Em nghĩ thế nào về thế hệ trẻ ngày nay năm 2024

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc.

2. Thân bài

  1. Giải thích

Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó còn là ý thức học tập, rèn luyện bản thân, cống hiến, giúp ích cho nước nhà.

  1. Phân tích

- Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc:

Nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên.

Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

Sống có tinh thần tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì lợi ích chung của cộng đồng.

- Ý nghĩa của trách nhiệm:

Trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc là nền tảng của đoàn kết, khi tất cả con người đoàn kết lại với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn.

Sự cống hiến sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

Người sống có trách nhiệm với tổ quốc sẽ là người có tình yêu thương, tính tự giác cao, từ đó làm cho cuộc sống của mình ngày càng phát triển theo hướng tốt hơn.

  1. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

  1. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc và rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý chi tiết nghị luận mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước. (Một trong những điều mà tuổi trẻ hiện nay cần phải lưu tâm chính là trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước.)

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

  1. Giải thích

Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh,

  1. Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

  1. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

  1. Phản biện

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.

Dàn ý chi tiết nghị luận mẫu 3

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước.

- Giải thích: Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh.

2. Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

- Liên hệ bản thân: Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

- Phản biện: Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề: trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc ngắn gọn nhất

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc ngắn (Mẫu 1)

“Con người có tổ có tông/Như cây có cội như sông có nguồn”. Đúng vậy, mỗi chúng ta được sinh ra và lớn lên trong thời bình như hiện nay là một điều vô cùng may mắn và hạnh phúc, chính vì thế, chúng ta cần phải có nhận thức được trách nhiệm của bản thân mình trước đất nước trong hoàn cảnh mới. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc là việc mỗi người nhận thức được tầm quan trọng của bản thân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; đồng thời có những hành động thiết thực để rèn luyện bản thân, cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho quê hương, tổ quốc. Việc sống có trách nhiệm còn là việc chúng ta sống với tình yêu thương chan hòa với mọi người xung quanh, sống với tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ với những người có hoàn cảnh khó khăn, cùng nhau chung tay vì một đất nước vững mạnh, một xã hội giàu tình yêu thương. Việc sống cống hiến sẽ giúp cho bản thân mỗi người trước hết tốt hơn vì khi chúng ta hiểu được vai trò, trách nhiệm của bản thân, ta sẽ có những nhận thức và hành động đúng đắn để xây dựng cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, việc sống có trách nhiệm sẽ khiến ta lan tỏa được nhiều hơn những điều tích cực ra ngoài, xã hội cũng từ đây trở nên tốt đẹp, văn minh hơn. Chính vì thế, là học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc sống cống hiến, đồng thời hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tích cực, rèn luyện đạo đức, trau dồi kiến thức để mai sau thành những người chủ mẫu mực của đất nước. Mỗi ngày cố gắng một chút, chúng ta sẽ tốt hơn. Quỹ thời gian của mỗi người tưởng chừng vô hạn nhưng lại là hữu hạn. Hãy sống trọn vẹn từng giây phút nhất có thể và trở thành một người có ích.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc ngắn (Mẫu 2)

Mỗi con người chúng ta được sống trong nền hòa bình, yên ấm như hiện nay là một điều vô cùng may mắn phải cảm ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước. Chính vì thế, chúng ta phải biết ơn họ và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm của mỗi cá nhân cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi người một hành động, dù nhỏ dù lớn nhưng cùng hướng về một mục tiêu xây dựng nước nhà giàu đẹp sẽ khiến cho cộng đồng tốt đẹp và vững mạnh hơn. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị lên án. Đất nước này là của chúng ta, bầu trời này là của chúng ta, do chúng ta làm chủ. Chính vì thế, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc ngắn (Mẫu 3)

Đối với mỗi quốc gia, dân tộc thì thế hệ trẻ có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển những giá trị tốt đẹp của quê hương, quốc gia đó. Thật vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay thì vai trò, trách nhiệm của người trẻ càng được đề cao hơn. Đầu tiên, thế hệ trẻ có vai trò trong việc bảo vệ quê hương, đất nước khỏi các thế lực thù địch và xâm lăng. Ngay trong thời bình thì quê hương, đất nước vẫn bị đe dọa bởi những mối hiểm họa khôn lường như: bè lũ phản động, những thế lực xúi giục người dân gây rối, làm loạn, chống đối Đảng và nhà nước,... Chính vì vậy, người trẻ là những người hiểu biết, cần có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, nâng cao dân trí cho những người kém hiểu biết cũng như học tập và trau dồi bản thân mình để có thể thể hiện được tình yêu đất nước một cách không mù quáng. Thứ hai, thế hệ trẻ có trách nhiệm học tập và rèn luyện để xây dựng và phát triển các lĩnh vực khác nhau của quê hương, đất nước. Chỉ có bằng tri thức, con người mới có thể từng bước thành công và tạo nên được những thành tựu cho quê hương mình, từ đó mang tiếng nói của quê hương đất nước ra ngoài thế giới. Những cống hiến của người trẻ sẽ góp phần làm cho quê hương thêm giàu đẹp. Thứ ba, người trẻ cần có sự kế thừa và tiếp thu đối với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh kế thừa, bảo vệ khỏi sự xâm hại thì ta còn cần phát triển những giá trị ấy sao cho bạn bè quốc tế cũng có thể biết đến những giá trị đó của nước nhà. Tóm lại, thế hệ trẻ đóng một vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, quê hương.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc ngắn (Mẫu 4)

Làm thế nào để biết con người đã sống đúng nghĩa là sống, là cống hiến, là một công dân gương mẫu cống hiến cho xã hội hay chưa? Đó chính là tinh thần trách nhiệm mà mỗi người có đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc chính trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó còn là ý thức học tập, rèn luyện bản thân, cống hiến, giúp ích cho nước nhà. Người có tinh thần trách nhiệm trước đất nước dân tộc là những người luôn nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên. Bên cạnh đó, họ cũng tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác; sống có tinh thần tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì lợi ích chung của cộng đồng. Tinh thần trách nhiệm có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người: Trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc là nền tảng của đoàn kết, khi tất cả con người đoàn kết lại với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn. Sự cống hiến sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Người sống có trách nhiệm với tổ quốc sẽ là người có tình yêu thương, tính tự giác cao, từ đó làm cho cuộc sống của mình ngày càng phát triển theo hướng tốt hơn. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi người cần sống trước hết cho mình, sau cống hiến cho đất nước, cho xã hội, chính vì thế, chúng ta cần phải nỗ lực hết mình, không ngừng học hỏi và luôn hướng về những điều tốt đẹp phía trước.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc ngắn (Mẫu 5)

Em nghĩ thế nào về thế hệ trẻ ngày nay năm 2024

Quê hương đất nước đối với mỗi chúng ta đều là những thứ thiêng liêng. Để có được đất nước như ngày hôm, cha ông ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu giành được độc lập. Vậy nên, là thế hệ trẻ thì chúng ta trước tiên cần phải ra sức xây dựng đất nước. Đưa đất nước phát triển giống như lời Bác Hồ mong muốn "sánh ngang với các cường quốc năm châu". Phải cần chăm chỉ học tập xây dựng đất nước. Và ngoài ra còn phải bảo vệ Tổ Quốc tránh cho những thế lực xâm lược nước ta. Bảo vệ đất nước tươi đẹp này cho muôn đời sau. Tự rèn luyện bản thân làm sao để phù hợp với sự phát triển của thời đại 4.0. Đó chinh là thể hiện tình yêu quê hương đất nước, để xây dựng đất nước của mỗi cá nhân, của mỗi thế hệ trẻ ngày nay.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc ngắn (Mẫu 6)

Đất nước ta đang bước vào một thế kỉ mới, một thời kì hội nhập kinh tế mới, một thời kì toàn cầu hóa để phát triển cùng các nước láng giềng. Vì vậy mỗi người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải góp phần vào việc giúp đất nước phát triển, và trách nhiệm của những thanh niên hiện nay là rất quan trọng, những người thanh niên cần phải chuẩn bị hành trang của mình đầy đủ, để có thể đi tới một nơi thật xa mà gần trong tương lai chúng ta. Hành trang ở đây không phải là những vật dụng cần thiết cho một chuyến đi, mà là những tri thức, kĩ năng, thói quen được coi là những điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể đi đến một nơi thật xa mà gần trong tương lai của họ, và cũng chính là điều kiện để họ có thể giúp cho đất nước phát triển hơn hoặc bằng so với các nước láng giềng. Vì vậy trách nhiệm của thanh niên hiện nay là rất quan trọng có thể quyết định tương lai của đất nước sau này. Thế mà, có những thanh niên đã không ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay là quan trọng như thế nào, mà chỉ việc lo ăn chơi mà không cố gắng học tập để có thể giúp cho tương lai của mình và đất nước. Về trách nhiệm của mỗi chúng ta thì phải ra sức cố gắng học tập thật tốt và không tham gia vào các tệ nạn của xã hội mà làm cho đất nước bị thụt lùi so với các nước bạn bè. Thanh niên phải xác định được lý tưởng sống của mình và tương lai của mình để có thể giúp cho đất nước phát triển tốt hơn trong tương lai.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc ngắn (Mẫu 7)

Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể, phải rèn đức luyện tài, phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm của của mình với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc ngắn (Mẫu 8)

Đất nước ta đang bước vào một thế kỉ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỉ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Những hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kĩ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – kĩ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kĩ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỉ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu. Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, tivi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỉ mới một cách vững vàng nhất có thể.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc ngắn (Mẫu 9)

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc ngắn (Mẫu 10)

Em nghĩ thế nào về thế hệ trẻ ngày nay năm 2024

Mỗi chúng ta, ai cũng là những phần tử nhỏ bé trong một xã hội rộng lớn, chính vì thế việc chung sức xây dựng quê hương, đát nước là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải của riêng một ai. Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, riêng với học sinh - Là một đối tượng nhỏ tuổi, lại đang ngồi trên ghế nhà trường, thiết nghĩ mỗi người học trò cần phải xác định được mục đích học tập của mình là gì và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành mục đích đã đề ra ấy. Chúng ta phải thật sự nhiệt huyết và tận tâm với việc học của chính mình vì học tập là để kiến tạo tương lai và xây dựng một đất nước giàu mạnh, vững bền. Bên cạnh đó, tuổi trẻ cũng cần năng nổ, nhiệt tình hơn trong các hoạt động, phong trào tập thể, cần là người đi đầu để lôi kéo mọi người tham gia để cùng nhau xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Nếu mỗi người, ai cũng ý thức một chút, ai cũng cố gắng và tận tâm hơn nữa với công việc, ai cũng không quản ngại cống hiến cho tổ quốc thì ắt đất nước của chúng ta sẽ ngày càng phát triển. Và đây cũng chính là cách để mỗi cá nhân thể hiện trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc chi tiết nhất

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 11)

Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngay nay với tương lai đất nước dân tộc.

Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.

Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.

Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học, đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.

Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh vô song của tuổi trẻ “sông kia phải chuyển, núi kia phải dời”. Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.

Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia đình ngay còn nhỏ mà “quên” đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ “làm” gì? Chẳng lẽ ngồi không như một “người bị liệt”. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước như lời dặn của Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn: “Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?”. Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.

Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời kì kháng chiến. Những người con đất nước như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Đây là những thanh niên của hơn 40 năm trước còn lớp thanh niên ngày nay thì sao?

Vâng. Cách bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: những thế hệ trước đã dâng hiến xương máu để ngày sau độc lập thì chúng ta phải biết “cùng nhau giữ nước” và nối tiếp, kế thừa truyền thống cao đẹp đó. Và một điều quan trọng là các bạn đừng nghĩ đó là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta phải hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và sống tự do, no đủ là một món quà quý báu, vô giá mà quê hương xã hội đã ban tặng. Hạnh phúc không tự nhiên mà có mà đó xương máu, tâm huyết của biết bao người con của đất nước. Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, suy nghĩ riêng. Chúng ta không được bác bỏ, phủ nhận quá khứ hay công sức của những anh hùng dân tộc. Đơn giản là vì mỗi thế hệ đều có sứ mệnh riêng, nhận thức riêng mà chúng ta không nên so bì, tính toán. Vì vậy: “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ” (như tổng bí thư Đỗ Mười nói).

Nhưng tuổi trẻ chúng ta có điều kiện gì để xây dựng đất nước? Vâng, đó chính là học tập. Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói đến việc học hành... Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thức giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học tập là một nỗi nhọc nhằn. Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có “bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được. Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụi bại.

Cách duy nhất là phải học chân chính, học bằng khả năng của mình. Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc thuyền số phận của non sông Tổ quốc. Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nữa, học mãi. Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới xán lạn, lấp lánh hào quang.

Tóm lại, tuổi trẻ là người sẽ quyết định tương lai đất nước sau này. Tuổi trẻ nước ta đầy rẫy nhân tài sẽ góp phần cho dáng hình xứ sở. Ngay từ hôm nay, tôi, bạn và tất cả mọi người phải cố gắng học tập để sau này có thể giúp nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng và phát triển nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 12)

Hàng triệu lớp thanh niên ưu tú của dân tộc đã xung phong đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi tổ quốc cần đến, không ngại hy sinh, gian khổ làm nên những thành tích cách mạng to lớn trong chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong hoà bình xây dựng và phát triển đất nước.

Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm nhưng lớp bụi thời gian không thể phủ mờ những cống hiến, hy sinh của bao thế hệ thanh niên quyết tâm “Ba sẵn sàng” để bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ thanh niên hiện nay đang được sống trong hòa bình và một môi trường đảm bảo cho sự phát triển toàn diện có đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của mình cần phải làm gì cho Tổ quốc đàng hoàng hơn, to đẹp hơn hay không?

Trong mọi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh niên bao giờ cũng có vai trò hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc. Bác Hồ đã chỉ rõ: Một dân tộc muốn hồi sinh, trước hết phải hồi sinh thanh niên, nếu thanh niên không chịu giác ngộ, không đủ nghị lực, không còn sức sống, không được tổ chức lại, chỉ chìm đắm trong rượu cồn và thuốc phiện thì dân tộc có nguy cơ bị diệt vong. Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) Đảng ta cũng đã khẳng định: Vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên.

Năm 2000, năm đầu tiên của thế kỷ XXI, Đảng, Chính phủ đã đồng ý đặt tên là “Năm Thanh niên”, chúng ta đã gửi “Thông điệp Tháng Ba” đến bạn bè trên toàn thế giới. Trong những năm qua, chúng ta đã mở rộng quan hệ bè bạn và hợp tác với hàng trăm tổ chức thanh niên, sinh viên thế giới. Chúng ta đã chủ động đề xuất và tổ chức thành công các hoạt động giao lưu với thanh niên các nước có đường biên giới chung với Việt Nam, tiếp tục củng cố mối quan hệ truyền thống với Đoàn thanh niên Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cu Ba, Liên bang Nga; đã tích cực tham gia các hoạt động tại Festival thanh niên, sinh viên thế giới. Vị thế và ảnh hưởng của thanh niên Việt Nam còn được thể hiện ở nhiều cuộc thi thế giới và khu vực về toán học, vật lý, thể thao. Hiện tại, hàng chục vạn lao động Việt Nam mà chủ yếu là thanh niên đang đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế trong nước và thế giới với sự thông minh sáng tạo, đức tính cần cù chăm chỉ trong lao động và nghiên cứu khoa học.

Nếu như trong kháng chiến, phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng” và khẩu hiệu “Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ” đã được lịch sử dân tộc ghi nhận, bạn bè thế giới ngợi ca, thì ngày nay, các phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Học vì ngày mai lập nghiệp”, “Thanh niên tình nguyện”, “Hiến máu nhân đạo” đã và đang thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia.

Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, một thế hệ thanh niên mới đã ra đời và từng bước trưởng thành. Có thể nói ít có thời kỳ nào mà tuổi trẻ Việt Nam lại có cơ hội và vai trò to lớn đến thế trong tiến trình đổi mới và hội nhập. Số đông thanh niên là lực lượng đi đầu, thổi bùng lên ngọn lửa tình nguyện vì cộng đồng và không cam chịu đói nghèo. Các mùa hè tình nguyện đã làm xanh nhiều góc phố bộn bề và bản làng xa xôi. Hàng chục ngàn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi. Nhiều chương trình, dự án lớn, đậm chất thanh niên ra đời như: xây dựng các Cung đường Thanh niên xung phong trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại; xoá hàng ngàn cầu khỉ thay thế bằng cầu nông thôn mới ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; tình nguyện đi lập nghiệp tại đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ với những công trình hiện đại như đóng mới tàu cao tốc Bạch Long, xây dựng trạm điện sức gió, xây dựng công viên tuổi trẻ Sông Hồng trên đảo xa, xây dựng các Làng thanh niên lập nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh và biên giới…Bên cạnh đội hình Thanh niên xung phong lập nghiệp và hoạt động chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, còn có hàng ngàn doanh nghiệp trẻ đang hăng hái, trăn trở góp phần tạo dựng nên “Thương hiệu Việt” và nhiều bạn trẻ khác đang “khởi nghiệp” bằng chính bàn tay, khối óc dám nghĩ, dám làm và biết làm của mình. Như vậy là phần đông thanh niên thời đại ngày nay vẫn tiếp bước tinh thần “Ba sẵn sàng” của các thế hệ cha anh, tự ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước với những đóng góp không nhỏ.

Đảng và Nhà nước ta cũng luôn quan tâm đến thế hệ thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình đối với đất nước. Những cơ chế chính sách chủ yếu tập trung đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và cơ bản của thanh niên về học tập, sao cho thanh niên Việt Nam không còn tụt hậu so với thanh niên thế giới về khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý và hoà nhập nhanh vào kinh tế thị trường, kinh tế tri thức; về định hướng nghề nghiệp và việc làm, sao cho chuyển đổi được nhận thức toàn xã hội không còn coi cánh cổng trường đại học là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên, để xã hội ta “giảm thầy tăng thợ giỏi”; về nâng cao trình độ thẩm mỹ, lối sống, thể lực và nâng cao tâm hồn cốt cách cho thanh niên Việt Nam…

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mặt trái của kinh tế thị trường đang làm biến đổi nhiều mặt đời sống xã hội, đã xuất hiện ngày càng gia tăng những lối sống thực dụng, ích kỷ và buông thả, thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, sống thụ động, thờ ơ, ngại tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, vi phạm pháp luật, tin vào những điều mê tín dị đoan… trong một bộ phận không nhỏ thanh niên và trong xã hội. Chính vì thế, cần nâng cao vai trò của Đoàn trong việc định hướng tư tưởng và hành động của thanh niên, phát động nhiều chiến dịch thiết thực thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia, giúp thanh niên nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xứng đáng là thế hệ thanh niên mới tiếp nối truyền thống tự hào của cha anh.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 13)

Việt Nam quê hương ta đã trải qua bao đau thương, mất mát với bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. đó là những mất mát, đau thương của cả dân tộc, của bao thế hệ nhưng dù ở thời kì nào, dù ở giai đoạn nào cũng những mất mát, đau thương lớn nhất cũng với những chiến công, cống hiến oanh liệt, hào hùng nhất vẫn luôn sát cánh cùng với tuổi trẻ, thanh niên. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước.

Xã hội ta, đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hương, đất nước,…

Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ từ những trò chơi trực tuyến, hay từ những thần tượng xứ Hàn, xứ Đài nào đó. Điều này sẽ dẫn đến một hệ quả không hay chút nào, khi mà một đất nước có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng….

Các bạn trẻ đó nào biết rằng, để có được đất nước như ngày nay thì đã bao người phải ngã xuống và đã bao người lại tiếp tục nối bước những người đã nằm bên dưới. Họ nào biết rằng, độc lập tự do mà họ đang có, sự an nhàn sung sướng mà họ đang hưởng thụ đã được đổi lấy bằng xương, bằng máu của ông cha họ. Và họ cũng chẳng hề biết rằng, nếu họ cứ mãi chìm đắm trong những đam mê nhất thời đấy thì một ngày không xa, chính bản thân họ, gia đình họ, đất nước của họ sẽ phải bị đào thải khỏi thế giới này.

Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

Những thanh niên yêu nước, những người trẻ tuổi có trách nhiệm với đất nước sẽ làm nên những trang sử mới cho đất nước, làm cho đất nước trở nên giàu mạnh hơn. Thế nên, hãy tỉnh dậy và bắt đầu làm việc đi nào các bạn trẻ, đừng mãi ngủ vùi trong thú vui, đam mê, dục vọng.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 14)

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ Vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta, đã viết trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc năm 1946 như sau: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau bàn bạc về tuổi trẻ và tương lai của đất nước nhé!

Nói về đất nước ta trước năm 1945, thật là những cuộc sống tối tăm:

"Ôi nhớ những đêm nào thuở trước Xóm làng ta xơ xác héo hon Nửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy, làng thôn lính đầy"....

Những mảnh đời như lão Hạc, chị Dậu và cái Tí thật chẳng có lối thoát, không còn hi vọng gì, còn con trai lão Hạc thì:

"Bán thân đổi mấy đồng xu Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng ..."

Kiếp sống của nhân dân lao động thì tăm tối, bị chà đạp về nhân phẩm và quyền sống; kiếp sống của những người trí thức cũng chẳng có tương lai: những ông giáo của Nam Cao cũng hệt như con hổ nhớ rừng: "Nay sa cơ chịu nhục nhằn tù hãm"...

Nhưng Bác Hồ đã tiên đoán được tiềm năng của dân tộc Việt chúng ta. Năm 1921, người đã viết: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến".

Với ý nghĩa "tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, thực sự thanh niên là lực lượng hùng hậu, có sức khỏe. Có học vấn và tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong giai đoạn cách mạng mới, trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và bối cảnh thế giới biến động phức tạp, Đảng ta đã khẳng định: "Thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thanh niên chiếm 1/3 dân số, là lực lượng xung kích, là người chủ hiện tại và tương lai của đất nước ta. Hiện nay, thanh niên ta đang đứng trước những thời cơ là:

- Sự nghiệp đổi mới của Đảng, sự đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền và các ngành mở ra cho thanh niên nhiều cơ hội để phát huy tài năng, cống hiến và trưởng thành.

- Các chính sách của nhà nước như phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn và tay nghề, các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế nhiều thành phần ...là cơ hội để thanh niên vươn lên làm giàu chính đáng.

Trong những năm 1920, Bác viết bài "Gửi thanh niên An Nam" như sau:

"Thanh niên chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà;; những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi! Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên của người không sớm hồi sinh!". Cùng thời lúc ấy, nhà cách mạng Phan Bội Châu cũng mượn tiếng gà gáy để đánh thức tuổi trẻ.

"Dậy Dậy! Dậy! Bên án, một tiếng gà vừa gáy. Chim trên cây cũng tỏ ý chào mừng Xuân ơi xuân, em có biết cho chăng? Ba mươi năm lẻ đã từng chua với xót...!!"

Rồi từ đó, nhà chí sĩ kêu gọi thanh niên:

Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn Đúc gan sắt để dời non lấp bể Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ... Mới thế này là mới! Hỡi chư quân!"...

Bao nhiêu năm trôi qua từ những năm 1920 ấy, bao anh hùng đã đổ máu xương xuống mảnh đất này! Bây giờ, trong những thanh niên thế kỉ XXI, ai là người còn nhớ đến những người lãnh tụ chịu tù tội, ai đếm được những máu xương nhuộm thắm quê hương để giành độc lập tự do? Nếu bạn có một hoài bão cao đẹp dựng xây đất nước, xin hãy đi lên bằng nghị lực của mình và một trí tuệ được thụ hưởng có chọn lọc thời mở cửa của thế kỉ XXI. Mong sao những thanh niên như thế có một tương lai tươi sáng khi bạn biết đi lên, sống xây dựng và cống hiến. bạn sẽ có một tương lai tươi sáng giữa một góc quê hương giàu đẹp!

Nhưng nếu bạn là một trong những bạn trẻ đang rong chơi thay cho việc vùi đầu vào nghiên cứu và học tập? Nếu bạn ăn chơi và vô tình sa chân vào con đường nghiện ngập, khó thoát ra? Vậy thì tương lai của những người như bạn đưa đất nước quê hương về đâu? Bạn đưa gia đình thân thích bạn đi đến nơi nào nếu nơi bạn đến là bệnh viện chữa AIDS? Nếu thanh niên chúng ta không là gánh nặng cho gia đình, xã hội, mà là chỗ dựa cho người thân yêu, thì đó là "con hơn cha là nhà có phước". Đất nước càng nhiều người như thế, càng giàu mạnh hùng cường.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 15)

Em nghĩ thế nào về thế hệ trẻ ngày nay năm 2024

Để khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển cuộc sống tương lai, tổ chức UNESCO đã đưa ra câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Thái độ quan tâm lo lắng ấy đã được Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng thể hiện qua lời căn dặn của Người trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập cách đây hơn sáu mươi năm: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Trải qua nhiều thập kỷ, câu nói trên của Bác vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với học sinh chúng ta.

Lời căn dặn của Bác vừa thiết tha vừa hàm súc chứa đựng bao niềm tin yêu và hy vọng đối với lớp trẻ Việt Nam. Đầu tiên Bác nêu vấn đề như một câu nghi vấn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không” và những dòng tiếp theo cũng là câu trả lời của Bác: “Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Qua những lời căn dặn của Bác ta nhận thấy sự kỳ vọng của một vị lãnh tụ đất nước đối với các thế hệ học sinh. Bác đã trao cho lớp trẻ trách nhiệm nặng nề nhưng không kém phần vinh quang. Đó là kế tục sự nghiệp của cha ông đi trước để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh tươi đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Để gánh vác trách nhiệm này thì học sinh chỉ có một con đường là phải cố công học tập rèn đức luyện tài, phấn đấu không ngừng nghỉ không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.

Tại sao Bác lại khẳng định tương lai đất nước phụ thuộc vào sự gắn công học tập của lớp trẻ. Đó bắt nguồn từ thực trạng nước ta những ngày đầu giành độc lập từ tay thực dân Pháp. Bên cạnh nạn đói đang đe dọa, giặc dốt cũng hoành hành không kém. Hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ.

Một đất nước có trình độ dân trí thấp luôn đồng hành với đói, nghèo, lạc hậu. Cho nên ngoài việc trừ giặc đói, Bác đã quan tâm đến phong trào diệt trừ giặc dốt. Để đất nước có một tương lai xán lạn cần phải có những con người có trình độ với học thức, tài năng và đạo đức và điều đó cần được chú trọng ngay trong thời điểm hiện tại và các thế hệ học sinh chính là những người phải thực hiện trách nhiệm nặng nề và vinh quang ấy vì tương lai vận mệnh đất nước sau này hoàn toàn phụ thuộc vào thế hệ mai sau, học sinh là người chủ tương lai đất nước.

Một đất nước muốn vươn lên từ đói nghèo và lạc hậu và phát triển sánh vai với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới cần phải có một đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật giỏi để vận dụng nền công nghệ tiên tiến của thế giới vào trong việc xây dựng và phát triển, cần phải có những người có học vấn cao, có đầu óc nhạy bén, có tầm nhìn xa, trông rộng để định hướng cho con thuyền đất nước vượt qua giông bão của thời đại để tiến đến bến bờ thành công. Ngược lại nếu thế hệ học sinh không chăm chỉ học tập, không chuyên tâm rèn luyện, phấn đấu thì liệu trong tương lai ta có thể gánh vác được và xây dựng đất nước hay không?

Học sinh là đối tượng luôn được Bác Hồ yêu thương quan tâm nhiều nhất. Vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác tự xây dựng cho mình một phương pháp học sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất. Mà muốn học tốt đầu tiên chúng ta cần phải xác định mục tiêu học tập đúng đắn, ý thức được trách nhiệm quan trọng của mình là phải xây dựng Tổ quốc. Mục đích học tập càng cao đẹp thì động cơ học tập càng mãnh liệt.

Có mục đích học tập vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải có nội dung học tập đúng đắn. Trong điều kiện hiện tại, chúng ta phải chăm chỉ học tập các môn văn hóa để nâng cao trình độ, phát huy hết khả năng của mình trong mọi lĩnh vực. Không chỉ học tập trong nhà trường, chúng ta còn phải tham khảo thêm sách báo, phân tích những cái sai và học hỏi những cái hay của người khác để, tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm khác và tránh những sai lầm.

Chúng ta phải học các môn thể dục để rèn luyện sức khỏe vì “một đầu óc minh mẫn chỉ có trong một thân thể cường tráng”. Nhưng học không chưa đủ chúng ta còn phải biết vận dụng những điều mình học được vào trong những thao tác thực hành.

Việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức theo năm điều Bác dạy cũng là một phương pháp học tập. Một con người hoàn mĩ phải hội tụ hai yếu tố tài năng và phẩm chất đạo đức.

Tóm lại qua lời căn dặn trong bức thư gửi học sinh, Bác đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học của thế hệ trẻ đối với tương lai đất nước. Bác đã tin tưởng giao cho thế hệ trẻ chúng ta nhiệm vụ khó khăn và vinh quang, giao cho chúng ta tương lai đất nước. Vậy chúng ta phải cố gắng học hành, rèn đức luyện tài để có thể đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu đáp lại lời mong mỏi thiết tha của Bác.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 16)

Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nhất. Chính vì thế, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước hiện nay còn nhiều trăn trở.

Để hiểu được trách nhiệm của bản thân mình đối với quê hương đất nước, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là trách nhiệm của tuổi trẻ. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước chính trách nhiệm giữ gìn nền độc lập đang có, tích cực xây dựng một đất nước ngày càng vững mạnh, giàu đẹp, văn minh.

Chúng ta cần sống với lòng biết ơn thế hệ đi trước vì mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Hiểu một cách đơn giản, mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là đang cống hiến cho tổ quốc. Trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc còn là trách nhiệm yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Là một học sinh, để cống hiến cho nước nhà, trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô, rèn luyện cả về trí tuệ lẫn đạo đức để hoàn thiện bản thân mình một cách tốt nhất. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, hiểu rõ tầm quan trọng của đất nước đối với bản thân mình. Cần phải luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh… có như vậy mới xứng đáng là một công dân gương mẫu của nước nhà.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi những công việc chung là việc của người khác, thờ ơ, vô trách nhiệm… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

Ai sinh ra cũng có cội nguồn, cũng có đất nước, quê hương. Chúng ta hãy sống và cống hiến hết mình để làm cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn cũng như góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 17)

Quê hương và đất nước mỗi người chỉ có một. Mỗi chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm giữ gìn, phát triển đất nước ngày càng văn minh, thịnh vượng hơn.

Đất nước không tự nhiên mà có. Để có được một đất nước hiện hữu như ngày hôm nay, trong suốt dòng chảy lịch sử, ông cha ta đã phải bỏ ra bao mồ hôi, nước mắt và cả sương máu để giữ gìn từng tấc đất trước sự lăm le xâm lược của kẻ thù cũng như ra sức lao động để vun vén cho đất nước ngày càng phát triển bền đẹp hơn. Chúng ta được sống trong thời bình như hiện nay quả thực là một may mắn và đặc ân vô cùng lớn. Chính vì thế, ta không nên bàng quan với thế sự, với đại cuộc mà cần nỗ lực hết sức mình để hoàn thiện bản thân cũng như để góp sức cho đất nước ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Để làm được điều đó, trước hết mỗi chúng ta cần sống có mục tiêu, có ước mơ, có lí tưởng, cần phải biết bản thân mình muốn gì, sẽ trở thành như thế nào trong tương lai để làm người có ích. Sau khi xác định được mục tiêu cho bản thân, ta cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ để hoàn thiện bản thân mình, trau dồi cả về tri thức và đạo đức thật tốt. Không dừng lại ở việc tập trung phát triển bản thân, ta cần phải sống chan hòa, giàu tình yêu thương, biết lo lắng, quan tâm đến những người xung quanh mình để tạo lập một cuộc sống giàu tình yêu thương, sự gắn kết, gia tăng khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Ngoài ra, ta cần phê phán, lên án những người trẻ sống có tư tưởng, hành động lệch lạc, không những bỏ bê bản thân mà còn gây hại cho xã hội.

Cuộc sống vốn ngắn ngủi, chúng ta không chỉ cần có trách nhiệm với cuộc sống cá nhân mình mà còn cần có trách nhiệm với quê hương, với đất nước và nỗ lực bằng chính sức mình để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn. Cuộc sống này là của chúng ta, nằm trong tay chúng ta, đừng ngần ngại, hãy gây dựng cho bản thân những giá trị tốt đẹp nhất và cống hiến nhiều hơn cho xã hội.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 18)

Bác Hồ vị cha già của dân tộc, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác luôn quan tâm đến thế hệ trẻ ngày nay. Nhân dịp khai giảng năm học đầu tiên khi nước ta hoàn toàn độc lập, Bác đã gửi thư cho học sinh cả nước. Trong thư có đoạn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, đất nước có nhiều đổi thay nhưng câu nói thiêng liêng của Bác vẫn có giá trị về giáo dục, khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền đất nước chăm chỉ học tập.

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ Quốc Việt Nam. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là một lý tưởng sống. Và nhất là tuổi trẻ hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước phải xác định được cho mình một lý tưởng sống đúng đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuổi trẻ chúng ta được đặt ra câu hỏi: sống như thế nào để có ích cho xã hội? Tuổi trẻ là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế lý tưởng sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ Quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại.

Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai. Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có lý tưởng cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các cháu” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Các bạn hãy cố lên!

“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”

(Hồ Chí Minh)

Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời chiến. Những người con của đất nước đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình - cái tuổi 20 đầy ước mơ ấy - cho Tổ quốc với lý tưởng sống thật cao đẹp và thánh thiện. Đấy là những thanh niên của gần 40 năm trước, còn lớp thanh niên ngày nay thì sao? Đấy chính là chúng ta. Chúng ta nên biết một điều: nếu như lớp người đi trước đã quên mình cho thế hệ sau được độc lập, no ấm thì ngày nay, tuổi trẻ chúng ta sẽ tiếp tục duy trì truyền thống đó. Và một điều quan trọng là bạn đừng xem đấy là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và được sống tự do, no đủ đó là món quà quý báu, vô giá mà quê hương và xã hội đã ban tặng cho chúng ta. Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Mà đó là xương máu, tâm huyết của biết bao con người trên đất nước này. Họ là ai? Họ là những con người yêu quý quê hưong đất nước. Họ cho rằng được hiến dâng cho quê hương là hạnh phúc, là niềm tự hào, là vinh dự quý báu.

Thế thì sao chúng ta không học theo họ. Mọi suy nghĩ, hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ. Ý nghĩ, tư tưởng là nền móng cơ bản dẫn đến việc làm, lối sống của thế hệ trẻ. Mỗi một thời đại, mỗi một hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, những lý tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bác bỏ, không phủ nhận quá khứ, lịch sử hào hùng, thế hệ trẻ ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lý tưởng muốn được chiến đấu, hi sinh cho độc lập, tự do tổ quốc, cho tự hào dân tộc. Nhưng chúng ta không thể lấy thước đo của ngày hôm qua áp dụng vào ngày hôm nay, cũng không thể đem thế hệ trước so sánh, áp dụng cho thế hệ sau. Đơn giản vì mỗi thế hệ có một môi trường riêng, một nhận thức, một hoàn cảnh và một sứ mệnh riêng. Vì vậy “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ!” (Tổng bí thư Đỗ Mười nói ).

Tuổi trẻ hiện nay đã khẳng định tiếng nói và lý tưởng sống của mình chính là phấn đấu tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Với riêng mỗi cá nhân, đã sinh ra trong đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc. Hơn thế nữa, từ đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn.

Còn nhớ năm 2005, trên báo chí luôn nhắc đến gương người Việt trẻ Nguyễn Phương Ngọc - người dám ước mơ đứng trên bục cao nhất của “Trí Tuệ Việt Nam”. Phương Ngọc sinh năm 1983 tại Hải Phòng cuối cùng đã đoạt Giải công nghệ cuộc thi “Trí Tuệ Việt Nam 2004”. Đã giành giải nhất phần thi thuật toán tại cuộc thi Imagine Cup 2005 (cuộc thi quy tụ 17 nghìn sinh viên từ 90 quốc gia trên thế giới) do Tập đoàn Microsoft tổ chức tại Yokohama (Nhật Bản).

Phải nói rằng Việt Nam chúng ta có khá nhiều thuận lợi, vừa được thiên nhiên ưu đãi, vừa có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú. Hơn nữa, tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào dân tộc vì mỗi khi đất nước lâm nguy thì Việt Nam lại xuất hiện những anh hùng trẻ tuổi dũng cảm, tài trí. Điều đó cho thấy rằng tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và luôn phát huy truyền thống anh hùng.

Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đất nước. Tuổi trẻ cả nhân loại đang ra sức tìm kiếm và xây dựng những thứ tưởng chừng như viễn tưởng nhưng nay lại trở thành hiện thực, như những thành tựu trong ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... Họ có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng nội lực của chính mình, họ có tự do trong suy nghĩ và hành động, họ có sự dân chủ trong mọi ý tưởng và lý tưởng, họ có được sự tôn trọng về thực quyền sáng tạo. Vậy thì tiềm năng và tương lai phát triển của mỗi quốc gia đều mong đợi và đều đặt niềm tin vào tuổi trẻ.

Tuổi trẻ Việt Nam những năm gần đây đã khẳng định được sức mạnh của chính mình trong mọi lĩnh vực như: kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục,... Ngày càng xuất hiện nhiều nhà kinh doanh trẻ năng động; những nhà khoa học tài năng; đặc biệt là những thành tích của học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các kì thi Olympic khu vực và quốc tế như Nguyễn Phương Ngọc - đã giành giải nhất phần thi thuật toán tại cuộc thi Imagine Cup 2005. Do đó khi còn ngồi trên ghế học trường các bạn hãy chăm chỉ học hành.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc hay nhất

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 19)

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình Tuổi hai mươi làm sao không tiếc? Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?

(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)

Những câu thơ trên của Thanh Thảo đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”.

Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 20)

Em nghĩ thế nào về thế hệ trẻ ngày nay năm 2024

Mỗi người chúng ta khi sinh ra trên đời này, ai cũng sẽ có cho mình những trách nhiệm, trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, và hơn hên là trách nhiệm của một công dân đối với Tổ Quốc của chúng ta.

Ta được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương, trên dải đất hình chữ S này, được sống dưới một bầu tự do, hạnh phúc và yên bình, được hưởng những quyền lợi mà đất nước mang lại, vậy nên con người hoàn toàn cũng cần có trách nhiệm đối với Tổ Quốc mình. Trước hết, là một công dân, mà nòng cốt là thế hệ trẻ, cần không ngừng nỗ lực và rèn luyện để dựng xây Tổ Quốc. Bác Hồ đã từng nói "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu".Thế hệ trẻ là mầm non tương lai của đất nước, là những người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đất nước phát triển sau này, vậy nên, việc học tập tốt và tu dưỡng đạo đức, tác phong là một điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, là một công dân, cần biết yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh. Một đất nước, một xã hội chỉ thực sự phát triển khi những hạt nhân trong xã hội ấy biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó với nhau vượt qua bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Giống như, khi xưa, thế hệ ông cha ta đã không tiếc thân mình, đổ mồ hôi và xương máu để bảo vệ Tổ Quốc, chống lại kẻ thù xâm lược, quyết tâm đem lại cuộc sống hòa bình cho dân tộc như ngày hôm nay. Ngoài ra, là một công dân, con người ta cần biết tự hào và phát huy truyền thống của dân tộc. Dòng máu trong tim ta là dòng máu của Tổ Quốc, luôn phải biết hướng về cội nguồn, đừng bao giờ chối bỏ hay quay lưng lại với chính Tổ Quốc của mình, nơi đã cho ta sự sống. Hãy tự hào về những giá trị văn hóa, tinh thần của đất nước và phát huy, giữ gìn cũng như phát triển chúng, mang những nét cổ truyền ấy đi xa hơn trên thế giới này, để bạn bè khắp năm châu đều biết đến Việt Nam, Tổ Quốc thân yêu của ta. Có rất nhiều những tấm gương sáng đã làm rạng danh Tổ Quốc trên nhiều lĩnh vực như giáo sư Toán học Ngô bảo Châu, hoa hậu Hoàn vũ H’hen Niê hay Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam,...họ đều là những con người đã không ngừng nỗ lực, học tập, thi đấu để đạt được những thành tích lớn, đem cái tên Việt Nam tỏa sáng trên những đấu trường quốc tế danh giá khác nhau, khiến người người đều nhớ mãi đến tên họ.

“Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”, là một công dân, đặc biệt là một thế hệ trẻ, trách nhiệm đối với Tổ Quốc là một điều mà mỗi cá nhân đều phải ghi nhớ và thực hiện, chính nó sẽ là tác động to lớn, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của đất nước sau này.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 21)

Cuộc đời mỗi con người đang dần trôi theo thời gian, những ai đã sống trong tuổi trẻ và những người đang đắm mình trong độ tuổi ấy có lẽ đều trân trọng, ý thức được trách nhiệm, bổn phận của bản thân. Đó là độ tuổi đẹp nhất của đời người, là cái tuổi một đi không trở lại khiến người ta muốn níu giữ mãi như có lần thi sĩ Xuân Diệu thốt lên:

“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian”

Thế mới thấy tuổi trẻ đẹp đẽ và ý nghĩa đến nhường nào. Tuổi trẻ của những thanh niên thiếu niên còn có vai trò to lớn với xã hội, với tương lai đất nước.

Tuổi trẻ là chỉ những công dân ở lứa tuổi tuổi thanh niên, là thế hệ măng đã sắp thành tre và họ là những người đủ điều kiện và nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội và đất nước. Đây cũng là độ tuổi mà con người ta trẻ sức và trẻ lòng nhất, ấy là khi những chàng trai, cô gái căng đầy bầu nhiệt huyết của sự đam mê, khát khao cống hiến, tỏa sáng và theo trọn khát vọng của mình.

Vì vậy, tuổi trẻ luôn gắn với vận mệnh dân tộc, là tương lai của đất nước. Trước hết những người trẻ tuổi đều là những thanh niên dồi dào sức khỏe, tràn đầy nhiệt tình và trách nhiệm vì thế họ là cánh tay đắc lực tham gia vào quá trình lao động sản xuất để dựng xây đất nước. Việt Nam ta bước ra khỏi hai cuộc kháng chiến với vô vàn những khó khăn và thiếu thốn song với sự vận động của đoàn cùng với những thanh niên xung phong đi đầu đã đưa đất nước dần đứng lên để sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Đó là phong trào thanh niên xung phong với khẩu hiệu "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên"; là những tấm gương sẵn sàng hi sinh bản thân để đi khai phá, xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Tuổi trẻ còn là những con người trẻ trung. Là tuổi trẻ nên như một lẽ tất yếu, họ tự tin về bản thân, họ luôn cố gắng phấn đấu và nỗ lực để đạt được mục đích. Không chấp nhận lối sống mờ nhạt và yếu ớt, tuổi trẻ là những con người tràn đầy khát vọng, luôn ấp ủ những ước mơ, hoài bão về một tương lai tươi sáng. Cùng với sự sáng tạo, trí tuệ, sự kiên trì, bền bỉ và niềm tin; bao thế hệ trẻ đã biến ước mơ thành hiện thực và rồi đưa đất nước lên những tầm cao mới, để hội nhập cùng thế giới. Đó là tiến sĩ Chu Hoàng Long với phương pháp đo lường nước trong nông nghiệp hay một sinh viên người Việt đã dùng sóng âm thanh để dập tắt lửa. Trên đấu trường tri thức, đất nước Việt Nam dù nhỏ bé nhưng tuổi trẻ cũng chẳng thua kém ai như nữ sinh Đinh Thị Hương Thảo hai năm liên tiếp giành huy chương vàng Vật lí quốc tế. Tất cả đều khiến mọi người ngưỡng mộ, không chỉ trong nước mà còn cả bạn bè quốc tế.

Như vậy, tuổi trẻ đã cống hiến hết mình để dựng xây đất nước ngày một giàu mạnh, có vị thế trong trường quốc tế. Để cống hiến cho đất nước, tuổi trẻ hôm nay phải ra sức học tập và rèn luyện, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, thi đua lập thành tích trong mọi lĩnh vực của đời sống và chủ động tiếp nhận, gánh vác công việc của thế hệ trước. Bên cạnh đó cũng cần khắc phục những nhược và hạn chế để tận tâm và tận hiến. Sống như vậy thật ý nghĩa biết bao, vì ta sống đâu chỉ cho riêng mình mà còn biết cống hiến và hy sinh.

Tuổi trẻ chính là người quyết định tương lai đất nước sau này. Tôi bỗng nhớ lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm - một bài học triết lí cho tất thảy mọi người:

"Em ơi em đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời"

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 22)

Mỗi dân tộc muốn bền vững và phát triển, muốn tiến bước và thăng hoa, thế hệ trẻ chính là nhân tố thiết yếu làm nên điều ấy. Tuổi trẻ là thanh xuân của mỗi người, nhưng cũng lại là tương lai của cả dân tộc. Bạn có bao giờ nhận ra điều ấy?

Tuổi trẻ là những thế hệ mầm non đang và sẽ trưởng thành. Đó là độ tuổi con người có nhiều sức lực, trí tuệ và nhiệt huyết nhất, có thể đóng góp cho cuộc đời nhiều thành tựu nhất. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường coi độ tuổi hoa niên là tuổi quý giá nhất, mất đi không thể lấy lại được. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà mỗi dân tộc lại dành hết tâm lực để phát triển cho thế hệ trẻ của đất nước. Bởi họ nhận ra rằng, đất nước ngày hôm nay chính là dáng hình của thế hệ trẻ ngày hôm qua. Không có thế hệ trẻ, đất nước ấy chẳng mấy chốc mà suy tàn. Những tinh hoa của đất nước cũng từ tuổi trẻ mà nảy nở ra.

Vậy tại sao tuổi trẻ lại làm nên tương lai của đất nước?

Mỗi dân tộc đều có những thế hệ già trẻ khác nhau. Dù thế hệ đi trước có đạt được nhiều thành tựu đến mấy đi nữa, dù nó có lưu truyền đến ngàn đời sau, vẫn sẽ có ngày nó đi vào dĩ vãng. Bởi quy luật của thời gian là băng hoại mọi thứ, không có gì là tồn tại vĩnh viễn. Bởi vậy, chỉ có gì là tồn tại trước mắt, là của tương lai mới thực sự có giá trị nhất. Một trong số đó là thế hệ trẻ với tài năng và tâm huyết tràn trề. Chúng chỉ có thể mong ngóng vào những lớp mầm non đó có làm nên được tương lai của đất nước hay không, chúng ta chẳng thể ngược lại quá khứ hay tìm đến với tương lai xa vời. Thế hệ trẻ là những gì kết tinh nhất, gần gũi nhất với tương lai.

Sẽ chẳng ai có thể dám cá cược rằng, thế hệ trẻ sẽ không làm được gì cho đất nước. Thế hệ cũ cũng từ non nớt mà trưởng thành, cũng đã bước những bước đi đầu tiên vụng về như vậy, có lí do gì để chúng ta không tin vào ngày hôm nay? Xã hội chúng ta đã phát triển được đến ngày hôm nay là nhờ vào ai? Chúng ta được sống trong môi trường đủ đầy hạnh phúc là nhờ vào ai? Chính là những người đã từng là thế hệ trẻ. Bởi vậy mà mỗi quốc gia, dân tộc đều không tiếc gì tiền của, nhân lực để bồi dưỡng cho một thế hệ mầm non, bởi họ tin tưởng vào tài năng và trí tuệ của những người còn trẻ.

Nhưng hiện nay, chúng ta lại dường như không nhận thức rõ được điều ấy. Soi chiếu vào thực tại của Việt Nam, chúng ta nhận ra một sự thật rằng, những hạt giống mới lại ngày càng yếu ớt. Một bộ phận giới trẻ lao vào ăn chơi đua đòi, một bộ phận lại vi phạm pháp luật, hay sống cuộc đời dựa dẫm vào bố mẹ. Liệu chúng ta có thể nhờ cậy vào thế hệ ấy? Người trẻ bây giờ, phải chăng không nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của bản thân? Họ lo để hưởng lạc, thoả mãn các thú vui của mình mà quên đi rằng, mình phải sống vì tương lai, vì dân tộc của mình. Chúng ta vẫn tìm được những người tài, nhưng đó dường như chỉ là một hạt cát trên sa mạc. Thực tại ấy thật đáng buồn biết nhường nào!

Chúng ta còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa phải chịu những áp lực to lớn trước mắt. Nhưng thiết nghĩ, mỗi chúng ta cũng nên tự hiểu về điều mình cần làm, về bổn phận trước tương lai của đất nước. Chúng ta nên hiểu rằng, chỉ có con đường rèn luyện nhân cách và tu dưỡng trí tuệ mới đưa chúng ta trở thành một người có ích, để chúng ta làm tròn bổn phận của mình. Hãy luôn nhớ rằng: tuổi trẻ là tương lai của đất nước!

Tuổi trẻ là tuổi trẻ của đất nước và tương lai là tương lai của tuổi trẻ. Chúng ta có cống hiến, có cho đi thì mới có thể nhận lại được nhiều hơn thế. Các bạn trẻ, các bạn hãy vững tin để chân cứng đá mềm, để làm giàu cho quê hương xứ sở.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 23)

Tương lai đất nước chính là con đường phía trước của mỗi dân tộc. Nói đến tương lai đất nước là nói đến thời kì phát triển thịnh vượng sắp tới mà đất nước đang hướng đến.

Thế hệ tuổi trẻ ngày nay được sống, lao động, học tập trong môi trường hòa bình; được thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới đất nước; được cống hiến và trưởng thành trong sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc của kinh tế – xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; được gia đình và xã hội dành cho nhiều cơ hội học tập để có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn các lớp thanh niên đi trước. Những lợi thế to lớn ấy khiến tuổi trẻ trở thành lực lượng lao động quan trọng nhất tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay mang trên vai trọng trách lịch sử, đó là phải trở thành lực lượng lao động có trí tuệ và có tay nghề cao, có đạo đức và lối sống trong sáng, có sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cường tráng để đưa Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Với lợi thế năng động, sáng tạo, giàu nhiệt huyết, không ngại ngần khó khăn, tuổi trẻ là lớp người có khả năng học tập, tiếp nhận trình độ khoa học công nghệ kĩ thuật tiên tiến của các nước trên thế giới và vận dụng hiệu quả vào tình hình thực tiễn đất nước. Nhiều thanh niên Việt Nam đã không ngại khó khăn, ngày đêm ra sức học tập, sáng tạo và thành công rực rỡ trên con đường khởi nghiệp làm giàu. Họ chính là những tấm gương sáng ngời cho ý chí vượt khó vươn lên thành công.

Tuổi trẻ là lớp người tiên phong trong chiến lược quảng bá hình ảnh con người và nền văn hóa Việt Nam ra khắp năm châu. Với trình độ công nghệ cao, sự nhạy bén tiếp biến và vận dụng tri thức, giỏi ngoại ngữ, tuổi trẻ Việt Nam từng bước giới thiệu với bạn bè khắp thế giới một nền văn hóa Việt Nam bình dị, nhân văn, mang đậm bản sắc Á Đông trên khắp các diễn đàn.

Tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Hằng năm, lớp lớp thanh niên đã hăng hái lên đường nhập ngũ đi thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng đối với tổ quốc.

Như Bác Hồ đã nói: “Đâu cần thì thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, tuổi trẻ ngày nay xông xáo vào các phong trào tình nguyện, đem sức trẻ dẻo dai giúp đỡ nhân dân các vùng khó khăn, thiên tai, bão lũ… Màu áo xanh thắm của đoàn thanh niên tình nguyện từ bao năm qua đã trở nên quen thuộc với người dân nghèo khó trên khắp mọi miền đất nước.

Trước hết, tuổi trẻ phải có ý thức rõ ràng trách nhiệm, vai trò và nghĩa vụ của mình đối với tương lai đất nước. Tuổi trẻ phải tích cực bồi dưỡng và nâng cao tình yêu tổ quốc và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với nhân dân và đất nước. Không ngừng rèn luyện bản thân, nâng cao bản lĩnh, nắm bắt cơ hội, biến tri thức thành công cụ đắc lực trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước.

Tuổi trẻ cần tích cực học tập và tự học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật, tay nghề. Trong thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội trong nước và hội nhập quốc tế, thanh niên nước ta cần nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, khả năng thực tế, kỹ năng lao động để thích ứng với thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế. Người thanh niên nào cũng phải học; ở đâu, làm gì, thời gian nào cũng phải học; người thanh niên nào cũng phải xác định tham gia học tập thường xuyên, suốt đời là quyền và nghĩa vụ của bản thân.

Tuổi trẻ phải tích cực tham gia xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh văn minh, tiến bộ. Tích cực tham gia phòng chống ô nhiễm môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu, bảo vệ sự sống trên trái đất. Tuổi trẻ phải là lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tích cực tham gia các chương trình, dự án của địa phương; tự nguyện, tự giác tham gia các thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tuổi trẻ cần chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế; không ngại ngần tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu; tham gia vào công tác ngoại giao nhân dân để nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động và tham gia có hiệu quả vào giải quyết các vấn đề toàn cầu như: giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo.

Không còn nghi ngờ gì nữa, tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước. Chính tuổi trẻ sẽ là người quyết định vị thế của đất nước trên trường quốc tế, sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã thiết tha căn dặn.

Với tình hình thế giới có nhiều biến động như ngày nay, tuổi trẻ Việt Nam phải tăng cường học tập, rèn luyện mình vững vàng, sẵn sàng đưa đất nước phát triển, hội nhập cùng thế giới.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 24)

Tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào và sức mạnh của dân tộc. Thuở xưa mỗi khi đất nước lâm nguy thì lại xuất hiện những anh hùng trẻ tuổi dũng cảm, tài trí. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước tuổi trẻ Việt Nam cũng không kém cha anh xưa. Thuở xưa tuổi trẻ Việt Nam đã làm cả thế giới phải nghiêng mình khâm phục một Việt Nam anh hùng thì nay cả thế giới cũng đang biết đến một Việt Nam năng động qua thế hệ trẻ. Điều đó cho thấy tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và luôn phát huy truyền thống dân tộc.

Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì đạo nghĩa. Sức mạnh vô song của tuổi trẻ khiến “sông kia sông phải chuyển, núi kia núi phải dời”. Tuổi trẻ cả nhân loại đang ra sức tìm kiếm và xây dựng những thứ tưởng chừng như viễn tưởng nhưng nay lại trở thành hiện thực, như những thành tựu trong ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Họ có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng nội lực của chính mình, họ có tự do trong suy nghĩ và hành động, họ có sự dân chủ trong mọi ý tưởng và lí tưởng, họ có được sự tôn trọng về thực quyền sáng tạo. Vậy thì tiềm năng và tương lai phát triển của mỗi quốc gia đều mong đợi và đều đặt niềm tin vào tuổi trẻ.

Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay có nhiều cơ hội để phát triển tài năng và cống hiến cho đất nước vì các bạn đang được sống trong hòa bình, được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để học tập, làm việc và thể hiện năng lực của mình. Các bạn đã và đang khẳng định được sức mạnh của chính minh trong mọi lĩnh vực như: kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục. Ngày càng xuất hiện nhiều nhà kinh doanh trẻ năng động; những nhà khoa học tài năng; đặc biệt là những thành tích của học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế. Với sức mạnh nội lực của con người và tuổi trẻ Việt Nam, với sự ưu đãi của thiên nhiên, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng khẳng định và vươn lên trở thành một quốc gia hùng mạnh. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta vẫn bị xếp vào những nước đang phát triển, còn nghèo nàn và lạc hậu. Tuy nhiên các bạn cũng đang chịu nhiều thách thức trước nhiều áp lực trong cuộc sống, trước nguy cơ bị tụt hậu trước sự phát triển mạnh mẽ của thế giới.

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu". Lời dạy của Bác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước. Thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc Việt Nam. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát hơn là một lí tưởng sống. Và nhất là tuổi trẻ hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước phải xác định được cho mình một lí tưởng sống đúng đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuổi trẻ chúng ta được đặt ra câu hỏi: sống như thế nào để có ích cho xã hội? Tuổi trẻ là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế lí tưởng sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại. Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có lí tưởng cao đẹp. Hãy nhớ rằng lời nhắn nhủ thiêng liêng của Bác phải được thực hiện bởi các bạn biết đấy cả tuổi trẻ của mình Bác đã sống cho dân tộc. Chúng ta không có quyền để những hi sinh của Bác thành vô nghĩa. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để lại lời căn dặn trong bản di chúc: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa "Hồng" vừa "Chuyên". Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết...".

Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Những đóng góp của thanh niên vào thành quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động, học tập, rèn luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúc sinh thời.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 25)

Em nghĩ thế nào về thế hệ trẻ ngày nay năm 2024

Tuổi trẻ là lực lượng những con người đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, thời gian cống hiến cho xã hội lâu dài. Họ có sức khoẻ, có khát vọng hoài bão, có lý tưởng, dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn hay lùi bước trước gian khổ. Nói một cách khác, họ là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi dân tộc. Còn tương lai đất nước là để chỉ con đường phía trước của một dân tộc. Nó có thể tươi đẹp hoặc có thể ảm đạm. Nói đến tương lai của đất nước là nói đến sự phát triển của mỗi dân tộc, tuổi trẻ có vai trò quyết định rất lớn. Bởi vì lịch sử của mỗi dân tộc, thì trong mỗi giai đoạn đều có những đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết mà con người phải đáp ứng. Và hơn hết, lực lượng tuổi trẻ là những con người có thể đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử.

Để hiểu rõ được điều này, chúng ta cần thấy được, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, tuổi trẻ đã làm được gì? Xưa kia, những vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi đã làm cho để quốc phương Bắc hiểu rằng không dễ gì có thể thôn tính được dân tộc ta. Ví dụ như hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã dấy lên cuộc khởi nghĩa chống giặc Ngô vào thế kỷ thứ I, khiến toàn thể Giao Châu bị chấn động. Hay như ông Quang Trung, ông đã chỉ huy nhân dân ta, chiến thắng hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Ông là một con người đánh trăm trận trăm thắng. Họ là những con người của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, họ cứ kế tiếp nhau đứng dậy đánh giặc, duy trì sự tồn tại của đất nước.

Vào những năm thế kỷ hai mươi, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tuổi trẻ Việt Nam đã lập được rất nhiều chiến công. Họ là những lực lượng bộ đội du kích, dân quân, thanh niên xung phong, họ bảo vệ đất nước, họ đánh đuổi giặc, với một khát vọng giải phóng đất nước. Nào là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, anh Bế Văn Đàn, họ đã viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc ta. Và đặc biệt, người thiếu niên trẻ tuổi, tiêu biểu nhất đó là Nguyễn Ái Quốc. Người đã dùng sức mạnh của tri thức để giải phóng dân tộc ta. Với đức tình cần cù, ham học hỏi, Bác đã thu nhận được nguồn kiến thức to lớn khiến người đời phải thán phục.

