Cách chăm sóc cỏ lúa mì

Xu hướng tự trồng cỏ lúa mì ngày càng gia tăng do loại cỏ này vừa nhanh thu hoạch vừa sử dụng như một dạng thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cỏ lúa mì non tại nhà đơn giản nhất mà lại nhanh chóng thu hoạch.
 

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ

Những gì bạn cần đó là: Hạt lúa mì, một chiếc xô nhỏ để ngâm hạt, khay trồng, nước, vải để ủ hạt.

Cách chọn hạt giống

Bạn có thể tìm mua hạt giống cỏ lúa mì non ở những cửa hàng hay trung tâm giống đáng tin cậy, xuất xứ rõ ràng, nên chọn hạt giống mẩy, sạch sẽ để tăng cao tỉ lệ nảy mầm. Đối với bất kỳ cách trồng cỏ lúa mì non nào, thì hạt giống tốt là điều quan trọng, quyết định đến sự thành công

Ngâm hạt giống

Trước khi gieo trồng, bạn nên ngâm hạt giống cỏ lúa mì non khoảng 12 tiếng. Ủ ấm bằng khăn hoặc vải giày từ 1 – 2 ngày như cách ngâm hạt lúa thông thường. Sau khi hạt được nảy mầm, bạn tiếp tục gieo chúng vào khay hoặc chậu nhựa có lỗ thoát nước ở đáy.

Lưu ý nên đặt những chậu hạt giống đã gieo ở những nơi thoáng khí, có ánh nắng vừa phải. Nên tưới nước từ 1 - 2 lần một ngày. Nếu không tưới bạn cũng có thể dùng bình xịt để đảm bảo mầm mọc lên đều đặn, không bị xô lệch.

Sau 3 ngày, bạn có thể đặt khay gieo mầm ở nơi ít sáng đến vị trí nhiều ánh sáng để cây quang hợp cho lá mầm xanh. Tiếp tục chăm sóc từ 8 – 12 ngày sẽ cho thu hoạch


Cách chọn hạt giống cỏ lúa mì non

Hãy sở hữu ngay trọn bộ combo trồng cỏ lúa mì tại đây >>> Giải pháp 3 trong 1 với combo ép cỏ lúa mì hữu cơ 100%

CÁCH TRỒNG CỎ LÚA MÌ NON

Sau khi những hạt giống đã nảy mầm, bạn có thể chuẩn bị khay và đất chứa một ít các thành phần dinh dưỡng cần thiết, trộn đều tạo độ ẩm và mịn phù hợp để gieo hạt. Rải lớp hạt mỏng trên bề mặt đất mịn và nhẹ nhàng dùng tay ấn hạt bén với đất.

Hạt giống cũng có thể được trồng trong khay có giấy ẩm để ngăn chặn rễ phát triển thông qua các lỗ của khay. Cách trồng cỏ lúa mì non này rất dễ thực hiện tại nhà, điều bạn cần là chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết.

Tưới nhẹ nhàng sau khi hạt đã bén rễ với đất. Dùng một tờ báo mỏng che cho hạt để bảo vệ khi mới gieo trồng khoảng 3 – 4 ngày.

Khi những chồi non của cỏ bắt đầu phát triển, bạn có thể đặt chúng ở nơi thoáng sáng, có nắng nhẹ và gió để cây lớn nhanh hơn.

Cách trồng cỏ lúa mì non đơn giản và nhanh chóng nên bạn có thể trồng luân phiên để có thể thu hoạch cho phù hợp.


Cách trồng cỏ lúa mì non tại nhà

Xem thêm >>> Hướng dẫn từng bước cách làm nước ép cỏ lúa mì đúng cách , giữ nguyên chất

THU HOẠCH CỎ LÚA MÌ NON

Sau khi thu hoạch, mọi người thường dùng cỏ lúa mì non để làm nước ép cỏ lúa mì tươi hoặc sinh tố. Nếu không dùng hết có thể bỏ vào chai cất trong tủ lạnh uống dần. Phần bã sau khi xay có thể sử dụng để đắp mặt giúp làn da thêm tươi tắn.

Nếu muốn sử dụng cả phần rễ, bạn có thể thử qua cách trồng cỏ lúa mì non bằng phương pháp thủy canh. Với thổ canh, bạn dùng kéo hoặc dao sắc để cắt cỏ sau khi đến thời điểm thu hoạch.

Cỏ có thể được giữ tươi nguyên khi bảo quản trong tủ lạnh nhờ bọc kín nilon hoặc bỏ trong hộp. Sau khi cắt cỏ, bạn tiếp tục tưới nước đều đặn, cỏ sẽ mọc trở lại trong thời gian một tuần. Sau lần thu hoạch tiếp theo này, bạn có thể trộn cả rễ và đất để chuẩn bị sẵn sàng cho một vụ gieo hạt mới.

Ngoài trồng cỏ lúa mì làm nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe, mọi người còn trồng vào cốc, lọ thủy tinh hay bát nhỏ có hoa văn đặt trên bàn làm việc, bệ cửa sổ hay bàn trà phòng khách để trang trí không gian sống.

Vẻ đẹp xanh tươi của cỏ lúa mì tạo điểm nhấn mát mắt trong nhà.


Thu hoạch cỏ lúa mì non

Xem thêm >>> Top 9 lợi ích từ cỏ lúa non bạn nên biết

LỜI KẾT

Cách trồng cỏ lúa mì non vừa đơn giản vừa nhanh thu hoạch ngay tại nhà mà chúng tôi vừa giới thiệu, sẽ là những thông tin bổ ích cho những ai đang có ý định tự trồng cỏ lúa mì và sử dụng. Chúc bạn thành công nhé!
 

