Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

PHẦN I: TIN ĐIỆN BIÊN

*Baodienbienphu.info.vn (9/11): Chậm tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

 Giai đoạn 2021 - 2025, Trung ương phân bổ vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) muộn, ảnh hưởng đến tiến độ lập, giao kế hoạch của tỉnh. Do đó UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương gặp vướng mắc, dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn chương trình MTQG đạt thấp.

Năm 2022, huyện Tuần Giáo được giao tổng kế hoạch vốn đầu tư và vốn sự nghiệp của 3 chương trình MTQG hơn 120,4 tỷ đồng (gồm vốn đầu tư hơn 87,2 tỷ đồng và vốn sự nghiệp hơn 33,2 tỷ đồng). Trong đó riêng vốn đầu tư chương trình xây dựng nông thôn mới hơn 28,3 tỷ đồng; chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hơn 1,2 tỷ đồng; chương trình giảm nghèo bền vững hơn 57,6 tỷ đồng. Sau khi được phân bổ vốn, huyện Tuần Giáo đã tích cực triển khai thực hiện, song còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đến hết tháng 10/2022 mới đạt 15,5% kế hoạch vốn giao và tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp chỉ đạt 6,3%. Nguyên nhân do nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình MTQG được UBND tỉnh giao muộn (giao ngày 14/7/2022 và ngày 14/8/2022). Đồng thời, đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được phân bổ nguồn vốn lớn (hơn 57,6 tỷ đồng), nhưng là các dự án phải triển khai 2 bước và thực hiện thời gian lựa chọn các đơn vị tư vấn theo quy định nên thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các công trình, dự án. Trong khi đó, nguồn vốn sự nghiệp đến giữa tháng 7 mới được UBND tỉnh giao dự toán; một số hướng dẫn để thực hiện dự án và các tiểu dự án của các bộ, ngành Trung ương, của tỉnh ban hành chậm (một số dự án, tiểu dự án chưa ban hành văn bản hướng dẫn) nên việc triển khai thực hiện và giải ngân, thanh toán gặp nhiều khó khăn. Điển hình, tại dự án 2 của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, hiện chưa quy định áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật, chưa quy định mức kinh phí tối đa cho dự án và chưa có định mức hỗ trợ cho 1 hộ nên chưa thực hiện được. Tương tự, tại tiểu dự án 1 (dự án 3) về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, chưa có quy định nội dung, mức hỗ trợ thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp...

Tại huyện Tủa Chùa, tổng vốn đầu tư 3 chương trình MTQG năm 2022 là gần 134 tỷ đồng để thực hiện 15 công trình, dự án và vốn sự nghiệp hơn 27,2 tỷ đồng. Hiện nay, mới chỉ có một số dự án đang được triển khai thi công, như: Nhà văn hóa thôn Từ Ngài 1, xã Mường Báng; Thủy lợi Nà Luông Tinh, bản Đun, xã Mường Đun; nâng cấp đường nội thôn Tà Huổi Tráng 1, xã Tủa Thàng... Còn lại hầu hết các dự án thuộc các chương trình đang trong quá trình phê duyệt hoặc đang trình thẩm định thiết kế xây dựng. Đặc biệt, các chương trình thuộc nguồn vốn sự nghiệp đến nay chưa triển khai thực hiện được. Vì vậy tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư mới đạt 6,75% kế hoạch, nhất là vốn sự nghiệp chưa giải ngân được.

Theo ông Lường Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa, nguyên nhân do hiện nay các dự án đang trong thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu; một số sự án khởi công mới năm 2022 phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thanh lý tài sản ảnh hưởng tiến độ thi công, dẫn đến chưa có khối lượng thanh toán. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng tăng cao đã tác động trực tiếp đến chi phí doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng, ảnh hưởng tiến độ dự án...

Không chỉ huyện Tuần Giáo và Tủa Chùa, các huyện, thị trên địa bàn tỉnh đều gặp khó khăn trong việc triển khai các chương trình MTQG. Trong giai đoạn 2021 - 2025, tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh được phân bổ hơn 4.338 tỷ đồng. Riêng năm 2022, tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển gần 1.152 tỷ đồng cho cả 3 chương trình, gồm: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gần 478 tỷ đồng; chương trình xây dựng nông thôn mới gần 187,5 tỷ đồng và chương trình giảm nghèo hơn 486,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 9/2022, tỷ lệ giải ngân toàn tỉnh mới đạt 20% kế hoạch vốn.

Để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục đầu tư (công tác GPMB, tổ chức lựa chọn nhà thầu...) của các dự án thành phần đối với các dự án dự kiến bố trí vốn năm 2022 để sớm triển khai thi công, giải ngân vốn ngay khi được phân bổ. Đồng thời tập trung đẩy nhanh các thủ tục đối với các dự án khởi công mới năm 2023. Các huyện cũng đề nghị tỉnh kiến nghị với Trung ương cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn đầu tư năm 2022 đến hết tháng 6/2023; sớm ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện một số dự án, tiểu dự án.

 *Quochoitv.vn (9/11): Trồng bưởi da xanh nhưng lại ra bưởi lạ, nông dân thiệt hại nặng nề

Theo chính sách phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh Điện Biên, huyện Mường Ảng đã triển khai hỗ trợ cây giống là bưởi da xanh cho hàng trăm hộ dân, nhưng đến khi ra quả lại là bưởi vàng, quả bé, không rõ giống bưởi gì. Trong năm 2021 và 2022, một số hộ dân ở huyện Mường Ảng đã chặt bỏ hàng trăm cây bưởi.

Vườn bưởi 3 năm tuổi rộng 6.000 mét vuông của gia đình chị Xuân ở Thị trấn Mường Ảng bị cây đốn chặt ngổn ngang. Năm 2020, gia đình chị nhận hỗ trợ 300 cây bưởi giống da xanh; đến nay bưởi đã ra quả, nhưng lại không phải bưởi da xanh.

Không chỉ có gia đình chị Xuân, 2 gia đình khác cũng đã phải chặt bỏ cây bưởi do phát hiện “bưởi da xanh” nhà mình ra quả “bưởi lạ”, là gia đình ông Nguyễn Văn Hùng ( 18 cây) và bà Trần Thị Nhất ( 20 cây).

Được biết, trong 3 năm, từ năm 2020 đến 2022, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Mường Ảng thực hiện dự án hỗ trợ giống cây xoài, bưởi da xanh, mít, na tại các xã, Thị trấn với tổng số tiền trên 5 tỷ 200 triệu đồng. (Trong đó có trên 14ha bưởi da xanh với 118 hộ đăng ký tham gia mô hình).

Trước đó, trong năm 2021, tại Mường Ảng đã có trường hợp vườn nhà ông Lò Văn Tình (ở xã Ẳng Tở) phải chặt bỏ 45 cây do phát hiện là giống “bưởi lạ”. Những “sự cố” này không khỏi khiến dư luận băn khoăn đặt câu hỏi về tính hiệu quả của chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp triển khai tại Mường Ảng.

*Dienbientv.vn (8/11): Huyện Điện Biên Đông thiếu gần 300 giáo viên năm học 2022 - 2023

 Năm học 2022 - 2023 này huyện Điện Biên Đông còn thiếu gần 300 giáo viên. Đây là trở ngại lớn để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Huyện Điện Biên Đông có 51 trường, 178 điểm trường với 842 lớp, 16.850 học sinh. So với định mức được giao, hiện còn thiếu gần 300 giáo viên, trong đó: Cấp Mầm non thiếu 250 giáo viên; cấp Tiểu học thiếu 5 giáo viên ngoại ngữ, 4 giáo viên tin học; cấp THCS thiếu 16 giáo viên.

Ngay từ đầu năm học mới, Phòng Giáo dục  và Đào tạo huyện đã chỉ đạo các trường rà soát số lượng giáo viên hiện có và xác định số giáo viên còn thiếu để phòng tham mưu UBND huyện tuyển dụng, tiếp nhận, hợp đồng, biệt phái giáo viên đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trong các nhà trường. Theo đó, năm học 2022 - 2023, toàn huyện đã tuyển dụng 53 giáo viên, trong đó có 3 giáo viên ngoại ngữ, 2 giáo viên tin học và 48 giáo viên mầm non.

Để khắc phục tạm thời tình trạng thiếu giáo viên tin học và ngoại ngữ, Phòng chỉ đạo bố trí giáo viên tiếng Anh, tin học dạy nhiều đơn vị trường trên địa bàn xã hoặc 2 xã gần nhau.

Để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục huyện Điện Biên Đông rất cần các cấp, các ngành chức năng quan tâm, bổ sung thêm biên chế để đáp ứng đủ số lượng giáo viên đứng lớp./.

*Dienbientv.vn (9/11): Gần 1.900 tỷ đồng đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Từ năm 2016 đến nay, các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên được phân bổ gần 1.900 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 30a và 135 để đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ nguồn kinh phí trên, tỉnh Điện Biên đã đầu tư xây dựng 528 công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, nhà văn hóa; duy tu, bảo dưỡng 157 công trình.

Bên cạnh đó, hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình như: Hỗ trợ thông qua giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng cho gần 2.000 hộ dân và cộng đồng; hỗ trợ giống cây lâm nghiệp trồng rừng sản xuất và hỗ trợ gạo cho gần 1.000 lượt hộ dân; hỗ trợ khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho gần 3.000 lượt hộ dân với diện tích gần 700 ha; thực hiện 155 mô hình chuyển giao kỹ thuật với gần 3.400 hộ tham gia; hỗ trợ hơn 1.500 hộ về máy móc, nông cụ sản xuất...

Nhờ triển khai hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội cho người dân vùng cao, dân tộc thiểu số đã nâng cao đời sống của người dân, thay đổi diện mạo nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới.

*Dienbientv.vn (9/11): Cần sớm khắc phục tình trạng kẻ gian trộm cắp lan can kè sông Nậm Rốm

 Thời gian gần đây, hàng chục mét lan can trên bờ kè sông Nậm Rốm thuộc Tổ dân phố 1, phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ đã bị kẻ gian đập phá để lấy sắt, điều này không những gây bức xúc, mất an toàn cho người dân khi đến đây dạo chơi, thể dục hàng ngày mà còn làm mất mỹ quan đô thị. Tình trạng này cần sớm được khắc phục.

Tại khu vực thuộc Tổ dân phố 1, phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ, những trụ cột bị kẻ gian đập phá đẩy xuống mép bờ kè sông Nậm Rốm... khoảng 20 khung sắt lan can, với chiều dài trên 40m bị lấy trộm để bán sắt vụn, điều này tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho người dân hàng ngày đến đây đi bộ tập thể dục, nhất là đối với trẻ em hay vui chơi tại khu vực này.

Hệ thống lan can trên bờ kè sông Nậm Rốm thuộc Dự án Kè đập sông Nậm Rốm nằm ngay cạnh cây cầu Mường Thanh lịch sử đã được đầu tư xây dựng kiên cố. Tuy nhiên, tại khu vực này không có hệ thống đèn chiếu sáng vào đêm tối, lại cách xa khu dân cư nên các đối tượng xấu đã lợi dụng lúc vắng người đập phá để lấy sắt mang bán sắt vụn. Để khắc phục tình trạng trên, UBND phường Thanh Bình đã chỉ đạo Công an phường và người dân khu vực này nâng cao ý thức bảo vệ tài sản công, tích cực tham gia đấu tranh tố giác tội phạm.

Ông Vũ Đình Toản, Chủ tịch UBND phường Thanh Bình, TP. Điện Biên Phủ cho biết: “Tình trạng mất hàng rào kè ven song đã xảy ra từ lâu, sau khi UBND phường phát hiện được, đã chỉ đạo Công an phường thường xuyên tuần tra, kiểm tra và phát hiện 3 vụ trộm cắp đã xử lý hành chính. Từ khi bắt được xử lý hành chính đến nay, tình trạng mất trộm không xảy ra nữa.”

Trước tình trạng hàng vài chục mét lan can trên bờ kè sông Nậm Rốm bị kẻ trộm lấy cắp, các cơ quan chức năng của thành phố Điện Biên Phủ cần sớm có phương án khắc phục. Ông Vũ Đình Toản cho biết thêm: “Để đảm bảo cảnh quan đô thị bờ kè sông Nậm Rốm, chúng tôi cũng đề nghị các cơ quan tạo điều kiện tu sửa lại để đảm bảo, bởi vì dự án này gần 20 năm nay đã xuống cấp. Đặc biệt quan tâm lắp camera an ninh và bóng điện chiếu sáng bên sông Nậm Rốm để đảm bảo cảnh quan môi trường đô thị, đồng thời tránh đối tượng xấu trộm cắp kè ven sông.”

