Đồng nào dưới đây nói không đúng về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

“Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lý, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người” [Nguyễn Minh Châu]

Nam Cao, một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam, người đã viết vào nền văn học ta những dấu ấn không thể xóa mờ. Tồn tại ngay trong lớp bụi mờ của thời gian đang phủ lên dòng chảy văn học. Các tác phẩm của Nam Cao, trở thành huyền thoại với tất cả những ai yêu văn chương, có những hình tượng câu chuyện đã trở thành kinh điển, ăn sâu vào nếp sống nếp nghĩ của người dân. Nam cao có phong cách nghệ thuật vô cùng độc đáo, tạo ra được tiếng ca riêng biệt giữa một rừng cây ngút ngàn.

Phong cách nghệ thuật của Nam Cao trước năm 1945

* Ám ảnh về cái đói, cái ăn, và những tấn bi kịch của con người

Truyện ngắn của Nam Cao là sự phức hợp giữa bi và hài, trữ tình và triết lí mà cán cân nghiêng hẳn về phần bi. Nam Cao hiểu đời rất rõ, ngôn từ của ông được chắt ra từ những phận đời bần cùng nhất trong xã hội. Nam Cao được coi là đại diện của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trong giai đoạn cuối. Ông được coi là người đã đặt những mảng màu cuối cùng hoàn chỉnh bức tranh của văn học hiện thực cả về mặt phản ánh xã hội cũng như khả năng biểu hiện nghệ thuật.

Dầu không phải là nhà cách tân truyện ngắn, chỉ là người bồi đắp cho thể loại này, nhưng sự bồi đắp ấy phong phú đến nỗi, cho đến ông, truyện ngắn giàu có thêm rất nhiều về cách thăm dò những chiều sâu mới, khẳng định thêm sự hàm súc của nó. Nhà văn Nam Cao ám ảnh đến cực độ với sự tha hóa trong bản chất của con người. Ông đẩy bản thân nhân vật vào tận cùng của sự bi kịch, của sự tha hóa không chút lưỡng lữ. Đó có thể là bi kịch lương thiện như Chí Phèo, con người sinh ra với số 0 tròn trĩnh, chết ngay trước cửa của sự lương thiện, người ta phải chết chỉ vì muốn làm người. Đó có thể là bi kịch được tạo nên bởi cái đói, vì một bữa ăn, người ta sẵn sàng đánh đổi cả danh dự nhân phẩm, và tính mạng. Hoặc của những người nghệ sĩ Hộ mang trong mình ước vọng cao đẹp, nhưng cơm áo ghì sát đất, ước mơ không cất nổi cánh mà tung bay.

Truyện ngắn của Nam Cao như những đợt sóng lớn cuốn phăng đi cái vẻ ngấm ngầm yên ả, giả tạo của một vùng làng quê yên bình. Truyện của Nam Cao có phần bế tắc. Mọi tác phẩm của ông trước năm 1945 đều rơi vào bi kịch không lối thoát. Các nhân vật sau khi chạm đến đỉnh điểm của bi kịch, hoặc chết để bảo vệ phần người còn sót lại, hoặc sống lay lắt với những ước mơ không thể thành hiện thực. Nam Cao tập trung hoàn toàn vào hiện thực, ngòi bút của ông lách rất sâu vào mảnh đất hiện thực, để mà phê phán, để mà cải tạo. Hiện thực trong sáng tác của Nam Cao là một hiện thực cụ thể, đặc thù: Xã hội Việt Nam vào những năm 40 đang xáo trộn, quằn quại trong chặng cuối của quá trình bần cùng hóa. Những cơn đói triền miên, những làng xóm tiêu điều xơ xác đến thảm hại, những số phận tàn lụi, sự tan tác rời rã của những mối quan hệ người, sự tuyệt vọng đổ vỡ của những cá nhân, sự tha hóa nhân cách và đặc biệt là mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.

* Quan điểm về nghệ thuật

Nam Cao là một nhà văn triết lý, ông luôn lồng ghép những quan điểm của mình vào trong những tác phẩm của mình, thể hiện rõ nhất ở “Đời thừa” và “Ánh trăng”

“Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”.

Với quan điểm nghệ thuật này, dường như là sự tôn thờ, nên truyện ngắn của Nam tàn ác, xấu xa của bọn thống trị như Bá Kiến đã khiến cho cuộc sống con người trở nên bi thảm, đau thương. Sẵn sàng cậy vào quyền thế của mình, Bá Biến chính là kẻ mà dồn đẩy một con người vốn có xuất phát điểm là lương thiện, chất phác như Chí Phèo đến chỗ cùng đường.

“Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, sẽ là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao và mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”.

Với quan điểm nghệ thuật này, nhà văn luôn dành cho những con người nhỏ bé, bần cùng trong xã hội sự trân quý đặc biệt, dẫu cho họ đã bị tha hóa về nhân phẩm, nhưng ông vẫn luôn cố gắng phát hiện những vẻ đẹp nhỏ bé nhất ẩn sâu trong tâm hồn họ. Đây là tinh thần nhân đạo trong những tác phẩm của Nam Cao.