Trên thế giới, cỏ lúa mì là một loại thực phẩm phổ biến hằng ngày. Tuy nhiên, phải đến một vài năm trở lại đây thì tại Việt Nam, loại cỏ này mới được nhiều người biết đến. Cỏ lúa mì trở thành siêu thực phẩm được nhiều người săn trồng bởi công dụng chống lão hóa, ngừa ung thư vô cùng thần kỳ. Vậy cỏ lúa mì có chứa những dinh dưỡng gì và cách trồng cỏ lúa mì như thế nào? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết dưới nhé.

– Cỏ lúa mì hay còn gọi là mầm lúa mạch, là một nguồn chất xơ tuyệt vời, giàu vitamin A góp phần điều chỉnh chức năng miễn dịch, tăng trưởng tế bào và thị lực.

– Hàm lượng vitamin C cao, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, từ sức khỏe của da đến chữa lành vết thương cho đến sức khỏe răng miệng.

– Bên cạnh đó cỏ lúa mì còn giàu vitamin K, một vi chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho quá trình đông máu, tạo xương, sức khỏe của tim và hơn thế nữa.

– Cuối cùng, mầm lúa mạch rất giàu polyphenol và flavonoid. Các hợp chất này hoạt động như chất chống oxy hóa để bảo vệ chống lại bệnh mãn tính.

Những gì bạn cần làm đó là hạt giống cỏ lúa mì hay ở nhiều nơi bán gọi là mầm lúa mạch, một chiếc khay dùng ngâm hạt, khay để trồng, giá thể mụn dừa, nước và vải dùng để ủ hạt. Lưu ý nên chọn mụn dừa đã qua xử lý tránh để chất chát tanin và lignin làm chết mầm nhé. Mụn dừa SFARM đã qua xử lý là giá thể trồng mầm lúa mì lý tưởng nhất.

Mụn dừa SFARM trồng cỏ lúa mì

Bước 1: Ngâm hạt giống

Trước khi bắt đầu gieo hạt thì bạn nên ngâm hạt giống cỏ lúa mì trước khoảng 4 tiếng.

Bước 2: Vớt ra ủ khô

Sau đó ủ ẩm cho hạt bằng khăn vải hay khăn giấy ẩm trong 1 – 2 ngày giống như ngâm hạt lúa thông thường.

Bước 3: Trồng vào khay

– Cho giá thể mụn dừa vào khay, một lớp khoảng 1.5cm. Rải một lớp hạt mỏng ở trên bề mặt giá thể mụn dừa. Dùng tay chỉnh lại các vị trí thiếu hạt rồi phủ một lớp mỏng mụn dừa lên hạt để giữ ẩm.

– Phun sương nhẹ sau khi gieo rồi đưa khay vào nơi ít ánh sáng, dùng bìa carton hay giấy báo che lại để hạn chế tối thiểu ánh sáng hắt vào chậu.

– Tưới nước đều đặn cho khay hạt mỗi ngày từ 1 – 2 lần.

Bước 4: Đưa ra sáng

Sau 3 ngày thì đưa khay ra nơi có nhiều ánh sáng, để cây quang hợp, cho lá mầm xanh tươi. Tiếp tục chăm sóc như vậy từ 8 – 12 ngày sẽ có thể thu hoạch được.

Để trồng cỏ lúa mì đơn giản và nhanh chóng thì bạn có thể trồng luân phiên để có thể thu hoạch sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

– Sau khoảng 8 -12 ngày là bạn đã có thể thu hoạch mầm lúa mạch. Dùng kéo để thu hoạch bằng cách cắt ngay phía trên gốc cỏ và bỏ vào bát. Mọi người thường dùng cỏ lúa mạch [lúa mì] để làm sinh tố.

– Sau khi đã cắt cỏ lúa mì, bạn tiếp tục tưới nước đều đặn ngày 2 lần thì cỏ sẽ mọc trở lại trong khoảng một tuần. Sau lần thu hoạch tiếp theo này, bạn lựa sạch rễ mầm rồi đem mụn dừa đi phơi khô để sẵn sàng cho một vụ gieo hạt mới.

Rửa sạch cỏ lúa mì

Vì được trồng trong đất hữu cơ nên cỏ lúa mì không cần rửa kỹ. Chỉ cần rửa sơ trước để loại bỏ bụi bẩn trong không khí có thể bám vào cỏ lúa mì.

Cho cỏ lúa mì vào máy ép

Dùng máy ép cỏ lúa mì được thiết kế cho loại cây giàu chất xơ. Tránh sử dụng máy ép trái cây thông thường vì cỏ lúa mì có thể làm tắc nghẽn và làm hỏng máy.

Bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố nếu không có máy ép trái cây. Dùng rây lọc bỏ bã khi xay.

Thưởng thức một ly nước ép cỏ lúa mì

Bạn chỉ cần một ly nước ép nhỏ hàng ngày để cảm nhận tác dụng của sự kết hợp các vitamin và khoáng chất từ ​​cỏ lúa mì.

Phần bã sau khi đã xay có thể sử dụng để đắp mặt để giúp cho làn da thêm khỏe khoắn, tươi tắn hơn.

Cách trồng cỏ lúa mì thật đơn giản phải không nào? Cùng Đặng Gia Trang chuẩn bị nguyên liệu trồng ngay cho gia đình bạn nhé. Chúc các bạn thành công. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề