Giải bài tiếng việt trang 86 lớp 5 tập 2

Hướng dẫn Giải VBT Tiếng Việt 5 Ôn tập về tả cảnh (tiếp theo) - Tuần 31 trang 86 Tập 2, được chúng tôi biên soạn bám sát nội dung yêu cầu trong vở bài tập. Nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức trọng tâm và ôn tập hiệu quả.

Giải câu 1 trang 86 vở bài tập Tiếng Việt lớp 5

Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau

1. Một ngày mới bắt đầu ở quê em.

2. Một đêm trăng đẹp.

3. Trường em trước buổi học.

4. Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.

………………………………

………………………………

………………………………

Đáp án

Đề 1: Một ngày mới bắt đầu ở quê em.

1. Mở bài: Giới thiệu chung.

Giới thiệu một ngày mới bắt đầu ở quê em.

2. Thân bài:

- Sự biến chuyển của bầu trời từ màn đêm sang buổi sáng như thế nào?

- Mặt trời mọc và quang cảnh ra sao?

- Cảnh vật trong buổi sáng như thế nào? (người, cây....)

- Hoạt động của con người trong buổi sáng sớm ra sao? (người đi làm, người đi học, các cửa hiệu ...)

- Âm thanh thành phố trong buổi sáng sớm như thế nào?

3. Kết bài: (Nêu cảm nghĩ của em)

- Tình cảm của em đối với thành phố quê mình.

- Buổi sáng sớm - khi một ngày mới bắt đầu tâm trạng em ra sao?

Đề 2: Một đêm trăng đẹp

1. Mở bài: Đêm trăng ở quê em rất đẹp.

2. Thân bài:

  1. Vừa chập tối:

- Vầng trăng toả ánh sáng vằng vặc.

- Ánh trăng soi sáng khắp cành cây, kẽ lá, nhà cửa, xóm thôn,...

- Trăng tròn như cái đĩa, du du trên không.

- Trăng lơ lửng giữa bầu trời

- Cùng bầu bạn với trăng là những vì sao nhấp nhánh.

  1. Về khuya:

- Trăng đi về hướng tây.

- Vầng trăng nhỏ hơn.

- Ánh sáng mờ ảo, dịu nhẹ.

- Đường làng thưa người, nhà nhà đã chìm trong giấc ngủ.

3. Kết bài:

- Ánh trăng đã làm tăng vẻ đẹp của quê hương em.

- Em rất yêu quê hương, yêu đêm trăng, yêu cảnh vật dưới đêm trăng.

Đề 3: Trường em trước buổi học.

1. Mở bài:

Giới thiệu chung về cảnh trường em trước giờ học buổi sáng.

2. Thân bài :

- Em tả cảnh trường em trước giờ học vào khoảng thời gian nào?

- Khung cảnh (nhìn tổng quát) lúc đó ra sao?

- Có những hoạt động gì trong trường vào lúc đó?

+ Các bạn đi sớm trực nhật.

+ Bác lao công đang quét dọn sân trường.

+ Cô Hiệu trưởng đi quanh các phòng học. Quan sát toàn bộ cảnh trường.

- Học sinh vào trường, vào lớp như thế nào?

- Tiếng trống báo giờ vào lớp.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em.

Đề 4. Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.

1. Mở bài: Giới thiệu khu vui chơi mà em định tả. (Địa điểm? Tên gọi?).

2. Thân bài:

  1. Tả cảnh bao quát:

- Nhìn từ xa, khu vui chơi như một bức tranh lập thể nhiều màu sắc vàng, xanh, tím, đỏ....

  1. Tả cảnh chi tiết:

- Đến gần, hiện ra trước mắt em hàng cây hoa sữa toả bóng mát rượi.

- Không gian thoảng hương hoa sữa

- Khu vui chơi chia ra làm nhiều khu vực với các trò chơi như: bập bênh, cầu trượt, thú nhún, ô tô lượn, xích đu.

- Thú nhún làm bằng gỗ sơn màu đẹp mắt, rực rỡ, ngộ nghĩnh.

- Các em bé và thiếu nhi vui đùa, cười khanh khách rất vui.

- Các bồn hoa tô điểm cho khu vui chơi nét đẹp thanh nhã, tươi mát.

3. Kết luận:

Nêu cảm xúc của em về quang cảnh của khu vui chơi (hạnh phúc, vui thích vì được chăm sóc chu đáo, biết ơn bố mẹ và xã hội đã chăm lo cho thiếu nhi được hồn nhiên, vui vẻ).

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải VBT Tiếng Việt 5 Ôn tập về tả cảnh (tiếp theo) - Tuần 31 trang 86 Tập 2 chi tiết file PDF hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi!

Sau bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ cùng các em soạn bài Tập làm văn: Trả bài văn tả đồ vật, các em nhớ đón đọc.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Ôn tập giữa học kì I tiết 3 trang 96 SGK Tiếng Việt 5 nhằm chuẩn bị cho những kì thi sắp tới.

Chi tiết nội dung phần Ôn tập giữa học kì I tiết 4 trang 96, 97 SGK Tiếng Việt 5 đã được chúng tôi đề cập để các em ôn luyện.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-luyen-tu-va-cau-luyen-tap-thay-the-tu-ngu-de-lien-ket-cau-trang-86-sgk-tieng-viet-5-tap-2-soan-tieng-viet-lop-5-34483n.aspx

Từ khoá liên quan:

Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu trang 86 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

, Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu, Giáo án bài Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu,

Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 86, 87. Đồng thời, cũng nhanh chóng viết đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 26 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 86, 87

Câu 1

Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?

Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

NGUYỄN ĐÌNH THI

Trả lời:

  • Những từ ngữ để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng): Tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
  • Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng tránh lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, diễn đạt ý rõ hơn để đảm bảo sự liên kết nhưng tránh được sự nhàm chán.

Câu 2

Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa:

Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hóa). Triệu Thị Trinh xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Triệu Thị Trinh bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. Có lần, Triệu Thị Trinh đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.

Hàng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của Triệu Thị Trinh sáng mãi với non sông, đất nước.

Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM

Trả lời:

(1) Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hóa). Người thiếu nữ họ Triệu xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Nàng bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. (4) Có lần, nàng đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.

(5) Hàng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. (6) Năm 248, người con gái tài giỏi ấy cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. (7) Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của bà sáng mãi với non sông, đất nước.

Câu 3

Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.

Trả lời:

Kể về Nguyễn Hiền

Lên sáu tuổi, Nguyễn Hiền theo học ông thầy trong làng. Thầy đồ luôn phải kinh ngạc vì Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc đến hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, Hiền phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.

Kể về Trần Quốc Khái

Thuở bé, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học ngay cả khi đốn củi, kéo vó tôm. Vì nhà nghèo nên buổi tối không có đèn, cậu bé bèn bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng mà đọc sách. Nhờ học say mê và chăm chỉ như vậy nên chẳng bao lâu Khái đỗ tiến sĩ rồi làm quan to cho nhà Lê. Ông còn có công truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Nhân dân biết ơn ông nên tôn ông là “Ông tổ nghề thêu”.