Gà vào nghệ bị mất gân

Gà vào nghệ bị mất gân

Cách chữa gà chọi bị mất gân, gân yếu bạn đã biết hay chưa? Các sư kê có biết được rằng nguyên do đâu khiến cho gà bị yếu chân hay không. Ngay dưới đây nuoigada.com sẽ chia sẻ những kinh nghiệm được đúc kết đến bạn đọc những nguyên nhân. Và cách khắc phục hay nhất mỗi khi gà chọi bị yếu chân, gân yếu hoặc mất gân.

Đối với gà bị mất gân, yếu chân thì nhìn bên ngoài rất khó nhận biết nếu không phải là những người sành chơi gà. Viêc nhận biết gà chọi mất gân thường dựa vào một số đặc điểm khác lạ của gà như gà đi lại chậm chạp, kém gối và hay nằm hơn bình thường. Đặc biệt khi đá hoặc vần thì bộc lộ rõ nhất khi lực đá sa sút, khả năng tiếp đất khá khó khăn. Thậm chí dù cho có đá liên hồi mà gà đối thủ vẫn không xuất hiện các vết thương chí mạng.

Nguyên nhân khiến gà bị mất gân thường gặp nhất

Có 5 nguyên nhân khiến cho gà chọi bị cứng gân, mất gân hoặc gân trở nên yếu đi. Mà người nuôi gà thường không để ý nhất. Chỉ một vài thao tác tưởng chừng như rất đơn giản. Lại là nguyên nhân sâu xa khiến chân gà không còn là một vũ khí lợi hại như ban đầu. Cụ thể các nguyên nhân đến từ:

Gà vào nghệ bị mất gân
                                  Gà chọi mất gân do vần quá sớm
  • Gà mất gân do tiêm phòng hoặc tiêm thuốc bổ vào phần cơ đùi. Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh chữa bệnh ở liều cao tiêm vào phần đùi trong thời gian dài
  • Cách vần đòn, vần hơi hoặc om chườm không đúng cách cũng là lý do khiến gà bị mất gân
  • Vần gà quá sớm khiến cho gà chọi bị ép đòn quá tải dẫn đến mất gân
  • Thời gian thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 không cản mái khiến cho gà đạp mái quá nhiều gây mất gân
  • Do di truyền của các dòng gà. Một số dòng gà sau khi thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 thì không còn khả năng thi đấu

5 nguyên nhân là những nguyên nhân chủ yếu. Và thường gặp nhất mỗi khi gà xuất hiện triệu chứng mất gân hoặc gân yếu đi.

Vậy cách chữa gà mất gân như thế nào?

Bài đọc thêm: Hướng dẫn 2 cách vô mồi cho gà đá

Cách chữa gà chọi bị mất gân, gân yếu

Cách chữa gà chọi yếu chân, gân yếu, mất gân cũng cần phải có thời gian. Và sự kiên trì chứ không phải nói chữa là chữa được ngay. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến việc gà bị mất gân mà sẽ có được biện pháp khắc phục tương ứng. Đa phần cách khắc phục sẽ tuân thủ theo các bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra gân gà

Khi phát hiện gà đá về đi tập tễnh hoặc chân yếu sau các kỳ vần thì ngay lập tức tách riêng ra khỏi gà mái hoặc gà trống trưởng thành khác. Lưu ý “tuyệt đối không cho gà trống đạp mái ở giai đoạn này”. Thả gà bị mất gân ra khoảng không gian rộng rãi, có đất cát, cây cỏ. Để gà thỏa mãn sở thích tắm cát và tự do đi kiếm ăn. Thả gà chung với đàn gà còn non cũng được chứ không nhất thiết phải thả một mình.

Gà vào nghệ bị mất gân
                                               Kiểm tra chân gà

Bước 2: Om bóp cho gà

Dùng rượu thuốc om bóp hàng ngày vào phần đùi cho gà vào buổi sáng hoặc buổi tối liên tục trong nửa tháng. Sau đó, vẫn duy trì việc om bóp nhưng kết hợp thêm một số phương pháp luyện tập gân gối để phục hồi chức năng cho gân gà bằng cách.

Bước 3: Cách làm cho gà chọi khỏe gân bằng bài tập phục hồi

Bài tập 1: Lấy tay phải đặt dưới lườn trước và tay trái đặt dưới lườn sau của gà có gân yếu hoặc mất gân. Từ từ nâng gà lên độ cao khoảng 30cm so với mặt đất rồi thả tay ra cho gà rơi tự do. Thực hiện lặp đi lặp lại cách làm này 10 lần trong khoảng 5 ngày đầu tiên. Tiếp theo đó sẽ bắt đầu tăng dần lên cho đến đạt mức 100 lần/ ngày.

