Lớp 12 có nên học lệch

Ước mơ thuở bé

Đối với mỗi sinh viên, khi bước vào cánh cổng đại học luôn có một lý do nào đó. Có những bạn là vì ưa thích ngành học, có những bạn nguyện vọng theo mong muốn của phụ huynh, có những bạn học theo xu hướng của xã hội và cũng có những bạn như cô gái Hoàng Phương Anh, theo đuổi ngành y bởi ước mơ từ thuở nhỏ.

Lớp 12 có nên học lệch

Hoàng Phương Anh, Thủ khoa đầu vào ngành Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2019 với số điểm 25,9, khối B. (Ảnh NVCC)

Là sinh viên tiêu biểu, Thủ khoa đầu vào ngành Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2019 với số điểm 25,9, khối B, Hoàng Phương Anh cho biết, cô ưa thích nghề bác sĩ từ bé, khi cô ý thức được nghề y là nghề cứu người, mang lại nhiều điều tốt đẹp cho xã hội.

Hoàng Phương Anh chia sẻ: “Ngành y là một ngành đặc thù, cũng là một ngành học khó nên để theo đuổi được ước mơ từ thuở bé thì em đã phải xác định mục tiêu học tập từ rất sớm và em nghĩ điều đó thật sự cần thiết.

Em xác định mục tiêu rõ ràng và học tốt các môn học theo đúng ngành mình lựa chọn ngay từ cấp 2. Cũng may mắn, từ cấp trung học cơ sở em được tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học, đây được xem là môn đặc thù của ngành y. Chính vì vậy, lượng kiến thức của em được đặt nền tảng khá sớm, đó cũng là điều thuận lợi”.

Theo kinh nghiệm của chính bản thân mình, Phương Anh cho rằng, việc học và xác định mục tiêu sớm sẽ khiến cho kiến thức không bị hổng và thời gian thu thập kiến thức nhiều hơn, không để dồn dập vào thời gian ôn thi trước khi bước vào kỳ thi quyết định.

Việc trau dồi kiến thức hàng ngày cũng được Phương Anh chú trọng, đặc biệt là các môn cần tư duy, những môn thuộc khối tự nhiên.

Chúng ta có thể trau dồi kiến thức bằng cách kết hợp nhiều phương pháp học tập khác nhau, trong đó Phương Anh tập trung nhiều cho việc làm bài tập.

“Luyện tập nhiều sẽ giúp tạo ra lối mòn trong suy nghĩ, có khi còn phát hiện ra được cách giải bài mới nhanh hơn.

Riêng đối với các kiến thức cần học thuộc lòng em thường không học thuộc cùng một lúc mà dàn trải kiến thức và mỗi ngày học một chút để vừa nhớ, vừa hiểu thì sẽ giúp em nhớ lâu hơn.

Theo Hoàng Phương Anh, mọi người vẫn không ủng hộ việc học lệch nhưng Phương Anh vẫn chú trọng học nhỉnh hơn với các môn khối thi theo ngành mình đã chọn.

“So với việc môn gì mình cũng cố học đều nhưng không có môn học nào có sức bật hẳn thì em thấy không hợp lý lắm.

Không phải mình bỏ bê không học các môn không có trong khối thi, nhưng em thấy chỉ cần nắm kiến thức cơ bản của các môn học đó là được. Vì với bản thân em mục đích cuối cùng vẫn là tốt nghiệp và thi đại học nên em chú tâm nhiều hơn đối với những môn trong khối thi em lựa chọn. Và việc triển khai này bắt đầu từ năm học lớp 12 là rõ ràng và tập trung nhất”, Phương Anh chia sẻ.

Học thật tốt để được chia sẻ

Nhắc đến ngành y là nhắc đến ngành học khó, mang nhiều tính đặc thù bởi ngoài học lý thuyết thì học sinh ngành y phải học thực hành ngay từ những năm đầu tiên.

“Về việc học ở trường hiện nay, lượng học lý thuyết khá lớn, đặc biệt kiến thức cần ghi nhớ rất nhiều. Tuy nhiên em vẫn sử dụng phương pháp như trước đó em từng vận dụng trong thời gian ôn thi trước khi vào trường. Em kiên trì luyện tập và trau dồi kiến thức hàng ngày.

Thay vì gần đến kỳ thi mới học thuộc, bởi thế mạnh của em không phải học thuộc nên em sẽ bắt đầu ôn tập đề cương trong môt thời gian khá dài và kỹ trước khi thi”, Phương Anh cho hay.

Lớp 12 có nên học lệch

Cô gái nhỏ luôn canh cánh trong mình ước mơ chia sẻ gánh nặng cho các y, bác sỹ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch. (Ảnh NVCC)

Về phần thực hành, thời gian đầu Phương Anh cảm thấy chưa quen do căng thẳng vì lịch quá dày. Để chuẩn bị cho buổi thực hành Phương Anh thường xuyên xem trước nội dung của bài thực hành. Có phần nào không hiểu Phương Anh thường xem lại lý thuyết hoặc tra cứu trên mạng.