Phong cách nghệ thuật của Nam Cao sau năm 1945

Sau năm 1945, Nam Cao cũng như những nhà văn khác, nghe theo lời kêu gọi của cách mạng, sử dụng ngòi bút để chiến đấu, xoay đòn chế độ, Nam Cao cũng từ bỏ ám ảnh về cái đói, sự tha hóa để thực hiện sứ mạng mới của văn học, ca ngợi cuộc chiến anh hùng, và kêu gọi mọi người tham gia cách mạng. Được thể hiện rất rõ trong tác phẩm “đôi mắt”. Tuy nhiên, chất triết lí vẫn không mất đi, nhà văn chú yếu nhiều vào điểm nhìn của xã hội, những mâu thuẫn giữa những kiểu người vẫn tri thức nhưng lại có cách nhìn trái nhau. Nhà văn tập trung vào lối sống thay vì bi kịch, những đối nghịch tồn tại ngay trong một tầng lớp. Tác phẩm cũng mở ra nhiều hướng đi và không còn bế tắc. Nam Cao vẫn thể hiện biệt tài của mình trong phân tích miêu tả tâm lý nhân vật. Nhìn chung, phong cách nghệ thuật của Nam Cao nghiêng về tính triết lý suy tưởng, đồng thời cũng không còn ghi rõ dấu ấn như trước 1945.

Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể hiện được cái tôi, vừa thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình dành cho những con người nhỏ bé.

Thảo Nguyên

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1: Bút danh Nam Cao của nhà văn được lấy từ tên hai địa danh ở quê hương của tác giả là tổng Cao Đà, huyện Nam Vang.

A. Đúng

B. Sai

C.

D.

Hiển thị đáp án

Câu 2: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với các sáng tác về nội dung chủ yếu nào?

A. Người nông dân nghèo đói bị vùi dập

B. Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hiển thị đáp án

Câu 3: Nhà văn Nam Cao mất năm 36 tuổi, trong trường hợp nào?

A. Bị bệnh

B. Bị địch bắt giam và tra tấn dã man

C. Bị địch phục kích và hi sinh.

D. Cả A, B, C đều sai.

Hiển thị đáp án

Câu 4: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Truyện vừa

C. Truyện dài

D. Tiểu thuyết

Hiển thị đáp án

Câu 5: Ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện Lão Hạc?

A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người

B. Phẩm chất cao quý của người nông dân

C. Số phận đau thương của người nông dân

D. Cả ba ý kiến trên đều đúng

Hiển thị đáp án

Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của lão Hạc?

A. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của một người nông dân.

B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.

C. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hiển thị đáp án

Câu 7: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có truyện:

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

[Ngữ văn 8, tập một]

Trong đoạn văn trên, tác giả kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả và biểu cảm

B. Nghị luận và biểu cảm

C. Biểu cảm và tự sự

D. Tự sự và miêu tả

Hiển thị đáp án

Câu 8: Từ "lão" trong đoạn văn trên tương đương với từ lão nào trong các dòng sau đây?

A. Ông lão

B. Lão nghệ nhân

C. Bệnh lão hóa

D. Lão thầy bói

Hiển thị đáp án

Câu 9: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?

A. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.

B. Lão Hạc rất thương con.

C. Lão Hạc ăn phải bả chó.

D. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người.

Hiển thị đáp án

Câu 10: Trong tác phẩm Lão Hạc, con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì?

A. Vì muốn làm giàu.

B. Phẫn chí vì nghèo không lấy được vợ.

C. Vì không lấy được người mình yêu.

D. Vì nghèo túng quá.

Hiển thị đáp án

Câu 11: Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?

A. Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả.

B. Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con.

C. Để lấy tiền gửi cho con.

D. Vì lão không muốn nuôi con chó nữa.

Hiển thị đáp án

Câu 12: Dấu ba chấm [dấu chấm lửng] được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì:

"Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết...Một con người thế ấy!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng...Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn..."

[Lão Hạc, Nam Cao]

A. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

B. Làm dãn nhịp điệu câu văn.

C. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn trong lòng ông giáo.

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Câu 13: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có truyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

[Ngữ văn 8, tập một]

Từ nào thay thế được từ "đi đời" trong câu "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!"?

A. Chết

B. Hi sinh

C. Bỏ mạng

D. Hết đời

Hiển thị đáp án

Câu 14: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?

A. Móm mém.

B. Vui vẻ.

C. Xót xa.

D. Ái ngại.

Hiển thị đáp án

Câu 15: Ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn văn sau:

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [...] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

[Ngữ văn 8, tập một]

A. Sự yếu đuối của lão Hạc

B. Sự già nua của lão Hạc

C. Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc

D. Sự cực khổ của lão Hạc

Hiển thị đáp án

Câu 16: Câu văn “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút ... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!” biểu hiện điều gì?

A. Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình

B. Sự tự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình

C. Sự thương tiếc của lão Hạc đối với cậu Vàng

D. Cả A, B, C đều sai.

Hiển thị đáp án

Câu 17: Nhận định nào nói đúng nhất về ý nghĩa cái chết của lão Hạc?

A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần

B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng

C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của người nông dân

D. Cả ba ý kiến trên đều đúng

Hiển thị đáp án

Câu 18: Đọc đoạn văn sau:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận."

[Lão Hạc, Nam Cao]

Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?

A. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung.

B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.

C. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.

D. Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc.

Hiển thị đáp án

Câu 19: Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm?

A. Là một người biết đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn khổ của Lão Hạc

B. Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin

C. Là con người có cách nhìn mới mẻ, sẻ chia, đồng cảm với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Câu 20: Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn Lão Hạc?

A. Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình

B. Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính

C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình

D. Kết hợp cả 3 ý kiến trên

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Lão Hạc - Cô Phạm Lan Anh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Loạt bài 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 gồm đầy đủ các câu hỏi trắc nghiệm về các tác phẩm, Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề