đớn.

- Thường xuyên lao động nặng

Hầu hết những người lao động nặng về thể chất sẽ có nguy cơ đau nhức xương khớp cao hơn làm việc bình thường. Bởi vì khi vác nặng làm tăng áp lực lên các khớp. Từ đó khiến phần xương dưới sụn nhanh chóng bị tổn thương, bị biến dạng. Đồng thời tăng nguy cơ thoái hóa gây đau đớn cho người mắc.

- Sinh hoạt và làm việc không đúng tư thế

Khi chúng ta sinh hoạt và làm việc không đúng tư thế, cũng chính là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Nếu làm làm việc không đúng tư thế sẽ gây ra sức ép cho cột sống, dần dần xảy ra thoái hóa cột sống, gây đau nhức xương khớp. Đồng thời làm giảm các chức năng của xương khớp.

- Thời tiết thay đổi thất thường

Khi thời tiết thay đổi có thể kéo theo hàng loạt những thay đổi bên trong cơ thể. Nhất là sự thay đổi của thời tiết có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến xương khớp. Ngoài ra vào mùa lạnh, các khớp xương của các bạn dễ bị khô và đau nhức hơn các mùa khác.

II. Các bài thuốc dân gian chữa bệnh nhức xương khớp

1. Ngải cứu trắng nướng nóng:

Ngải cứu trắng chữa đua nhức xương khớp

Để thực hiện bài thuốc này, bạn tiến hành làm theo cách sau: Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Đắp ngải cứu với muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi khi khớp bị sưng. Những người lớn tuổi, người béo phì có nguy cơ bị đau khớp cao có thể dùng bài thuốc này chườm hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

2. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng:

Gừng không chỉ là một loại gia vị cho bữa ăn hàng ngày mà nó còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa bệnh. Đối với bệnh xương khớp, tốt nhất nên ngâm chân mỗi ngày một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu bớt cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Bạn nên ngâm chân mỗi tối vì không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

3. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống nấu với đường trắng

Đu đủ và mễ nhân sống mỗi thứ khoảng 30g, rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Bạn nên kiêm trì dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.

4. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh.

Chuẩn bị 5 đến10 gram lá lốt phơi khô, nấu với 2 bát nước để đến khi còn lại 1/2 bát và uống trong ngày. Người bệnh nên uống bài thuốc này khi còn ấm, uống sau bữa tối. Mỗi liệu trình điều trị trong vòng 10 ngày.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lá lốt và rễ các cây bưởi bung, cây vòi voi, cây cỏ xước, mỗi loại 30 gram. Tất cả đều dùng tươi, thái mỏng, sao vàng và đem sắc với 600ml nước cho cạn còn lại 200 ml. Chia đều bài thước cho 3 lần uống trong ngày, uống liên tục trong 7 ngày.

Lá lốt chữa đau nhức xương khớp

5. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại.

Rễ trinh nữ sau khi đã thái mỏng, lấy từ 20 đến 30g đem tẩm rượu, sao lên cho thơm rồi sắc với 400ml nước, đun cạn còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều, bạn có thể nấu thành dạng cao lỏng, rồi pha với rượu để dùng dần.

6. Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính.

Mật ong có rất nhiều tác dụng trong đời sống thường ngày. Bạn có thể uống mật ong với một cốc nước nóng và một muỗng nhỏ bột quế mỗi ngày 2 lần. Duy trì uống đều đặn, thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được cải thiện đáng kể.

Trên đây là những bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau có thể điều trị hiệu quả bệnh xương khớp. Tuy nhiên, ngoài các bài thuốc, bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh xương khớp nhé.

- Theo đó, người bị viêm khớp nên hạn chế sử dụng nhiều muối trong các bữa ăn hàng ngày. Tốt nhất nên tập thói quen nấu món ăn mà không dùng muối. Ngoài ra, người bị viêm khớp cũng không nên ăn thức ăn nhanh bởi trong đó thường sử dụng rất nhiều muối.

- Người bị bệnh viêm khớp không nên uống cà phê, nó sẽ khiến bệnh viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.

- Những cơn đau nhức do viêm khớp sẽ không nặng thêm nếu bạn nói không với soda và bột mỳ.