Việc sớm đầu tư xây dựng lại hệ thống lan can trên bờ kè sông Nậm Rốm là rất cần thiết, để đảm bảo an toàn cho người dân, cũng như giữ được vẻ đẹp mỹ quan của thành phố Điện Biên Phủ, góp phần thu hút khách du lịch đến với Điện Biên.

*Dienbientv.vn (8/11): Điện Biên: Gần 2.000 trẻ được khám sàng lọc ρҺάt hiện sớm bệnh tim bẩm sinh

Với mong muốn bảo vệ những trái tim non nớt, giúp các “mầm xanh” khôn lớn, phát triển, khoẻ mạnh, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và đơn vị tài trợ Quỹ The VinaCapital Foundation tổ chức chương trình khám sàng lọc miễn phí phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Chương trình được tổ chức đợt này có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Điện Biên nghi mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc có nhu cầu khám các bệnh về tim đã được các bác sỹ chuyên khoa của bệnh viện Tim Hà Nội khám miễn phí, tư vấn điều trị. Đối với những em nghi mắc bệnh tim bẩm sinh, sau khi các bác sĩ khám sàng lọc có kết luận sẽ hướng dẫn gia đình làm hồ sơ để kịp thời mổ tim cho trẻ.

Tính từ năm 2011 đến nay, tại tỉnh Điện Biên, chương trình khám sàng lọc miễn phí phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em đã triển khai khám, sàng lọc thành công cho gần 3.200 trẻ em. Trong đó, trên 360 trẻ em được siêu âm tim, 72 trẻ được phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh và 66 trẻ được chỉ định phẫu thuật sớm từ bác sĩ. Chương trình là cơ hội giúp các bậc phụ huynh phòng ngừa, phát hiện sớm và kịp thời điều trị bệnh lý tim bẩm sinh cho con.

Đây là hoạt động phối hợp thường niên của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Điện Biên với các đơn vị nhằm hướng đến có nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh không may bị mắc bệnh sẽ được phẫu thuật, điều trị bệnh tim bẩm sinh để có một trái tim khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe học tập, có cuộc sống tươi đẹp hơn.

*Dienbientv.vn (8/11): Điện Biên triển khai 22/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06

Thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06), đến nay, tỉnh Điện Biên đã triển khai được 22/25 dịch vụ công thiết yếu trên môi trường trực tuyến theo cấp độ mà Đề án quy định.

Trong đó, công tác đăng ký, quản lý cư trú được thực hiện 100% trên môi trường điện tử thuộc hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ngày 1/7/2021. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh có tỷ lệ xử lý hồ sơ đúng hạn, sớm hạn đạt trên 96%.

Cùng với đó, đến nay, lực lượng công an cấp xã, phường toàn tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết gần 75.000 hồ sơ đăng ký thường trú; trên 1.700 hồ sơ khai báo tạm vắng; 87.000 lượt thông báo lưu trú trên phần mềm cư trú thuộc hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đồng thời, công tác làm sạch dữ liệu dân cư, cấp CCCD được các đơn vị chuyên môn triển khai tích cực và hoàn thành trên 99%; thu nhận hơn 455.000 hồ sơ cấp CCCD và trên 215.000 hồ sơ định danh điện tử cho công dân đủ 14 tuổi.

Các nhóm tiện ích phục vụ công dân số, nhóm phục vụ công khai chỉ đạo điều hành; hoàn thiện hệ sinh thái, phục vụ kết nối, khai thác, làm giàu dữ liệu dân cư cũng được tỉnh triển khai chỉ đạo đồng bộ, toàn diện.

Thời gian tới, tỉnh Điện Biên tiếp tục tập trung, khẩn trương hoàn thành việc cấp căn cước công dân và định danh điện tử cho 100% nhân khẩu trong độ tuổi; làm sạch dữ liệu chuyên ngành, đảm bảo thông tin công dân trong các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư./.

*Giaoducthoidai.vn (8/11): Gần 400 học sinh vùng khó Điện Biên được nhận áo ấm

Sáng nay (8/11), Trường Mầm non và PTDTBT THCS xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) đã tổ chức trao tặng áo ấm cho gần 400 học sinh tại địa phương.

Toàn bộ số quà có tổng giá trị 25 triệu đồng, do thầy Nguyễn Mạnh Tuân, giáo viên Trường THPT huyện Tuần Giáo kêu gọi, quyên góp từ nhà hảo tâm trên địa bàn.

Trong đó, Trường Mầm non Tênh Phông tiếp nhận gần 200 áo ấm, gần 200 đôi dép. Trường PTDTBT THCS Tênh Phông nhận hơn 170 áo ấm.

Theo thầy Tuân chia sẻ, đây là 2 trường học vùng khó, nằm trên độ cao trung bình 1.600m so với mực nước biển. Với khí hậu quanh năm mây mù, lạnh giá nên thời tiết tại đây vô cùng khắc nghiệt, nhất là vào mùa đông.

100% học sinh tại địa bàn này là con em đồng bào dân tộc Mông, cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Mùa đông hàng năm, việc giữ ấm, đảm bảo sức khỏe cho học sinh luôn là vấn đề nóng được các nhà trường tại đây quan tâm hàng đầu.

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

TIÊU ĐIỂM

*Dcsvn.vn (9/11): Cần mở rộng, đổi mới phương thức thực hiện chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu trong thời gian tới cần mở rộng và đổi mới về phương thức thực hiện chính sách xã hội, như: đối với công tác đền ơn đáp nghĩa cần chú ý hơn đến yếu tố tôn vinh người có công với cách mạng…

Văn phòng Chính phủ vừa phát hành Thông báo số 346/TB-VPCP ngày 8/11/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về một số chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 (Ban Chỉ đạo).

Tại Thông báo trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo có ý kiến: Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về một số chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 cần xác định rõ các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đánh giá thêm các mục tiêu định tính ở thời điểm trước và sau khi có Nghị quyết; tập trung phân tích rõ những thách thức và yêu cầu đặt ra trong giai đoạn tới, các vấn đề xã hội liên quan đến định hướng phát triển bền vững, bao trùm, toàn diện, nguyên nhân của những chỉ tiêu chưa đạt; bổ sung các phụ lục để so sánh những kết quả đạt được về chính sách xã hội của Việt Nam với các nước có cùng trình độ phát triển.

Việc xây dựng chính sách xã hội trong giai đoạn tới cần đặt trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các thách thức, tác động của già hóa dân số, thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu, cũng như các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống khác. Các nhóm mục tiêu, tiêu chí phát triển bền vững cần được đưa vào trong các chính sách xã hội giai đoạn sắp tới theo Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030.

Phó Thủ tướng lưu ý cần quan tâm mở rộng và có sự đổi mới về phương thức thực hiện chính sách xã hội, như: Đối với công tác đền ơn đáp nghĩa cần chú ý hơn đến yếu tố tôn vinh người có công với cách mạng; đối với các nhóm bảo trợ xã hội cần lưu ý trợ giúp nhiều hơn cho nhóm di dân, những người bị tổn thương về tinh thần, tâm lý; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và phát triển nghề công tác xã hội khi Việt Nam bước vào giai đoạn dân số già.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tiếp tục phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản tổ chức nghiên cứu một số chuyên đề quan trọng, một số vấn đề xã hội mới phục vụ công tác tổng kết.

Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, hoàn thiện Báo cáo tổng kết, dự thảo Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn và định hướng đến năm 2045 bảo đảm toàn diện, khách quan, khoa học, trình Ban cán sự đảng Chính phủ trong tháng 12 năm 2022.

Đồng thời, chịu trách nhiệm chỉ đạo tiếp thu các ý kiến hoàn thiện Báo cáo Tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI, hồ sơ trình Nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; thừa ủy quyền ký các văn bản liên quan trình Ban Cán sự đảng Chính phủ cho ý kiến để hoàn thiện, trình Bộ Chính trị xem xét trước khi trình Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khoá XIII.

CHỈ THỊ MỚI

*Chinhphu.vn (5/11): Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống

Tại Công điện số 1039/CĐ-TTg ngày 2/11/2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục chủ động bám sát diễn biến thị trường và quy định pháp luật trong công tác quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu để sớm khắc phục tình trạng nêu trên; bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong mọi tình huống. Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp phân phối kinh doanh xăng dầu chủ động phối hợp, cân đối từ nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu qua biên giới và các hành vi vi phạm khác trong kinh doanh xăng dầu; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và an ninh năng lượng quốc gia.

Khẩn trương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, nhất là các quy định về thời gian điều hành giá xăng dầu; quỹ bình ổn giá xăng dầu; việc thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu; các tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối và các quy định không hợp lý khác cần sửa đổi, bổ sung…; bảo đảm khoa học, hợp lý, khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này...

Kiện toàn hệ thống thư viện trong trường học theo hướng hiện đại, thân thiện 

Tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 1/11/2022 về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn hệ thống thư viện trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý theo hướng hiện đại, thân thiện, tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng là đối tượng thiếu nhi; bố trí đủ người làm công tác thư viện đạt chuẩn theo quy định.

Hoàn thiện chính sách, tiêu chuẩn về thư viện trong các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý và khung chương trình giáo dục bao gồm các giờ học ngoại khóa tại thư viện công cộng; đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, phát triển văn hóa đọc trong học đường, gắn với xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, trong đó tập trung nâng cao tinh thần tự đọc, tự học, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận, tra cứu và xử lý thông tin cho thiếu nhi, đồng thời đưa hoạt động này thành nội dung của tiết học chính khóa phù hợp với từng cấp học, bậc học....

Điều chỉnh tỷ lệ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định "Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước".

Nay Nghị định số 91/2022/NĐ-CP đã sửa đổi thành "Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước."

Bổ sung một số dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải 

 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 2/11/2022 bổ sung danh mục dự án và kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

Cụ thể, Quyết định bổ sung một số dự án vào danh mục dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải gồm:

- Các dự án đường bộ cao tốc: Tuyên Quang - Phú Thọ, Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La, Hữu Nghị - Chi Lăng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh;

- Dự án nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Dự án xây dựng đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (kết nối vào nhà ga T3).

Xây dựng, vận hành Mạng lưới tài năng trẻ Việt Nam toàn cầu

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định 1314/QĐ-TTg ngày 1/11/2022 phê duyệt Đề án “Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030”.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là phát hiện, tôn vinh, bồi dưỡng, phát huy tài năng trẻ Việt Nam nhằm góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; khơi dậy tinh thần yêu nước, khát vọng cống hiến của tài năng trẻ Việt Nam; tạo động lực và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ; hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Hằng năm, tối thiểu 70% thanh niên được cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách, các hoạt động phát hiện, bồi dưỡng, phát huy tài năng trẻ trên các lĩnh vực.

Đến năm 2025, xây dựng, vận hành Mạng lưới tài năng trẻ Việt Nam toàn cầu và Công viên số Tài năng trẻ Quốc gia.

Giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn cho một số bộ, địa phương

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 1319/QĐ-TTg ngày 4/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025 cho các bộ, địa phương.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao danh mục, mức vốn ngân sách trung ương bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho một số dự án thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 3 địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Phú Yên.

Điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của các dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đồng thời điều chỉnh tăng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho một số dự án trong nội bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

TIN QUỐC HỘI

* Vietnamplus.vn (9/11): Năm 2023, mục tiêu GDP tăng 6,5% có phải là thách thức?

Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định dự báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt khoảng 6,5% là phù hợp với bối cảnh chung.

Giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội XV về mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 6,5%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết kinh tế thế giới năm 2023 được dự báo nhiều rủi ro, thách thức khi xung đột Nga-Ukraine hiện nay chưa có dấu hiệu kết thúc, kéo theo giá năng lượng và thực phẩm tăng, lạm phát leo thang và lãi suất tăng mạnh.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn vào năm tới, theo đó IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 xuống 2,7% so với dự báo 2,9% đưa ra vào tháng 7/2022.

