Gà chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Xin giới thiệu với bà con chế độ nhiệt, chế độ ánh sáng trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp và lông màu thả vườn.

1. Chế độ nhiệt

Tiêu chuẩn nhiệt trong khi nuôi gà thay đổi tỷ lệ nghịch với lứa tuổi của chúng.

- Để theo dõi nhiệt độ, mỗi ô chuồng treo ở giữa chuồng 1 nhiệt kế cách mặt nền 50cm.

- Gà con ở giai đoạn dưới 3 tuần tuổi nếu không đủ ấm sẽ tụ lại với nhau, không ăn hoặc ăn rất ít, dẫn đến chậm lớn và tỷ lệ chết cao. Do đó cần duy trìnhiệt độ trong chuồng gần 30 độ C.

- Ở giai đoạn gà sau 4 tuần tuổi, hiệu quả thức ăn cao nhất khi nhiệt độ trong chuồng đạt 24 độ C, tuy vậy ở Việt Nam điều này khó thực hiện vào mùa hè.

- Gà trống broiler với khối lượng 1,8kg có thể bị chết vì stress nhiệt ở 35 độ C. Lúc đó cần cung cấp đủ nước uống cho gà. Nước uống là yếu tố quan trọng để duy trì sức chịu đựng của gà ở nhiệt độ 44-46 độ C, ở nhiệt độ giới hạn này thì gà chết hàng loạt.

- Ở nhiệt độ 35 độ C, gà 7 tuần tuổi trở đi sẽ tiêu thụ nước uống tăng lên 4 lít mỗi giờ với 100 gà. Mùa nóng khi gà bị stress nhiệt cần được uống nước sạch, trong mát có pha vitamin C, vitamin nhóm B, đường glucoz và được uống thoả mái.

- Vào mùa nóng, chuồng nuôi phải có hệ thống xả khí lạnh hoặc thông khí (quạt gió) để hạ nhiệt và đẩy nhanh khí độc ra ngoài. Khi nhiệt độ trong chuồng nuôi từ 29 độ C trở lên phải dùng quạt thông gió bảo đảm 12-13 mét khối không khí trong 1 phút cho 1000 gà.

- Gà broiler dễ bị stress nhiệt vào ngày đầu của sự biến đổi nhiệt đột ngột. Bình thường gà con chịu đựng được nhiệt độ tăng cao từ từ, chúng tự điều chỉnh nhiệt độ thích hợp dưới chụp sưởi. Nếu gà con tụm lại dưới chụp sưởi thì phải tăng công suất bóng điện hoặc hạ thấp chụp. Nếu đàn gà tản xa chụp, thở nhiều thì giảm công suất điện hoặc mở rộng quây.

2. Chế độ ánh sáng

Gà broiler được chiếu sáng 23 giờ mỗi ngày. Khi tắt đèn chú ý đề phòng gà tụm lại ngạt thở và bị chết. Khi nuôi gà trong nhà kín (môi trường nhân tạo), kết quả thí nghiệm với chế độ chiếu sáng: 1-2 giờ chiếu sáng, sau đó 2-4 giờ không chiếu sáng (tắt đèn) cho thấy gà lớn nhanh, chi phí thức ăn và năng lượng điện chiếu sáng giảm.

Chuồng nuôi gà con 3-4 tuần tuổi cần chiếu sáng với công suất 4 W 1 mét vuông nền chuồng, độ chiếu sáng giảm dần đến khi gà 21 ngày tuổi, chỉ cần ánh sáng mờ 15 W cho 20 mét vuông nền. Cường độ ánh sáng cao gây stress (sợ, quáng) cho gà, làm gà hoạt động nhiều dẫn đến giảm tăng trọng.

- Nếu nuôi gà ở môi trường thông thoáng tự nhiên, vào các buổi sáng mùa nóng cần cho ánh sáng mặt trời soi rọi vào chuồng để diệt khuẩn, làm khô chất độn và đảm bảo thông khí.

