Kính cận là thấu kính gì vì sao

Kính cận là loại kính gì? Có bao nhiêu loại kính cận và ưu nhược điểm từng loại đó ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn sản phẩm này bạn nhé!

Kính cận là loại kính gì?

Cận thị là một bệnh lý khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng. Nhất là ở độ tuổi học sinh, sinh viên, người làm văn phòng. Những người cận thị chỉ nhìn thấy được vật ở gần và gặp khó khăn khi nhìn vật ở xa. Một trong những giải pháp điều trị tật cận thị hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất là đeo kính. Vậy kính cận là loại thấu kính gì?

Đây là dạng thấu kính phân kỳ, có khả năng điều chỉnh, giúp hình ảnh hội tụ đúng võng mạc. Thị trường trên thị trường hiện nay với nhiều loại gọng kính cận khác nhau. Do đó mà người dùng cũng gặp không ít khó khăn trước khi đưa ra quyết định. 

Cận thị bao nhiêu độ thì nên đeo kính

Nhiều bạn cho rằng, cận thị nặng thì mới nên đeo kính. Song, đó là một quan điểm sai lầm. Vì dù cận độ nhỏ dưới 0.75 cũng ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của mọi người. Vậy cận thị bao nhiêu độ thì cần phải đeo kính?

  • Cận 0.25 độ cũng là độ cận nhỏ nhất. Với độ cận này thì không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Do vậy, nếu chỉ bị cận 0.25 độ thì bạn không cần đeo kính. 
  • Cận 0.5 độ khiến cho bạn nhìn thấy sự vật ở xa hơi bị mờ. Tuy nhiên, nhìn chung bạn vẫn nhìn tốt mà không cần phải đeo kính. 
  • Cận 0.75 độ là mức mà bạn nên đeo kính để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. 
  • Cận 1 độ sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi nhìn xa. Đối tượng này bắt buộc phải đeo kính nếu làm các công việc như lái xe, công an…
  • Cận 1.5 độ nên đeo kính để không ảnh hưởng đến công việc. 
  • Cận 2 độ bắt buộc phải đeo kính mới thuận lợi trong công việc và học tập. 

Song, về nhu cầu và thời gian đeo kính của mỗi người là khác nhau. Chẳng hạn, người trung niên tính chất công việc nhìn gần thì không cần phải đeo kính cả ngày.

Người cận thị 1 đến 2 độ chỉ nên dùng kính khi nhìn xa, không nên dùng suốt cả ngày. Bởi điều này sẽ làm mắt giảm khả năng điều tiết khi nhìn gần. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bản thân bạn phụ thuộc quá nhiều vào kính. Đối với những người làm việc nhiều cần dành thời gian để mắt thư giãn, nghỉ ngơi. Cứ 30 phút thì bạn nên cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn khoảng 2 đến 3 phút. 

Dù cận độ nhỏ dưới 0.75 cũng ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của mọi người

Tác hại việc đeo kính không đúng cách

Khi đeo kính nhiều người nói rằng họ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hình ảnh méo mó… Nguyên nhân là do đeo không đúng độ hoặc chọn loại kính cận kém chất lượng

Đeo độ sai sẽ gây cảm giác không thoải mái. Đồng thời không thể giải quyết được vấn đề cận thị mà thậm chí còn gây nhược thị. Đeo kính với độ thực của mắt sẽ gây nhức đầu, chóng mặt, làm mắt điều tiết nhiều hơn. Khi kính lắp lệch tâm sẽ gây mỏi mắt, lâu ngày dẫn đến hiện tượng song thị. 

Bên cạnh đó, dùng gọng kính cận quá chật sẽ gây chèn ép 2 thái dương. Kết quả dẫn đến sự khó chịu, không được thoải mái. Theo các chuyên gia, càng kính và nơi hai bên mũi phải được canh chỉnh chính xác. Bạn không để xảy ra hiện tượng tạo vết lõm ở hai mũi vì như vậy sẽ kém thẩm mỹ. 

Các loại kính cho người cận thị

Thị trường phổ biến hai loại mắt kính cận thị đó là kính gọng và kính áp tròng. Tròng kính gọng được chia làm kính cận đổi màu và kính râm cận thị. Tùy theo mỗi loại mà nó có những ưu nhược điểm khác nhau. 

Theo các chuyên gia, càng kính và nơi hai bên mũi phải được canh chỉnh chính xác

Kính gọng

Kính gọng là một giải pháp rẻ tiền và khá phổ biến để điều trị tật khúc xạ. 

