Hiệp định ajcep được ký kết vào thời gian nào năm 2024

Ngày 1/4/2008, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP).

Hiệp định AJCEP là văn kiện pháp lý quan trọng, xác lập mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ, toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản trong thời gian tới. Việc ký kết Hiệp định AJCEP là một cột mốc quan trọng nâng tầm quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản.

Hiệp định ajcep được ký kết vào thời gian nào năm 2024
Hướng tới thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản. (Ảnh: Phước Hà)

Quá trình đàm phán Hiệp định (AJCEP) được thực hiện theo chỉ đạo của nguyên thủ các nước tại Thỏa thuận khung về Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản ký tại Bali, Indonesia ngày 8/10/2003. Việc ký kết Hiệp định AJCEP sẽ diễn ra tại thủ đô của 10 nước ASEAN và Nhật Bản theo hình thức ký luân phiên. Theo kế hoạch, Hiệp định AJCEP sẽ có hiệu lực ngay trong năm 2008 khi các nước hoàn tất thủ tục phê chuẩn sau khi ký kết.

Theo ông Vũ Huy Hoàng, Hiệp định này sẽ nâng tầm hợp tác giữa các nước ASEAN và Nhật Bản tương xứng với tiềm năng, trong đó có nội dung quan trọng là thiết lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản. Hiệp định này sẽ có hiệu lực ngay trong năm 2008, là cơ sở tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư hai bên.

Đến nay, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN với kim ngạch gần 200 tỷ đô la Mỹ và là đối tác đầu tư trực tiếp lớn nhất trong khu vực ASEAN với giá trị đầu tư hàng năm đạt trên 10 tỷ đô la Mỹ.

Đối với quan hệ song phương Việt Nam – Nhật Bản, hiện nay, hai bên đang đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (EPA Việt Nam – Nhật Bản) hiện đang được đàm phán. Ngay trong đầu tháng 4 này, vòng đàm phán thứ 7 của hiệp định này sẽ được tiếp tục. Khi đạt được thỏa thuận, hiệp định là cam kết quan trọng để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi bên, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa hai nước.\

Quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản được thiết lập vào năm 1973 thông qua Diễn đàn ASEAN – Nhật Bản, sau đó được chính thức hóa vào tháng 3 năm 1977. Kể từ đó, hợp tác kinh tế trên mọi lĩnh vực đã đạt được những tiến bộ đáng kể.

Nhật Bản cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện rõ qua các sáng kiến ​​và hỗ trợ nhiều hoạt động cụ thể và cùng có lợi. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của ASEAN cũng góp phần vào việc tăng cường quan hệ với Nhật Bản.

Thỏa thuận khung về đối tác kinh tế toàn diện (CEP) giữa ASEAN và Nhật Bản đã được Lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản ký vào ngày 8 tháng 10 năm 2003 tại Bali trong Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản. Theo thỏa thuận khung này, tất cả các Bên đã cam kết thực hiện CEP giữa ASEAN và Nhật Bản, nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, tạo ra một thị trường lớn hơn và hiệu quả hơn với nhiều cơ hội hơn và quy mô kinh tế lớn hơn, đồng thời nâng cao sức hấp dẫn đối với vốn và nhân tài, vì lợi ích chung. .

Sau khi Thỏa thuận khung được ký kết, các cuộc đàm phán về Hiệp định CEP ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) đã được bắt đầu vào tháng 4 năm 2005, và sau 11 vòng đàm phán, về cơ bản đã kết thúc vào tháng 11 năm 2007.

Các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) vào ngày 14 tháng 4 năm 2008.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2008.

Văn kiện Hiệp định:

Hiệp định về Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa các quốc gia thành viên hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản 2008 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản có quan hệ đối tác thương mại và đầu tư sâu rộng. Vào năm 2008, ASEAN và Nhật Bản đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP). Hiệp định AJCEP đã thúc đẩy mạnh mẽ xuất nhập khẩu hàng hóa đôi bên cũng như tạo thuận lợi cho đầu tư từ Nhật Bản sang các quốc gia Đông Nam Á. Theo thống kê từ phía Nhật Bản, trong giai đoạn 2017-2019, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Nhật Bản bên cạnh Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ngoài ra, tỷ trọng hàng hóa từ ASEAN chiếm trung bình 15% trên tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Từ năm 2010, ASEAN và Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán sửa đổi, bổ sung, nâng cấp phần nội dung cam kết về dịch vụ và đầu tư trong Hiệp định AJCEP nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương cũng như thích ứng với các mô hình mới trong các Hiệp định về Thương mại thế hệ sau. Tiến trình đàm phán đã kết thúc vào năm 2017 và vào ngày 16/06/2020, Nhật Bản đã hoàn tất thủ tục pháp lý đối với Nghị định thư thứ 1 sửa đổi Hiệp định AJCEP. Theo kế hoạch, từ 01/08 Hiệp định AJCEP sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực đối với Nhật Bản và 4 quốc gia thành viên ASEAN (Lào, Myanmar, Singapore, Thái Lan). Dự kiến 6 nước thành viên còn lại, trong đó có Việt Nam, sẽ hoàn tất thủ tục cần thiết đến cuối năm 2020.