Nguyên nhân là lãi suất tăng đã làm chậm đà tăng trưởng nền kinh tế Mỹ trong khi châu Âu chật vật với giá khí đốt tăng, còn Trung Quốc tiếp tục áp đặt các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 và ngành bất động sản của nước này suy yếu.

Trong nước, bên cạnh sự khởi sắc của kinh tế năm 2022 thì dự báo năm 2023 kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Dịch COVID-19 tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ bùng phát với những biến chủng mới, áp lực lạm phát gia tăng, rủi ro thị trường tài chính, hoạt động sản xuất vẫn phụ thuộc nhất định vào nước ngoài nên khả năng có thể suy giảm theo đà giảm của kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những bất ổn như vậy, vẫn còn những dư địa để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế đạt kỳ vọng tốt như: chính sách kiểm soát vĩ mô của Chính phủ khá hiệu quả và chủ động, đầu tư công có khả năng phục hồi mạnh trong năm tới, giải ngân đầu tư cơ sở hạ tầng của gói phục hồi chủ yếu tập trung trong năm 2023, lạm phát vẫn trong phạm vi an toàn, du lịch và tiêu dùng tiếp tục phục hồi tốt…

Cùng với đó, trước thông tin cho rằng tăng trưởng GDP trong 9 tháng năm 2022 đạt 8,83% nhưng phương hướng năm 2023 tiếp tục duy trì động lực là ngành chế biến, chế tạo; trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng khoảng 10,69%. Đề nghị Chính phủ xem xét lại tính bền vững của cơ cấu kinh tế.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp 41,79% (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của nền kinh tế với tốc độ tăng 10,69%). Khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%.

*Tuoitre.vn (8/11): Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Quy định thời hiệu 10 năm với kỷ luật cảnh cáo trở lên là phù hợp

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, có ý kiến đề nghị quy định rõ việc áp dụng hồi tố đối với các trường hợp đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính trước ngày nghị quyết có hiệu lực, đồng thời đánh giá tác động trong trường hợp quy định hồi tố.

Giải trình nội dung này, Bộ trưởng Trà cho hay Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định các trường hợp không quy định hiệu lực trở về trước (hồi tố), trong đó có trường hợp quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

Do đó, để bảo đảm nội dung nghị quyết trình Quốc hội không trái với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo nghị quyết không quy định hiệu lực trở về trước đối với việc áp dụng thời hiệu 5 năm và 10 năm.

Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo tiếp thu, giải trình đầy đủ về nội dung này trước khi trình Quốc hội thông qua nghị quyết.

Có ý kiến đề nghị quy định thời hiệu 10 năm chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật cảnh cáo và buộc thôi việc, các hành vi còn lại áp dụng thời hiệu 5 năm. Có ý kiến cho rằng quy định thời hiệu 5 năm và 10 năm như dự thảo nghị quyết là quá dài.

Đối với nội dung này, bà Trà cho hay theo quy định của pháp luật hiện hành, hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo có tính chất nghiêm khắc hơn hình thức xử lý kỷ luật khiển trách và được quy định ngay sau hình thức xử lý kỷ luật khiển trách.

Do đó để bảo đảm đồng bộ với quy định của Đảng thì quy định thời hiệu 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên là phù hợp.

Có ý kiến cho rằng áp dụng quy định thời hiệu 10 năm đối với hình thức xử lý kỷ luật cách chức, bãi nhiệm là không phù hợp vì phụ thuộc vào nhiệm kỳ.

Về nội dung này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay tại Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức quy định thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.

Do đó, quy định về thời hiệu không chịu ảnh hưởng của nhiệm kỳ bầu cử (đối với cán bộ) hoặc của thời hạn bổ nhiệm (đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý).

Trường hợp hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm mà người có hành vi vi phạm không còn giữ chức vụ, chức danh do bầu cử, bổ nhiệm và hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật cảnh cáo trở lên (áp dụng thời hiệu 10 năm) vẫn áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tương ứng đối với công chức, viên chức đó là phù hợp.

Có ý kiến đề nghị cần rà soát đầy đủ các nội dung có liên quan tại quy định số 69, quy định 80 của Đảng để bổ sung, bảo đảm đồng bộ trong quá trình áp dụng. Đồng thời sửa đổi các quy định còn bất cập tại nghị định số 112/2020 của Chính phủ để giải quyết khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn.

Về nội dung này, Bộ trưởng Trà nêu rõ quá trình xây dựng nghị quyết đã phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan rà soát quy định của Đảng, pháp luật có liên quan đến thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó đề nghị cho giữ phạm vi sửa đổi như tờ trình.

Với các nội dung khác, căn cứ vào quy định của nghị quyết của Quốc hội giao Chính phủ hướng dẫn về thời hiệu, bộ sẽ tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung nghị định 112 cho phù hợp, bảo đảm thống nhất, đồng bộ.

*Tuoitre.vn (8/11): Đổi mới thảo luận ở Quốc hội

Có tình trạng các đại biểu Quốc hội viết sẵn bài phát biểu, thậm chí viết từ trước khi vào kỳ họp. Đến phiên thảo luận mà không bấm được nút phát biểu thảo luận thì giơ biển tranh luận. Đến lúc bấm được lại đưa bài phát biểu ra đọc!

Trong các hình thức hoạt động của Quốc hội, kỳ họp là quan trọng nhất; trong kỳ họp thì thảo luận là vấn đề quan trọng bậc nhất, linh hồn các quyết định của Quốc hội. Chỉ có thảo luận mới đưa ra được các quyết định đúng của cơ quan quyền lực cao nhất. Song thực tế hiện nay chúng ta gọi là thảo luận nhưng phần lớn là đọc tham luận.

Thực tế thời gian qua có tình trạng các đại biểu Quốc hội viết sẵn bài phát biểu, thậm chí viết từ trước khi vào kỳ họp. Đến phiên thảo luận mà không bấm được nút phát biểu thảo luận thì giơ biển tranh luận. Đến lúc bấm được lại đưa bài phát biểu ra đọc! Việc đọc lại có chuyện Quốc hội đang bàn một đằng lại đọc một nẻo. Thậm chí có những việc các cơ quan chức năng đã tiếp thu rồi, nhưng do viết trước và dù lạc hậu với thời sự song... vẫn cứ đọc. Chưa kể có người đọc còn ngắc ngứ. Việc này nhiều cử tri đã phản ảnh.

Có người cho rằng đại biểu Quốc hội đại diện cho các vùng miền, trình độ khác nhau. Có người có kỹ năng nói tốt hoặc được đào tạo kỹ năng thuyết trình trước công chúng hay có người lần đầu tham gia nên không dùng giấy sẽ khó đọc. Song cần phải hiểu đại biểu Quốc hội là chính trị gia nên phải có khả năng hùng biện để thuyết phục chính sách. Muốn vậy trí tuệ phải sáng, tư duy phải mạch lạc, thông tin phải đầy đủ mới tranh luận, hùng biện được. Bên cạnh đó, bước tập dượt quan trọng nhất chính là ở giai đoạn vận động bầu cử. Chẳng lẽ lại cứ cầm giấy đọc như vậy? Mỗi đại biểu phải tự ý thức để tôn trọng cử tri.

Hiện nay chúng ta cũng chưa phân định rõ vấn đề đưa ra thảo luận tổ, đoàn và hội trường. Điều này dẫn tới khi thảo luận tại hội trường có quá nhiều vấn đề từ "hang cùng ngõ hẻm" đến quốc gia đại sự, trong khi chỉ giới hạn có 1,5 ngày. Như vậy làm sao có thể tập trung, có quyết định chất lượng được.

Do vậy, điều quan trọng nhất, theo tôi, là cần thay đổi phương thức thảo luận. Trong đó phải quy định rõ hơn và dựa trên cơ sở phân biệt rạch ròi giữa thảo luận ở tổ, đoàn với thảo luận ở hội trường. Cụ thể, cần định nghĩa đâu là thảo luận tổ, đoàn và quy trình tiến hành, kết quả ra sao. Sau đó mới tiến hành phiên toàn thể.

Phải xác định tổ, đoàn là thảo luận có ý nghĩa "cày vỡ", phát hiện ra những vấn đề nào đồng thuận, nhất trí thì ra Quốc hội không bàn nữa. Còn nếu những vấn đề còn ý kiến khác nhau, vấn đề lớn phát sinh, lúc đó tập trung thảo luận ở phiên họp toàn thể. Chủ tọa phiên họp cũng nên điều hành theo hướng chỉ đưa ra những vấn đề còn ý kiến khác nhau khi thảo luận tổ, vấn đề mới và lớn để các đại biểu tập trung thảo luận theo từng lớp vấn đề.

Đồng thời, nên chọn lọc trong các phiên họp, thảo luận về kinh tế - xã hội chỉ tập trung vào 5-6 vấn đề lớn như việc giải ngân vốn đầu tư chậm nêu rõ điểm nghẽn do đâu, trách nhiệm và việc xử lý cụ thể ra sao... Việc này sẽ tránh cho việc đưa ra những nghị quyết chung chung kiểu tăng cường, đẩy mạnh, nâng cao... Muốn làm được điều này cũng đòi hỏi đại biểu Quốc hội nắm chắc vấn đề, thảo luận sâu sắc, đưa ra ý kiến chính xác chứ không phải chỉ cầm giấy đọc cho xong.

Khi làm được điều này cũng sẽ giúp nâng cao trình độ và khả năng tranh biện, hùng biện của đại biểu Quốc hội. Đồng thời làm cho chất lượng quyết định của Quốc hội chắc chắn hơn.

*Vtv.vn (7/11): Sửa Luật Đấu thầu: Cần quy định rõ về hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, sáng 7/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, quá trình triển khai thi hành Luật Đấu thầu năm 2013 đã phát sinh một số hoạt động mua sắm, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhưng chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ.

Các quy định về phương pháp đánh giá chưa thực sự tạo cơ chế hiệu quả, linh hoạt để bảo đảm mua sắm được hàng hóa, dịch vụ, công trình có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu sử dụng, trong đó có việc mua sắm hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế.

Cũng theo ông Dũng, hành vi "thông thầu", "gian lận"… vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi. Năng lực, kinh nghiệm của một số người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu chưa đáp ứng yêu cầu.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự thảo Luật tiếp tục áp dụng Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, đồng thời bãi bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu năm 2013 để không áp dụng Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu thuộc dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỉ đồng.

Dự thảo Luật cũng hoàn thiện quy định về tiêu chí bảo đảm cạnh tranh trong nội dung hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế tình trạng "cài cắm" tiêu chí đánh giá, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Sửa đổi, bổ sung quy định về cách xác định chi phí cho toàn bộ quá trình sử dụng của hàng hóa, công trình nhằm hạn chế tình trạng nhà thầu bỏ thầu giá rẻ để trúng thầu, dẫn đến việc thực hiện hợp đồng không bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Ngoài ra là bổ sung quy định về hình thức mua sắm trực tiếp, tự thực hiện nhằm hạn chế tình trạng áp giá cao trong mua sắm trực tiếp. Khắc phục tình trạng lạm dụng hình thức tự thực  hiện để giao gói thầu cho các đơn vị trực thuộc chủ đầu tư thực hiện thay vì áp dụng đấu thầu rộng rãi.

Bổ sung quy định cho phép hồ sơ mời thầu được đưa ra yêu cầu hàng hóa phải có xuất xứ từ một nhóm quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể trong trường hợp cần mua hàng hóa có chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm đáp ứng yêu cầu sử dụng, trong đó có vật tư, trang thiết bị y tế.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến thống nhất với những quy định ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 10 dự thảo Luật. Ngoài ra, đề nghị rà soát quy định cụ thể các ưu đãi, không quy định chung chung dẫn đến khó áp dụng trong thực tế hoặc tùy nghi áp dụng.

CÁC TIN LIÊN QUAN ĐẾN COVID – 19

* Chinhphu.vn (8/11): Đại dịch COVID-19 chắc chắn chưa kết thúc, vaccine vẫn là 'vũ khí chiến lược'

Hiện nay, số ca mắc và tử vong do COVID-19 vẫn tiếp tục gia tăng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế khuyến cáo, đại dịch COVID-19 chắc chắn chưa kết thúc và vaccine vẫn được coi là “vũ khí chiến lược” chống dịch.