Ưu điểm kính gọng

  • Kính gọng giúp người dùng không cần chạm tay trực tiếp vào mắt. Nhờ vậy mà ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, cộm xốn, khó chịu. 
  • Kính gọng hạn chế tình trạng khô mắt. 
  • So với kính áp tròng, kính gọng tiết kiệm hơn nhiều. Hầu hết kính áp tròng đều có thời hạn sử dụng, tuy nhiên kính gọng thì không. Chỉ trừ khi bạn làm vỡ tròng hoặc độ cận của mắt thay đổi. 
  • Đeo kính gọng cũng không khó như kính áp tròng. Việc bảo quản nó cũng tương đối đơn giản, không gây bất kỳ rắc rối gì. 
  • Bạn dễ dàng phối hợp gọng kính cùng với nhiều phong cách thời trang khác nhau. Đặc biệt, kính gọng giúp bạn thoải mái tạo nên cá tính riêng cho mình.
  • Kính gọng bảo vệ đôi mắt tránh tác động của tia UV, bụi bẩn…

Nhược điểm của kính gọng

  • Vì đeo kính gọng gần mắt nên thị trường của bạn hẹp đi. Những người mới lần đầu đeo sẽ gặp khó khăn trong việc quan sát tầm nhìn ngoại biên. 
  • Lựa chọn gọng kính không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến tình thẩm mỹ. 
  • Người bị cận nặng sẽ phải đeo gọng kính dày, như vậy sẽ làm mắt nhỏ đi. 
  • Khi tham gia các bộ môn thể thao đối kháng không thể sử dụng kính gọng.
  • Khi đi trời mưa, gặp sương mù sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn. 
Kính gọng là một giải pháp rẻ tiền và khá phổ biến để điều trị tật khúc xạ

Kính áp tròng

Kính áp tròng là kính nhỏ, đeo sát mắt. Nó có công dụng giữa trị các tật khúc xạ của mắt như cận thị, viễn thị, lão thị… Thị trường chia kính cận áp tròng làm hai loại là kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm. 

Kính cận áp tròng cứng thích hợp dùng cho người bị tật khúc xạ nặng, thời gian sử dụng dài. Kính cận áp tròng mềm có thời hạn sử dụng cố định 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng… Tùy theo từng trường hợp khác nhau mà bạn lựa chọn loại nào thích hợp nhất. 

Ưu điểm kính áp tròng

  • Kính không bị nhòe, không ảnh hưởng đến tầm nhìn khi đi mưa, gặp sương mù.
  • Không gây khó chịu như đeo kính.
  • Tính thẩm mỹ cao, phù hợp với các bạn nữ.
  • Thị trường không bị hạn chế, có thể nhìn xung quanh.
  • Kính ở trong mắt, vậy nên dễ dàng tham gia các bộ môn thể thao đối kháng, hoạt động mạnh.

Nhược điểm kính áp tròng

  • Đeo kính áp tròng không vệ sinh đúng cách sẽ gây ra viêm loét giác mạc, trầy xước giác mạc… Ngoài ra, một bệnh lý hay gặp khi đeo kính áp tròng là bệnh biểu mô. Đó là khi lớp bên ngoài giác mạc bị tổn thương. 
  • Vì kính tiếp xúc trực tiếp với mắt nên cần phải được vệ sinh đúng và thường xuyên. Điều này có thể gây ra bất tiện cho người bận rộn.
  • Đeo kính áp tròng liên tục trong một thời gian dài dễ gây tình trạng kích ứng mắt. Thậm chí có nhiều trường hợp bị viêm nhiễm, khô mắt.
  • Muốn đeo kính áp tròng chữa cận thị đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm. Với người sử dụng lần đầu tương đối khó khăn. 
Đeo kính áp tròng không vệ sinh đúng cách sẽ gây ra viêm loét giác mạc, trầy xước giác mạc

Kính cận là loại kính gì? Ưu nhược điểm các loại kính cận? Chắc hẳn giờ đây bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Điều quan trọng nhất khi mua kính cận thị là phải chọn kỹ lưỡng. Đến các bệnh viện hay cửa hàng uy tín, được cấp giấy phép đầy đủ để đo và cắt kính. Bên cạnh đó, bạn cũng nên định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra độ cận của mắt. Từ đó bạn sẽ điều chỉnh độ kính phù hợp, tránh ảnh hưởng đến thị lực. 

Thùy Duyên

Mắt là một trong những cơ quan nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng trong cấu tạo cơ thể người. Đây là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh, màu sắc của sự vật để chuyển vào não xử lý và lưu trữ. Vậy vì sao mắt là thấu kính hội tụ? Cấu tạo và cơ chế hoạt động của mắt ra sao?

Mắt đóng vai trò là thấu kính hội tụ, hứng ảnh lên trên võng mạc. Thông qua các tế bào thụ cảm và thần kinh giúp não bộ nhận biết được hình ảnh. 

Trong quang vật lý học, điểm cực viễn là điểm xa nhất là mắt có thể nhìn rõ khi không điều tiết. Còn điểm cực cận là điểm gần nhất mắt có thể ghi nhận ảnh rõ nhất sau khi điều tiết tối đa. 

Đối với mắt bình thường, điểm cực viễn sẽ là ở vô cực, điểm cực cận sẽ vào khoảng 5 cm. Đối với mắt cận thị, cả điểm cực cận và cực viễn đều bị dời gần lại. Các chuyên gia xác định được độ cận diop bằng phép tính 1/OCv. Trong đó OCv là khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn.

Mắt đóng vai trò là thấu kính hội tụ, hứng ảnh lên trên võng mạc

2️⃣ Vì sao mắt là thấu kính hội tụ? Cấu tạo bên ngoài của mắt và cấu tạo bên trong của mắt

Mắt là một cơ quan có cấu tạo bên trong hết sức tinh vi. Trong đó giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc là những bộ phận cơ bản của mắt đảm bảo chức năng nhìn.

Cấu tạo bên ngoài của mắt bao gồm lông mày, lông mi, mi mắt, tròng trắng và tròng đen.

Cấu tạo bên trong của mắt bao gồm giác mạc, mống mắt – đồng tử, thuỷ tinh thể, dây thần kinh mắt, dịch kính và hoàng điểm.

Giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc là những bộ phận cơ bản của mắt đảm bảo chức năng nhìn

✍️ Bán phần trước

🔰 Giác mạc

Giác mạc hay còn gọi lòng đen là một màng trong suốt, rất dai và không có mạch máu. Giác mạc có hình chỏm cầu chiếm ⅕ phía trước vỏ nhãn cầu. 

Đường kính của giác mạc khoảng 11mm, bán kính độ cong là 7,7 mm. Chiều dày giác mạc nằm ở trung tâm mỏng hơn ở vùng rìa.

Bán kính cong mặt trước giác mạc tạo thành lực hội tụ khoảng 48.8D. Bộ phận này chiếm 2/3 tổng công suất khúc xạ của nhân cầu. 

Về phương diện tổ chức học, giác mạc có 5 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: Biểu mô, màng Bowmans, nhu mô, màng Descemet, nội mô.

🔰 Mống mắt – Đồng tử

Mống mắt là vòng sắc tố bao quanh đồng tử. Bộ phận này quyết định màu mắt như: Đen, nâu, xanh… Đồng tử là lỗ nhỏ màu đen, nằm ở trung tâm mống mắt, có khả năng co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.

🔰 Thủy tinh thể

Thủy tinh thể nằm sau mống mắt, trong suốt, làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua. Thủy tinh thể tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ nét, giúp mắt có thể nhìn gần, xa.

✍️ Bán phần sau

🔰 Dịch kính

Dịch kính là chất dạng gel trong suốt, lấp đầy buồng nhãn cầu ở phía sau thể thuỷ tinh. Khối dịch kính chiếm khoảng ⅔ thể tích của nhãn cầu.

🔰 Dây thần kinh mắt – Mạch máu võng mạc

Dây thần kinh thị giác là nơi tập hợp các bó sợi thần kinh. Bộ phận này có chức năng dẫn truyền các tín hiệu nhận được ở võng mạc, giúp ta nhận biết ánh sáng, hình ảnh… 

Mạch máu võng mạc gồm động mạch và tĩnh mạch. Trung tâm võng mạc cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng mắt.

🔰 Hoàng điểm

Võng mạc là một màng bên trong đáy mắt. Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại. Trung tâm võng mạc là hoàng điểm hay còn gọi là điểm vàng. Đây là nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất, giúp nhận diện nội dung, độ sắc nét của hình ảnh.

Thông qua các dây thần kinh thị giác, võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích ở não. Võng mạc có nhiều lớp tế bào. Đáng chú ý là lớp tế bào que, tế bào nón và lớp tế bào thần kinh cảm thụ.

Tế bào que, tế bào nón có nhiệm vụ nhận biết hình ảnh, màu sắc. Lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc này giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào que, tế bào nón trước tác động gây hại của tia UV và tia ánh sáng xanh tím.

3️⃣ Vì sao mắt là thấu kính hội tụ? Cơ chế hoạt động của mắt ra sao?

Có thể khẳng định, cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của máy chụp ảnh. Để chụp được ảnh, ánh sáng phản xạ từ vật được khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ tại phim. Thông qua quá trình rửa hình sẽ cho chúng ta những bức ảnh và đôi mắt cũng thế.

Mắt có hệ thấu kính thuộc bán phần trước nhãn cầu, bao gồm: Giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể. Ánh sáng vào mắt sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ ngay trên võng mạc.

Tại đây, tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu này được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác đồng thời được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt giúp chúng ta nhìn rõ ràng một vật nào đó.

Cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của máy chụp ảnh

Vì sao mắt là thấu kính hội tụ? Bài viết này đã cho bạn câu trả lời thỏa đáng chưa? Hy vọng qua bài viết này, Mắt kính Titan đã giúp bạn hiểu sâu hơn về cấu tạo, cơ chế cửa sổ tâm hồn mình.

Trà My

Video liên quan

Chủ Đề