Iot là gì wikipedia

Câu hỏi IoT là gì? Có thể vẫn còn manh nha xuất hiện đâu đó trong cuộc sống. Nhưng với những tính năng hiện đại nhất cùng với đó là sự phát triển như vũ bão IoT đang trở thành chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp trong tương lai.

Internet of Thing (viết tắt là IoT) được Wikipedia gọi với một cái tên gần hơn đó là Internet Vạn vật. “Vạn vật” có thể hiểu là tất cả những đồ vật trên thế giới mà con người sử dụng. Đặc biệt là những đồ vật ấy đều có thể trở nên thông minh nhờ công nghệ kết nối Internet. Để hiểu rõ hơn khái niệm Internet of Thing là gì, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nha!

Khái niệm

Internet of Things hay còn được gọi là IoT là thuật ngữ để chỉ các thiết bị vật lí trên khắp thế giới kết nối với internet, có khả năng thu thập và chia sẻ dữ liệu. Nếu như Wikipedia gọi IoT là một “kịch bản thế giới” thì mỗi một một thiết bị đồ vật có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua mạng kết nối Internet sẽ được cung cấp một định danh cho riêng mình.

Iot là gì wikipedia

IoT là tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau qua Internet

Một số thiết bị quen thuộc như Smartwatch, fitness band và một vài các thiets bị đeo được tính là thiết bị IoT. Ngoài ra xung quanh chúng ta có rất nhiều các đối tượng vật lý được chuyển đổi thành thiết bị IoT. Bạn có thể khởi động một chiếc điều hòa bằng thiết bị điện thoại của bạn, đó là IoT. Hoặc đơn giản là những đồ chơi trẻ em, các loại xe không người lái,... đều được tính là thiết bị IoT.

Đặc tính của Internet of Things

Tính kết nối liên thông

Trong IoT, hầu hết tất cả các thiết bị đều có thể kết nối với nhau qua mạng lưới internet và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.

Tính không đồng nhất

Mặc dù các thiết bị giữa các network có thể tương tác với nhau nhờ vào sự liên kết của các network, tuy nhiên do mỗi thiết bị lại có phần cứng và network khác nhau nên các thiết bị trong IoT là không đồng nhất.

Thay đổi linh hoạt

Trạng thái của các thiết bị tự động sẽ được thay đổi một cách linh hoạt về vị trí, tốc độ, hoặc trạng kết nối - ngắt kết nối, ngủ - thức dậy,...

Quy mô lớn

Bạn cảm tưởng số lượng máy tính kết nối Internet hiện nay nhiều như thế nào thì số lượng của các thiết bị được quản lý và giao tiếp với nhau còn lớn hơn gấp nhiều lần. Đồng nghĩa với nó là số lượng thông tin được truyền bằng các thiết bị sẽ lớn hơn nhiều so với thông tin được truyền bởi con người.

Ứng dụng của Internet of Things trong thực tế

Hòa vào thời buổi công nghệ ngày càng hiện đại, IoT cũng ngày càng được ứng dụng nhiều trong các hệ thống nhà thông minh. Các thiết bị trong nhà như: đèn, hệ thống máy lạnh, máy sưởi,... có thể tự động bật/tắt thông qua các thiết bị điện thoại, laptop, máy tính bảng,... Ngoài ra, hệ thống báo chống trộm cũng sẽ được vận hành nhờ khả năng thu thập dữ liệu và hệ thống phân tích dữ liệu người dùng để xử lí tình huống.

Iot là gì wikipedia

Những căn hộ thông minh sử dụng các thiết bị IoT

Ở một số thành phố lớn trên thế giới, các thiết bị IoT sẽ được ứng dụng để tự động điều chỉnh các đèn giao thông nhằm phân luồng xe để tránh tình trạng tắc nghẽn. Bên cạnh đó, các thiết bị kiểm tra nồng độ cồn, độ ô nhiễm hay hệ thống camera an ninh cũng được ứng dụng để thu thập thông tin của người dân.

Nền tảng Internet of Things nâng cao

Để phân biệt các nền tảng IoT với nhau, ta có thể đưa ra một vài tiêu chí như khả năng mở rộng, dễ sử dụng, việc kiểm soát mã và tích hợp với phần mềm của bên thứ ba, các tùy chọn triển khai cũng như mức độ bảo mật dữ liệu.

Khả năng mở rộng

Các nền tảng IoT tiên tiến phải đảm bảo được khả năng mở rộng đàn hồi theo nhu cầu của khách hàng. Điều này cũng bao gồm cả quy trình mở rộng mà không làm ngừng hoạt động. Trong trường hợp triển khai tại chỗ, các thiết bị này sẽ được cân bằng một cách hiệu quả để đạt được hiệu suất tối đa.

Dễ sử dụng

Các nhà phát triển cần phải tùy chỉnh các tính năng cụ thể hoặc phát triển các module bổ sung. Việc này liên quan đến tính linh hoạt của giao diện lập trình ứng dụng tích hợp và khả năng kiểm soát mã.

Tích hợp với bên thứ ba

Trên nền tảng IoT cụ thể, sự tích hợp với phần cứng cũng như phần mềm của bên thứ ba sẽ hỗ trợ thúc đẩy tốc độ triển khai từ đầu đến cuối.

Tùy chọn triển khai

Việc triển khai trong Public Cloud khá dễ dàng tuy nhiên đối với các mục đích bảo mật quan trọng hoặc tính sẵn sàng cao thì bạn nên sử dụng phương thức triển khai tại chỗ để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Iot là gì wikipedia

Với Public Cloud, các máy chủ được chia sẻ giữa nhiều người thuê

An ninh dữ liệu

Việc bảo mật dữ liệu sẽ liên quan đến mã hóa và kiểm soát quyền truy cập của người dùng cũng như quyền sở hữu dữ liệu. Các mã hóa luồng dữ liệu đầu cuối sẽ bao gồm dữ liệu chế độ nghỉ ngơi, kiểm soát linh hoạt người dùng cùng các nguồn lực có thể sử dụng và lưu trữ đám mây riêng.