Ăn mày dĩ vãng'' nghĩa là gì

Jump to ratings and reviews

Ăn mày dĩ vãng xoay quanh người cựu binh Hai Hùng, một chiến sĩ quân giải phóng vùng ven đô thành Sài Gòn từ thời Chiến tranh Việt Nam trở về với đời thường trong hiện tại, đã làm một cuộc hành trình lần ngược quá khứ; đi từ hiện tại về quá khứ, từ quá khứ đến hiện tại; nhằm tìm lại người yêu đồng thời cũng là đồng chí của mình.Hòa bình, những người lính kiêu dũng trong chiến tranh phần lớn đã "về vườn, ăn theo, núp váy vợ. Đứa thì say xỉn tối ngày nằm trên võng nắng; đứa thì lụi hụi trồng tỉa ngoài bưng, mở mồm là càu cạu; đứa thì thở dài phìn phịt giữa một bên là bầy con nhem nhuốc, một bên là thạp gạo chỉ còn cám mùn đọng quẩn dưới đáy; thằng kia sống trụi thùi lụi một mình, hỏi nhà cửa vợ con đâu chỉ giơ cái chai đế lên cười xệch xẹo"[5]. Nhưng cũng có những người như Quân trước là cậu bé giao liên, nay là phó chủ tịch huyện, biết làm giàu cho quê hương và cho bản thân; hoặc như Tuấn, như Tám Tính đã hòa nhập tự nhiên với cuộc sống đời thường và không những thế còn vươn lên làm chủ cuộc sống mới. Trên hết vẫn là nhân vật Hai Hùng, "không vợ không con, không cắc bạc dính túi nhưng có mảnh quá khứ đập phập phồng trong lồng ngực", với lý tưởng "Cuộc đời một thằng lính còn có gì khác hơn là khôn nguôi hướng về dĩ vãng và cầu mong cho dĩ vãng đó luôn trong lành chân thật", một cá tính ít nhiều lạc điệu trong thời hiện tại, nơi "người ta đã hầu hết đều bảo nhau quay lưng lại với quá khứ".Một ngày như mọi ngày trong thời hậu chiến tại một nhà hàng sang trọng, Hai Hùng tình cờ gặp một người đàn bà với tất cả phong thái, dáng nét của người yêu cũ Ba Sương từ thời chiến tranh của anh. Người con gái bị cho là đã chết mà chính Hai Hùng là người tiến hành cướp xác và chôn cất, ngờ đâu giờ vẫn còn hiện hữu giữa nhân gian với một cái tên khác, Tư Lan, và đang rất thành đạt trên cương vị một nữ giám đốc Sở lâm nghiệp đầy quyền uy, làm ăn nức tiếng lục tỉnh miền Tây. Màn sương mờ phủ của thời gian, những hoài nghi hư thực từ lý trí của nhân vật chính không ngăn nổi linh cảm, rung động và tiếng gọi tự con tim khẳng định chắc chắn người đàn bà thành đạt kia chính là cố nhân của anh. Tất cả đã thôi thúc Hai Hùng tìm về quá khứ, sống lại một thời hoa lửa hào hùng và bi tráng ở cương vị một chiến sĩ, người đội trưởng đặc nhiệm, với những kỷ niệm tình yêu ngọt ngào bên cô y tá, xã đội trưởng Ba Sương. Đây là một hành trình lần ngược ký ức với những day dứt, ân hận của nhân vật tôi vì đã chạy vào hầm trước và không chạy ra cứu người mình yêu khi khoảng cách chỉ là ba chục mét để có thể sống chết bên nhau, để rồi thất lạc nhau từ đó và cùng cuộc tráo xác với Hai Hợi đã khiến Hai Hùng đinh ninh sự thật là Ba Sương đã hy sinh.Nhưng cuộc kiếm tìm trong mê mải quá khứ, tình yêu, cái đẹp của nhân vật chính cũng đong đầy gian lao, trắc trở khi người tình cũ của anh thỏa hiệp với cái ác, cố tình chạy trốn quá khứ, không dám đối diện với chính mình để yên tâm sống với hiện tại. Trong cùng một thời điểm dường như người ăn mày quá khứ và người chạy trốn quá khứ lại cùng song hành ngược chiều nhau, để rồi cuộc tìm được và nhận ra nhau. Nhưng mọi sự đã quá muộn màng, dẫu cuộc kiếm tìm này đã kết thúc và các bí ẩn đã được giải mã, dẫu tình yêu ngày nào dường như vẫn vẹn nguyên sự trong trẻo và thủy chung, họ lại không thể đến được với nhau nữa. Ba Sương không hy sinh trong chiến tranh, đã chết đúng cái ngày mà hai người tìm lại được nhau trong thời bình và mọi chuyện trở nên rõ ràng.