- Ánh sáng phải được phân bố đều trong chuồng với các đèn chiếu cùng loại công suất để tránh cho gà con thích tụm lại nơi có ánh sáng mạnh hơn. Các thiết bị chiếu sáng phải được lau chùi sạch bụi thường xuyên, nếu đèn bị bụi bám thì cường độ chiếu sáng sẽ bị giảm 50-60%.

Nắm rõ các tiêu chuẩn chuồng nuôi gà là chìa khóa số 1 giúp bà con có được kĩ thuật chăn nuôi đỉnh cao, hạn chế rủi ro thiệt hại về kinh tế. Vậy tiêu chuẩn chuồng nuôi gà bao gồm những gì?

Trong chăn nuôi gà, ngoài các yếu tố như dinh dưỡng, chăm sóc,…thì môi trường sồng của gà cũng là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành bại. Bà con nên đảm bảo các tiêu chuẩn về chất độn, nhiệt độ thích hợp cho gà, độ ẩm, độ sạch không khí cũng như sáng sáng cần thiết cho gà,…

Chất độn thường dùng để cho vào chuồng gà là trấu hoặc phôi bào. Trước khi cho vào trong chuồng, bà con nên phơi khô, phun thuốc sát trùng foocmol 2% và sunphat đồng 0,5% nhằm nhiệt nấm, vi khuẩn có hại,…

Gà chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Chất độn chuồng trong chăn nuôi gà

Bà con có thể kiểm tra chất độn tốt hay không tốt bằng cách xờ tay vào. Nếu chất độn không dính bết, không dính vào dầy và nếu lấy tay nắm lại không bị nát vụn thì đó là chất độn tốt.

Sử dụng chất độn trong chăn nuôi gà có tác dụng:

  • Hút ẩm từ phân gà
  • Trộn và làm giảm mức độ đậm đặc của phân
  • Điều hòa độ ẩm và nhiệt độ trong chuồng nuôi gà.

Nếu chăm sóc tốt cho lớp độn chuồng với nguyên liệu đúng yêu cầu trên nền đất độn chuồng hoàn toàn hay 2/3 sàn là chất độn chuồng thì vấn đề phân gà được giải quyết gần như tuyệt đối. Tuy nhiên nếu xử lý không tốt thì đó lại là nguyên nhân gây ra những bệnh nguy hiểm cho gà.

Duy trì nhiệt độ thích hợp cho gà theo từng lứa tuổi là vấn đề hết sức quan trọng. Bởi gà từ khi bắt đầu nở đến 8 tuần tuổi khả năng điều tiết nhiệt kém nên sẽ cần mức nhiệt lớn. Cụ thể

Tuần 1: Nhiệt độ thích hợp cho gà từ 33-35°C.

Tuần 2: Nhiệt độ trong chuồng nuôi gà duy trì ở mức 31-33°C.

Từ tuần 3-8: Mỗi tuần giảm 2-3°C (tùy thuộc thời tiết bên ngoài) sao cho đến tuần 8 nhiệt độ chuồng nuôi rơi vào khoảng 15-20°C là tốt nhất.

Nhiệt độ nguy hiểm cho gà  >30°C và <5°C đối với gà trưởng thành.

Gà chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Nhiệt độ thích hợp cho gà phụ thuộc vào từng lứa tuổi

Để có thể kiểm soát nhiệt độ thích hợp cho gà, bà con nên trang bị cho mình dụng cụ đo nhiệt độ không khí, thường xuyên kiểm tra và có những cách điều chỉnh khi nhiệt độ cao hơn mức quy định. Đặc biệt với nền nhiệt khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, bà con không nên chủ quan.

Vào những ngày hè nắng nóng, bà con có thể thực hiện 1 số biện pháp chống nóng cho gà như: quét vôi trắng, dùng vật liệu cách nhiệt ở mái, dùng mái phụ. Hoặc bà con cũng có thể trồng 1 số cây bóng mát, tán lá cao để không cản trở sự lưu thông không khí.

