Hướng dẫn nghe chép chính tả tiếng anh hiệu quả

Nghe – chép chính tả là phương pháp chép lại những gì mình nghe được từ một bài nghe listening, một video tiếng Anh,… Phương pháp này giúp tăng cường kĩ năng nghe hiểu Tiếng Anh một cách chuyên sâu và bền vững.

Hiệu quả bất ngờ của phương pháp nghe – chép chính tả là gì?

  • Giúp người nghe tạo được thói quen tập trung cao độ.
  • Phân biệt được âm, nhận ra những chi tiết khó như âm nối, âm đuôi, các mạo từ hay các từ không được nhấn mạnh.
  • Cải thiện khả năng phát âm. Vì mỗi khi bạn viết được một câu mình nghe hoàn chỉnh, tức là bạn đã biết cách phát âm chuẩn của câu đó.
  • Học được ngữ điệu của người bản xứ. Hiệu quả này sẽ được chứng minh khi bạn luyện nghe một thời gian lâu.

Hướng dẫn nghe chép chính tả tiếng anh hiệu quả

Phương pháp nghe – chép chính tả phù hợp với ai?

  • Các bạn mới bắt đầu với kiến thức về ngữ âm, ngữ điệu còn yếu.
  • Các bạn hay mất tập trung, thường xuyên lơ đãng khi đang làm các bài thi nghe TOEIC hoặc IELTS. Thì phương pháp này cũng rất hữu hiệu.

Nghe chép chính tả thế nào cho hiệu quả?

Rất nhiều bạn đạt được hiệu quả tối ưu và bất ngờ về khả năng nghe hiểu sau khi áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bạn lại cảm thấy thiếu kiên nhẫn và nản chí trong khi luyện. Vây nên, trước khi thực hành, hãy chú ý chọn nguồn nghe phù hợp nhất nhé. Đây là điều quan trọng quyết định hiệu quả của phương pháp.

  • Bạn phải xác định trình độ của mình ở mức nào để tìm kiếm các audio phù hợp. Đó là trình độ cơ bản, trung cấp và nâng cao.
  • Nên lựa chọn audio có độ dài ngắn, tầm 2-3 phút (các bạn ở trình độ cao hơn có thể tìm audio dài hơn). Những video có giọng đọc dễ nghe Anh – Anh hoặc Anh – Mỹ.

Một số nguồn nghe phù hợp có thể tham khảo

  1. https://listenaminute.com/: Mỗi audio chỉ 1 phút, chủ đề đa dạng, phù hợp cho bạn mới bắt đầu.
  2. https://www.bbc.co.uk/learningenglish/english/features/6-minute-english: Đây là một chuyên mục của đài BBC. Người nói thường sử dụng giọng Anh – Anh, tốc độ nói vừa phải.
  3. http://www.ted.com/: Đây là website nổi tiếng bao gồm các video diễn thuyết của các diễn giả nổi tiếng. Tuy nhiên, các video khá dài nên nếu luyện chép chính tả các bạn nên chia nhỏ hoặc sử dụng để nghe hằng ngày.

Đối với các bạn luyện thi TOEIC hoặc IELTS thì có thể sử dụng luôn các bài nghe trong sách ETS hoặc Cambridge để chép chính tả.

Hướng dẫn nghe chép chính tả tiếng anh hiệu quả

Xem thêm: Khóa học TOEIC 4 kỹ năng tại E-Best

Các bước nghe – chép chính tả

Bước 1: Nghe lần 1

Bạn cần nghe hết đoạn audio qua một lượt để nắm sơ qua về nội dung bài nghe. Bước này sẽ giúp bạn hình dung được chủ đề bạn sẽ nghe là gì, nên rất quan trọng.

Bước 2: Nghe lần 2

Thực hiện nghe và chép lại những gì nghe được. Bạn để audio chạy một đoạn rồi dừng lại để chép lại những gì nghe được. Khuyến khích bạn hãy dừng để chép theo từng câu hoặc từng ý trọn vẹn. Việc này sẽ giúp bạn hiểu mình đang nghe và chép thông tin gì và luyện “trí nhớ ngắn hạn” cho bạn tốt hơn. Với những chỗ bạn không nghe được thì hãy chừa chỗ trống ra. Tiếp tục làm tương tự cho đến hết bài nghe.