Truyện kết thúc ở một nhận định và một câu hỏi khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi "cuộc chiến tranh vừa qua có thể là trò đùa nhưng sự mất mát lại là có thật. Cuộc đời hôm nay có thể chỉ là tấn tuồng nhưng nỗi buồn không bao giờ là một màn kịch cả".

Hội chứng ‘Ăn mày dĩ vãng’

Tôi dùng chữ của nhà văn CL và tên tác phẩm của ông ấy…và cách ông ấy nói về ‘kế sinh nhai nghề nghiệp’ của mình…để viết bài này

Chúng ta có thể kể không biết bao nhiêu ví dụ từ nhỏ đến lớn về điều này :
Những nhà văn thơ ra đời trong thời chiến tranh, bây giờ họ loay hoay không ra được tác phẩm mới chứng tỏ được mình còn cảm xúc mạnh mẽ về thời đại, không đủ khả năng hòa nhập vào trào lưu vào xã hội hiện tại, quá khó cho ra đời sáng tác mang tính nghệ thuật đích thực…bèn quay ra mài quá khứ của chính họ : kể đi kể lại, đào mãi cảm xúc của bản thân về ngày xưa, thậm chí lôi nhưng kỉ niệm cũ của nhau ra để viết kiểu ‘chân dung & đối thoại’ mong bạn đọc nhớ đến mình và sau nữa kiếm tiền từ những người ‘hóng hớt’ vốn luôn rất nhiều quanh ta, muốn dòm vào việc người khác, đời tư người ‘có tiếng’ giống như cả đám người bu quanh một vụ việc nào đó xảy ra trên đường. Tôi vốn tôn trọng những kỉ niệm, nhưng xem nhiều trang sách, những bài báo, có rất nhiều thể loại xoay quanh kiểu ‘Chuyện bây giờ mới kể’ / hay ‘Kỉ niêm sâu sắc một thời’ nhưng đọc mãi mà không thấy tính sự kiện mà họ tham gia, không thấy cái lớn lao tầm cỡ gì có thể trở thành ý nghĩa lớn cho Hậu thế và hôm nay với giá trị như là bệ phóng, là tri thức, là bài học Nhân sinh…[ không phải vốn là quá khứ mà họ trải qua không có những điều ấy ], mà tuyệt đại nội dung chỉ là tâm tình tủn mủn, hoặc lời văn đặc quánh chất quan điểm chính trị, hoặc hoài niệm về một việc gì đó rất riêng tư lẻ mẻ…

