Giấy giám định y khoa có thời hạn bao lâu

Kính gửi: Công ty Luật Minh Gia, cho tôi hỏi về giảm định sức khỏe để nghỉ hưu như sau: Tôi sinh ngày 22/11/1965, đến 22/11/2015 mới đủ 50 tuổi, [hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại doanh nghiệp ở Hà Nội] và có thời gian đóng bảo hiểm 23 năm. Tôi muốn giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi trong năm 2015. Xin Hỏi: 1. Giám đốc Công ty tôi giới thiệu tôi đi giám định sức khỏe có được không ?

2. Việc giám định [kết quả giám định] trước ngày sinh nhật có giá trị không khi làm thủ tục hồ sơ nghỉ hưu trước tuổi ? Nếu có thì thời hạn là bao lâu ? 3. Có quy định nào quy định về thời gian là bao nhiêu ngày tính từ thời điểm giám định đến khi trả kết quả giám định hay không ? Nếu có thì bao nhiêu ngày?   4. Trong trường hợp bắt buộc sau ngày sinh nhật [sau 22/11] mới được phép tiến hành các thủ tục thì tổng thời gian từ khi nộp hồ sơ giám định [coi như kết quả giám định phù hợp quy định được nghỉ hưu] đến khi có quyết định hưởng lương hưu là khoảng bao nhiêu ngày [tôi hỏi điều này vì tôi chỉ muốn nghỉ hưu trước 31/12/2015]?  Xin cảm ơn./.


Giám định sức khỏe để hưởng chế độ hưu trí


Trả lời tư vấn: Cảm ơn bác đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Luật Minh Gia, vấn đề của bác chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, bác hỏi Giám đốc công ty bác giới thiệu đi giám định sức khỏe có được không ? Khoản 3 Điều 5 Thông tư 07/2010/TT-BYT quy định về hồ sơ giám định lần đầu:

“3. Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi quy định


a] Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, cơ quan BHXH cấp tỉnh cấp giấy giới thiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b] Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c] Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.” Căn cứ quy định trên, Giám đốc công ty bác giới thiệu bác đi giám định sức khỏe là đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, bác hỏi việc giám định [kết quả giám định] trước ngày sinh nhật có giá trị không khi làm thủ tục hồ sơ nghỉ hưu trước tuổi ? Nếu có thì thời hạn là bao lâu?

Tại thời điểm này bác có thể giám định sức khỏe [có giấy giới thiệu của công ty], kết quả giám định này có thể được sử dụng để làm hồ sơ nghỉ hưu và hưởng chế độ của bác sau này. Điều 51 Luật BHXH 2006 quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:

“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;

2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.”

Căn cứ vào quy định trên, bác đủ điều kiện về số năm đóng BHXH; đến ngày 22/11/2015 thì đủ điều kiện về độ tuổi và nếu bác có kết quả giám định sức khỏe với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì bác được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.  

Theo khoản 8 Điều 123 Luật BHXH 2014 quy định: “Người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11”. Vậy, tại thời điểm bác xin nghỉ nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì bác được hưởng chế độ theo Luật BHXH năm 2006. Nếu bác không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động mà vẫn có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì bác có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 57 Luật BHXH 2006.

Thứ ba, bác hỏi có quy định nào quy định về thời gian được trả kết quả giám định hay không ?

Liên quan đến vấn đề bác hỏi, pháp luật có các quy định như sau: Người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm chuyển hồ sơ giám định của người lao động đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp trung ương. Sau khi tiếp nhận hồ sơ giám định hợp lệ, chậm nhất là trong thời gian 15 ngày làm việc, người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển hồ sơ giám định đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp trung ương. Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người lao động. Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 15 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết. Nếu hồ sơ giám định hợp lệ, trong thời gian 30 ngày, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động. Khi có đủ số đối tượng đã khám và hoàn chỉnh hồ sơ thì mở phiên kết luận. Sau khi có kết luận của Hội đồng giám định y khoa, kết quả sẽ được trả trong thời gian không quá một tuần tại Trung tâm giám định y khoa tỉnh.

Như vậy, không có quy định nào về khoảng thời gian từ khi tiến hành giám định sức khỏe đến khi trả kết quả giám định. Pháp luật chỉ quy định khoảng thời gian trả kết quả từ khi có kết luận của Hội đồng giám định y khoa là 1 tuần.

Trân trọng!
CV. Danh Thị Huệ - Công ty Luật Minh Gia

Thời hạn giới thiệu người lao động giám định y khoa. Tôi giám định sức khỏe từ T8/2015, nay muốn nghỉ hưu trước tuổi được không?

Thời hạn giới thiệu người lao động giám định y khoa. Tôi giám định sức khỏe từ T8/2015, nay muốn nghỉ hưu trước tuổi được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi là nữ, năm nay tôi mới 44 tuổi, tôi có xin đi khám sức khỏe để nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện. Lần thứ nhất tôi đi khám vào tháng 7/2015, vậy sang năm 2016 tôi có được tiếp tục đi giám định để nghỉ hưu không? Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Nếu bạn năm 2016 là 44 tuổi thì phải đủ điều kiện theo các mức nêu trên thì mới được giải quyết chế độ hưu trí do suy giảm khả năng lao động.

Năm 2015 bạn đã giám định, cụ thể tháng 7/2015 nay sang năm 2016 bạn muốn đi giám định lại và bạn đang thắc mắc có được đi giám định không? Theo Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05 tháng 4 năm 2010

Điều 11. Thời hạn giới thiệu người lao động giám định y khoa

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật lao động

1. Đối với các trường hợp giám định để thực hiện chế độ hưu trí, khoảng cách giữa hai lần giám định tối thiếu là 06 [sáu] tháng.

2. Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giới thiệu giám định ít nhất sau 02 năm [đủ 24 tháng] kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần liền kề trước đó.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

3. Đối với các trường hợp có đủ điều kiện giám định tổng hợp, trong giấy giới thiệu gửi đến Hội đồng GĐYK, cơ quan giới thiệu người lao động cần ghi rõ yêu cầu: “khám giám định tổng hợp” ngay từ đầu.

4. Đối với các trường hợp giám định khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại theo qui định hiện hành của pháp luật về khiếu nại.”

Như vậy khoảng cách giữa hai lần giám định tối thiếu là 06 [sáu] tháng, sang năm 2016 cụ thể là tháng 2/2016  bạn có thể đi giám định để làm thủ tục hưu trí.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

Xem thêm: Xử lý khi người lao động tự ý nghỉ việc? Người lao động có phải bồi thường không?

– Giấy giới thiệu giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi

– Thủ tục giám định thương tật tai nạn lao động

– Thời hạn trong trưng cầu giám định thương tật

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

Xem thêm: Người lao động có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

–  Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

Video liên quan

Chủ Đề