Khai hoa nở nhụy nghĩa là gì năm 2024

Khai hoa nở nhụy nghĩa là gì năm 2024
Khai hoa nở nhụy nghĩa là gì năm 2024
Khai hoa nở nhụy nghĩa là gì năm 2024

khai hoa
Khai hoa nở nhụy nghĩa là gì năm 2024

hdg. Nở hoa. Gần ngày khai hoa nở nhụy: gần ngày sinh đẻ.

Khai hoa nở nhụy nghĩa là gì năm 2024

Khai hoa nở nhụy nghĩa là gì năm 2024

Khai hoa nở nhụy nghĩa là gì năm 2024

Tra câu | Đọc báo tiếng Anh

khai hoa

khai hoa

  • Bloom flower
    • Đào đã khai hoa: The peach-tree, has bloomed
  • Be delivered (of a baby)
    • Đến kỳ mãn nguyện khai hoa: To be about to be delivered, to be very near one's time

Khai hoa nở nhụy nghĩa là gì năm 2024

Ngọc ngà trở dạ ru đêm Êm êm ngọt tiếng vọng thêm sự tường Thoát thai hoa nở giữa vườn Nồng hương nụ biếc thanh dường mỏng manh Choàng tay ôm trọn ngày xanh Vây quanh tròn trịa biển hanh nắng chiều Yêu thương phủ kín hoang liêu Xòe tay nâng đỡ chắt chiu nét cười Hạnh lành phúc phận xinh tươi Làm người con đến trong đời ấp yêu. ....

Tuyệt vời vương tỏa cao siêu Tình yêu từ đấy kết điều khai sinh Tinh hoa nở nhụy quang minh Lời ru thấm đẫm an bình nguyên sơ Nghiêng vai gánh cả bến bờ Mắt vui chứa cả đợi chờ đêm sâu Canh thâu thổn thức nhiệm mầu Nụ môi cảm nhận lần đầu lâng lâng. .... Nhụy hoa vỗ sóng thanh tân Đơm hương trổ nụ cân phân đủ đầy THH(Cảm theo bài xướng NTT)

TÂM THẦN.- Ở phụ nữ, việc mang thai và chuyển dạ được xem như một “biến cố” quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong khi phần lớn phụ nữ xem chuyện sinh nở là hạnh phúc thì cũng không ít người rơi vào tình trạng buồn bã, không hứng thú với những chuyện chung quanh mà y học gọi là “trầm cảm sau sinh” (TCSS). Nghiên cứu của nhóm bác sĩ tại Bệnh viện (BV) Tâm thần TPHCM công bố mới đây cho thấy tại TPHCM có 5,3% sản phụ thật sự bị TCSS!

Giai đoạn mang thai cũng bị trầm cảm!

Đó là khẳng định của TS Sheila M. Marcus thuộc Đại học Michigan (Hoa Kỳ) qua nghiên cứu 3.472 phụ nữ có thời gian mang thai trung bình 25 tuần, công bố trên Tạp chí Sức khỏe phụ nữ ngày 22-5. Theo Sheila, có đến hơn 20% phụ nữ xuất hiện ít nhiều triệu chứng trầm cảm trong thời kỳ mang thai. Hơn 40% số này từng có dấu hiệu trầm cảm trước đó. Nghiên cứu sơ bộ ở người và động vật cho thấy nếu trầm cảm trong khi mang thai không được điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến bào thai, cụ thể sản phụ dễ bị sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, quá trình phát triển não bộ trẻ bị rối loạn.

P.S (theo Reuters Health)

Đầu tháng 5-2003, sau khi sinh con đầu lòng 3 tuần, chị N.T.V, 27 tuổi, ngụ tại phường 12, quận Tân Bình bắt đầu ít tiếp xúc với mọi người. Thỉnh thoảng chị lại khóc vô cớ, dễ cáu gắt với mọi người và có lần còn bày tỏ ý định... muốn chết! Thấy lạ, người nhà liền mang chị đến BV Tâm thần khám và tại đây chị được chẩn đoán TCSS. Qua thăm khám, bác sĩ biết được chị V. vốn là người hay lo âu và không hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân, đây là hai trong số những yếu tố dễ dẫn đến TCSS. Sau một tháng điều trị, bệnh tình của chị V. thuyên giảm rõ rệt. Theo bác sĩ Lê Quốc Nam, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp BV, đây là một trong những trường hợp TCSS may mắn được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong đa số trường hợp, bệnh được phát hiện muộn, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của chính người bệnh và những người chung quanh.

Người bị TCSS có thể giết con!

Bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc BV Tâm thần, cho biết sau một lần sinh nở, phụ nữ thường có những thay đổi về cảm xúc và tâm lý như dễ bị kích thích, lo âu, mất ngủ dù con không quấy đêm, khó tập trung chú ý... Triệu chứng trên xuất hiện từ ngày thứ ba đến thứ sáu sau sinh và kéo dài trong vài ngày thì chấm dứt. Tình trạng này là bình thường và được y học gọi là “nỗi buồn sau sinh” (Baby Blues). Nhưng nếu triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày và nặng hơn thì lúc đó bệnh nhân được xem là TCSS.

Trong thực tế, TCSS không dễ phát hiện vì bệnh nhân, thậm chí thầy thuốc không chuyên khoa thiếu hiểu biết về căn bệnh này. Có gia đình lại mang mặc cảm xấu hổ, sợ để người chung quanh biết nhà mình có người “bệnh điên” thì mất uy tín, nên giấu kín cho đến khi bệnh nặng mới đưa đi chữa trị. Ngoài những triệu chứng gặp ở trường hợp chị V. trên, bệnh nhân có thể còn có những biểu hiện tâm lý như nản chí, bất lực, lo âu trong việc chăm sóc em bé, thậm chí không thích đứa con ruột của mình. Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất là dạng TCSS kèm theo hoang tưởng (chẳng hạn mẹ cho rằng con mình sẽ có một số phận bi thảm sau này) hoặc ảo thanh mệnh lệnh (nghe một giọng nói bắt mình phải làm điều gì đó), trong trường hợp này, người mẹ có thể giết con mà không hay biết. Qua hàng chục năm trong nghề, bác sĩ Lâm Xuân Điền cho biết đã từng gặp vài trường hợp này. Khi tỉnh ra, người mẹ hết sức đau khổ và hối hận...

Bệnh điều trị không khó, đừng che giấu

Theo bác sĩ Lâm Xuân Điền: “Nguyên nhân chính xác gây ra TCSS hiện nay chưa rõ, nhưng người ta nghĩ bệnh lý này liên quan đến di truyền, sinh học, tâm lý xã hội. Mang thai và sinh nở là những biến cố gây nhiều biến đổi trên người phụ nữ. Có giả thiết cũng cho rằng sự thay đổi vài loại nội tiết tố trong khi có thai và sau khi sinh có thể góp phần tạo ra TCSS. Để phòng ngừa, các thành viên trong gia đình cần tạo ra một bầu không khí vui tươi, chan hòa tình cảm cho sản phụ sau sinh. Tránh gây ra những tổn thương tâm lý nặng như chồng mắng nhiếc vợ vì không sinh cho mình con trai. Ngoài ra cũng nên theo dõi sản phụ những ngày đầu sau sinh. Thấy họ có biểu hiện buồn rầu, chán nản thì đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Việc che giấu bệnh sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm không lường trước”.

41,2% người TCSS có ý nghĩ hay hành vi tự tử

Nghiên cứu của nhóm bác sĩ Lê Quốc Nam, Lê Thị Hồng Nhung, Nguyễn Nguyên Thục Minh và Nguyễn Phạm Uyên Thi đã làm sáng tỏ nhiều yếu tố dẫn đến TCSS. Qua lựa chọn ngẫu nhiên 321 sản phụ sinh tại BV Phụ sản Từ Dũ đến tái khám vào tuần thứ 4 sau sinh, các tác giả nhận thấy có 12,5% sản phụ có nguy cơ bị TCSS, 5,3% bị TCSS thật sự, trong số này có 41,2% ở mức độ vừa và 47,1% ở mức độ nặng. Đáng chú ý là có đến 41,2% có ý nghĩ hay hành vi tự tử!

Nhiều yếu tố dễ dẫn đến TCSS đã được nhận diện: 30,4% sản phụ có tiền căn lo âu, mất ngủ hay phối hợp cả hai; 28,6% có thói quen dùng rượu hay thuốc lá hoặc phối hợp cả hai; 60,0% có mối quan hệ vợ chồng không được tốt đẹp; 10,5% không nhận được sự giúp đỡ nào trong việc chăm sóc bé ban đêm; 11,1% phải tự chăm sóc bản thân sau sinh; 22,2% không có ai để tâm sự. Ngoài ra, TCSS còn gặp trên 10,8% người sinh con không được khỏe mạnh (bé bị bệnh hay dị tật bẩm sinh), 18,2% phải sinh khó, 17% gặp khó khăn khi cho con bú...

Trên cơ sở những đúc kết này, các tác giả đề nghị cần có một chương trình giáo dục tiền sản cho cả thai phụ và chồng của họ với mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về tình trạng sức khỏe và nhu cầu tâm lý của người mẹ trong giai đoạn thai kỳ, hậu sản và cách chăm sóc cháu bé cho cả hai vợ chồng, nhằm tạo điều kiện cho người chồng có thể hỗ trợ người vợ một cách tốt nhất.