Độ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi gà dao động trong khoảng từ 60-70%.

Độ ẩm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp của gà. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng dụng cụ đo nhiệt độ không khí. Bởi ngoài đo được nhiệt độ, thiết bị còn có thể đo được độ ẩm trong chuồng nuôi gà. Từ đó, bà con có những cách điều chỉnh phù hợp.

Gà chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Độ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi gà dao động trong khoảng từ 60-70%

Với việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi, bà con cũng không cần đến một máy đo nhiệt độ và độ ẩm có giá thành cao, chỉ cần dòng máy rẻ, chất lượng tốt là đủ rồi. Bà con có thể tham khảo nhiệt ẩm kế trong nhà, ngoài trời có dây Nhiệt ẩm kế điện tử NAKATA NJ-2099-TH (20%~95% ) hay Đồng hồ đo nhiệt độ,độ ẩm Sanwa TH1

Khi điều chỉnh độ ẩm trong chuồng nuôi, bà con nên tận dụng hết độ thông thoáng tự nhiên, hạn chế nước uống của gà rơi vãi ra nền. Bà con có thể sử dụng đệm lót xốp, khô hút ẩm

Ngoài đáp ứng các yêu cầu về độ ẩm, nhiệt độ thích hợp cho gà, độ sạch của của không khí trong chăn nuôi gà cũng không nên bỏ qua. Độ sạch được biểu hiện của các chỉ số sau:

Nồng độ O2 tiêu chuẩn: 21%.

Nồng độ NH3 cho phép: ≤ 0,01%.

Nồng độ CO cho phép: ≤ 0,05%.

Nồng độ CO2 (sinh ra trong quá trình trao đổi chất) cho phép: ≤ 0,03%.

Các thiết bị đo chỉ tiêu khí tham khảo:

Gà lả gia cầm nhạy cảm với ánh sáng. Bởi thế, ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của gà. Chính vì thế, tùy thuộc vào lứa tuổi của gà, loại gà để có thời gian chiếu sáng phù hợp nhất.

Gà chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Cần đảm bảo ánh sáng cho gà trong từng giai đoạn

Gà hậu bị sau 14 ngày không được chiếu sáng quá 10h/ngày. Còn gà để, thời gian chiếu sáng phù hợp nhất là 16h/ngày. Ánh sáng phải được phân bổ đều trong chuồng nuôi với các đèn chiếu cùng loại công suất nhằm tránh gà con thường tụm lại ở những vị trí có ánh sáng mạnh.

Các thiết bị chiếu sáng trong chuồng nuôi cũng nên được lau chùi thường xuyên. Bởi nếu đèn bị bụi bẩn bám vào sẽ làm giảm mức độ chiếu sáng khoảng 50-60%.

Máy đo ánh sáng tham khảo:

Mật độ chuồng nuôi ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sản xuất của gà. Nếu mật độ quá dày sẽ dẫn đến các hiện tượng như: gà mổ cắn nhau, bức bí, thông khí kém,…Bà con có thể tham khảo mật số nuôi sau:

  • Nuôi chăn thả (thông khí tự nhiên): 3-4 con/m2
  • Nuôi trên lớp độn chuồng: 3-4 con/m2 ( thông khí nhân tạo)
  • Nuôi trên lớp độn chuồng (thông khí tốt): 5-7 con/m2
  • Nuôi trên sàn gỗ: 5-7 con/m2

Trên đây là những tiêu chuẩn chuồng nuôi gà đạt tiêu chuẩn, nó sẽ hữu ích cho những bà con đang chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng. Việc đảm bảo tốt các tiêu chuẩn trên sẽ giúp quá trình nuôi gà của bà con trở nên đơn giản, hiệu quả, năng suất cao hơn.

Vào mùa lạnh khi nhiệt độ có thể xuống thấp, kết hợp với độ ẩm không khí cao khiến sức đề kháng của gà giảm. Ðồng thời, đây cũng là thời tiết thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như cúm, hen gà (CRD), Gumboro… Do vậy, cần có những biện pháp chủ động bảo vệ gà.