Một số loại thực phẩm có lợi người bẹ xương khớp bạn nên bổ sung hằng ngày trong chế độ ăn uống như: Rau củ quả, Trà, trứng... Trà xanh và các loại trà thảo dược cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm rất tốt cho người bị viêm khớp. Uống nhiều nước cũng giúp ích cho việc tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương. Các loại gia vị như: nghệ, gừng, hành và tỏi rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp.

Đọc thêm tại đây: vì sao an thấp khớp sunkun chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Các bài thuốc chữa viêm khớp tại nhà thường được nhiều người dân lựa chọn bởi tính an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên, đâu là những phương pháp có thể áp dụng và cho hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp và đưa ra những hướng dẫn chi tiết trong quá trình thực hiện.

Những lý do nên điều trị bệnh viêm khớp tại nhà

Các liệu pháp chữa viêm khớp tại nhà nếu được áp dụng đúng cách có thể giúp người bệnh:

  • Giảm viêm đau ở khớp.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thương, thoái hoá khớp.
  • Giúp bạn vận động các khớp tốt hơn.
  • Nguyên liệu là thảo dược tự nhiên an toàn cho người sử dụng.

Mặc dù không có bất cứ một mẹo dân gian tại nhà nào giúp người bệnh chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp. Nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm, kết hợp sự hỗ trợ hợp lý từ chế độ ăn hay tập luyện có thể giúp người bệnh giảm nguy cơ tổn thương khớp và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

: [Bệnh viêm khớp]: Triệu chứng, cách điều trị và lưu ý của bác sĩ!

Các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp tại nhà chỉ hiệu quả khi bạn biết sử dụng đúng nguyên liệu, đúng phương pháp. Dưới đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo.

Lựa chọn nguyên liệu hợp lý để điều trị viêm khớp tại nhà

Gừng được biết đến là vị thuốc nam có vị cay, tính ấm, hiệu quả trong việc giảm đau, kháng viêm. Chính vì vậy được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Điển hình là bệnh viêm khớp.

Chữa viêm khớp bằng dân gian từ gừng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một thau nước ấm khoảng 50 – 60 độ C.
  • Gừng đem rửa sạch, đập nát rồi cho vào thau, thêm 1 ít muối hạt.
  • Dùng nước này ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ cho đến khi nước hết ấm.

Việc ngâm chân bằng nước muối gừng sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Giảm tình trạng đau nhức ở khớp. Đặc biệt là khớp cổ chân.

Một trong những cách chữa viêm khớp tại nhà cực kỳ phổ biến trong dân gian là sử dụng lá lốt. Theo Đông y, loại lá này có vị cay nồng, tính ấm, sở hữu công dụng ôn trung, tán hàn rất tốt cho người bệnh viêm khớp. Nhất là những trường hợp hay bị đau khớp khi chuyển mùa.

Chữa viêm khớp bằng bài thuốc Nam từ lá lốt

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 20g lá lốt tươi đem rửa sạch để ráo nước.
  • Đun cùng 2 lít nước để sôi chừng 15-20 phút thì tắt bếp.
  • Kiên trì uống nước lá lốt khoảng 10 ngày sẽ thấy tình trạng viêm khớp cải thiện đáng kể.

➤ Tham khảo thêm: Lá lốt – Bài thuốc chữa đau vai gáy bằng thuốc nam, hiệu quả kinh ngạc

Trong thành phần của rễ đinh lăng, người ta tìm thấy hơn 20 loại axit amin cùng 8 loại saponin rất tốt cho hệ xương khớp. Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận: rễ đinh lăng có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ chữa lành tổn thương tại các khớp.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rồi phơi khô khoảng 30g rễ đinh lăng tươi.
  • Đem sao vàng dưới lửa nhỏ.
  • Cho đinh lăng đã sao vàng vào nồi sắc cùng 1 lít nước. Sôi tầm 20 phút thì tắt bếp.
  • Gạn lấy phần nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng cầm máu, giảm viêm sưng, điều hoà khí huyết. Trong dân gian, vị thảo mộc này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa đau bụng và chứng đau nhức xương khớp nhờ chiết xuất axit amin và hoạt chất flavonoid.