Những Nghệ sĩ sân khấu đến hết thập niên đầu tiên của thế kỉ 21 vẫn mài những cảnh ‘đói khổ thảm thiết’ dựa vào việc khai thác những chuyện kiểu như kiếp ‘Người Ngựa / Ngựa Người’, những mối tình ly biệt tan nát của những người nghèo khổ, yếm thế trong xã hội thời ấy… ra hòng lấy nước mắt công chúng…bằng cố tạo thêm ra cảnh thiểu não, những tình tiết vụn vặt, những câu nói quái lạ, để gây thêm ấn tượng… Những ca sĩ nhờ một thời tham gia vào chiến tranh được phong tặng những danh hiệu Nhà nước….đến bây giờ vẫn cố tranh thử hiện trên sân khấu mọi chỗ, gân lên hát đi hát lại những bài ca xưa cũ ‘ vì hoàn cảnh đã làm nên tên tuổi của họ lúc ấy’ chứ không hẳn là họ hát được những bài ca xuyên năm tháng…Với cách hòa nhạc khí, biên đạo múa…còn đậm đặc mô típ và tư duy của thời chiến tranh, sinh hoạt văn hóa văn nghệ ‘hợp tác xã’, có màu sắc khí thế ‘hồng vệ binh’ ngày xưa…Theo đó là những bình luận văn nghệ ‘lấy thời của họ làm trung tâm’ nên chất lượng của văn học nghệ thuật cũng khó mà đẩy đến kịp tương lai cho được

Bao nhiêu năm qua thi tốt nghiệp phổ thông trung học đến thi Đại học khối C… quanh đi quẩn lại vẫn là những đề thi về những tác phẩm tác giả thời chiến tranh chống Pháp, Mĩ…Cứ như là Cuộc sống bị đứng lại, chỉ có những vấn đề thời đó, nghệ thuật thời đó, con người thời đó là mãi mãi với thời gian, là duy nhất đáng bàn đáng học vậy !!!…Và những đáp án cho những đề thi đó vô hình chung làm ‘chuẩn tư tưởng / chuẩn thẩm mĩ / chuẩn học vấn’… cho bao nhiêu thế hệ học sinh được sinh ra sau thời đó bao nhiêu là năm…mà thiếu sự định hướng văn hóa thẩm mĩ về giá trị Tương lai có rất nhiều thay đổi

Quan sát khá nhiều trí thức đã có thâm niêm để thường xuyên có mặt trên các giảng đường, hay xuất hiện trong các hội nghị khoa học to nhỏ…cũng rất ít khi nghe thấy họ nói về những quan điểm, luận thuyết khoa học mới, những phát minh tiến bộ….[ nếu có thì cũng chỉ nói về những gì mới đã xuất hiện gần, đã phổ cập mà thôi ]…Phần lớn chỉ nghe từ họ : ngày xưa họ thế này thế khác….trích dẫn cực kì nhiều những câu nói lẻ tẻ của tiền bối xa xưa đến tận trước Công nguyên [ những trích dẫn của họ thường là về câu từ, điển tích truyền khẩu hơn là từ văn bản gốc, hay mang tính học thuật ]…Chưa kể còn lại rất nhiều trong phương pháp nghiên cứu, giảng dạy của họ là cách của ‘Ngày xưa’ = Giáo Làng về phong cách + Trí Giả về học vấn + Đồ Nho về phương pháp + Tam Tự Kinh về Giáo trình

Các quan chức cấp cao thì đại bộ phận trưởng thành từ cuộc chiến mấy chục năm vừa qua…một cách tình cảm tự nhiên và thêm nữa là chủ ý chính trị, họ luôn muốn nhân dân nhớ lại cái thời gọi là ‘kỉ niệm hào hùng’ đó…Nên những ngày kỉ niệm, những lễ hội…rất nhiều… làm đậm sâu hơn vào tình cảm và nhận thức của những thế hệ trẻ tiếp theo, sẽ tiếp theo nhận thức và tình cảm đó của họ, như họ và vì những điều họ muốn…Với cách tạo ảnh hưởng như vậy, một cách đương nhiên sẽ thành trụ cột chính thống, vững chắc trong hệ tư tưởng…Nhưng thực ra có mục tiêu đúng ra phải mạnh hơn thế rất nhiều chính là cho các thế hệ con cháu hiểu chân thực và tự hào về lich sử Đất nước. Và nhận thức tích cực về điều nào trong đó có thể trở thành Giá trị thời đại, mang tính Sứ mệnh phát triển có thể chuyển giao đến các Thế hệ Tương lai