Trong buổi thực hành, giảng viên thường hỏi đột xuất để nắm bắt kiến thức cũng như nâng cao tinh thần thực hành của sinh viên.

Để trả lời được những câu hỏi Phương Anh cũng xem trước, chuẩn bị những phần nào giảng viên có thể đề cập và qua đó em có thể trao đổi trực tiếp cùng với giảng viên nếu có thắc mắc.

Hoàng Phương Anh cho rằng: “Em thấy khó nhất là lúc áp dụng những kiến thức đã học để giải thích được các tình huống thực tế xảy ra. Bởi vì không phải cứ đọc sách hoặc học thuộc kiến thức là có thể lý giải được tất cả các tình huống.

Điều đó bắt buộc mình phải hiểu được toàn bộ những gì mình đọc cộng với việc hiểu biết thực tế. Lắm lúc đọc được phần liên quan đến tình huống rồi nhưng không hiểu rõ, hiểu cặn kẽ cũng không biết xử lý tình huống của bệnh nhân như thế nào.

Thêm vào đó, việc liên kết kiến thức trong sách vở, kinh nghiệm theo dõi thực hành và trí nhớ tốt là điều cần thiết để có thể xử lý các tình huống thực tế có thể xảy ra”.

Dù học khó là vậy, nhưng đối với Phương Anh chỉ cần được học đúng với niềm đam mê thì dù còn nhiều khó khăn cô gái vẫn sẽ tự tin tiếp tục vững bước.

Những lần học thực hành là những lần Phương Anh được tiếp xúc với các y, bác sỹ, nhân viên ngành y tế, thì đam mê, mơ ước của Phương Anh lại được tiếp thêm sức mạnh.

“Lúc các y, bác sỹ cứu người, vào tình huống khẩn cấp lúc đó em cảm thấy rất ngưỡng mộ. Chứng kiến những ca bệnh cực kỳ khó được các y, bác sỹ cứu sống em lại cảm giác không có gì các bác không làm được và cảm giác đó thật sự là một niềm hạnh phúc trong bản thân em.

Chính vì vậy, em luôn mong muốn, dù ngành học có khó, thời gian học có dài thì bản thân tự hứa sẽ không bao giờ bỏ cuộc, luôn phấn đấu học tập để tương lai có thể đứng trong đội ngũ y, bác sỹ phục vụ nền y học nước nhà”, Phương Anh nói.

Những ngày tình hình dịch bệnh căng thẳng, cô gái nhỏ luôn canh cánh trong mình ước mơ lớn lao cho bản thân, xã hội và đất nước, Hoàng Phương Anh nói:

“Trong tình hình dịch như hiện nay em mong muốn mình là người có đủ những kỹ năng, kiến thức để giúp đỡ, chia sẻ những gánh nặng cho các y, bác sỹ, nhân viên ngành y.

Nhưng hiện tại năng lực của em có hạn nên chỉ có thể cố gắng học tốt hơn nữa để sau này khi có trường hợp xấu như vậy xảy ra thì em có thể đủ khả năng đóng góp công sức của mình trong hàng ngũ y tế đi đầu. Mong rằng, với sự hi sinh, vất vả ngành y tế nói riêng và nhân dân Việt Nam, toàn cầu nói chung sẽ chiến thắng dịch bệnh, cuộc sống mau chóng trở lại bình thường”.

Cao Kim Anh

Đây là băn khoăn của đa số học sinh bậc THPT khi các phương thức xét tuyển đại học ngày càng nhiều và rộng mở, không còn phụ thuộc duy nhất vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

Theo tinh thần tự chủ tuyển sinh đã quy định trong Luật Giáo dục Đại học, trong những năm qua, các trường đại học đã đẩy mạnh tự chủ tuyển sinh bằng nhiều phương thức khác nhau.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong 3 năm gần đây, kết quả tuyển sinh của toàn hệ thống có xu hướng giảm dần tỷ trọng trúng tuyển từ sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, tăng dần tỷ trọng trúng tuyển từ học bạ và các phương thức khác.

Cụ thể, số thí sinh trúng tuyển thông qua sử dụng kết quả thi TPHT quốc gia năm 2017 chiếm 81,5%; năm 2018 chiếm 73,6%; năm 2019 là 62,4% trong tổng số thí sinh trúng tuyển. Trong đó, số thí sinh trúng tuyển bằng xét kết quả học bạ năm 2018 chiếm 18%, năm 2019 chiếm gần 30%, còn lại là các phương thức khác (thi đánh giá năng lực, thi năng khiếu, văn hóa, sử dụng chứng chỉ quốc tế…) khoảng 10%.

Số liệu này cũng phù hợp với thực tế các trường đại học mở rộng dần chỉ tiêu tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ. Điều này khiến nhiều học sinh đặt câu hỏi các bạn nên học đều các môn để có học bạ "đẹp" hay học lệch một số môn.

Lớp 12 có nên học lệch

Học lệch một số môn để có điểm thi tốt hay học đều để có kết quả học bạ "đẹp" là điều khiến nhiều học sinh phân vân khi vào bậc THPT. Ảnh minh họa: Việt Linh.

Thầy Trần Minh, Phó hiệu trưởng trường THCS-THPT Đào Duy Anh (TP.HCM), cho biết ngay khi học sinh bước vào ngưỡng cửa THPT. Nhà trường đã định hướng các em phải học đều các môn để thuận lợi cho quá trình xét tuyển đại học bằng kết quả học bạ.

“Đặc thù học sinh trường tư thục thì học lực của các em không bằng học sinh trường công. Do đó, trường yêu cầu các em học đều để có lợi thế điểm học bạ từ lớp 10, 11 chứ không để đến lớp 12 mới lo. Trong quá trình học tập, các em sẽ được hướng dẫn, định hướng thêm tùy theo sự phát triển năng lực học tập của các em”, thầy Minh nói.

Ông cho biết những năm qua, học sinh đậu đại học bằng phương thức xét tuyển học bạ của trường ngày càng nhiều. Năm ngoái, tỷ lệ trúng tuyển đại học bằng xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ đã là 50:50. Dự kiến, năm nay tỷ lệ xét học bạ có thể nhỉnh hơn.

Phương thức xét tuyển học bạ ít áp lực cho các em và phụ huynh. Vì trúng tuyển đại học bằng phương thức nào cũng như nhau, phụ huynh và thí sinh cũng dần cởi mở hơn, không quan trọng hóa là xét bằng học bạ hay điểm thi. Quan trọng quá trình học, các trường còn siết đầu ra.

Tương tự, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM) cũng cho biết khi học sinh vào lớp 10, nhà trường đã nhắc nhở các em học đều, không được bỏ bê môn nào.

“Thực ra nếu có xét tuyển học bạ thì vẫn có hình thức lấy điểm học bạ của 3 môn trong một khối xét tuyển nào đó. Nên nếu học sinh học lệch 3 hay 4 môn mà các em có lợi thế ngoài Toán, Văn, ngoại ngữ thì các em vẫn có lợi thế nếu xét điểm thi tốt nghiệp THPT hay xét điểm học bạ”, thầy Phú cho hay.

Theo thầy, sở dĩ trường hướng học sinh học đều các môn vì kiến thức môn nào cũng quan trọng, trường không phân biệt môn chính, môn phụ.

“Đầu năm lớp 12, trường mới bắt đầu định hướng em nào chọn bài thi khoa học xã hội, em nào chọn bài thi khoa học tự nhiên khi thi tốt nghiệp THPT. Từ đó, kết thúc lớp 12, trường sẽ chia học sinh theo bài thi mà các em lựa chọn để ôn thi”, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du nói.

Trong khi đó, TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho rằng dù định hướng xét tuyển bằng kết quả học bạ hay kết quả thi tốt nghiệp THPT để vào đại học, thí sinh vẫn có thể học tập trung vào những môn mà mình có thế mạnh.

“Hiện nay, khi xét tuyển học bạ, đa số các trường đại học công lập đều chọn phương thức xét tổng điểm các môn của một khối thi. Nếu thi tốt nghiệp THPT, chắc chắn thí sinh sẽ chọn những môn thi mình có thế mạnh để xét tuyển đại học. Do đó, nếu học lệch một số môn, thí sinh vẫn có lợi thế khi xét tuyển học bạ lẫn xét điểm thi”, TS Nhân giải thích.

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên - Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) lại cho rằng: "Với phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường áp dụng xét điểm trung bình 2 học kỳ, 3 học kỳ hoặc 5, 6 học kỳ của tất cả các môn học bên cạnh xét tổ hợp 3 môn lớp 12. Do đó ngoài các môn bắt buộc ở kỳ thi tốt nghiệp THPT thì các thí sinh cũng nên lưu tâm đến các môn học khác ngay từ sớm để có kết quả điểm học bạ 'đẹp', nhằm tăng cơ hội trúng tuyển và nhận học bổng tuyển sinh cao của các trường đại học".

ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đồng hành cùng Zing News thực hiện tuyến nội dung “Tiếp sức đại học - Vững bước tương lai” nhằm cung cấp cho các sĩ tử hành trang thi cử, tuyển sinh trước thềm vượt vũ môn.

Năm 2021, UEF tiếp tục thu hút thí sinh xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT và dành hơn 50 tỷ đồng mỗi năm để trao các suất học bổng cho tân sinh viên từ 25%, 50% đến 100% học phí.

Trường nổi bật với chương trình đào tạo song ngữ 50% thời lượng học tập tiếng Anh, học thực tế tại doanh nghiệp, trải nghiệm học kỳ quốc tế dành cho mọi sinh viên trúng tuyển bất kể phương thức nào. Thí sinh tham gia xét tuyển vào trường đăng ký tìm hiểu thông tin tại đây.