Tips nhỏ: Bạn có thể sử dụng phần mềm KM Player để luyện nghe chép chính tả cho thuận tiện. Vì ở phần mềm này, bạn có thể sử dụng mũi tên để tua một đoạn ngắn dễ dàng và nó phù hợp cho việc nghe đi nghe lại nhiều lần.

Bước 3: Nghe lần 3

Sau khi hoàn thành việc chép lại bài nghe với nhiều chỗ trống bạn chưa nghe được. Hãy tiếp tục nghe kỹ hơn bài đó một lần nữa và điền tiếp những chỗ còn bỏ trống. Cố gắng nghe đi nghe lại cho đến khi nào bạn không thể nghe ra chỗ cần điền đó.

Bước 4: So sánh với transcript

Xem lại transcript và kiểm tra đoạn mình vừa chép ra, nếu bạn nghe sai chỗ nào thì sửa chỗ đó bằng bút khác màu để dễ nhận diện và ghi nhớ. Sau đó, hãy bật audio vừa xem vừa nghe lại những chỗ sai cho đến khi thấy quen thuộc và nghe hiểu được ý nghĩa của đoạn. Ghi chú lại tất cả những lỗi sai và những từ vựng mới mình chưa biết để học và luyện tập.

Bước 5: Nghe lại toàn bộ

Đừng quên nghe lại toàn bộ audio mà không nhìn transcript để xem đã hiểu hết hay chưa. Nếu chưa, hãy xem lại transcript và làm liên tục như vậy cho đến khi bạn nắm và nghe hiểu được nội dụng của bài nghe này nhé.

Trong phần thi Listening, chắc hẳn có nhiều bạn băn khoăn nghe làm sao cho hiệu quả nhất, không bị khuyết thiếu từ để có thể đúng nhiều nhất có thể. Vì vậy, trong bài viết này, Huyền sẽ chia sẻ một trong những cách luyện nghe hiệu quả nhất, đặc biệt dành cho các bạn mới bắt đầu – Nghe chép chính tả, hay còn gọi là Phương pháp Dictation.

Dictation là gì? Vì sao nên luyện phương pháp này?

Để luyện kỹ năng nghe, có 2 cách nghe cơ bản chính đó là Deep listening (nghe hiểu sâu) và Massive listening (nghe nhiều). Tuỳ thuộc vào level hiện tại của từng bạn mà từng cách nghe sẽ có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để tối ưu hoá thời gian và cải thiện kỹ năng nghe, bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để có thể luyện nghe, ví dụ 30 phút/ngày vào 20h-20h30. Và một trong những cách luyện Deep listening hiệu quả chính là luyện qua phương pháp Dictation (nghe chép chính tả).

Về cơ bản, giống như tên gọi của mình, phương pháp Dictation sẽ giúp bạn luyện kỹ năng nghe bằng cách chép từng từ, từng câu văn trong audio tiếng Anh.

Vậy, vì sao luyện nghe chép chính tả lại giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe sâu?

  • * Thứ nhất việc nghe chép chính tả yêu cầu bạn cần có sự tập trung cao độ để vừa nghe vừa chép một cách chính xác từng từ – điều rất cần thiết trong phần thi Listening trong kỳ thi IELTS. Vì trong phần thi này bạn chỉ được nghe 1 lần, vì vậy việc rèn luyện kỹ năng tập trung cao độ để nắm bắt được từ ngữ, đặc biệt là từ khoá là vô cùng quan trọng!
  • * Bên cạnh đó, việc nghe chép chính tả cũng là một trong những cách giúp bạn vừa cải thiện kỹ năng nghe, vừa cải thiện kỹ năng phát âm và nói. Trong quá trình nghe chép chính tả, chúng ta sẽ cần dừng audio và nghe lại liên tục, điều này cũng sẽ hỗ trợ phần phát âm của bạn. Ngoài ra, việc viết lại những câu văn trong bản audio còn giúp bạn hình thành cách chọn từ ngữ sao cho phù hợp, đặc biệt là với kỹ năng nói, bên cạnh đó còn là kỹ năng viết.