Nguy cơ làn sóng COVID-19 mới

Tính đến ngày 7/11, tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới ghi nhận hơn 637,7 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong. Số ca mắc mới tại một số quốc gia vẫn đang gia tăng. Trong 24 giờ qua, Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 66.397 ca.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, từ 16h ngày 6/11 đến 16h ngày 7/11, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 365 ca mắc mới. Hiện, trung bình mỗi ngày, Việt Nam vẫn ghi nhận trung bình hơn 300 ca mắc mới. Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.506.214 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Riêng trong ngày 7/11, số bệnh nhân đang thở oxy là 54 ca. Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong tuần cuối tháng 10 là 1 ca/ngày. Trong các ngày 1 và 5/11, mỗi ngày ghi nhận 1 ca tử vong tại Tây Ninh; ngày 31/10 ghi nhận 1 ca tử vong tại Quảng Ninh. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.166 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Vaccine tiếp tục là 'vũ khí chiến lược' quan trọng

‎Bộ Y tế nhận định, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian, đồng thời, virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ các ca bệnh tăng nặng, tử vong trở lại.

Tại cuộc họp gần nhất (ngày 13/10/2022), Ủy ban Khẩn cấp (EC) về quy định y tế quốc tế (IHR) liên quan đến COVID-19 cũng đánh giá "thế giới vẫn trong tình trạng đại dịch COVID-19 và các nước vẫn phải tiếp tục tăng cường hệ thống giám sát và mở rộng năng lực điều trị, vacine cho các đối tượng nguy cơ cao; đồng thời tiếp tục cập nhật kế hoạch chuẩn bị và ứng phó quốc gia với đại dịch COVID-19".

Trước đó, tháng 7/2022, WHO đánh giá, thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp, nguy cơ gia tăng trở lại đồng thời khuyến cáo việc duy trì các biện pháp ứng phó, đặc biệt là tiêm chủng vaccine.

Tổ chức này tiếp tục nhấn mạnh việc tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là chiến lược quan trọng nhất trong giai đoạn bình thường mới và khuyến cáo việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 100% các đối tượng có nguy cơ cao (cả liều cơ bản và các liều tiêm nhắc), sau đó mở rộng tiêm cho các đối tượng ưu tiên thấp hơn để giảm tối đa bệnh nặng và tử vong.

Đặc biệt, WHO cũng đã đưa ra kế hoạch kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 với điều kiện cơ bản nếu tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 đạt trên 70% dân số trên phạm vi toàn cầu và kiểm soát được số mắc mới và tử vong do COVID-19. 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

* Vietnamplus.vn (9/11):  Bộ Công Thương phản bác tin đồn giá xăng tăng lên 100.000 đồng mỗi lít

Bộ Công Thương khẳng định tin giá xăng có thể tăng lên 100.000 đồng mỗi lít chỉ là những thông tin đồn đoán, không có căn cứ trên mạng xã hội.

Trước thông tin trên các mạng xã hội về việc giá xăng dầu có thể tăng lên đến 100.000 đồng/lít với cách quản lý, điều hành để thiếu xăng dầu như hiện nay, đại diện Bộ Công Thương khẳng định, đây chỉ là những thông tin đồn đoán, không có căn cứ trên mạng xã hội.

Trong trách nhiệm của mình, hiện Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đang có sự phối hợp rà soát, tính toán để điều chỉnh mức chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đó đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường cũng như đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng liên quan.

Liên quan tới vấn đề này, trả lời báo chí trước đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết hiện nay, mức chiết khấu là mức giảm giá của đơn vị bán xăng dầu, có thể là các doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý, đại lý, thương nhân phân phối bán cho các đối tượng khác.

Các quy định hiện hành không có quy định về mức chiết khấu cho kinh doanh xăng dầu và chúng ta đang điều hành giá xăng dầu theo nguyên tắc thị trường nhưng có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước không điều chỉnh mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu, chỉ quản lý giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu.

Thứ trưởng cũng cho hay, với Quỹ bình ổn, đây là quỹ tài chính bộ trích lập nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước. Quỹ này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không có cơ chế tài chính riêng.

Với quỹ này, giá xăng dầu sẽ được điều tiết để bình ổn giá, kiểm soát CPI, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

* Vietnamplus.vn (9/11): Bộ GTVT sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho xe vận chuyển xăng dầu

Bộ Giao thông Vận tải sẽ tạo điều kiện cho các phương tiện chở xăng dầu tiếp cận, cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ, đặc biệt là trong các khung giờ cao điểm.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn hỏa tốc gửi Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố hỗ trợ công tác bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên thị trường nội địa.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Sở ngành, địa phương trên địa bàn tham mưu cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan, lực lượng chức năng của địa phương trong công tác phân luồng, hướng dẫn giao thông tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển xăng dầu.

Các cơ quan chuyên môn tại địa phương cần tăng cường công tác phối hợp đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ khi tham gia giao thông trong khung giờ cao điểm.

Trước đó, Bộ Công Thương đã có công văn đề nghị Bộ Giao thông Vận tải hỗ trợ công tác bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên thị trường nội địa, trong đó kiến nghị xem xét phân luồng, tạo điều kiện cho các phương tiện chở xăng dầu tiếp cận, cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ, đặc biệt là trong các khung giờ cao điểm./.

* Vtv.vn (8/11): Fitch Ratings: Việt Nam giữ vững triển vọng tín nhiệm tích cực

Fitch Ratings đánh giá sức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dẫn đầu bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings vẫn giữ xếp hạng Việt Nam ở mức triển vọng tích cực BB, cùng với đó là dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay đạt 7,4%.

Cụ thể, Việt Nam có triển vọng tăng trưởng mạnh trong trung hạn, nợ Chính phủ thấp hơn so với các quốc gia cùng mức xếp hạng, giúp đảm bảo vị thế tài khóa ổn định.

Fitch Ratings đánh giá sức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dẫn đầu bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài duy trì ở mức cao vào lĩnh vực sản xuất.

Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh linh hoạt, nới biên độ giao dịch lên +/- 5%, từ +/- 3% là nền tảng hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương, xuất khẩu trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá, lạm phát trên toàn cầu.

Bà Sagarika Chandra - Giám đốc Đánh giá tín nhiệm Quốc gia Fitch Ratings tại Khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận định: "Tỷ lệ nợ Chính phủ trên GDP thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Chúng tôi dự báo tỷ lệ này có thể sẽ tăng lên 41,3% vào năm 2022 từ khoảng 39% vào năm ngoái, những con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình "BB". Việc cắt giảm thuế VAT, thuế môi trường và một số miễn thuế nhất định là cần thiết để phục hồi kinh tế ngắn hạn. Đây cũng là những biện pháp để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát".

*Hanoimoi.vn (8/110: Thanh tra Bộ Tài chính đã kiến nghị xử lý 58.491 tỷ đồng

Bộ Tài chính cho biết, trong 10 tháng năm 2022, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 62.082 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 708.797 hồ sơ khai thuế; kiến nghị xử lý tài chính 58.491 tỷ đồng (trong đó, kiến nghị thu hồi 12.066 tỷ đồng; kiến nghị xử lý tài chính khác 42.577 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 3.848 tỷ đồng); số tiền đã thu 9.196 tỷ đồng.

Về giám sát và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán, trong tháng 10-2022, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã ban hành 51 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền 3,337 tỷ đồng. Từ đầu năm 2022 đến nay, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã ban hành 401 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng.

Liên quan đến tình hình thoái vốn, trong 10 tháng năm 2022, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị là 526,5 tỷ đồng, thu về 3.361,7 tỷ đồng.

* Cafef.vn (8/11): GDP (PPP) Việt Nam vượt mốc 2.000 tỷ USD thì thứ hạng trên thế giới thay đổi ra sao?

Dựa trên kết quả tình hình kinh tế trong nửa đầu năm 2022, một số tổ chức quốc tế đã đưa ra dự báo quy mô GDP Việt Nam trong nhiều năm tới. Vậy theo các dự báo mới nhất, quy mô GDP (PPP) Việt Nam vượt mốc 2.000 tỷ USD thì thứ hạng trên thế giới thay đổi ra sao?

Trên thực tế, GDP theo sức mua tương đương (PPP) được các tổ chức quốc sử dụng để phản ánh chính xác hơn sự phát triển của một quốc gia. Cùng với đó, GDP (PPP) sẽ phản ánh một phần chất lượng đời sống của người dân trong một khu vực.

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022, quy mô GDP (PPP) của Indonesia dẫn đầu trong khu vực ASEAN-6, đạt khoảng 4.023 tỷ USD, xếp thứ 7 trên thế giới. Xếp sau Indonesia là Thái Lan với GDP (PPP) được dự báo đạt khoảng 1.480 tỷ USD, xếp thứ 22 trên thế giới.

Cùng với đó, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Singapore có quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt lần lượt là 1.300 tỷ USD; 1.155 tỷ USD; 1.096 tỷ USD và 700,98 tỷ USD. Theo đó, quy mô GDP (PPP) Việt Nam năm 2022 theo dự báo của IMF đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và thứ 25 trên thế giới

Đến năm 2027, quy mô GDP (PPP) của Việt Nam vượt mốc 2.000 tỷ USD theo dự báo của IMF. Cụ thể, GDP (PPP) Việt Nam đạt khoảng 2.001 tỷ USD, xếp thứ 2 trong khối ASEAN-6 và thứ 22 thế giới theo dự báo của IMF.

Cùng với đó, quy mô GDP (PPP) Indonesia vẫn dần đầu khối ASEAN-6, đạt khoảng 5.800 tỷ USD năm 2027, xếp thứ 6 trên thế giới. Thái Lan xếp ở vị trí thứ 3 trong khối ASEAN-6 với quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt khoảng 1.953 tỷ USD, đứng thứ 25 thế giới.

Philippines, Malaysia và Singapore có quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt lần lượt là 1.712 tỷ USD; 1.523 tỷ USD và 886,15 tỷ USD vào năm 2027. Cùng với đó, thứ hạng quy mô GDP (PPP) của Philippines, Malaysia và Singapore được IMF dự báo xếp thứ 26, 28 và 35 trên thế giới.

Bên cạnh đó, theo dữ liệu dự báo mới nhất của Viện nghiên cứu kinh tế Lowy (Úc), GDP (PPP) Việt Nam được dự báo vượt mốc 2.000 tỷ USD vào năm 2030. Cụ thể, GDP (PPP) của Việt Nam đạt khoảng 2.009 tỷ USD vào năm 2030, xếp thứ 2 trong khối ASEAN-6 và thứ 8 trên thế giới theo dự báo của Lowy Institute.

Cùng với đó, Indonesia là nước có quy mô GDP (PPP) được dự báo lớn nhất trong khối ASEAN-6, đạt khoảng 5.591 tỷ USD vào năm 2030 và xếp thứ 5 trên thế giới.

Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore lần lượt đứng ở vị trí thứ 3, 4, 5, 6 tong khối ASEAN-6 với quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt khoảng 1.816 tỷ USD; 1.616 tỷ USD; 1.507 tỷ USD và 782 tỷ USD năm 2030.

Cùng với đó, thứ hạng quy mô GDP (PPP) của Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore xếp thứ lần lượt lượt là 9, 14, 15 và 16 trên thế giới theo dự báo của Lowy Institute.

* Tuoitre.vn (8/11): Yêu cầu ngân hàng thương mại cấp đủ, kịp thời vốn cho doanh nghiệp mua xăng dầu

Ngày 8/11, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để mua xăng dầu trong nước và nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài.

Trong công văn gửi chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc ngân hàng thương mại ngày 8/11, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô và sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp, người dân.

Từ đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo về công tác tín dụng, ngoại tệ cho lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

Trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá cả biến động lớn, Thủ tướng, Chính phủ thường xuyên đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung, không để thiếu hụt xăng dầu cho thị trường trong nước.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để mua xăng dầu trong nước và nhập khẩu theo hạn mức nhập khẩu đã được phân giao.

Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại chỉ đạo sát sao trong toàn hệ thống, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có đủ điều kiện theo quy định. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, thiếu trách nhiệm gây chậm trễ trong công tác tín dụng.

Vào ngày 12 hằng tháng, các ngân hàng thương mại phải báo cáo tình hình cấp tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu về Ngân hàng Nhà nước.

* Chinhphu.vn (8/11): Ưu tiên ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao khi phát triển cụm công nghiệp địa phương

Cơ chế, chính sách quản lý phát triển cụm công nghiệp sẽ coi trọng yếu tố phát triển bền vững, bảo vệ môi trường khi hình thành và phát triển cụm công nghiệp; cùng với đó tận dụng ưu thế địa phương, sử dụng hiệu quả cao nhất tài nguyên đất, ưu tiên thu hút các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao.

Thông tin được đưa ra tại Hội nghị về cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp ngày 7/11 do Bộ Công Thương tổ chức. 

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (Nghị định 68); ngày 11/6/2020, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP (Nghị đinh 66).

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (đơn vị chủ trì thực hiện công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp của Bộ Công Thương) cho biết đến nay, có 42 địa phương đã ban hành, thực hiện chính sách hỗ trợ cụm công nghiệp. 

Trong đó có 13 địa phương ban hành Chương trình/Nghị quyết hỗ trợ riêng đối với cụm công nghiệp giai đoạn đến năm 2025 (gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Phước, Đồng Tháp và Bến Tre).

Các địa phương còn lại chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cụm công nghiệp được lồng ghép trong các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, khuyến công; các địa phương chưa ban hành chính sách phát triển cụm công nghiệp do hạn chế, khó khăn về nguồn thu ngân sách trên địa bàn.

Chính sách hỗ trợ cụm công nghiệp của các địa phương chủ yếu tập trung vào các nội dung, hạng mục hạ tầng thiết yếu của cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp như: Quy hoạch chi tiết xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, giao thông, xử lý nước thải tập trung, cấp điện, cấp thoát nước, di dời vào cụm công nghiệp. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách địa phương còn hạn chế nên việc thực hiện hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Tại các địa phương trên cả nước đang tồn tại 3 mô hình chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp: DN làm chủ đầu tư; Đơn vị sự nghiệp công lập làm chủ đầu tư; UBND cấp huyện/cấp xã làm chủ đầu tư. 

Trong đó, cả nước có 508 cụm công nghiệp đã thành lập do DN làm chủ đầu tư; 481 cụm công nghiệp đã thành lập do đơn vị sự nghiệp công lập làm chủ đầu tư và 30 cụm công nghiệp đã thành lập do UBND cấp huyện/cấp xã làm chủ đầu tư.

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

* Baogiaothong.vn (8/11): Nhân tài, anh là ai?

Hiện chúng ta chưa đưa ra được tiêu chí xác định nhân tài mà chỉ lấy bằng cấp, học vị làm tiêu chí gần như duy nhất để xác định đó là nhân tài.

Trong phiên chất vấn cuối tuần qua, ĐBQH Lê Thanh Vân đã gửi câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, liên quan đến việc hoàn thiện cơ chế chính sách trọng dụng nhân tài. Đây là vấn đề được cử tri đặc biệt quan tâm.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Bộ đang xây dựng đề án quốc gia về thu hút, sử dụng nhân tài, cùng với đó sẽ có cơ chế chính sách hấp dẫn để trọng dụng nhân tài. Thực tiễn chứng minh nhân tài là yếu tố căn bản, gốc rễ thay đổi diện mạo quốc gia, dân tộc.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm thu hút, trọng dụng người tài trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng xác định định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài...

Có thể thấy, việc thu hút, trọng dụng nhân tài thời gian qua vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Tình trạng “chảy máu chất xám” vẫn là một thách thức to lớn. Rõ nhất là cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài chưa được cụ thể hóa một cách đồng bộ, thống nhất. Hầu hết các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chưa có cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút, trọng dụng nhân tài theo ngành, lĩnh vực; số địa phương thực hiện hiệu quả chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài còn khiêm tốn.

Mấu chốt chưa thành công là do chưa đưa ra được khái niệm về nhân tài; tiêu chí xác định nhân tài. Hiện nay, dường như chúng ta vẫn chỉ lấy bằng cấp, học vị làm tiêu chí gần như duy nhất để xác định đó là nhân tài. Trong khi đó, bằng cấp chỉ là tiêu chí phân biệt trình độ đào tạo về một ngành, một lĩnh vực, chứ chưa phải là nhân tài.

“Bằng cấp, học vị” và “tài năng” là hai thuật ngữ có liên quan với nhau, chứ không có nghĩa đồng nhất. Trong nhóm người có bằng cấp, học vị cao thì tần suất là nhân tài sẽ cao hơn ở các nhóm người khác. Đặc điểm quan trọng của nhân tài khác với người bình thường là khả năng sáng tạo và mức độ đóng góp mang lại một kết quả, hiệu quả có ích cho ngành, cho lĩnh vực, cho cộng đồng, cho xã hội. Tiêu chuẩn của nhân tài luôn vẫn phải là đức và tài.

Do đó, chúng ta phải một mặt cố gắng thu hút, giữ chân nhân tài đang làm việc trong nước, mặt khác thu hút những nhân tài Việt Nam ở nước ngoài về nước đóng góp xây dựng đất nước, nhất là trong những lĩnh vực Việt Nam còn thiếu và yếu bằng cách xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội, hấp dẫn, hợp lý, cụ thể.

Hiện nay, chủ trương thu hút nhân tài chưa được cụ thể hóa bằng cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp, chưa được xây dựng một cách đồng bộ và toàn diện trên cơ sở nhận diện các nhu cầu, mong muốn thực sự của nhân tài. Người tài chưa thực sự được hưởng những ưu đãi tương xứng với tài năng; chính sách tiền lương, phụ cấp còn nhiều bất cập.

Việc quan trọng cần làm ngay là cần có tiêu chí thống nhất để xác định nhân tài, nhận diện nhân tài. Bởi, chừng nào chưa xác định được thế nào là nhân tài, chừng đó các bộ, ngành, địa phương vẫn sẽ chỉ tập trung thu hút nhân tài là những người có bằng cấp, học hàm, học vị mà chưa thực sự coi trọng năng lực thực tiễn và các tiêu chí khác. (TS. Phạm Quang Long - Phó chủ tịch Hiệp hội Khoa học Hành chính Việt Nam

QUẢN LÝ

*Hanoimoi.vn (9/11): Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục đã số hóa và lưu trữ thông tin hơn 23 triệu hồ sơ học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chuyển đổi số, chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo kết nối trực tuyến tới các điểm cầu là các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục.

Tham dự tập huấn, các đại biểu được tìm hiểu 3 chuyên đề bao gồm: An toàn thông tin trong công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam; bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại 4.0; chuyển đổi số, chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. Các nội dung tập huấn được các chuyên gia về công nghệ thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chuyên gia về an ninh, an toàn thông tin của Bộ Công an giới thiệu.

Thông qua tập huấn, các đại biểu được củng cố những kiến thức căn bản và chuyên sâu về an ninh, an toàn thông tin; cách bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường mạng trong thời đại 4.0... Cùng với đó, những ứng dụng thực tiễn trong quá trình chuyển đổi số, chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành của ngành Giáo dục và Đào tạo cũng được trao đổi. 

Thời gian qua, ngành Giáo dục đã tích cực trong công tác chuyển đổi số và xây dựng chính phủ điện tử. Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) là 1 trong 7 đơn vị được vinh danh tại lễ trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2022 với sản phẩm Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo, hệ thống quản lý thi kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục tại địa chỉ https://csdl.moet.gov.vn sử dụng thống nhất cho 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hệ thống đã cấp và phục vụ cho gần 82 nghìn tài khoản sử dụng, trong đó, khối trường học có hơn 77 nghìn tài khoản, còn lại là tài khoản của các phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo... 

Đến nay, cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục đã số hóa và lưu trữ thông tin giáo dục với hơn 50 nghìn trường học mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên; hơn 23 triệu hồ sơ học sinh; hơn 1,5 triệu hồ sơ cán bộ, giáo viên và một số thông tin về cơ sở vật chất, tài chính trường học của các năm học: 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021, 2021-2022.

*Dcsvn.vn (9/11): Năm 2023, sẽ thanh tra 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong năm 2023, Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) sẽ tiến hành thanh tra 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tập trung chủ yếu vào việc chấp hành các quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia…

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung vừa ban hành Quyết định 1046/QĐ-LĐTBXH phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023.

Theo Quyết định này, riêng với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, có 11 đơn vị đào tạo ngành y dược sẽ được thanh tra của Bộ LĐ-TB&XH thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Cụ thể, tại Hà Nội sẽ thanh tra 5 trường cao đẳng, gồm: Y tế Bạch Mai, Y khoa Hà Nội, Bách Nghệ Hà Nội, Y tế Đặng Văn Ngữ, Quốc tế Hà Nội.

Tại Bắc Ninh, thanh tra 3 trường cao đẳng, gồm: Y Dược Hà Nội, Y tế Bắc Ninh, Đại Việt.

Tại Thái Bình, thanh tra Trường cao đẳng Y tế Thái Bình.

Tại Bắc Giang, thanh tra Trường cao đẳng Ngô Gia Tự.

Tại Thanh Hóa, thanh tra Trường cao đẳng Y - Dược Thăng Long.

Bên cạnh đó, thanh tra của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cũng thanh tra 17 trường có đào tạo khối ngành sức khỏe và 5 trường cao đẳng mở địa điểm ngoài trụ sở chính không có trong quyết định cho phép thành lập, đổi tên, mở địa điểm đào tạo của Bộ LĐ-TB&XH.

Cơ quan này cũng thanh tra việc tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ở hai cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Quảng Ninh và Khánh Hòa.

Cũng tại hướng dẫn công tác thanh tra năm 2023, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023 theo các nội dung cụ thể, trong đó có thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật giáo dục nghề nghiệp tại các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đồng thời, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là việc rà soát, nhận diện các vị trí việc làm có nguy cơ tham nhũng, tiêu cực.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, qua thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hằng năm, Bộ và các Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố đã phát hiện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp hoạt động giáo dục nghề nghiệp có những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Các vi phạm chủ yếu như: Chưa kiện toàn, thành lập Hội đồng trường, Hội đồng quản trị trường; tuyển sinh vượt quá quy mô tuyển sinh/năm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Ngoài ra là các vi phạm về tuyển sinh không đúng đối tượng; chậm ban hành một số quy định, quy chế thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp; đào tạo liên thông không đúng quy định; liên kết đào tạo nhưng không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không thực hiện đúng quy định về xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo; cấp văn bằng tốt nghiệp không đúng thẩm quyền và cấp văn bằng tốt nghiệp cho người học không đủ tiêu chuẩn…

* Tuoitre.vn (8/11): Thu 765 tỉ đồng nhưng chi trả chỉ 45 tỉ, VCCI kiến nghị bỏ quy định bảo hiểm bắt buộc với xe máy

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa kiến nghị bỏ quy định bắt buộc chủ xe gắn máy phải mua bảo hiểm do tỉ lệ chi trả bảo hiểm quá thấp.

Ý kiến góp ý dự thảo nghị định quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, vừa được VCCI gửi tới Bộ Tài chính nhận định thời gian qua việc thực hiện các loại bảo hiểm bắt buộc đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích xã hội, trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy.

Sau hơn 10 năm triển khai nghị định 103/2008 quy định tỉ lệ chi trả bảo hiểm trách nhiệm dân sự với xe máy vẫn ở mức rất thấp, chỉ gần 6% năm 2019.

Cơ quan bảo hiểm chỉ chi trả 45 tỉ đồng trên tổng số 765 tỉ đồng phí bảo hiểm. Tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều các loại bảo hiểm bắt buộc khác, cụ thể tỉ lệ chi trả bảo hiểm trách nhiệm dân sự của ô tô là khoảng 33%, bảo hiểm cháy nổ là 31%.

Bảo hiểm có ưu điểm là chi trả nhanh hơn đối với người bị tai nạn và giảm áp lực tài chính đối với người phải bồi thường, từ đó tạo ra giá trị thặng dư cao hơn cho cùng một số tiền bồi thường.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng với số tiền chi trả ít ỏi 45 tỉ đồng, rất khó có thể thuyết phục rằng lợi ích mang lại từ khoản tiền bồi thường này lớn hơn chi phí xã hội phải bỏ ra mua bảo hiểm xe máy khoảng 765 tỉ đồng.

Như vậy, nhìn về mặt tổng lợi ích cho xã hội, bảo hiểm bắt buộc với xe máy không bảo đảm nguyên tắc lợi ích lớn hơn chi phí.

