Hóa học 8 kiến thức trọng tâm chương 4 năm 2024

Để giúp các em học sinh lớp 8 học tập thật tốt, nắm chắc kiến thức trọng tâm Chương 4, HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Ôn tập Hóa học 8 Chương 4 oxi - không khí được biên soạn và tổng hợp với nội dung bám sát chương trình SGK. Tài liệu này tóm tắt lại những tính chất vật lý, hóa học cũng như ứng dụng quan trọng của oxi và các hợp chất của oxi. Ngoài ra bộ tài liệu cung cấp nội dung các bài học, hướng dẫn giải bài tập trong SGK, phần trắc nghiệm online có đáp án và hướng dẫn giải cụ thể, chi tiết nhằm giúp các em có thể tham khảo và so sánh với đáp án trả lời của mình. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em đánh giá được năng lực của bản thân để có kế hoạch ôn tập hiệu quả. Chúc các em học tập thật tốt.

Đề cương ôn tập Hóa học 8 Chương 4

A. Tóm tắt lý thuyết

I. Tính chất của oxi

1. Tính chất vật lí:

Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở - 1830C. Oxi lỏng có màu xanh nhạt.

2. Tính chất hóa học:

Oxi là một phi kim khá hoạt động, tác dụng với kim loại, phi kim và nhiều hợp chất. Trong hợp chất oxi có hóa trị II.

- Oxi tác dụng với phi kim:

C + O2 → CO2.

S + O2 → SO2.

4P + 5O2 → 2P2O5.

- Oxi tác dụng với kim loại:

3Fe + 2O2 → Fe3O4.

4Na + O2 → 2Na2O

2Mg + O2 → 2MgO

- Oxi tác dụng với hợp chất:

C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

2CO + O2 → 2CO2.

II. Sự oxi hóa

Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.

III. Phản ứng hóa hợp

Định nghĩa: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Vd: 3Fe + 2O2 → Fe3O4.

4Na + O2 → 2Na2O

2CO + O2 → 2CO2.

IV. Oxit

1. Định nghĩa: Oxit là hợp chất hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố oxi.

Vd: CO2, CuO, SO2, Na2O, MgO

2. Phân loại:

Chia làm 2 loại chính

  1. Oxit axit:

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

Vd: CO2 tương ứng với axit H2CO3.

SO3 tương ứng với axit H2SO4.

P2O5 tương ứng với axit H3PO4.

  1. Oxit bazơ:

Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

Vd: Na2O tương ứng với bazơ NaOH

CuO tương ứng với bazơ Cu(OH)2.

Fe2O3 tương ứng với bazơ Fe(OH)3.

3. Cách gọi tên: Tên oxit = tên nguyên tố + oxit.

+ Kim loại có nhiều hóa trị: Tên gọi = tên kim loại (hóa trị) + oxit

+ Nếu phi kim có nhiều hóa trị: Tên gọi = Tên phi kim + oxit (Kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử)

V. Điều chế khí oxi

1. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm:

Đung nóng KMnO4, KClO3.

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2.

2KClO3 → 2KCl + 3O2.

2. Sản xuất oxi trong công nghiệp:

+ Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, N2 (-1960C), O2 (-1830C)

+ Điện phân nước: 2H2O → 2H2 + O2.

VI. Phản ứng phân hủy

Định nghĩa: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Vd: 2 H2O → 2H2+ O2.

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2.

2KClO3 → 2KCl + 3O2.

VII. Thành phần không khí

- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.

- Thành phần theo thể tích của không khí là:

+ 21% khí O2 .

+ 78% khí N2 .

+ 1% các khí khác.

VIII. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

1. Sự cháy và sự oxi hóa chậm:

Sự cháy: là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng.

Ví dụ: Đốt than…

Sự oxi hóa chậm: là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

Ví dụ: Thanh sắt để ngoài nắng….

2. Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy

Các điều kiện phát sinh sự cháy:

- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

- Phải có đủ oxi cho sự cháy.

Các biện pháp để dập tắt sự cháy:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với oxi.

B. Bài tập minh họa

Bài 1:

Đánh dấu (X) cho phù hợp với loại phương trình ở cột A:

Phương trình hóa học (A) Phản ứng hóa hợp Phản ứng phân hủy 2 HgO .PNG) 2Hg + O2 X2 Fe + 3Cl2 .PNG) 2 FeCl3 XFe + 2 HCl .PNG) FeCl2 + H2 - -CaCO3 .PNG) CaO + CO2 XCO2 + 2Mg .PNG) 2MgO + C - -C + O2 .PNG) CO2 X2KClO3 .PNG) 2KCl + 3O2 X2Fe(OH)3 .PNG) Fe2O3 + 3H2O X

Bài 2:

Đốt cháy hoàn toàn 126g sắt trong bình chứa khí O2.

  1. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
  1. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên.
  1. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí O2 (ở đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên.

Hướng dẫn:

  1. Số mol Sắt phản ứng là:

\({n_{Fe}}\; = \frac{m}{M} = \frac{{126}}{{56}} = 2,25{\rm{ }}mol\;\)

Phương trình phản ứng:

3Fe + 2O2 .PNG) Fe3O4

3 mol 2 mol

2,25 mol → ? mol

Số mol oxi tham gia phản ứng là:

n oxi phản ứng \= 1,5 mol

Thể tích khí oxi tham gia phản ứng ở đktc là:

Voxi phản ứng \= 33,6(l)

  1. Phương trình hóa học:

2KClO3 .PNG) 2KCl + 3O2

2 mol 3 mol

? mol \(\leftarrow\) 1,5 mol

Số mol KClO3 đem nhiệt phân là:

Số mol KClO3 \= \(\frac{{1,5 \times 2}}{3} = 1(mol)\)

Khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí O2 (ở đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên là:

Khối lượng KClO3 \= 122,5g

Trắc nghiệm Hóa học 8 Chương 4

  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 24 Tính chất của oxi
  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 25 Phản ứng oxi hóa khử
  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 26 Oxit
  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 27 Điều chế oxi
  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 28 Không khí - Sự cháy
  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 29 Luyện tập

Đề kiểm tra Hóa học 8 Chương 4

Trắc nghiệm online Hóa học 8 Chương 4 (Thi Online)

Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.

  • Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 8 Chương Oxi - Không khí
  • Đề kiểm tra Chương 4 môn Hóa học 8
  • Đề ôn tập Chương 4 môn Hóa học 8 năm 2021

Đề kiểm tra Hóa học 8 Chương 4 (Tải File)

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.

  • Đề kiểm tra Hóa 8 Chương 4 Oxi - Không khí có lời giải
  • 50 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương IV Oxi - Không Khí
  • Ôn tập chuyên đề oxi - không khí

Lý thuyết từng bài chương 4 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết Hóa học 8 Chương 4

  • Lý thuyết Hóa 8 Bài 24 Tính chất của oxi
  • Lý thuyết Hóa 8 Bài 25 Phản ứng oxi hóa khử
  • Lý thuyết Hóa 8 Bài 26 Oxit
  • Lý thuyết Hóa 8 Bài 27 Điều chế oxi
  • Lý thuyết Hóa 8 Bài 28 Không khí - Sự cháy
  • Lý thuyết Hóa 8 Bài 29 Luyện tập

Giải bài tập Hóa học 8 Chương 4

  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 24 Tính chất của Oxi
  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 25 Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp
  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 26 Oxit
  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 27 Điều chế oxi - Phản ứng phân hủy
  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 28 Không khí - Sự cháy
  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 29 Luyện tập

Trên đây là nội dung đề cương ôn tập Hóa 8 Chương 4. Hy vọng với tài liệu này, các em sẽ giúp các em ôn tập và hệ thống lại kiến thức thật tốt. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !