Giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ so sánh trong câu mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Đua top nhận quà tháng 4/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam lưu truyền qua năm tháng thời gian, lan tỏa theo hương lúa đồng nội quê hương. Những vần thơ dân dã ngọt ngào ấy đã thấm sâu vào tâm hồn thơ bé mỗi chúng ta qua điệu ru của mẹ, tiếng hát của bà. Chúng ta yêu vô cùng những bài ca dao nói về công việc nhà nông “hai sương một nắng”, ca ngợi đức tính cần cù, lòng kiên nhẫn của người dân cày quê ta. Hình ảnh người nông dân sao mà đáng yêu thế:Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.Ai ơi, bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.Hai câu đầu miêu tả cảnh cày đồng. Câu ca dao gợi lên trước mắt chúng ta hình ảnh người nông dân đang lội bùn, tay cầm cày, theo sau con trâu, dưới ánh nắng “ban trưa” chang chang của mùa hạ. Người và con trâu phải làm việc vô cùng vất vả. Mồ hôi tuôn ra như mưa. Từ tượng thanh “thánh thót” gợi tả mồ hôi rơi xuống từng giọt… từng giọt liên tiếp, gieo vào không gian âm thanh “thánh thót”. “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là hình ảnh so sánh thậm xưng gợi tả công việc cày đồng vất vả, cực nhọc không thể nói hết. “Mưa” làm cho lúa xanh tươi, cũng như “mồ hôi” đổ xuống luông cày làm cho đất đai thêm màu mỡ. Nghệ thuật so sánh “mồ hôi” với “mưa” thật là sáng tạo, làm cho người đọc, người nghe thấm thía, cảm thông với bao cực nhọc của nhà nông. Thật vậy, bà con nông dân đã đổ biết baomồ hôi, công sức vào luống cày, sá bừa, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, để làm ra bông lúa, củ khoai nuôi sống xã hội. Câu ca dao đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân trên cánh đồng quê hương. Đó là những con người khỏe mạnh dẻo dai, cần mẫn và chịu khó:Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.Hai tiếng cảm thán “ai ơi!” vang lên một cách tha thiết, tạo nên âm điệu êm ái, ngọt ngào. Nhà thơ dân gian nhắn gửi mọi người gần xa một ý nghĩ với bao tình cảm đẹp. Mỗi khi “bưng” bát cơm đầy chúng ta ghi nhớ công ơn khó nhọc của người nông dân đã cuốc bẫm cày sâu, sản xuất ra lúa gạo cho nhân dân no ấm. Câu ca sâu lắng, thấm thía:Ai ơi, bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.Câu cuối bài ca dao được tạo nên bằng nghệ thuật tương phản đặc sắc. Câu tám chữ chia làm hai vế đối nhau: “Dẻo thơm một hạt // đắng cay muôn phần”. Tính từ “dẻo thơm” đối lập với tính từ “đắng cay”, “một hạt” đối lập với “muôn phần”, làm nổi bật sức lao động sáng tạo của nhà nông. Câu ca dao đã nâng nhận thức và cảm xúc cho mọi người về giá trị của bông lúa, hạt gạo, bát cơm dẻo thơm mà ta được hưởng thụ hàng ngày thật đáng quý vô ngần. Cho nên, nhân dân ta mới gọi hạt gạo là “hạt vàng”, “hạt ngọc” với tất cả lòng tự hào, trân trọng. “Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no” [Nguyễn Duy].Cũng như phần lớn ca dao, dân ca, bài “Cày đồng đang buổi ban trưa..” được viết bằng thể thơ lục bát quen thuộc. Giọng thơ nhẹ nhàng thấm thía. Ngôn từ chọn lựa tinh tế, vừa giàu tính gợi hình, vừa đậm đà sắc thái biểu cảm: thánh thót, dẻo thơm, đắng cay, bát cơm đầy,… Các biện pháp tu từ: ví von so sánh, tương phản đối lập được vận dụng sáng tạo để viết nên những vần thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu.Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 80% dân số sống bằng nghề nông. Người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác, hiền lành, dũng cảm và giàu lòng yêu nước.Với đức tính cần mẫn, dẻo dai và sáng tạo, người nông dân đã làm nên những mùa vàng bát ngát, đem đến sự ấm no cho xã hội. Mọi gia đình có bát cơm dẻo thơm, đất nước có nhiều lương thực xuất khẩu là nhờ vào công sức người nông dân. Thời điểm chiến tranh, hạt gạo mang nặng tình hậu phương, ai mà quên được: “Hạt gạo làng ta – Gửi ra tiền tuyến – Gửi về phương xa – Em vui em hát – Hạt vàng làng ta” [Trần Đăng Khoa]. Yêu kính và biết ơn, mỗi chúng ta khắc vào tâm hồn lởi nhắn gọi thiết tha:Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng!

"Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần"
1.phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật so sánh trong bài ca dao
2. Thông điệp tác giả dân gian gửi đến chúng ta
Mọi người giúp em với ạ mai em phải nộp gấp rồi ạ . Em cảm ơn mọi người nhiều
Đọc ca dao sau và trả lời câu hỏi

" Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. "
Câu 1. Xác định biện pháp tu từ về từ và biện pháp nghệ thuật đối lập và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó trong bài ca dao.
Câu 2. Phân tích những nhân tố giao tiếp trong bài ca dao?
Câu 3. Tác giả dân gian chọn thời điểm ban trưa là có dụng ý gì?
Câu 4. Viết bài văn ngắn [khoảng 200 từ] bày tỏ suy nghĩ về lòng biết ơn trong cuộc sống.

Câu hỏi:biện pháp tu từ trong bài ca dao cày đồng

Lời giải:

- Biện pháp tu từ thứ nhất được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp so sánh "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày". Việc so sánh mồ hôi chảy như mưa rơi xuống ruộng để diễn tả sự vất vả cực nhọc của người nông dân làm đồng giữa trưa hè nóng nực oi ả để làm được bát gạo cho người ăn. 

- Biện pháp tu từ thứ hai được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp nói quá "mồ hôi thánh thót" để nói lên rằng mồ hôi rơi rất nhiều, lã chã, tưởng chừng như phát ra được âm thanh như tiếng mưa rơi; thể hiện sự vất vả, cực nhọc của người nông dân làm đồng.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về bài ca dao này nhé!

1. Khái niệm về ca dao

Ca dao[歌謠] làthơ cadân gianViệt Namđược truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.

2. Phân loại ca dao

- Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệngtrẻ emvà không cótác giảnhưvè. Đồng dao được chia thành hai loại: loại gắn với công việc của trẻ em và loại gắn với trò chơi của trẻ em.

- Ca dao lao động: là phần lời cốt lõi của dân ca lao động. Những bài ca lao động tồn tại như là một bộ phận của quá trình lao động.

- Ca dao nghi lễ, phong tục: Trong nhiều bài ca tế thần, các yếu tố trữ tình cũng có mặt, cùng với yếu tố hiện thực, chúng biểu hiện sức mạnh của đời sống hiện thực trong các hình thức sinh hoạt tôn giáo trong nhân dân.

- Ca dao trào phúng, bông đùa.

-Ca dao trữ tình.

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?

Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi

-Ca dao than thân.

"Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

"Thân em cúc mọc bờ rào,

Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông."

3. Nghệ thuật trong ca dao

-Thể thơ: Ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau, thểlục bátrất phổ biến trong ca dao; thểsong thất lục bátđược sử dụng không nhiều; thể vãn thường gồm một câu có bốn hoặc năm chữ, rất đắc dụng trong đồng dao. Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể.

-Cấu trúc có các loại sau: Cấu trúc theo lối ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định; cấu trúc theo lối đối thoại, và cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên.

4. Cảm nghĩ về bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa”

-Kho tàng văn họcca dao, dân ca Việt Nam vô cùng phong phú nó như dòng sữa mẹ ngọt ngào, ru chúng ta vào giấc ngủ những trưa hè oi ả. Nó như tình thương bao la mà cha mẹ đã dành cho chúng ta. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ ấy thường phản ánh cuộc sống lao động, những tâm tư tình cảm của người dân nghèo lam lũ.

-Bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa” là một bài ca dao thể hiện sự vất vả của người nông dân trong việc lao động làm ra hạt gạo. Nó là lời nhắn nhủ của ông cha ta với con cháu mai sau của mình phải biết trân trọng thành quả lao động mà người khác đã mang lại cho mình
ơn đối với những người đã làm nên những hạt gạo dẻo thơm đó.

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạtđắng caymuôn phần

-Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc, những lời ru nhẹ nhàng, chân thực, mộc mạc, giản dị thể hiện tình cảm của người nông dân.

-Bài ca dao là một lời tâm sự thể hiện sự vất vả của nghề nông khi làmcông việcnặng nhọc là cày ruộng, mà “cày” lúc trưa nắng đổ lửa thì vô cùng vất vả.

-Hình ảnh những giọt mồ hôi của người nông dân lao động rơi xuống được thể hiện nhân cách hóa bằng hai từ “Thánh thót” nghe như tiếng chim hay tiếng sáo thổi. Hai từ “thánh thót” thể hiện chất trữ tình, lãng mạn trong sự vất vả của người nông dân.

-Những giọt mồ hôi mặn đắng rơi xuống như mưa trên đồng ruộng, thể hiện sự cực nhọc vất vả, vô vàn để làm ra cây lúa, hạt gạo cho chúng ta ăn.

-Trong hai câu thơ sau “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạtđắng caymuôn phần” thể hiện lời nhắn nhủ của những người nông dân với những người đang được hưởng thành quả, thành tựu, trong lao động của mình thì hãy biết trân trọng để người làm ra hạt gạo không cảm thấy tủi phận.

-Trong hai câu ca dao này cũng nhằm nhắc nhở con cháu hôm nay phải biết trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã để lại.Đất nướcta để được bình yên, như hôm nay trẻ em được vui chơi được tới trường thì trong quá khứ đã trải qua nhiềuchiến tranhđẫm máu.

-Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước biết bao nhiêu mồ hôi, công sức của cha ông ta đã đổ xuống đểbảo vệmảnh đấtyêu thương.

-Vì vậy, khi chúng ta được hưởng thái bình, tự do không nên quên công lao to lớn mà những thế hệ đi trước đã mất mát , gây dựng. Cần biết trân trọng những thành quả mà cha ông để lại, giữ gìn và phát huy nó ngày càng tốt đẹp hơn

-Bài ca dao đã gửi gắm tới thế hệ hôm nay những lời tâm sự chí tình, chí lý khuyên răncon ngườisống phải biết nhớ tới công sức lao động, sự hy sinh của người khác dành cho mình.

-Trong gia đình con cái cũng cần biết nhớ tới công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà báo hiếu, đền đáp có như vậy mới xứng đáng với những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã truyền dạy.

Video liên quan

Chủ Đề