Làm cách nào để không bị tràn băng khi ngủ năm 2024

Bên cạnh cảm giác đau bụng, mệt mỏi thì tràn băng khi ngủ cũng là điều khiến chị em vô cùng khó chịu trong ngày đèn đỏ. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, điều này còn gây bẩn lên khu vực giường nệm và khiến phụ nữ mệt mỏi hơn trong những ngày nhạy cảm này.

Vậy làm sao để đổi phó với tình trạng chống tràn băng khi ngủ? Hãy cùng Samick khám phá ngay những mẹo hay ho dưới đây nhé!

Làm cách nào để không bị tràn băng khi ngủ năm 2024
Tràn băng khi ngủ có thể xuất phát từ việc chọn băng vệ sinh và quần chíp không phù hợp

Tràn băng khi ngủ có thể xem là một trong những “tai nạn” thường gặp của mọi chị em vào kỳ kinh nguyệt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chủ yếu gồm:

  • Sử dụng băng vệ sinh chưa phù hợp: Không chọn đúng loại băng vệ sinh và kích thước khiến tình tràn bằng khi ngủ có thể xảy ra với bạn. Để chọn được sản phẩm phù hợp, mọi người cần biết được tình trạng “rụng dâu” của mình. Tuy nhiên cần ưu tiên các dòng có kích thước to, dày dặn và thấm hút tốt trong những ngày kinh nguyệt ra nhiều.
  • Không thay băng vệ sinh thường xuyên: Để tránh tình trạng tràn băng khi ngủ và các bệnh viêm nhiễm, các chuyên gia khuyến khích nên thay băng ít nhất từ 4 – 8 tiếng. Điều này vừa giúp đảm bảo sức khỏe “cô bé” vừa giúp chị em an tâm và thoải mái ngủ êm sâu vào buổi tối.
    Làm cách nào để không bị tràn băng khi ngủ năm 2024
    Tình trạng tràn băng khi ngủ sẽ được khắc phục khi chọn dùng loại băng vệ sinh chất lượng
  • Mặc quần chíp quá rộng/chật: Tràn băng khi ngủ thường xuất hiện ở các chị em có thói quen sử dụng băng vệ sinh và mặc quần chíp không đúng kích cỡ khi ngủ. Băng vệ sinh sẽ được dán trực tiếp vào quần chíp, nếu chọn quần quá chật/rộng có thể khiến băng bị xô lệch. Điều này sẽ gây ra tình trạng kinh nguyệt tràn ra ngoài và gây khó chịu cho chị em.
  • Chất lượng băng vệ sinh không đảm bảo: Việc sử dụng các loại băng vệ sinh thấm hút kém hoặc không đủ khả năng thấm hút sẽ gây tràn băng khi ngủ. Đặc biệt băng kém chất lượng cũng tác động rất xấu tới sức khỏe và gây nên các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Làm thế nào để chống tràn băng khi ngủ?

Tình trạng tràn băng khi ngủ gây nên không ít khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của phái đẹp ngày rụng dâu. Để giải quyết vấn đề này nhanh chóng và gọn lẹ, hội chị em có thể áp dụng những cách sau đây:

Chọn băng vệ sinh có kích thước phù hợp

Làm cách nào để không bị tràn băng khi ngủ năm 2024
Băng keo có kích thước phù hợp vừa giúp đảm bảo khả năng chống tràn băng khi ngủ vừa giúp chị em thoải mái hơn

Như đã chia sẻ ở trên, việc chọn và sử dụng băng vệ sinh có kích thước và kiểu dáng phù hợp rất quan trọng trong ngày rụng dâu. Để chống tràn băng khi ngủ, chị em hãy chọn những sản phẩm có cánh để tăng độ bám và hạn chế xê dịch.

Sử dụng loại băng có độ dài tương thích và loại chuyên dùng cho ban đêm để tránh tràn băng khi ngủ. Hiện nay cũng có rất nhiều loại băng có chiều dài lên tới 40cm dành cho các cô nàng có kinh nguyệt nhiều khi ngủ. Và đặc biệt đừng quên thay băng ngay trước giờ ngủ để hạn chế tỉnh dậy đi thay băng giữa đêm nhé!

Sử dụng quần lót nguyệt san

Làm cách nào để không bị tràn băng khi ngủ năm 2024
Quần lót nguyệt san với thiết kế thấm hút 4 chiều giúp chống tràn băng khi ngủ vượt trội

Quần lót nguyệt san còn là khái niệm khá mới với nhiều chị em phụ nữ. Với chất liệu và thiết kế độc đáo, quần lót nguyệt san dành riêng cho ngày “đèn đỏ” chính là giải pháp bảo vệ “cô bé” của bạn và chống tràn băng khi ngủ hiệu quả.

Thiết kế quần có lớp đệm thấm hút dài tới 35-44cm cùng chất liệu mỏng nhẹ sẽ mang tới cảm giác thoải mái cho người dùng suốt cả đêm. Đồng thời loại quần này còn có khả năng tái chế trong 3-5 năm và dễ dàng giặt sạch như quần áo bình thường.

Trải nghiệm cốc nguyệt san

Làm cách nào để không bị tràn băng khi ngủ năm 2024
Cốc nguyệt san trở thành biện pháp chống tràn băng khi ngủ nhờ thiết kế êm ái mang lại sự thoải mái

Hiện nay, cốc nguyệt san được xem là giải pháp chống tràn băng khi ngủ được rất nhiều chị em lựa chọn. Không chỉ bởi khả năng chống tràn ưu việt, sản phẩm còn mang lại cảm giác dễ chịu. Cốc nguyệt san có thể sử dụng trong vòng 12 tiếng mà không gây mùi hay khó chịu như băng vệ sinh. Êm ái, thoải mái và tiện dụng chính là lý do mà chị em nên “tậu” ngay cho mình một chiếc cốc nguyệt san cho ngày đèn đỏ trở nên dễ chịu hơn đó.

Sử dụng Tampon chống tràn băng khi ngủ

Làm cách nào để không bị tràn băng khi ngủ năm 2024
Tampon được ưa chuộng bởi kích thước nhỏ gọn, khả năng thấm hút tốt và tiện lợi cho người dùng

Bên cạnh những giải pháp chống tràn băng khi ngủ trên thì không ít chị em cũng lựa chọn tampon cho ngày đèn đỏ. Sở hữu thiết kế ống tròn với kích thước nhỏ gọn, tampon vừa đảm bảo khả năng chống tràn và thoải mái cho “cô bé”. Đồng thời khi dùng tampon, các chị em còn có thể thoải mái vận động mà không sợ xê dịch.

Một số tips trong ngày “đèn đỏ” giúp bạn nữ dễ chịu hơn

Ngoài việc chọn dòng sản phẩm chống tràn băng khi ngủ, chị em có thể áp dụng một số tips nhỏ sau để giấc ngủ được trọn vẹn và tinh thần được thoải mái hơn.

Mẹo giúp ngủ ngon hơn vào ngày “đèn đỏ”

Làm cách nào để không bị tràn băng khi ngủ năm 2024
Chống tràn băng khi ngủ và áp dụng mẹo ngủ ngon sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho chị em ngày đèn đỏ

Trong những ngày đèn đỏ khó chịu, chị em phụ nữ vẫn có thể đảm bảo giấc ngủ trọn vẹn bằng những cách như:

  • Ngủ đúng giờ: Việc xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy theo khung giờ cố định chính là giải pháp đảm bảo giấc ngủ tốt nhất. Chị em hãy đi ngủ đúng giờ và dùng biện pháp chống tràn băng khi ngủ để có một cảm giác thật thoải mái suốt đêm dài.
    Làm cách nào để không bị tràn băng khi ngủ năm 2024
    Ngủ đúng giờ và chọn tư thế nằm thoải mái, phù hợp sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả
  • Không gian phòng ngủ thoáng mát: Phòng ngủ rộng rãi, thoải mái và thoáng mát là yếu tố rất quan trọng cho một giấc ngủ ngon. Để mang lại cảm giác dễ chịu, các bạn nữ hãy trang trí phòng với những gam màu nhẹ nhàng và đồ dùng tối giản. Không gian thanh lịch, thoải mái sẽ giúp tâm trạng trở nên tốt hơn và ngủ sâu hơn. Đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt mệt mỏi và khó chịu đó chị em.

Tham khảo thêm: Ý tưởng decor phòng ngủ phong cách tối giản

  • Tư thế ngủ thoải mái và phù hợp: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nằm ngửa sẽ mang lại sự dễ chịu và giúp ngủ ngon vào ngày đèn đỏ. Tư thế này không chỉ giúp giảm đau lưng, đau bụng kinh mà còn giúp chống tràn băng khi ngủ. Nếu các cơn đau bụng kéo dài, chị em hãy kê 1 chiếc gối dưới đầu gối và dùng túi ấm chườm bụng.

Mẹo giảm đau bụng hành kinh hữu hiệu cho các bạn nữ

Làm cách nào để không bị tràn băng khi ngủ năm 2024
Các cơn đau bụng kinh sẽ xuất hiện vào những ngày “rụng dâu” của các chị em

Cơn đau bụng hành kinh là nỗi ám ảnh cho các chị em mỗi lần “tới tháng”. Thật khó tránh khỏi các cơn đau bụng kinh trong những ngày đèn đỏ. Để giảm bớt các cơn đau khó chịu và cảm giác dễ chịu hơn, các bạn nữ có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau đây:

  • Chườm ấm vùng bụng dưới: Nếu bị đau bụng kinh hành hạ thì túi chườm, chai nước nóng hay miếng dán chuyên dụng chính là gợi ý tuyệt vời. Việc chườm ấm vùng bụng dưới sẽ giúp điều hòa kinh nghiệt, tăng lưu thông khí huyết và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra phụ nữ cũng nên tắm ấm trước khi ngủ và dùng giải pháp chống tràn băng khi ngủ.
    Làm cách nào để không bị tràn băng khi ngủ năm 2024
    Bổ sung các dưỡng chất cần thiết và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để cung cấp năng lượng cho cơ thể
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn lành mạnh và phù hợp không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn tăng cường sức khỏe. Trong những ngày rụng dâu, chị em nên bổ sung thêm Magie, Vitamin B1, B6, E, Kẽm, Acid béo….

Các loại dưỡng chất này có công dụng tăng cường đề kháng, ngăn ngừa đau bụng kinh. Đồng thời hạn chế đồ lạnh, đồ dầu mỡ, quá mặn và lượng lớn caffeine. Ưu tiên uống nhiều nước ấm, nước trái cây trước và trong những ngày đèn đỏ.

Uống trà gừng ấm: Loại trà này có tính ấm và công dụng tăng lưu thông khí huyết. Vì vậy chị em trong kỳ kinh nguyệt thường được khuyên uống trà gừng ấm hoặc giã gừng tươi đắp lên vùng bụng dưới. Với những người bị bệnh dạ dày thì không nên dùng trà gừng mà nên thay bằng bột quế hay bột nghệ.

Làm sao để không bị trận bằng khi đi ngủ?

2.1. Ngủ đúng giờ.

2.2. Phòng ngủ thoáng mát..

2.3. Chọn tư thế ngủ thoải mái..

2.4. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ.

2.5. Vận động nhẹ trước khi ngủ.

2.6. Nghe nhạc..

3.1. Dùng băng vệ sinh có chiều dài phù hợp và thấm hút tốt..

3.2. Sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san..

Làm thế nào khi không có băng vệ sinh?

Hết băng vệ sinh phải làm sao?.

Làm băng vệ sinh dùng tạm từ nhiều cuộn giấy vệ sinh..

Dùng băng gạc hoặc bông y tế làm băng vệ sinh..

Buộc áo vào ngang thắt lưng..

Hỏi xin các cô gái xung quanh để “chữa cháy” ngay..

Để băng vệ sinh ở nhiều nơi khác nhau..

Luôn mang theo băng dự phòng khi đi ra ngoài..

Làm thế nào để không bị trận bằng khi đi học?

7 nguyên nhân và cách ngăn không bị tràn băng khi đi học.

Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên..

Đặt băng vệ sinh đúng vị trí.

Điều chỉnh sản phẩm khi cần thiết..

Sử dụng lót giấy..

Điều chỉnh quần áo..

Kiểm tra thường xuyên..

Nằm ngửa là như thế nào?

Nằm ngửa Nằm ngửa là tư thế ngủ tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Kiểu ngủ này không chỉ bảo vệ cột sống, mà còn giúp giảm đau hông và đầu gối. Nằm ngửa khi ngủ dùng trọng lực để giữ cho cơ thể thẳng hàng với cột sống, nhờ đó giảm áp lực không cần thiết lên lưng hoặc khớp.