Cần chuẩn bị gì trước khi luyện phương pháp dictation?

Trước khi luyện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị trước những điều cần thiết để có thể tránh mất thêm thời gian trong quá trình luyện. Dưới đây là một vài điều cần thiết cần chuẩn bị trong quá trình luyện nghe chép chính tả, bạn có thể tham khảo và điều chỉnh sao cho linh hoạt với bản thân mình nhé!

Lên kế hoạch và lập thời gian biểu

  1. Lên kế hoạch phù hợp với bản thân

Đối với từng quá trình luyện tập, bạn cần lên kế hoạch cụ thể sao cho thật phù hợp và linh hoạt với bản thân mình. Vì vậy, hãy đặt ra cho mình những câu hỏi:

  • Một ngày có bao nhiêu thời gian luyện nghe chép chính tả?
  • Một tuần có thể xếp ít nhất bao nhiêu ngày luyện nghe chép chính tả?
  • Một buổi luyện nghe có luyện thêm kỹ năng IELTS khác hay không?
  1. Lập thời gian biểu
  • Sau khi lên đã kế hoạch rõ ràng, bạn cần lập một thời gian biểu phù hợp. Ví dụ, ban ngày mình đi làm/ đi học và chỉ có thời gian luyện vào buổi tối, vậy mình xếp thời gian như thế nào?
  • Dưới đây là thời gian biểu của một bạn học sinh có khoảng 4 tiếng tự học IELTS vào buổi tối (ôn gắt gao – intensive):

Hướng dẫn nghe chép chính tả tiếng anh hiệu quả

Đồ dùng học tập

Về cơ bản, khi luyện tập phương pháp này, bạn không cần chuẩn bị quá nhiều đồ dùng học tập, chỉ cần 1 quyển vở, vài cây bút là xong. Về cơ bản bạn có thể chuẩn bị:

  • 1 quyển vở: đặt tên là DICTATION để dùng riêng cho việc nghe chép chính tả.
  • 1 cây bút chì: để chép, và tẩy xóa cho dễ.
  • 1 cây bút đỏ để sửa các lỗi sai sau khi nghe xong.

Không gian học tập

Huyền nghĩ rằng để có thể tận dụng tối ưu nhất cho khoảng thời gian mình luyện tập, đặc biệt là khi luyện tập kỹ năng nghe chép chính tả, bạn nên học trong một không gian yên tĩnh và tránh các tạp âm không cần thiết để tránh mất tập trung. Bạn nên nhớ rằng, luyện nghe chép chính tả cũng là cách rèn luyện độ tập trung, vì vậy hãy học trong phòng riêng, tránh những âm thanh ồn ào hoặc đi đến các quán cafe yên tĩnh, thư viện tự học,…

Khi thi IELTS Listening mình sẽ đeo headphones, vậy nên nếu được bạn hãy đầu tư cho mình 1 headphones ok 1 xíu để học tại nhà nhé. Hiện tại Huyền đang dùng headphones của hãng Sennheiser và cảm thấy rất hài lòng.

Các nguồn luyện nghe chép chính tả

Mới bắt đầu

  • * VOA Learning English
    • British Council
    • Spotlight

Giai đoạn tiếp theo

  • * Listen a minute
    • Breaking News English
    • Listen and Write
    • Trainyouraccent
    • ELLO
    • Voicetube
    • Và một trong những nguồn nghe đa dạng và phong phú nhất, cũng như bổ sung thêm cho bạn các nguồn kiến thức cần thiết bằng tiếng Anh chính là Ted Talks.

Huyền sẽ chia sẻ từng giai đoạn luyện tập đối với phương pháp Dictation nhé.

1. Giai đoạn 1: Bắt đầu – Khoảng 15-45 ngày.

Đối với những bạn bắt đầu luyện tập giai đoạn 1, đặc biệt là đối với những bạn mới bắt đầu luyện kỹ năng nghe, hoặc nền tảng chưa vững, mình không nên nghe liền mạch một bài khoảng 30 phút – 1 tiếng.

Với những bạn mới bắt đầu, thông thường sẽ khó có thể làm quen với accent, thỉnh thoảng nghe không rõ hoặc vốn từ vựng còn chưa chắc. Chính vì vậy, việc nghe liền 30 phút đến 1 tiếng vô hình chung sẽ tạo một ‘gánh nặng’ đối với bạn. Hãy để việc luyện tập tại nhà vừa vui vừa có hiệu quả nhé!

Khi mới bắt đầu mình nên tìm các bài nghe khoảng 1 phút hoặc vài chục giây thôi. Khi trình nghe tăng dần, mình sẽ nâng thời gian lên sau. Việc nghe như vậy sẽ giúp bạn có thể làm quen dần, hơn hết, cũng giúp bạn tập trung nhiều hơn, đỡ nản hơn khi nghe cả một bài dài.

Xem thêm:

  • * Khóa học IELTS Listening Online
    • Các bước luyện IELTS Listening từ 3.5-8.0

Dưới đây là vở ghi chép giai đoạn 1 của 1 bạn học sinh. Ban đầu mình chỉ cần nghe 1 bài ngắn như vậy là được rồi.

Hướng dẫn nghe chép chính tả tiếng anh hiệu quả

2. Giai đoạn 2: Tăng cường

Sau một khoảng thời gian làm quen với giai đoạn 1, mình sẽ bắt đầu nghe cả các audio dài hơn, 1-3 phút, rồi 3-5 phút, … chẳng hạn.

Đặc biệt, bạn nên nghe ít nhất 2 lần cho mỗi đoạn nghe nhỏ để kiểm tra lại các lỗi, bổ sung lại các từ mình không nghe rõ hoặc mình không biết. Nghe và chép lại nhiều lần cũng giúp mình quen với văn phong nước ngoài, cách chọn từ phù hợp cũng như cách nhấn nhá giọng điệu để gây ấn tượng với người nghe.

Đối với những từ bạn không biết, hãy bỏ cách ra và nghe lại nhiều lần để xem từ đó là gì. Nếu vẫn không nghe được, bạn có thể xem transcript và ghi chú lại từ ấy nhé.

Kết thúc mỗi buổi nghe, mình cũng nên đọc transcript để rà soát lại các lỗi chính tả như đuôi ‘s’, ‘es’, các từ dễ nhầm lẫn như “quiet” và “quite”, …, mình còn nghe thiếu ở đâu hay không. Sau khi đọc transcript, bạn nên nghe lại một lần nữa để xem lại các lỗi sai cũng như kiểm duyệt lại lỗi chính tả không đáng có.

Dưới đây là ghi chép của một bạn học sinh trong giai đoạn 2 của phương pháp nghe chép chính tả:

Hướng dẫn nghe chép chính tả tiếng anh hiệu quả

Song song với việc luyện nghe, bạn có thể luyện kỹ năng Speaking thông qua việc đọc lại và ghi âm, nhấn nhá theo cách đọc của audio ( phương pháp Shadowing – Nhái lại). Như vậy, mình có thể cải thiện cả kỹ năng Listening và kỹ năng Speaking trong IELTS.

LƯU Ý

Với những bạn chưa quen hoặc không bắt kịp với tốc độ nói của người nói, bạn có thể giảm tốc độ từ 1 (mức bình thường) xuống -0.75 hoặc -0.5 để có thể nghe chép thuận tiện hơn. Tuy nhiên, việc giảm tốc độ chỉ nên xuất hiện trong khoảng thời gian đầu, bạn nên cố gắng nghe chép với tốc độ nói thông thường càng nhiều càng tốt nhé!

Luyện tập phương pháp Dictation cần nhiều thời gian để tập trung, như vậy, bạn mới có thể đạt được những kết quả mà mình mong muốn.

Trên đây là một vài chia sẻ về việc luyện nghe IELTS Listening theo phương pháp chép chính tả, Huyền mong rằng bài viết hữu ích với bạn nhé.