Bài thuốc nam chữa viêm khớp từ ngải cứu

Cách thực hiện:

  • Hái một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, vẩy cho ráo nước.
  • Đem xay nhuyễn, chất lấy phần nước cốt.
  • Thêm 2 muỗng mật ong vào khuấy để dễ uống.
  • Chia hỗn hợp thành 2 phần, uống vào sáng và chiều.

Chìa vôi có tính mát dùng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt nếu biết áp dụng đúng cách. Tuyệt vời hơn, hầu như tất cả bộ phận của loại cây này đều có thể dùng để cải thiện các bệnh lý xương khớp.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá chìa vôi với một nắm muối hột.
  • Rửa sạch lá để ráo hết nước.
  • Dùng tay vò phần lá đã chuẩn bị hơi nát một chút rồi đem sao vàng với muối hột.
  • Đổ hỗn hợp ra một miếng vải sạch bọc lại rồi chườm lên phần khớp bị viêm đau.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng cây chìa vôi phơi khô đem sắc lấy nước uống để cải thiện bệnh từ bên trong.

Đây là loại thảo mộc quen thuộc với người dân miền núi, được các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận có khả năng khu phong, trừ thấp, cường gân cốt. Chính vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể tận dụng loại cây này trong việc điều trị viêm khớp.

Sử dụng dây đau xương giảm viêm khớp tại nhà

Cách thực hiện:

  • Hái một nắm lá dây đau xương đem rửa sạch với nước muối loãng.
  • Để ráo nước rồi đem giã nát phần lá đã chuẩn bị.
  • Cho một ít rượu trắng vào khuấy đều rồi chắt lấy nước để uống.
  • Bạn có thể tận dụng phần bã để đắp lên những phần khớp bị viêm để giảm đau.

Xấu hổ có vị chát, tính mát, được dùng nhiều trong các bài thuốc đông y với tính an thần, kháng viêm cực tốt. Người bệnh mới mắc viêm khớp có thể tận dụng loại cây này tạo thành bài thuốc chữa bệnh cho mình.

Cách thực hiện:

  • Thu hoạch phần rễ cây xấu hổ rồi rửa sạch, để ráo hoặc có thể phơi khô.
  • Tẩm một ít rượu 40 độ vào đem sao vàng phần rễ.
  • Sắc với một lít nước [dùng 150g rễ xấu hổ sao vàng] tới khi còn khoảng 400ml nước thì tắt bếp.
  • Chia làm 3 phần nước uống trong ngày. Uống liên tục từ 5-7 ngày.

Hàm lượng vitamin PP cao trong cà tím có khả năng chống ung thư, kháng viêm, giảm sưng đỏ. Ngoài ra, vị ngọt, tính hàn trong cà tím còn có tác dụng lợi tiểu, tán huyết, tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp.

Sử dụng quả cà tím

Cách thực hiện:

  • Cà tím bỏ núm, rửa sạch, thái lát thành các miếng dày khoảng 0.5 cm
  • Đổ 1 lít nước lọc vào nồi đun sôi rồi thả cà tím vào đun cùng, đậy kín nắp.
  • Đun khoảng 10 phút thì tắt bếp, ngâm cà tím trong nồi cho đến khi nước nguội hoàn toàn.
  • Lọc bỏ phần bã cà tím, chỉ giữ lại phần nước. Bảo quản trong lọ thủy tinh ở nhiệt độ thấp.

Chia phần nước cà tím thu được thành 4 phần: 3 phần để uống trong ngày, phần còn lại đem trộn với 50ml dầu oliu thoa lên vùng khớp bị đau.

Các tài liệu y học ghi nhận: Đỗ trọng có tính ôn, vị ngọt đắng và cay nồng, được dùng nhiều trong các bài thuốc bổ can thận, cường cốt. Chính vì vậy, loại cây này cũng là lựa chọn lý tưởng dành cho những người mắc bệnh viêm khớp mà muốn chữa tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: 300g đỗ trọng, 300g đan sâm, 200g xuyên khung.
  • Cho các nguyên liệu vào bình thuỷ tinh, ngâm cùng 1 lít rượu trắng.
  • Khoảng 5 ngày, có thể lấy ra uống với liều lượng 30ml/ lần, mỗi ngày 2 lần.