Bài tập 2: Dùng tay phải đặt dưới lườn trước của gà, sau đó hất gà lên cao để tạo độ hẫng rồi bắt đầu rơi tự do xuống đất. Mục tiêu của bài tập 2 giống như bài tập 1 là 10 lần/ 5 ngày đầu tiên. Và 100 lần/ ngày sau đó.

Gà vào nghệ bị mất gân
                                   Bài tập cho gà bị mất gân

Mỗi ngày đều cho thực hiện cách chữa gà chọi bị mất gân, gân yếu với 2 bài tập ở trên. Sau đó cho gà nghỉ ngơi bằng cách cho tự do đi lại khoảng 10 phút. Tiếp tục dùng tay đặt ngang cổ và xoay nhẹ nhàng theo hình tròn trong khoảng 5 phút.

Lưu ý: Trong suốt thời gian cho thực hiện 2 bài tập trên thì cần phải quan sát xem gà khi tiếp đất có bị khụy gối hay không. Nếu có thì giảm tốc độ của bài tập xuống để cho gà quen dần. Sau đó mới bắt đầu nâng dần tốc độ lên.

Bước 4: Trường hợp gà mất gân do đạp mái quá nhiều trong thời gian thay lông

Gà trong giai đoạn thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2. Mà không được cản mái thì rất dễ bị mất gân hoặc làm gần yếu đi. Trong giai đoạn này thì tốt nhất không nên cho thực hiện các bài tập như gà mất gân thông thường. Vì nếu có cho tập thì cũng mất thời gian mà không đem lại kết quả gì.

Với những con gà bị gân yếu, mất gân trường hợp này thì hạn chế hoặc không cho gà cản mái. Tiếp tục để chúng như vậy để chờ đợi thay lông đá ở giai đoạn vụ lông 3.

Gà vào nghệ bị mất gân
                              Gà mất gân do cản mái quá nhiều

Trường hợp đặc biệt: Khi gà bị mất gân hoặc teo cơ dần do bẩm sinh từ hoạt động di truyền từ đời bố, mẹ tạo nên. Thì hầu như không thể chữa trị được. Do đó, gặp những con gà này thì nên loại bỏ ngay chứ không nên tìm cách chữa trị. Dù cho gà có hay đến đâu đi chăng nữa thì qua vụ lông 1. Mọi thứ cũng trở về con số 0 mà thôi.

Hiện nay trên thị trường thì chưa có các loại thuốc chữa gà mất gân mà thay vào đó là các loại thuốc bổ gân cho gà kết hợp với các bài tập gân gối. Tại thời điểm này thì kiên trì vẫn là cách chữa gà bị yếu gối hay nhất. Giúp gà nhanh hồi phục nhất mà không gây ra các biến chứng cho gà sau này.

Chia sẻ một số biến chứng khác ở gà chọi

Bên cạnh hiện trạng mất gân, gân yếu thì gà bị sâu lông cũng là vấn đề mà người chơi gà khá quan tâm. Tác động rất lớn về mặt ngoại hình của chiến kê. Thường thì gà sâu lông là do vệ sinh không sạch sẽ khiến xuất hiện bọ mạt, rận… tấn công vào lông gà tạo thành hiện tượng sâu lông. Để khắc phục thì phải mang gà đi tắm kết hợp với phơi nắng. Bổ sung canxi, vitamin và các loại rau xanh để giảm bớt tình trạng sâu lông. Vệ sinh chuồng trại và cho cách ly với những con gà khác để tránh lây lan.

Tiếp là bệnh tích gà bị sưng gan thì đây là có thể là gà đã mắc phải bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm hoặc bệnh Gumboro ở gà. Cách phòng và điều trị ra sao sẽ được trình bày chi tiết trong các bài viết tiếp theo.

Thắc mắc về cách chữa gà chọi bị mất gân, gân yếu của bạn đã được giải đáp bằng nội dung phía trên. Như bạn cũng biết thì chân đóng vai trò rất quan trọng đối với gà đá đòn và đá cựa. Vì thế, nếu muốn gà trở thành một chiến binh dũng mãnh trên đấu trường. Thì mọi quy tắc đều phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt, kể cả vấn đề gà cản mái. Có như vậy, trước khi lâm trận với mọi đối thủ thì chiến kê của bạn mới có được một phong độ tốt nhất.

Xem thêm: Tiết lộ cách chọn gà tre đá cựa hay nhất