Chuồng nuôi

Chuồng nuôi cần được tu sửa, che chắn để đảm bảo kín gió. Lỗ thông gió nên đặt ở tầm vừa phải, không nên thấp quá bởi như vậy gió lùa vào gà sẽ rất dễ bị ốm. Cần phát quang bụi rậm xung quanh khu vực chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh, tránh để ẩm ướt, hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh.

Chuồng nuôi nên được ngăn ra làm từng ô nhỏ để thuận tiện cho việc sưởi ấm, tránh để gà trong diện tích lớn sẽ gây khó khăn trong việc sưởi ấm, giữ ấm cho gà.

Chuồng úm gà con nên bố trí ở đầu hướng gió, cách ly xa chuồng gà trưởng thành để tránh lây lan bệnh từ gà lớn sang gà con. Nơi nuôi gà con phải đảm bảo khô ráo, tránh mưa tạt, gió lùa, an toàn, tránh chó, mèo, chuột… gây hại gà con.

Gà chịu được nhiệt độ bao nhiêu
Cần có những biện pháp chủ động bảo vệ gà trong mùa lạnhẢnh: Getty Images

Sưởi ấm

Gia cầm non dễ bị tổn thương, đặc biệt thời tiết lạnh làm chậm hoặc không tiêu túi lòng đỏ, gây viêm, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm sức đề kháng, kế phát nhiều bệnh gây tăng tỷ lệ chết, giảm năng suất. Ở giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi, cần phải chú ý nhất đến việc úm gà. Nhiệt độ chuồng úm đảm bảo không để gà bị lạnh sẽ dễ mắc bệnh. Trong chuồng nuôi, cần bố trí các bóng đèn có công suất khác nhau, treo bên trên để cung cấp nhiệt cho phù hợp. Chiều cao treo bóng đèn được điều chỉnh theo ngày tuổi của gà để không làm vỡ bóng. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp cần bổ sung thêm chất độn chuồng để giữ ấm cho gà.

Ðối với gà trong chuồng, cần sử dụng các biện pháp sưởi ấm cần thiết để tạo ấm như đốt củi, trấu, rơm rạ, nguồn nguyên liệu tận dụng có sẵn. Cần chú ý là phải tránh ngạt cho gà, khói sinh ra phải được đưa qua đường ống xả khói ra ngoài, chỉ cần tỏa nhiệt để sưởi ấm cho gà. Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ. Nếu gà tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ gia cầm bị lạnh. Cần thắp thêm bóng đèn cho gà và đốt úm trấu cho gà ấm, nhất là những hôm trời lạnh và độ ẩm cao (lạnh buốt).

Nếu nuôi nhiều với diện tích lớn thì cần chủ động giữ ấm cho đàn gà trong ngày đông giá rét, đảm bảo sức khỏe đàn gà phát triển tốt nhất. Có thể lắp đặt hệ thống sưởi ấm bằng đèn gas, tỏa nhiệt lớn với diện tích rộng, tiết kiệm chi phí hơn so với các biện pháp sưởi ấm khác và không lo tình trạng mất điện ảnh hưởng đến việc sưởi ấm cho đàn gà.

Quản lý, chăm sóc

Trong tuần đầu, gà con có tốc độ sinh trưởng cao nhất nên nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng kích thước và chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Vì thế, thức ăn gà con phải có chất lượng cao, đủ và cân bằng axit amin giới hạn như lysin, methionin, đặc biệt các vitamin nhất là Vitamin A. Khi thời tiết quá lạnh, có thể kéo dài thời gian nuôi úm gà con. Ðặc biệt, trong giai đoạn này, người nuôi nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ và trạng thái sức khỏe của đàn gà con.