Trong các tài liệu Đông y, hy thiêm được biết đến với công dụng khu phong, trừ thấp, tăng cường lưu thông máu. Nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy hy thiêm có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe xương khớp.

Cây hy thiêm

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g hy thiêm, 50g thiên niên kiện, đường và 1 lít rượu trắng.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nấu thành cao.
  • Chia làm 2 phần uống vào sáng và tối trong ngày.

➤ Tham khảo thêm: Cây Hy thiêm – Vị thuốc giúp tiêu “tan bệnh” xương khớp

Trong đu đủ có nhiều canxi, magie, kali,… rất tốt cho người mắc bệnh viêm khớp. Bên cạnh đó, các papain trong loại quả này giúp ức chế sự phát triển của hệ vi khuẩn gây viêm trên khớp.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, 30 gram mễ nhân sống, 2 bát nước
  • Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
  • Cho đu đủ xanh cùng 30 gram mễ nhân sống và 2 bát nước vào nồi.
  • Đun với lửa nhỏ trên bếp, cho đến khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho thêm 1 chút đường trắng.
  • Ăn ngay khi còn nóng.

Chó đẻ là loại thảo mộc có vị đắng mát, được dân gian sử dụng trong các bài thuốc chữa phong thấp, giải độc,… Trong số đó cũng không thể không nhắc đến bài thuốc chữa viêm khớp từ loại cây này.

Giảm viêm khớp bằng cây chó đẻ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g chó đẻ và rượu gạo nóng.
  • Rửa sạch đất cát của phần chó đẻ đã chuẩn bị, sau đó nấu cùng 1 ít rượu.
  • Đổ hỗn hợp ra một chiếc khăn sạch, chườm trực tiếp vào chỗ sưng đau.
  • Thực hiện mỗi ngày, liên tục trong 2-3 tuần.

Viên Khớp Tâm Bình là TPBVSK được nhiều người lựa chọn với công thức ưu việt từ 10 loại thảo dược tự nhiên như: Hy thiêm, đương quy, đỗ trọng,… đặc biệt là bột Mã tiền chế được gia giảm theo công thức cổ phương loại bỏ tính độc, lành tính cho người sử dụng.

Viên khớp Tâm Bình hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp; hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ bắp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, đồng thời giúp hỗ trợ mạnh gân cốt, tăng cường lưu thông khí huyết.

Viên Khớp Tâm Bình đã thông qua các cuộc kiểm nghiệm chất lượng của Bộ y tế – hoàn toàn không pha trộn tân dược. Hạn chế tối đa tác dụng phụ khi sử dụng.

Cách dùng:

  • Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 2 lần.
  • Uống trước khi ăn 30 phút. Người có tiền sử bệnh dạ dày nên uống sau khi ăn.
  • Duy trì uống mỗi đợt từ 2-3 tháng.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai, cho con bú
  • Không dùng với những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm

Viên khớp Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau mỏi xương khớp ✅

Đặt mua ngay Viên khớp Tâm Bình [ CHÍNH HÃNG ]

Các bài thuốc chữa tại nhà mặc dù an toàn, lành tính ngay cả khi người bệnh sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn nguyên liệu cẩn thận, sơ chế kỹ trước khi thực hiện.
  • Cẩn trọng khi áp dụng cho phụ nữ mang thai, người bị suy giảm chức năng gan thận.
  • Không tự ý kết hợp với các loại thuốc điều trị khác.
  • Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần dừng sử dụng và đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào.

Bệnh viêm khớp có tính chất âm ỉ, kéo dài. Muốn cải thiện bệnh, bạn cần có cho mình chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng thêm các TPBVSK để hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Khi có các dấu hiệu bất thường cần liên hệ với bác sĩ để có phương hướng xử lý kịp thời.

Video đề xuất: Tổng quan về bệnh viêm đa khớp dưới góc nhìn từ các chuyên gia của Tâm Bình

XEM THÊM:

[**] Thời gian phát huy hiệu quả khi sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người

Video liên quan

Chủ Đề