Những lễ hội… như Quốc Hội đã bức xúc trong các phiên chất vấn Bộ Trưởng Văn hóa Thông tin & Du Lịch…Nhà nước xuống đến Tỉnh tỉnh, huyện huyện, xã xã….nhiều hoạt động vô kể…khai thác, phát triển, tô vẽ thêm những tích chuyện ngày xưa để thu hút khách thập phương…đến mức dường như Lễ Hội gắn với những Đền thờ, Chùa chiền, Miếu mạo…trở thành một ngành kinh tế quan trọng thậm chí mũi nhọn và chủ đạo của nhiều địa phương…Đến mức ‘đầu tư công’ đã đổ vào đó lớn đến mức chính Bộ trưởng không thể kiểm soát nổi là bao nhiêu để báo cáo với Quốc Hội

Những khán giả, những bạn đọc, những học viên, những công chúng…của những người như trên, của những hệ quả bởi cách thức như trên, chịu ảnh hưởng, lại cũng có thiên hướng thích được tìm gặp, nói về quá khứ của mình trong những cung cách khác nhau….Tôi kinh ngạc chứng kiến ngay cả nhiều thanh niên nói chuyện trao đổi với nhau, hay đánh bóng về bản thân, muốn khẳng định mình….cũng rất hay sử dụng những điều trong quá khứ : trước kia thì…./ ngày xưa từng…/ Cha mẹ vốn là địa chủ và tư sản..là chức to…/ Thời ấy mình đã…..Thay vì họ phải bày tỏ mạnh mẽ cái ý chí và khả năng có thể làm gì, đảm nhận gì, khẳng định gì từ hôm nay trở đi…một cách thuyết phục !

Không thể có Tương lai tốt đẹp khi không có Quá khứ hào hùng ! Chúng ta và mỗi người từng có. Nhưng quan trọng hơn là ‘sự từng có’ ấy là thực và được Thiên Hạ rộng lớn công nhận, trầm trồ…Quá khứ phải thực là niềm tự hào đại chúng, là bệ phóng phát triển cộng đồng…chứ không phải là thứ tự ta cho rằng hay, nhâm nhi một mình, hay khoe mẽ với chúng bạn khi trong quán rượu, hay cỗ tô vẽ cho có màu sắc hoành tráng ‘làm hàng’ với ‘Cô Kếu’. Không thể đi đến Tương lai phát triển, khuynh hướng tất yếu sẽ quay về gặm nhấm quá khứ, thậm chí lấy quá khứ làm chuẩn cho những bước đi mò mẫm tiếp theo của mình…tệ hại hơn là quay về, sa vào cách thức lụn bại..

Cho nên ý tôi muốn nói về ‘Ăn mày dĩ vãng’ thuần túy là đúng theo nghĩa đen của từ này. Nó trở thành một ám ảnh, sự nhược tiểu về tinh thần, cản trở những tình cảm thời đại, ‘lên đồng’ với ‘hào khí’ từ quá khứ…Cần vượt lên trên điều đó là trân trọng tính chân thực của Lịch sử, kế tục những giá trị nào của Quá khứ để có thể dựng xây được nên một xã hội văn minh, giàu mạnh, sánh ngang cường quốc Năm Châu bởi những lớp người, những giới trong xã hội không phải ăn mày, kí sinh vào quá khứ [ cho dù Quá khứ có vĩ đại ] mà là có được khí chất, khí phách bước đến Tương lai đầu thách thức nhưng tự tin và có tư cách của những người có khả năng làm Chủ, được Thiên Hạ kính trọng hơn là chỉ làm ‘Con Gà Sống trong sân nhà mình’

Video liên quan

Chủ Đề