Ðảm bảo mật độ nuôi phù hợp, đối với gà đẻ: 6 - 8 con/m2; gà thịt: 8 - 10 con/m2. Những ngày thời tiết lạnh cần thả gà muộn, nhốt sớm. Không thả gà ra vườn, đồi trong những ngày có rét đậm, rét hại. Chuẩn bị đầy đủ phên, bạt để che chắn, chống gió lùa đối với chuồng gà. Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định. Chất độn chuồng phải đảm bảo luôn luôn được khô ráo, được phun sát trùng trước khi sử dụng, có thể tăng khối lượng so với những ngày bình thường.

Ðảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà. Cho ăn thức ăn chất lượng tốt, không thiu mốc, không nhiễm độc tố. Bố trí khẩu phần ăn giàu năng lượng bằng những thực phẩm giàu tinh bột. Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để đảm bảo gà không bị đói. Cho uống đủ nước sạch, ấm. Vào mùa đông phải tăng lượng thức ăn, tăng dinh dưỡng. Ngoài việc thêm vào khẩu phần ăn 10 - 20% lượng thức ăn thông thường, người nuôi cần cung cấp đủ nước uống sạch. Ðồng thời, bổ sung vào nước một số chất khoáng, B-Complex, Vitamin C, B1… có tác dụng tăng khả năng hấp thu thức ăn và tăng sức đề kháng cho gà.

Phòng bệnh

Cần hạn chế tối đa việc ra, vào khu vực chăn nuôi; Phải có hố sát trùng ở cổng ra vào khu vực chăn nuôi. Chuồng trại phải được vệ sinh, sát trùng và để trống ít nhất hai tuần trước khi thả nuôi đợt mới.

Trong quá trình nuôi, cần giữ cho chuồng luôn khô sạch, vệ sinh định kỳ. Thường xuyên sát trùng chuồng trại, khu vực và dụng cụ chăn nuôi, 2 - 3 lần/tuần. Ðây là biện pháp tích cực nhằm tiêu diệt và làm giảm mật độ mầm bệnh có sẵn trong môi trường, làm cho mầm bệnh không thể gây bệnh cho gà. Có thể sử dụng những hóa chất khử trùng như: Chloramin, Virkon, Formol… Ðịnh kỳ phun thuốc để diệt ve, mòng, muỗi, bọ mạt… là những tác nhân truyền và gây bệnh.

Kiểm tra và xử lý để cống rảnh không đọng phân, nước thải; Máng ăn, uống sạch sẽ, không có thức ăn thừa, thiu.

Gà mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng 2 - 3 tuần, nếu không có biểu hiện của bệnh mới cho nhập vào khu chăn nuôi. Không nên nuôi gà chung với gia súc. Không nuôi xen nhiều lứa gà trong cùng khu vực nuôi..

Theo dõi, phát hiện sớm các trường hợp gà bị bệnh để cách ly điều trị, xử lý kịp thời tránh bệnh lây lan. Người làm việc trong trại không tiếp xúc với gia cầm ở các trại khác. Phải thực hiện nghiêm túc quy định về an toàn sinh học liên quan đến việc vệ sinh trong trại. Phải rửa chân tay và khử trùng chân tay, giày dép sau khi tiếp xúc với gà ốm hoặc chết.

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh cho đàn gà. Ngoài vaccine cúm gia cầm tiêm theo sự hỗ trợ của nhà nước cần tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vaccine thông thường như: Marek gà; Gumboro; Ðậu gà; Dịch tả; Tụ huyết trùng theo lịch của cơ quan thú y địa phương, giúp cho gà miễn dịch với các bệnh này. Với những ngày thời tiết quá lạnh, nên tiêm hoặc nhỏ vaccine cho gà vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày.

Nếu phát hiện gà có dấu hiệu bệnh phải tiến hành cách ly ngay và báo cho cán bộ thú y cơ sở, tuyệt đối không ăn thịt gia cầm ốm chết. Gà đã khỏi bệnh sau khi điều trị có thể nhập lại đàn. 

Theo khuyennongvn.gov.vn