Hiệp định AJCEP sửa đổi trước hết sẽ mang lại lợi ích trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN. Ngoài ra, trong Hiệp định sửa đổi cũng đề cập đến các biện pháp giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Nhà nước sở tại. Myanmar sẽ mở cửa cho đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực vận tải, truyền thông, tài chính và xây dựng. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia cổ phần tại các công ty nội địa tại Myanmar đến 35%. Indonesia dự kiến sẽ mở cửa ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống.

Hiệp định AJCEP có ý nghĩa quan trọng đối với Nhật Bản trong việc mở rộng đầu tư vào các ngành sản xuất và chế biến tại Đông Nam Á. Vào tháng 04 vừa qua, do diễn biến khó lường của dịch COVID-19 tại Trung Quốc, Chính phủ Nhật Bản đã chi 2,4 tỷ đô nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản di dời chuỗi sản xuất từ Trung Quốc về Nhật Bản hoặc chuyển dịch sang ASEAN. Nói cách khác, trong thời gian tới, các quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, sẽ đón làn sóng đầu tư của Nhật Bản trong một loạt các lĩnh vực sản xuất và chế biến.

Trong khối ASEAN, Việt Nam là một trong các đối tác hàng đầu về thuơng mại và đầu tư của Nhật Bản. Theo thống kê năm 2019, hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đứng thứ 2 trong khối ASEAN sau Thái Lan. Ngoài ra, trong giai đoạn 2017-2019, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tăng 21,48% và là mức tăng trưởng cao nhất trong khối ASEAN. Trong 4 tháng đầu năm 2020, theo số liệu từ Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), dù trong bối cảnh ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản vẫn tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản cao thứ 2 tại ASEAN và là mức tăng trưởng cao nhất so với nhóm 5 nước ASEAN dẫn đầu (Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines).

Trong nhiều năm, Nhật Bản luôn nằm trong nhóm các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Bên cạnh đó, phía Nhật Bản luôn đánh giá cao kết quả của những dự án này mang lại tại Việt Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), trong kế hoạch trung và dài hạn, Việt Nam được coi là điểm đầu tư mang nhiều triển vọng.Việt Nam hiện đứng thứ 3 với kết quả 36,4% trong bảng xếp hạng JBIC với tỷ lệ bình chọn là điểm đầu tư triển vọng qua khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài.

Theo khảo sát của JETRO cuối năm 2019, có đến 63,9% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các nước ASEAN. Theo dự báo trong năm 2020, làn sóng vốn đầu tư của Nhật Bản sẽ dịch chuyển vào 2 lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam là du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên do dịch COVID-19 trong đầu năm 2020, nguồn vốn đầu tư vào du lịch sẽ chậm hơn. Trong khi đó vài năm trở lại gần đây các công ty bán lẻ Nhật Bản đã bắt đầu đầu tư mạnh hơn vào thị trường Việt Nam như tập đoàn AEON, Uniqlo.

Vào ngày 26/06, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP về việc phê duyệt Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Hiệp định AJCEP sửa đổi sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc thúc đẩy xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư tại ASEAN nói chung, và tại Việt Nam nói riêng.

Nội dung chi tiết Nghị quyết số 101/NQ-CP xem tại: https://luatvietnam.vn/ngoai-giao/nghi-quyet-101-nghi-dinh-thu-sua-doi-hiep-dinh-ajcep-185580-d1.html

Thông tin tham khảo xem tại:

http://trungtamwto.vn/chuyen-de/15560-nhat-ban-hoan-tat-thu-tuc-ve-sua-doi-thoa-thuan-thuong-mai-voi-asean

https://congthuong.vn/asean-nhat-ban-nang-cap-hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-toan-dien-139248.html

https://congthuong.vn/fdi-tu-nhat-ban-tang-truong-an-tuong-129214.html

https://baodautu.vn/khau-vi-dau-tu-moi-cua-doanh-nghiep-nhat-ban-dich-vu-ban-le-se-dan-dat-d116242.html