Có ý kiến cho rằng tỉ lệ chi trả thấp của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy là do các quy định cụ thể và quá trình thực thi yếu kém, không phải do loại bảo hiểm này không mang lại lợi ích xã hội.

Nhưng VCCI lại cho rằng chính sách này đã tồn tại được hơn ba thập kỷ, từ nghị định 30-HĐBT ngày 10-3-1988, trải qua bốn lần sửa đổi vào các năm 1997, 2008, 2013 và 2021, cùng với đó là tám lượt văn bản quy định chi tiết.

Như vậy, nếu cho rằng các quy định chi tiết hay quá trình thực thi có vấn đề thì vì sao thực trạng này vẫn chưa được khắc phục, VCCI nêu vấn đề.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo (Bộ Tài chính) cân nhắc thu hẹp phạm vi bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới, theo hướng loại trừ trường hợp xe máy.

Theo đó, việc mua bảo hiểm xe máy, bao gồm cả bảo hiểm trách nhiệm dân sự và các loại bảo hiểm khác sẽ dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên.

Điều này không chỉ giúp giảm chi phí xã hội mà còn giúp các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có động lực thiết kế và cung cấp những sản phẩm bảo hiểm tốt hơn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi ích thực sự cho xã hội.

* Tienphong.vn (8/11): Bộ Xây dựng “thúc” cải tạo chung cư cũ

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi các địa phương về việc thực hiện Nghị định số 69 ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo nhà chung cư cũ.

Theo đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng và lập danh mục các nhà chung cư, khu chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại đưa vào kế hoạch thực hiện của địa phương, làm cơ sở để triển khai.

Bên cạnh đó, các địa phương khẩn trương tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 khu vực có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại để các nhà đầu tư có cơ sở tham gia xây dựng phương án đầu tư, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi tham gia đăng ký làm chủ đầu tư dự án; ban hành hệ số K bồi thường tại các khu vực, vị trí có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại để người dân biết.

Các địa phương phải nhanh chóng ban hành các tiêu chí để lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương lập phương án, dự kiến các địa điểm để bố trí chỗ ở tạm thời phục vụ xây dựng lại trên địa bàn theo kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt.

Bộ Xây dựng giao Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản chủ động đôn đốc, phối hợp với các địa phương trong việc thực hiện các quy định của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP nhằm đẩy nhanh công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.  

* Tuoitre.vn (8/11): Thành ủy Hà Nội chủ trương tiếp tục đưa cán bộ đi học tập ở nước ngoài

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa có đề án về đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến 2030.

Theo đó, giai đoạn từ năm 2023-2025, Hà Nội sẽ tuyển chọn và cử cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và một số cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn đi đào tạo, bồi dưỡng trung hạn, ngắn hạn tại các quốc gia phát triển, sử dụng nguồn ngân sách TP.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài do trung ương phân bổ hoặc do các tổ chức, địa phương nước ngoài tài trợ cho TP trên cơ sở thỏa thuận, hợp tác.

Kết hợp việc bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài với việc đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế thông qua các hoạt động giao lưu, ký kết các thỏa thuận, hợp tác với các địa phương, tổ chức nước ngoài để cùng hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đào tạo nguồn nhân lực cho TP.

Giai đoạn từ năm 2026-2030, trên cơ sở đánh giá kết quả tổ chức các lớp bồi dưỡng giai đoạn 2023-2025, Ban Thường vụ Thành ủy rút kinh nghiệm, điều chỉnh để xây dựng kế hoạch giai đoạn 2026-2030, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn tiếp theo.  

*Vov.vn (8/11): Bí thư Thành ủy Đà Lạt và Bảo Lộc xin nghỉ hưu sau khi bị kỷ luật khiển trách

Sáng 8/11, ông Trần Đình Văn, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng kỷ luật khiển trách về mặt Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Lạt Trần Duy Hùng và Bí thư Thành ủy Bảo Lộc Nguyễn Văn Triệu đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.

Theo đó, vào chiều 7/11, tại Thành ủy Đà Lạt, ông Trần Đức Quận, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã chủ trì hội nghị thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về công tác cán bộ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng thống nhất để ông Trần Duy Hùng (56 tuổi), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Lạt thôi tham gia công tác kể từ ngày 07/11/2022 để làm thủ tục nghỉ hưu trước tuổi theo quy định. Đồng thời, giao ông Đặng Quang Tú, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Đà Lạt điều hành Đảng bộ TP Đà Lạt đến khi kiện toàn chức danh Bí thư Thành ủy Đà Lạt nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Cùng thời điểm này, ông Trần Đức Quận đã ký quyết định điều động ông Tôn Thiện Đồng, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng đến công tác tại Thành ủy Bảo Lộc, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Bảo Lộc nhiệm 2020 - 2025, thay ông Nguyễn Văn Triệu (56 tuổi) có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.

Trước đó, ngày 30/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 10, xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Trần Duy Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Lạt và ông Nguyễn Văn Triệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Bảo Lộc.

Ông Trần Duy Hùng được cho là thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm quy định của Đảng, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, nhất là vai trò người đứng đầu Đảng bộ, gây dư luận xấu, bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng uy tín cá nhân và Đảng bộ TP Đà Lạt.

Còn ông Nguyễn Văn Triệu thì thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục gia đình dẫn đến để con ruột phạm tội, phải truy cứu trách nhiệm hình sự, vi phạm quy định của Đảng, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, nhất là vai trò người đứng đầu Đảng bộ, gây dư luận xấu, bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng uy tín cá nhân và Đảng bộ thành phố Bảo Lộc.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 2 ông Trần Duy Hùng và Nguyễn Văn Triệu.

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

* Daidoanket.vn (8/11): TPHCM: Gỡ vướng để giảm hồ sơ trễ hẹn

Mặc dù đã tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục, hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp, thế nhưng tỷ lệ hồ sơ hành chính trễ hẹn tại TP Thủ Đức và một số quận, huyện vẫn đang rất nan giải.

Các hồ sơ trễ hẹn tập trung vào lĩnh vực đất đai. Đây cũng là một trong những lĩnh vực mà người dân bức xúc nhất trong nhiều năm qua. Kiểm tra đột xuất tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai TP Thủ Đức (TPHCM), đoàn công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã được mục sở thị những vướng mắc về giải quyết hồ sơ, cấp hồ sơ, giấy chứng nhận nhà, đất (sổ hồng) tại đây. Theo đại diện của chi nhánh này, từ đầu năm đến nay khối lượng hồ sơ gửi về lên đến gần 58.000 hồ sơ, do đó còn tồn đọng nhiều hồ sơ trễ hẹn.

Không chỉ riêng tại TP Thủ Đức, ở nhiều quận, huyện của TPHCM cũng còn nhiều hồ sơ trễ hẹn. Riêng tỷ lệ hồ sơ chậm giải quyết tại hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM hiện còn 2,96%, với khoảng hơn 13.000 trường hợp. Từ đầu năm đến nay, UBND TP HCM đã vào cuộc và ban hành nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục đất đai cho người dân, đặc biệt tại TP Thủ Đức, tuy nhiên, tình hình vẫn chưa thể cải thiện do nhiều nguyên nhân.

Trực tiếp dẫn đầu đoàn kiểm tra, giám sát tại các Văn phòng đăng ký đất đai, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã yêu cầu Ban Giám đốc các chi nhánh cần làm rõ, phân loại, có cam kết giải quyết hồ sơ trễ hẹn tồn đọng của người dân, doanh nghiệp. Trong đó, phân loại thành nhiều nhóm hồ sơ kèm theo trách nhiệm của từng khâu, đơn vị. Đối với nhóm hồ sơ trễ hẹn thuộc trách nhiệm của Văn phòng Đăng ký Đất đai TPHCM sẽ được kiểm tra, tìm giải pháp khắc phục. Riêng những vấn đề không thuộc thẩm quyền thì Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM sẽ báo cáo Chủ tịch UBND TPHCM xin ý kiến chỉ đạo.

Không chỉ riêng các vướng mắc từ sở, ngành và quận, huyện, đại diện Sở Nội vụ TPHCM cho rằng, tình trạng hồ sơ trễ hẹn kéo dài vẫn tồn đọng trong công tác cải cách hành chính của thành phố và chưa có giải pháp để giải quyết dứt điểm. Nếu hồ sơ không thực hiện đúng quy trình, dẫn đến trễ hẹn thì từng cơ quan, đơn vị và địa phương phải có trách nhiệm ban hành “Thư xin lỗi” theo quy định.

Bên cạnh giải pháp đẩy nhanh các hồ sơ trễ hẹn tồn đọng và ban hành “Thư xin lỗi”, Sở Nội vụ TPHCM báo cáo kết quả kết quả kiểm tra, khảo sát tại 25 đơn vị trên địa bàn và phát hiện tình trạng hồ sơ trễ hẹn kéo dài vẫn diễn ra nhưng các quận, huyện và TP Thủ Đức chưa có giải pháp giải quyết dứt điểm cũng như không thực hiện “Thư xin lỗi” theo quy định. Cũng theo đại diện Sở Nội vụ, thời gian qua hồ sơ giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có tăng lên nhưng thực tế tỷ lệ giải quyết hồ sơ trễ hẹn vẫn chưa đạt yêu cầu.

Là Sở có trách nhệm đẩy nhanh nhiều hồ sơ trễ hẹn nhất hiện nay, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết, đơn vị này đã đề xuất được cấp 519 tỷ đồng để lập dự án quản lý hồ sơ giấy nhà đất từ trước 1975 đến nay. Đề xuất này xuất phát từ gánh nặng duy trì hồ sơ giấy tờ quá nhiều khiến việc giải quyết thủ tục hành chính đất đai cho người dân bị chậm trễ thời gian qua, điển hình như TP Thủ Đức có số lượng hồ sơ trễ hẹn thường xuyên từ 30-40%.

Cũng theo lãnh đạo Sở này, hiện thành phố cũng đang nghiên cứu kế hoạch trung hạn 2021-2025 đầu tư trang bị máy móc, thiết bị cho ngành Tài nguyên môi trường. Việc số hóa và trang bị máy móc sẽ là ưu tiên hàng đầu để thành phố giải quyết tình trạng trễ hẹn hồ sơ hành chính hiện nay.  

* Nhandan.vn (8/11): Câu chuyện chỉ số ở Bắc Kạn

Nhiệm vụ số 2 trong bốn nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đặt ra là đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PARINDEX).

Nhờ chỉ đạo đúng qua việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Tỉnh ủy Bắc Kạn đã và đang tạo ra sự thay đổi toàn diện, bước đầu tạo lực đẩy cho phát triển kinh tế của tỉnh miền núi vốn được coi là “vùng trũng” trong thu hút đầu tư.

Trong vài năm trở lại đây, Sở Nội vụ Bắc Kạn thường xuyên tiến hành kiểm tra công vụ đột xuất ở các đơn vị nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh thiếu sót, sai phạm trong thực thi nhiệm vụ. Tại xã Cường Lợi (huyện Na Rì), vào thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra đã phát hiện việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của đơn vị còn chưa nghiêm khi có một công chức vắng mặt không có lý do; một số công chức đi làm muộn và chưa tự giác đeo thẻ công chức, viên chức. Đơn vị chưa niêm yết thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan.

Có hộp thư điện tử, lịch tiếp công dân nhưng chưa công khai đường dây nóng. Tại thời điểm kiểm tra, đơn vị có hai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực lao động-thương binh và xã hội quá hạn (đã xử lý đúng hạn tại cấp xã nhưng cấp huyện chưa xử lý dẫn đến quá hạn). Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở tại chỗ, đồng thời đề nghị xã Cường Lợi khắc phục ngay.

Theo Sở Nội vụ Bắc Kạn, thực hiện Đề án Văn hóa công vụ, từ năm 2020 đến nay, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức có nhiều chuyển biến tích cực; kỷ luật, kỷ cương hành chính được siết chặt hơn, tạo được môi trường văn hóa công sở văn minh, thân thiện, liêm chính đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, từ việc xếp cuối bảng cả nước về chỉ số cải cách hành chính (PARINDEX), đến năm 2021, chỉ số này của Bắc Kạn đã xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố và tăng năm bậc so với năm 2020. Thứ hạng tăng chưa lớn nhưng đối với tỉnh còn khó khăn, việc bố trí nguồn lực thực hiện rất hạn hẹp thì mỗi bước tiến trong bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của Bắc Kạn đều rất đáng ghi nhận. Trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số năm 2021, tỉnh Bắc Kạn tăng tám bậc (từ vị trí thứ 59 năm 2020 lên vị trí thứ 51); các chỉ số nhân lực số, hoạt động kinh tế số đều nằm trong Tốp 20, hạ tầng số nằm trong Tốp 30.

Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết chuyên đề, chỉ số PCI của Bắc Kạn có bước tăng đáng kể. Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Kạn, Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Từ năm 2021 tới nay, số lượng các nhà đầu tư đề xuất tài trợ quy hoạch, đề nghị khảo sát, nghiên cứu các dự án du lịch, nhất là tại Vườn quốc gia Ba Bể và vùng lân cận tăng đột biến.

Nhiều nhà đầu tư lớn đã đề xuất khảo sát nhiều dự án có tầm cỡ quốc gia về du lịch là điều trước nay chưa từng có ở Bắc Kạn”. Có được điều này là nhờ các giải pháp đồng bộ trong nâng cao chỉ số PCI của Bắc Kạn. Trong đó, phải nhắc tới việc gắn trách nhiệm của cấp ủy các cấp, coi đây là nhiệm vụ chính trị của cấp ủy và người đứng đầu, đồng thời, phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối giao thông thuận lợi với các địa phương nhằm tăng cường thu hút đầu tư.

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

* Anninhthudo.vn (08/11): 36 công chức ngành Toà án bị kỷ luật, xử lý hình sự năm 2022

Trong năm 2022 có 36 công chức TAND bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, trong đó 33 trường hợp bị xử lý kỷ luật về hành chính, 3 trường hợp bị khởi tố đang trong thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật.

Báo cáo về công tác của tòa án năm 2022, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, năm qua các Tòa án đã thụ lý 567.521 vụ việc, đã giải quyết được 504.681 vụ việc (đạt tỷ lệ 88,9%; cao hơn năm trước 7,7%). Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án là 0,9%, đáp ứng yêu cầu mà Nghị quyết Quốc hội đề ra (không quá 1,5%).

Về các vụ án hình sự, các Tòa án đã thụ lý 93.452 vụ với 178.830 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 91.312 vụ với 171.924 bị cáo; đạt tỷ lệ 97,71% về số vụ và 96,14% về số bị cáo, vượt 9,71% so với chỉ tiêu Nghị quyết Quốc hội. Việc xét xử bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội.

Đã tổ chức xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm.

Các Tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 840 vụ, 1.995 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền trên 4.027 tỷ đồng và nhiều tài sản khác. Các Tòa án cũng đã đưa ra xét xử 188 vụ với 297 bị cáo liên quan đến phòng chống dịch Covid-19, góp phần tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh.

Bên cạnh các kết quả nêu trên, hoạt động của các Tòa án còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót như: tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan vẫn còn cao; vẫn còn một số ít vụ việc dân sự quá hạn giải quyết do nguyên nhân chủ quan; một số cán bộ không chịu rèn luyện đã vi phạm pháp luật và kỷ luật công tác.

Trong năm qua có 36 công chức TAND bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, trong đó 33 trường hợp bị xử lý kỷ luật về hành chính, 3 trường hợp bị khởi tố đang trong thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật.

QUY HOẠCH

* Vietnamplus.vn (9/11): Phê duyệt quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2030 sẽ là một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, trở thành tỉnh khá, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố có GRDP cao nhất cả nước.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 8/11/2022 phê duyệt quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu đến năm 2030 là xây dựng tỉnh Hà Tĩnh trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất cả nước; phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại ổn định, bền vững.

Mục tiêu cụ thể về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt trên 9%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 7,9%; công nghiệp-xây dựng chiếm khoảng 60,3%; dịch vụ chiếm khoảng 26,6% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 5,14%. GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng. Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 4,0 tỷ USD.

Về xã hội, 100% trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và 90% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; số bác sĩ/vạn dân đạt 12 bác sỹ, số giường bệnh/vạn dân đạt 32 giường; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 0,6-1%/năm.

Về bảo vệ môi trường, mục tiêu đặt ra là tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt trên 98%, trong đó thành thị 100%, nông thôn 80%; duy trì ổn định độ che phủ rừng trên 52%...

Quyết định nêu rõ các định hướng lớn tạo đột phá phát triển Hà Tĩnh gồm 4 ngành trọng điểm: Công nghiệp luyện thépcông nghiệp hỗ trợ, chế tạo sau thép và sản xuất điện; nông, lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụ logistics; du lịch.

Ba trung tâm đô thị gồm Trung tâm đô thị xung quanh thành phố Hà Tĩnh, trong đó thành phố Hà Tĩnh là hạt nhân và các đô thị vệ tinh kết nối thành phố Hà Tĩnh, gồm các thị trấn Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Lộc Hà.

Về tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định nêu rõ, đến năm 2050, Hà Tĩnh là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển xanh, công nghiệp sinh thái, thông minh; dịch vụ phát triển đa dạng, hiện đại; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; hệ thống đô thị hiện đại, thông minh. Giáo dục, đào tạo, y tế, sức khỏe của người dân được đặt lên hàng đầu.

Con người Hà Tĩnh phát triển hài hòa cả về trí tuệ, thể chất, đạo đức, bản sắc văn hóa. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, phát huy. Người dân có cuộc sống tốt, mức sống cao. Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.../.

THẾ GIỚI

*Vietnamplus.vn (9/11): Quan chức ASEAN họp trù bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41

Cuộc họp đã rà soát và cơ bản thống nhất chương trình hoạt động và chương trình nghị sự của các Hội nghị Cấp cao ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác sẽ diễn ra từ ngày 10-13/11 tới.

Cũng tại cuộc họp, các nước đã trao đổi về một số nội dung ưu tiên và đang được quan tâm hiện nay như Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, việc Timor Leste xin gia nhập ASEAN, hợp tác giữa ASEAN với các đối tác và một số vấn đề khu vực, quốc tế.

Theo kế hoạch, ngày 10/11 sẽ diễn ra các hội nghị trù bị của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, bao gồm Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) lần thứ 25 và Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 31, để rà soát lần cuối công tác chuẩn bị cho các hội nghị cấp cao./.

*Vietnamplus.vn (9/11): Australia thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 dạng miếng dán

Vaccine ngừa COVID-19 dạng miếng dán là một miếng nhựa nhỏ được phủ bởi hàng nghìn "vi tiêm" hoặc kim siêu nhỏ chứa vaccine vừa đủ xuyên qua bề mặt ngoài cùng của da.

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, công ty y sinh Vaxxas có trụ sở tại Brisbane mới đây đã phối hợp với Đại học Sunshine Coast, bang Queensland, Australia thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 dạng miếng dán trên da người.

Tiến sỹ Angus Forster, Giám đốc công nghệ của Vaxxas, cho biết vaccine ngừa COVID-19 dạng miếng dán là một miếng nhựa nhỏ được phủ bởi hàng nghìn "vi tiêm" hoặc kim siêu nhỏ chứa vaccine vừa đủ xuyên qua bề mặt ngoài cùng của da.

Theo tiến sỹ Forster, các miếng dán đã được thử nghiệm trên trẻ em để đánh giá phản ứng.

Trong quá trình thử nghiệm, miếng dán sẽ được dính ở trên da trong khoảng 2 phút, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng thời gian này có thể giảm xuống còn khoảng 10 giây, giúp cho việc tiêm vaccine theo cách này sẽ diễn ra rất nhanh và đơn giản.

Hơn nữa, không giống như loại vaccine COVID-19 dùng để tiêm như hiện nay, các miếng dán không yêu cầu kiểm soát nhiệt độ nghiêm ngặt và có thể được sử dụng ngay ở nhà.

Tiến sỹ Forster cho biết mục tiêu của Vaxxas là có thể đưa ra thị trường sản phẩm vaccine ngừa COVID-19 dạng miếng dán vào năm 2025./.

*Vietnamplus.vn (9/11): Cuba công bố "ứng cử viên" vaccine Hebersavax điều trị ung thư

Các nhà khoa học Cuba thông báo kết quả thử nghiệm sơ bộ của vaccine Hebersavax là rất đáng khích lệ và giúp giảm tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân ung thư.

Ngày 8/11, các nhà khoa học Cuba đã giới thiệu Hebersavax, một "ứng cử viên" vaccine mới đang được thử nghiệm để điều trị các khối u khác nhau.

Vaccine thông thường chỉ có tác dụng phòng bệnh, tuy nhiên các nhà khoa học ở nhiều nước gần đây đã điều chế ra loại vaccine có khả năng khống chế, kiểm soát tế bào ung thư đối với các bệnh nhân đã mắc phải căn bệnh này.

Tại cuộc họp giữa các chuyên gia và nhà khoa học trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel, Tiến sỹ Francisco Hernández, người chịu trách nhiệm lâm sàng về quá trình phát triển của Hebersavax, thông báo kết quả thử nghiệm sơ bộ của vaccine này là rất đáng khích lệ và giúp giảm tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân ung thư.

Theo Tiến sỹ Francisco Hernández, vaccine Hebersavax an toàn và có thể dung nạp được với các phản ứng phụ ở mức tối thiểu.

Các chuyên gia chỉ ra rằng đây là một phương pháp điều trị thay thế của Cuba, an toàn và ít tốn kém hơn so với các phương pháp điều trị khác hiện phổ biến trên thế giới, dành cho những bệnh nhân mắc các vấn đề sức khỏe phức tạp.

Theo báo cáo công bố trên truyền hình quốc gia, "ứng cử viên" vaccine mới này có thể điều trị nhiều loại khối u, bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan, loại ung thư phổ biến thứ 5 trên toàn thế giới, với hơn 850.000 ca mắc mới mỗi năm và tỷ lệ tử vong cao./.

*Dcsvn.vn (9/11): Singapore triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 tác dụng kép

Từ ngày 7/11, Singapore triển khai tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 tác dụng kép cho những người từ 18 đến 49 tuổi. Nước này hạ độ tuổi đủ điều kiện tiêm vaccine tác dụng kép trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể phụ XBB của Omicron gia tăng. Loại vaccine này nhắm vào cả virus chủng gốc SARS-CoV-2 và biến thể Omicron. Trước đó, Singapore đã triển khai tiêm vaccine tác dụng kép cho nhân viên y tế và những người trên 50 tuổi. Tính đến nay, hơn 65.000 người đã tiêm vaccine loại này.

Bộ Y tế Singapore cho biết mặc dù làn sóng lây lan COVID-19 hiện nay tại nước này đang giảm dần, nhưng nhiều biến thể phụ vẫn đang lưu hành trên toàn cầu. Trong khi đó, Singapore đã mở cửa hoàn toàn và khách du lịch đến nước này ngày càng nhiều, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Vì vậy, Singapore chủ trương củng cố khả năng phòng ngừa bất kỳ sự phát triển nào trong tương lai của virus SARS-CoV-2 và chuẩn bị trước để phản ứng nhanh chóng khi tình huống xảy ra.

Trong 24 giờ qua, châu Âu ghi nhận 55.167 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca trong khu vực lên 235.270.638 ca. Tình hình số ca mắc mới tại các nước trong 24 giờ qua như sau: Pháp có thêm 40.591 ca; Nga có thêm 4.320 ca; Austria có thêm 3.779 ca … Tại châu Âu, có 229.021.228 ca trong tổng số 235.270.638 ca mắc đã được chữa khỏi.

Tình hình số ca mắc mới COVID-19 tại các khu vực khác như sau:  Bắc Mỹ ghi nhận 5.940 ca nhiễm mới; Nam Mỹ có thêm 4.069 ca; châu Phi có thêm 731 ca; châu Đại Dương có thêm 2.710 ca.

*Vietnamplus.vn (9/11): Pháp dự kiến đạt doanh thu 31 tỷ euro từ năng lượng tái tạo

Theo ước tính mới nhất của Ủy ban Điều tiết năng lượng Pháp, năng lượng gió sẽ đóng góp phần lớn doanh thu, lên tới 21,7 tỷ euro; quang điện sẽ mang lại 3,5 tỷ euro và thủy điện mang lại 1,7 tỷ euro.

Ngày 8/11, Ủy ban Điều tiết năng lượng Pháp (CRE) cho biết lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ mang lại cho nước này doanh thu 30,9 tỷ euro (31,1 tỷ USD) trong năm 2022 và 2023.

Theo ước tính mới nhất của CRE, năng lượng gió sẽ đóng góp phần lớn doanh thu, lên tới 21,7 tỷ euro; quang điện sẽ mang lại 3,5 tỷ euro và thủy điện mang lại 1,7 tỷ euro.

Theo CRE, nguồn thu từ năng lượng tái tạo sẽ mang lại cho nước Pháp nguồn tài chính quan trọng để tài trợ cho các chương trình lá chắn thuế quan (giảm tổng số tiền thuế phải nộp của một cá nhân hoặc một doanh nghiệp) và các biện pháp giảm sốc thị trường, được thiết kế nhằm bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp nước này trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao.

Tuy nhiên, CRE cũng cảnh báo khả năng sớm chấm dứt các hợp đồng hỗ trợ đối với một số nhà sản xuất năng lượng tái tạo, điều này có thể tạo ra khoản lỗ lũy kế từ 6-7 tỷ euro cho quốc gia này vào năm 2022 và 2023.

Cơ quan này cũng khuyến nghị Pháp cần đánh thuế mạnh hơn đối với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo không tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu./.

*Vietnamplus.vn (9/11): COP27: Trung Quốc theo đuổi chiến lược giảm methane

Năm ngoái, Trung Quốc đã không ký Cam kết Methane toàn cầu, song nước này đã nhất trí thúc đẩy các biện pháp bổ sung để kiểm soát khí này.

Trung Quốc đã soạn thảo một kế hoạch mới nhằm kiểm soát khí methane và sẽ thúc đẩy phát triển các công nghệ mới cũng như cơ chế tài chính để cắt giảm khí thải đang ngày càng tăng này, qua đó có thể góp phần chống biến đổi khí hậu do methane vốn có khả năng làm tăng nhiệt độ hơn 80 lần so với CO2.

Phát biểu bên lề Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập ngày 9/11, đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Trung Quốc, ông Xie Zhenhua, cho biết kế hoạch hành động mới sẽ vạch ra các biện pháp cụ thể để hạn chế phát thải methane từ các ngành năng lượng, nông nghiệp và rác thải.

Xử lý khí thải methane đã trở thành một phần những nỗ lực của thế giới nhằm kiềm chế mức tăng của nhiệt độ Trái Đất dưới 1,5 độ C và tại COP27, có khoảng 40 nước dự kiến sẽ công bố kế hoạch cụ thể về vấn đề này.

Trung Quốc là nước phát thải lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lượng khí thải toàn cầu. Năm ngoái, nước này đã không ký Cam kết Methane toàn cầu, song đã nhất trí thúc đẩy các biện pháp bổ sung để kiểm soát khí này.

Trong vài tuần qua, chính quyền các tỉnh thành của Trung Quốc cũng đã cam kết có hành động quyết liệt hơn để cắt giảm khí thải và từ đầu năm tới, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này cũng sẽ thực hiện một chương trình thí điểm quốc gia nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát loại khí thải này.

* Vtv.vn (8/11): Nhật Bản cân nhắc chấm dứt tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19

Nhật Bản đang thảo luận về khả năng chấm dứt việc tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19, giống như vaccine ngừa cúm mùa và các bệnh truyền nhiễm khác.

Theo Chính phủ Nhật Bản, việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 miễn phí đã tạo ra gánh nặng tài chính khổng lồ cho chính quyền trung ương nước này và cần tới sự chia sẻ của người dân trong chương trình tiêm chủng trong thời gian tới.

Trong tài khóa 2021 (kết thúc vào tháng 3/2022), Nhật Bản đã chi 16 tỷ USD để mua vaccine cho các cơ sở y tế, với mỗi liều vaccine có giá khoảng hơn 65 USD, so với hơn 34 USD/liều vaccine cảm cúm.

Bộ Tài chính Nhật Bản xác nhận, Chính phủ nước này đã chi khoảng 17.000 tỷ Yen (116 tỷ USD) hỗ trợ các dịch vụ y tế trong cuộc chiến phòng chống COVID-19, với các khoản chi như bảo đảm giường bệnh, tạo thuận lợi cho hoạt động cung cấp vaccine miễn phí.

Trong tài khóa 2021 (kết thúc vào tháng 3/2022), Nhật Bản đã chi 2.340 tỷ Yen để mua vaccine cho các cơ sở y tế, với mỗi liều vaccine có giá khoảng 9.600 Yen, so với 5.000 Yen/liều vaccine cảm cúm.

Cùng ngày, phát biểu tại cuộc họp báo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết, việc chấm dứt tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19 sẽ cần được xem xét trong tương lai và việc này không đi ngược lại chương trình tiêm chủng hiện nay của Chính phủ.

Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, các bộ kit xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 mà Chính phủ mua để phân phối miễn phí nên do khu vực tư nhân cung cấp.

Cho rằng nỗ lực phát triển vaccine của chính các công ty Nhật Bản không mang lại kết quả, mặc dù đã được quỹ chính phủ hỗ trợ khoảng 500 tỷ Yen, Bộ Tài chính nước này cho biết, năng lực nghiên cứu và phát triển của mỗi công ty cần được xem xét một cách thấu đáo.

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tự đặt mục tiêu đưa cân đối ngân sách vẫn có một khoản doanh thu sau khi trừ các chi phí vào năm tài chính 2025. Tuy nhiên, hy vọng khôi phục tài khóa đang giảm dần do giá cả hàng hóa tăng gần đây trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Cùng với đó, tình trạng dân số già hóa nhanh của đất nước cũng đẩy chi phí an sinh xã hội, bao gồm lương hưu và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, tăng cao.

* Chinhphu.vn (7/11): Ngày 15/11/2022, dân số toàn thế giới 'cán mốc' 8 tỷ người

Liên Hợp Quốc dự báo dân số thế giới sẽ đạt mức 8 tỷ người vào ngày 15/11 tới. Với tuổi thọ và số người trong độ tuổi sinh đẻ tăng lên, dân số thế giới sẽ đạt con số 8,5 tỷ người vào năm 2030 đạt mức hơn 10 tỷ người vào năm 2080.

Về tốc độ tăng dân số, nhóm nghiên cứu thuộc Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cho biết sau khi đạt đỉnh vào đầu những năm 1960, tốc độ tăng dân số thế giới đã giảm mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng dân số hằng năm đã giảm từ mức 2,1% trong giai đoạn 1962-1965 xuống còn dưới 1% vào năm 2020 và con số này có thể giảm xuống còn 0,5% vào năm 2050 do tỉ lệ sinh giảm.

Về tỉ suất sinh, năm 2021, tỉ suất sinh ở mức 2,3 con/phụ nữ, giảm từ mức 5 con/phụ nữ vào năm 1950. Con số này sẽ giảm xuống 2,1 con/phụ nữ vào năm 2050. 

Theo Liên Hợp Quốc, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng dân số toàn cầu là việc tuổi thọ tiếp tục tăng lên 72,8 năm vào năm 2019, cao hơn 9 năm so với năm 1990. Đến năm 2050, tuổi thọ trung bình vào khoảng 77,2 năm.

Kết quả này có nghĩa là tỉ lệ những người hơn 65 tuổi sẽ tăng từ 10% vào năm 2022 lên 16% vào năm 2050. Xu hướng dân số già hóa sẽ tác động đến thị trường lao động và hệ thống hưu trí quốc gia khi dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sẽ tăng cao.

Trung Quốc và Ấn Độ, 2 nước đông dân nhất thế giới hiện tại, sẽ hoán đổi vị trí vào năm 2030. Theo đó, dân số Trung Quốc từ 1,4 tỷ người giảm xuống còn 1,3 tỷ người vào năm 2050.

Đến cuối thế kỷ này, dân số Trung Quốc có thể giảm xuống còn 800 triệu người. Trong khi đó, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc vào năm 2023 và đạt con số 1,7 tỷ người vào năm 2050. Kế tiếp 2 nước trên, Mỹ tiếp tục là quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới vào năm 2050 và sẽ ngang bằng với Nigeria với 375 triệu người./.

Xem chi tiết tại đây

Dự thảo NFL 2022 gần như ở đây và Chicago Bears có rất nhiều nhu cầu để giải quyết. Tổng giám đốc Ryan Poles chỉ có sáu bản nháp để làm việc, bao gồm cả không có trong vòng đầu tiên. Nhưng anh ấy có ba trong top 71.

Máy thu rộng vẫn là nhu cầu hàng đầu cho những con gấu vì chúng cần bao quanh các cánh đồng Justin với nhiều vũ khí hơn. Tại thời điểm này, nó không phải là vấn đề của & nbsp; nếu & nbsp; Chicago sẽ phác thảo một rộng rãi nhưng & nbsp; khi nào. May mắn thay, đây là một lớp người nhận rộng sâu nơi Bears có thể tìm thấy một người chơi tác động vào ngày 2.

Mua vé gấu

Ở đây, một cái nhìn về triển vọng nhận rộng trên cùng trong Dự thảo NFL:

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Hoa Kỳ Today Sports

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Kevin Jairaj-usa hôm nay thể thao

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Kirby Lee-USA hôm nay thể thao

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Joseph Maiorana-USA hôm nay thể thao

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Nelson Chenault-USA hôm nay thể thao

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Mark J. Rebilas-USA Today Sports

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Raj Mehta-USA hôm nay thể thao

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

AP Photo/Butch Dill

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

AP Photo/Al Goldis

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Brian Losness-USA Today Sports

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Butch Dill-USA hôm nay thể thao

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Hoa Kỳ Today Sports

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Kevin Jairaj-usa hôm nay thể thao

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Hoa Kỳ Today Sports

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Kevin Jairaj-usa hôm nay thể thao

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Kirby Lee-USA hôm nay thể thao

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Joseph Maiorana-USA hôm nay thể thao

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Nelson Chenault-USA hôm nay thể thao

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Mark J. Rebilas-USA Today Sports

Máy thu rộng hàng đầu dự thảo 2022 năm 2022

Hoa Kỳ Today Sports

WR hàng đầu trong dự thảo năm 2022 là ai?

Xếp hạng 10 giá trị WR tốt nhất, tình huống trong Dự thảo NFL năm 2022: Skyy Moore Lands với Patrick Mahomes..
Skyy Moore, trưởng thành phố Kansas. ....
Treyylon Burks, Tennessee Titans. ....
Jameson Williams, Detroit Lions. ....
Garrett Wilson, máy bay phản lực New York. ....
Jalen Tolbert, Dallas Cowboys. ....
Drake London, Atlanta Falcons ..

10 người nhận hàng đầu trong dự thảo năm nay là ai?

2022 Bảng xếp hạng vị trí dự thảo NFL: Máy thu rộng..
Jameson Williams, Alabama ..
Drake London, USC ..
Garrett Wilson, bang Ohio ..
Chris Olave, bang Ohio ..
Skyy Moore, Tây Michigan ..
George Pickens, Georgia ..
Treyylon Burks, Arkansas ..
Jalen Tolbert, Nam Alabama ..

Ai là máy thu rộng số 1 trong NFL 2022?

Hãy đến bảng xếp hạng !..
Keenan Allen.Bộ sạc Los Angeles · Tuổi 30. ....
A.J.Màu nâu.Đại bàng Philadelphia · Tuổi 25. ....
Mike Evans.Tampa Bay Buccaneers · Tuổi 29. ....
Debo Samuel.San Francisco 49ers · Tuổi 26. ....
Đồi Tyalet.Miami Cá heo · Tuổi 28. ....
Stefon Diggs.Hóa đơn Buffalo · Tuổi 28. ....
Ja'Marr Chase.....
Justin Jefferson ..

WR tốt nhất trong bản nháp là ai?

2022 Dự thảo NFL: Xếp hạng máy thu rộng..
David Bell.Trường học: Purdue.....
Jahan Dotson.Trường học: Bang Pennsylvania.....
Drake London.Trường học: USC.....
George Pickens.Trường học: Georgia.....
Chris Olave.Trường học: Bang Ohio.....
Treyylon Burks.Trường học: Arkansas.Chiều cao: 6-2.....
Jameson Williams.Trường học: Alabama.Chiều cao: 6-1,5.....
Garrett Wilson.Trường học: Bang Ohio.Chiều cao: 6-0 ..