Hậu quả cua việc luyện tập võ múa quá nhiều

Theo số liệu của Nhà Thiếu nhi TP HCM, cứ vào mùa hè, số trẻ em đến tập võ tăng 10% so với ngày bình thường. Tuy nhiên, không phải lứa tuổi nào cũng thu được kết quả tốt cả về mặt thể lực và tâm lý từ môn thể thao này.

Tập võ sau 12 tuổi là tốt nhất

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Quang, Chủ nhiệm Bộ môn Y học, Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế TP HCM, do đặc điểm sinh lý của trẻ chưa hoàn hảo, việc hướng dẫn các bài tập luyện cần có tính chất vui chơi thoải mái hơn là căng thẳng. Vì trẻ rất hiếu động, nên đi đôi với việc hướng dẫn các bài tập cơ bản, cần chú trọng đến việc bồi dưỡng nhân cách của trẻ. Thái độ háo thắng, hung hăng và xem tập võ là hình thức bạo lực cần được loại bỏ.

Các nhà chuyên môn y tế TDTT cho rằng 12 tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu tập võ vì khi này trẻ đã có đủ nhận thức. Trong các buổi tập, phải hết sức chú ý bài khởi động. Phải thường xuyên nhắc nhở trẻ không đùa giỡn quá mức vì các trường hợp tổn thương thường xảy ra khi không có người lớn trông coi.

Các chấn thương thường gặp

Theo bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà, Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế TP HCM, trong luyện tập võ thuật, chi trên là vùng hay bị tổn thương nhất (gãy xương đòn, xương cánh tay). Lý do là trẻ bị ngã khi thực hiện các động tác đá, nhảy với cao, bị mất thăng bằng chân trụ. Kế đến là chấn thương vùng khuỷu, thường gặp trong các bài tập có va chạm (thi đấu đối kháng). Ở trẻ em, ít có trường hợp trật khớp mà thường là gãy đầu trên hoặc gãy tróc sụn tiếp hợp.

Đối với chi dưới, trẻ thường bị gãy nơi bám của gân cơ, do thực hiện những cú đá mạnh quá lực chịu. Ngoài ra, trẻ mới tập võ dễ bị đau khớp háng vì gân, cơ căng khi thực hiện các bài tập tạo độ dẻo.

6 lời khuyên cho trẻ tập võ:

1. Trẻ em hay bị chảy máu, lách to không nên tập những môn thể lực nặng.

2. Cần khám định kỳ sức khỏe, chú trọng đặc biệt tim mạch, cột sống, các khớp.

3. Theo dõi kỹ hằng năm sự phát triển của bộ xương, theo dõi cân nặng hai lần trong năm, nhất là xung quanh giai đoạn dậy thì.

4. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, phổi mạn tính bắt buộc phải căn cứ vào chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

5. Chú ý giấc ngủ và vệ sinh cá nhân.

6. Lưu ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày, luôn bù đủ nước. Không để bị khát, không nên uống các loại nước giải khát có ga.

Trong quá trình tập võ sẽ có vô vàn những yếu tố có thể tác động khiến bạn bị tổn thương cơ thể và không mang lại được hiệu quả tập luyện cao. Nguyên nhân dẫn đến các loại chấn thương này cũng rất đa dạng.

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương khi tập võ 

Hậu quả cua việc luyện tập võ múa quá nhiều
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chấn thương khi tập võ.

Chấn thương trong quá trình tập võ thường xảy ra khi bạn hoạt động quá mức cho phép trong quá trình luyện tập. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

Luyện tập sai cách, sai phương pháp 

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến khả năng mắc chấn thương của bạn. Sau khi gặp phải chấn thương, bạn nên để cơ bắp được nghỉ ngơi trong khoảng 24 - 48 giờ đồng hồ để được phục hồi. Không nên tăng cường tập luyện quá mức và dừng lại ngay khi có những dấu hiệu đau đớn. 

Ngoài nguyên do ở bản thân, người huấn luyện viên không chuyên sâu, giảng dạy không có phương pháp hiệu quả, không đúng nguyên tắc sẽ là yếu tố khiến bạn rơi vào tình cảnh mắc chấn thương khi tập võ. 

Môi trường luyện tập không an toàn 

Môi trường luyện tập cũng có thể là yếu tố khách quan góp phần trong việc bị chấn thương khi tập võ của bạn. Bởi trong một môi trường không an toàn dành để luyện tập như mặt đất đầy lỗ hỏng, đất gồ ghề, đồ vật để không gọn gàng, không khí nhiệt độ không thích hợp,... sẽ dẫn đến những nguy hiểm đến người luyện tập và gây ra một số chấn thương nghiêm trọng.

Khởi động không phù hợp 

Khởi động trước khi tập luyện là điều rất cần thiết, nhưng khởi động để không gây ra chấn thương lại là một vấn đề hết sức hệ trọng. Từ việc khởi động không đúng cách cũng như có những động tác khởi động không phù hợp dành cho môn học cũng sẽ gây ra các chấn thương về cơ như viêm cơ, căng cơ hay thậm chí rách cơ.

Hậu quả cua việc luyện tập võ múa quá nhiều
Khởi động không đúng cách sẽ gây ra các chấn thương về cơ.

Mặt khác, hành động không khởi động kỹ, khởi động qua loa cũng sẽ là nguyên do dẫn đến những chấn thương không đáng có.

Tâm, sinh lý không ổn định 

Khi cơ thể có biểu hiện không ổn định như mệt mỏi do ngủ không đủ giấc, làm việc mệt mỏi,... khiến bản thân không đủ tập trung tinh thần vào việc luyện tập thì hãy dừng ngay buổi học võ ngày hôm đó. Vì nếu không may cơ thể phản ứng chậm hay các động tác thiếu chính xác, kỹ thuật sẽ vô tình khiến bạn rơi vào tình cảnh không may đấy!

Một số loại chấn thương cơ bản thường gặp khi tập võ

Trong quá trình luyện tập, thường xảy ra những chấn thương ngoài da hoặc nghiêm trọng hơn là bị chấn thương phần mềm. Các chấn thương không những gây ra nỗi đau thể xác mà còn mang lại cho chúng ta nỗi ám ảnh khi luyện tập bộ môn võ thuật nói riêng và các môn thể thao khác nói chung.

Chấn thương phần mềm

Chấn thương phần mềm là thuật ngữ diễn tả các loại tổn thương khi hoạt động quá mức ở cơ, gân, dây chằng hay phần da, hoặc các tổ chức liên kết khác.

Dấu hiệu tình trạng bị chấn thương phần mềm:

  • Máu bầm gây đau nhức thường tích tụ dưới phần da.

  • Kèm theo triệu chứng sưng tấy, từ đỏ chuyển dần sang xanh rồi từ từ chuyển sang màu vàng.

  • Tình trạng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như bị viêm khớp phản ứng, đứt dây chằng, rách cơ,...

Cách chữa trị khi bị chấn thương phần mềm nên nghỉ ngơi, chườm nước đá, hạn chế sự đi lại vận động để giảm triệu chứng đau và nên dùng băng ép để giảm tình trạng sưng tấy và giảm lượng máu chảy, giúp trong việc hỗ trợ chườm đá lạnh, cần được kê cao vùng bị chấn thương nặng giúp cho máu bị thương chảy ngược về tim.

Chấn thương khớp, xương

Trật khớp cũng là một trong những loại chấn thương về xương, khớp rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Trật khớp hay gọi cách khác là chấn thương dây chằng và có thể gây viêm dây thần kinh ở mức độ nhẹ.

Hậu quả cua việc luyện tập võ múa quá nhiều
Trật khớp là một trong những loại chấn thương về xương, khớp rất thường gặp.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trật khớp: 

  • Da tại vùng bị trật khớp bầm tím và sưng tấy lên, đau và phần trật bị cứng khớp, làm giảm khả năng vận động ở khớp. 

  • Phần khớp tại chỗ bị thương gồ lên bất thường do phần xương chỗ khớp bị trật ra khỏi hõm khớp. 

Cách chữa trị khi bị trật khớp là hạn chế nắn khớp xương trở lại, sơ cứu bằng cách chườm đá lạnh rồi băng bó nhẹ và đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để tránh tình trạng những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Chấn thương ngoài da 

Chấn thương ngoài da là loại chấn thương khá phổ biến trong các hoạt động thể thao cũng như võ thuật trong cuộc sống. Chấn thương ngoài da là vết thương trầy xát bên ngoài bề mặt da. Tuy không nghiêm trọng gì nhiều như những vết cắt hay vết rách nhưng nó mang lại cảm giác đau rát.

Cách chữa trị vết thương ngoài da: 

  • Khi bị trầy xước ngoài da nên rửa sạch bằng nước lạnh và rửa lại một lần nữa với nước khử trùng dịu nhẹ. 

  • Sau đó bôi thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ để tránh nhiễm trùng và băng bó lại bằng băng gạc. 

  • Sau vài ngày chấn thương sẽ được cải thiện.

Phía trên là vô số những loại chấn thương khi tập võ thường gặp. Bạn nên hiểu rõ được loại chấn thương mình gặp phải để có thể tự động xử lí kịp thời nếu không nhận được sự trợ giúp tức thời từ bác sĩ.