Hợp đồng thanh toán và hóa đơn chứng từ năm 2024

Với các hóa đơn GTGT dưới 20 triệu, doanh nghiệp có thể thực hiện thanh toán dưới hai hình thức là chuyển khoản và tiền mặt. Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON tìm hiểu một số lưu ý khi lập và xuất hóa đơn GTGT dưới 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt.

1. Hóa đơn GTGT dưới 20 triệu

Hợp đồng thanh toán và hóa đơn chứng từ năm 2024

Tìm hiểu về hóa đơn GTGT dưới 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt

Khái niệm

Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) là chứng từ bắt buộc phải có dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đây là một loại chứng từ cho người bán lập và ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Hóa đơn giá trị gia tăng dưới 20 triệu là các hóa đơn GTGT có tổng giá trị (sau thuế GTGT) nhỏ hơn 20 triệu.

Các chứng từ đi kèm

Hóa đơn GTGT được phát hành nghĩa là có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Do đó, ngoài việc các bên liên quan phải chứng minh hoạt động mua bản, trao đổi hàng hóa thì hóa GTGT còn đi kèm các chứng từ:

- Hóa đơn GTGT;

- Hợp đồng kinh tế (hợp đồng mua bán);

- Biên bản nghiệm thu hợp đồng;

- Biên bản thanh lý hợp đồng;

- Phiếu chi, phiếu thu;

- Phiếu xuất - nhập kho;

- Biên bản bàn giao hàng hóa

2. Những lưu ý khi lập hóa đơn GTGT dưới 20 triệu

.jpg)

Những lưu ý khi lập hóa đơn GTGT dưới 20 triệu đối với bên mua - bán

Thông thường, với các hóa đơn GTGT dưới 20 triệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức thanh toán là tiền mặt và chuyển khoản.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần lưu ý một số trường hợp hóa đơn dưới 20 triệu được Nhà nước quy định bắt buộc thanh toán bằng tiền mặt mới được coi là hợp lệ và được khấu trừ thuế GTGT.

2.1. Bên bán xuất nhiều hóa đơn GTGT dưới 20 triệu cho bên mua trong một ngày

Tổng các hóa đơn GTGT xuất trong ngày dưới 20 triệu

Các hóa đơn có thể thanh toán bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt. Số tiền ghi trên hóa đơn sẽ được tính vào doanh thu và chi phí cho các bên mua và bán khi có đầy đủ các chứng từ đi kèm.

Tổng các hóa đơn GTGT trong ngày lớn hơn 20 triệu

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC, trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu nhưng được mua nhiều lần trong cùng một ngày và có tổng giá trị từ 20 triệu trở lên. Thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có MST và trực tiếp khai nộp thuế GTGT.

Do đó, người cung cấp dù xuất nhiều hóa đơn GTGT dưới 20 triệu nhưng tổng các hóa đơn trên 20 triệu trong một ngày, thì cũng được coi là xuất hóa đơn trên 20 triệu.

Đối với các hóa đơn GTGT trên 20 triệu khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt mới được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Như vậy, khi bên bán xuất nhiều hóa đơn GTGT dưới 20 triệu cho bên mua mà tổng giá trị các hóa đơn trong ngày trên 20 triệu thì bên mua phải thanh toán bằng chuyển khoản thì bên mua mới được khấu trừ thuế GTGT. Lúc này, chi phí mới được coi là chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.

2.2. Bên mua và bên bán ký hợp đồng với tổng giá trị trên 20 triệu nhưng xuất thành nhiều hóa đơn GTGT dưới 20 triệu trong nhiều ngày

Theo hướng dẫn của Công văn 4131/CT-TTHT hướng dẫn về chính sách thuế, đã giải thích trường hợp này cụ thể. Theo đó, bên mua và bên bán ký hợp đồng với tổng giá trị lớn hơn 20 triệu nhưng xuất thành nhiều hóa đơn GTGT dưới 20 triệu trong nhiều ngày, thì tất cả hóa đơn đều phải thanh toán dưới hình thức chuyển khoản

3. Cách xử lý khi có hóa đơn GTGT trên 20 triệu nhưng thanh toán bằng tiền mặt

.jpg)

Xử lý hóa đơn GTGT trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt

Theo hướng dẫn tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, trong trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu trở lên mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trong trường hợp khi thanh toán, doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán bằng chuyển khoản thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa không có chứng từ vào kỳ tính thuế phát sinh.

Như vậy, khi doanh nghiệp xuất hóa đơn GTGT trên 20 triệu nhưng thanh toán bằng tiền mặt thì phải tiến hành kê khai và điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị của hóa đơn.

Bên cạnh đó, kế toán có thể xử lý nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, bằng cách thương lượng trả lại tiền mặt với đối tác, sau đó đi lại bằng ủy nhiệm chi qua ngân hàng. Với cách giải quyết này, hai bên cần phải lập biên bản xác nhận về việc bên bán đã hoàn trả tiền cho bên mua (kèm phiếu thu và phiếu chi).

Ngoài ra, nếu bên mua sử dụng tài khoản cá nhân để thanh toán thì vẫn coi là sử dụng tiền mặt và phần thuế, phí không được coi là hợp lệ.

Hiện nay, một số doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt để gian lận về thuế. Đây là hình thức vi phạm pháp luật về thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, do vật các doanh nghiệp cần có sự trung thực, chính xác trong hoạt động hạch toán, kế toán tại công ty. Trong trường hợp cơ quan thuế phát hiện vi phạm, sẽ yêu cầu thanh tra, kiểm tra và ấn định thuế nếu có chứng cứ xác thực doanh nghiệp vi phạm.

Trên đây là nội dung liên quan đến hóa đơn GTGT dưới 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt. Hiểu rõ về các quy định liên quan đến hóa đơn GTGT là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nói chung và kế toán nói riêng.

Hóa đơn và chứng từ khác nhau như thế nào?

Tóm lại, điểm khác biệt lớn nhất giữa hóa đơn và chứng từ: Hóa đơn là một loại chứng từ kế toán để ghi nhận thông tin về việc mua hàng hóa, dịch vụ còn chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận các thông tin về khoản thuế được khấu trừ, khoản thu thuế, phí, lệ phí.

Hợp đồng dịch vụ xuất hóa đơn khi nào?

Thời điểm xuất hoá đơn cung ứng dịch vụ: “Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”

Vật vả GTGT khác nhau như thế nào?

Thuế GTGT còn được gọi với một cái tên khác là thuế VAT (Value-Added Tax). Hiểu một cách đơn giản, đây là loại thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đơn hàng và do người tiêu dùng thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.

Hóa đơn từ bao nhiêu tiền thì phải làm hợp đồng?

Hóa đơn bao nhiêu tiền thì phải làm hợp đồng kinh tế Các công ty nhỏ thường quy định rằng các hợp đồng trị giá 20 triệu trở lên phải được thực hiện bằng văn bản, tuân thủ các quy định thanh toán không dùng tiền mặt.