Tuổi trẻ hiện nay, chiến tranh đã lùi xa ba mươi năm, và hơn lúc nào hết, đây là lúc chúng ta phải góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước để thỏa lòng mong ước của Bác Hồ: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các em." Tuổi trẻ Việt Nam luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, kinh doanh, sản xuất. Những tấm gương học tập như Ngô Bảo Châu, Nguyễn Phương Ngọc đã làm rạng danh cho nền toán học nước nhà, để thế giới phải khâm phục tuổi trẻ Việt Nam, hay như Đặng Lê Nguyên Vũ – một doanh nghiệp trẻ, Phan Hồng Huy – 15 tuổi giải nhất tin học không chuyên,... Và còn biết bao con người Việt Nam khác, họ đã trở thành những lực lượng thanh niên tình nguyện, đi đến những miền đất xa xôi của tổ quốc để lập nghiệp, cứu giúp những người còn nghèo khổ.

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những học sinh, sinh viên không biết tôn trọng tuổi trẻ, sống hời hợt, vô trách nhiệm. Họ đam mê những thị yếu tầm thường, như là rượu chè, cờ bạc, nặng hơn nữa, họ lười lao động, sống bằng lừa đảo, trộm cắp.

Vậy, chúng ta phải làm gì? Tuổi trẻ hiện nay phải sống có lý trí, có hoài bão và có đạo đức. Chúng ta phải trau dồi tri thức để đáp ứng kịp thời những nhu cầu của đất nước, của xã hội.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 26)

Ngay trong lá thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời nhắn nhủ của Bác một lần nữa càng giúp ta thấm thía hơn vai trò, trách nhiệm của thế hệ với tương lai đất nước.

"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Vâng, tuổi trẻ là chặng đời con người có thể có những đóng góp lớn lao nhất cho xã hội. Vì sao vậy? Bởi lẽ, tuổi trẻ là tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là tuổi ôm ấp bao ước mơ, hoài bão. Tuổi trẻ là tuổi năng động và sáng tạo. Tuổi trẻ cũng là tuổi có sức bật mạnh hơn hết thảy. Với tất cả những phẩm chất tinh túy ấy, không bàn cãi gì nữa, thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân của đất nước, sẽ là nguồn động lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng một đất nước phát triển và giàu mạnh. Song, để có thể sống và đóng góp một cách trọn vẹn, viên mãn nhất cho đất nước, tuổi trẻ cũng cần chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để tiến vào tương lai, đảm đương vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của mình.

Tuổi trẻ ấy không ai khác chính là chúng ta, thế hệ học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy, chúng ta phải chuẩn bị những gì cho hàng trang đi vào tương lai? Thiết nghĩ, trước hết chúng ta phải là những con người có đạo đức tốt, có nhân cách cao đẹp. Đồng thời, phải không ngừng nỗ lực để nâng cao tri thức, hiểu biết, trí tuệ nhằm đem tài năng của mình phục vụ cho Tổ quốc. Nghĩa là, mỗi người phải phần đấu để trở thành con người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài. Lời Bác dạy vẫn còn đó: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Con đường tiếp cận tri thức của nhân loại là cả một hành trình không mệt mỏi, không có chỗ dừng. Để có thể thực sự trở thành những chủ nhân vững vàng của đất nước tương lai, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, nắm bắt một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản để có thể tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân loại, trở thành lực lượng lao động tri thức, trở thành những con người cốt cán của thời đại khoa học kĩ thuật.

Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc học của chúng ta. Lời nhắn nhủ của Bác đặt trong hoàn cảnh hiện nay càng sâu sắc hơn bao giờ hết. Sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ không chấp nhận những ai bằng lòng với những gì mình đang có. Điều đó cũng có nghĩ làm không chịu học, không ham học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu. Chắc chắn, sứ mệnh của những chủ nhân tương lai sẽ không phải là chúng ta. Điều này quả là ngoài ý muốn của những ai biết yêu Tổ quốc, giống nòi, biết tự hào với truyền thống cao đẹp của "con Hồng cháu Lạc".

Vậy chúng ta phải học tập như thế nào để có thể đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó? Thiết nghĩ, mỗi người phải ý thức rõ vai trò chủ nhân tương lai đất nước. Không ngừng học tập và học hỏi, học với tất cả sự nhiệt tình và niềm say mê khám phá không ngừng để tiếp cận chân lí của tri thức nhân loại. Xác định rõ mục tiêu học tập vinh quang ấy, mỗi học sinh phải xem những tấm gương hiếu học, những gương mặt tài năng trẻ không chỉ là niềm tự hào của tuổi trẻ chúng ta mà còn là cái đích vươn lên của mỗi con người. Trau dồi kiến thức, học đến đâu chắc đến đó; kết hợp học với hành, lí thuyết gắn với thực nghiệm để có kích thích sáng tạo; tìm tòi cái mới. Và tất nhiên, không bao giờ quên ý thức trau dồi trở thành con người toàn diện cả tài và đức. Bởi chỉ thực sự có tài và có đức thì mới mong đóng góp được nhiều cho đất nước, cho dân tộc.

Bác mong các cháu ma khôn lớn Nối gót ông cha bước kịp mình.

(Tố Hữu)

Lời Bác dạy và mong ước tha thiết của Người sẽ mãi là lẽ sống đẹp của mỗi chúng ta, hôm nay và mai sau. Bạn, tôi và tất cả chúng ta chắc chắn sẽ là những chủ nhân xứng đáng của đất nước. Và, tất nhiên phải bắt đầu ngay từ bây giờ, những gì cần thiết nhất để hoàn thành sứ mệnh của tương lai.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 27)

Người ta thường có câu: "tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu". Có lẽ vậy, tuổi trẻ là cái tuổi ta đủ trí đủ lực để làm mọi điều cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Tuổi trẻ là gì? Có ai chưa từng trải qua? Tuổi trẻ là những tháng năm rực rỡ, là những ánh mặt trời xuyên qua những tầng mây nhưng cũng là những ngày khó khăn và trắc trở. Ta còn trẻ, tức ta không chỉ đón nhận mỗi niềm vui và hạnh phúc mà còn phải đón nhận những cơn bão gió của cuộc đời.

Tuổi trẻ mang một bản tính riêng biệt cho mình đó là "ngông". Họ còn trẻ, họ dám nghĩ, dám làm, dám sai và dám gánh chịu. Ước mơ của bạn như những cánh chim bồ câu bay đi, hết lần này đến lần khác, những lần nào cũng bị bão táp làm cho tổn thương.

Thế là chúng ta bắt đầu chìm đắm trong tuyệt vọng, oán trách sự thất bại. Nhưng khi ta trải qua những ngày tháng gian khổ, chúng ta có thể nhìn ra bản chất của cuộc sống vốn không phải là một con đường bằng phẳng, tràn đầy ánh sáng và sự hân hoan, mà là một đường núi gập ghềnh có cả sự hân hoan của người chiến thắng lẫn sự khổ đau của kẻ thất bại. Có lẽ vì thế mà chúng ta không ngừng cố gắng, sống hết mình vì tuổi thanh xuân.

Tuổi trẻ luôn là tương lai của đất nước. Bởi những người trẻ, họ có sức mạnh, có đủ tiềm năng để phát triển. Họ có nhiệt huyết để nỗ lực làm việc và cống hiến. Chẳng ai có thể bì với sức trẻ. Dù cho ta sai lầm nhưng hãy nhớ rằng ta mới ngoài 20, cuộc sống này vẫn cho phép bạn mắc sai lầm và cho bạn cơ hội để sửa chữa sai lầm ấy. Hãy cứ làm việc, miệt mài và cống hiến, tuổi trẻ của chúng ta sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Khi thời gian vùn vụt trôi đi, bao mùa xuân đi ngang đời trẻ, đến lúc rồi ta cũng sẽ già, sẽ trải qua nhiều biến cố, con người lúc ấy cũng trầm lại, tĩnh lặng như mặt nước sớm mai. Ta sẽ không còn cảm giác của tuổi trẻ, ta sẽ chẳng thể xông pha khi đứng trước những con đường đầy gai và bụi rậm. Tuổi trẻ như những con sóng, sóng dữ dội đôi lúc lại dịu êm, sóng xô bờ cát rồi lại trở về với biển. Như một quy luật vậy, có lúc biển sẽ lắng lại, không còn những con sóng xô bờ dữ dội nữa. Vì vậy, vì bản thân ta, hãy cố gắng hết minh. Vì tương lai đất nước ta hãy không ngừng cống hiến để cuộc đời mỗi con người trở nên ý nghĩa hơn.

Trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương thế hệ trẻ mà chúng ta cần noi theo. Các bạn còn nhớ cô gái Đặng Thùy Trâm, nữ liệt sĩ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cô gác lại bút nghiêng để ra tiền tuyến, vì đất nước, vì cách mạng mà lao vào vòng chiến. Thật dũng cảm, thật oai hùng và táo bạo khi một người con gái có thể hy sinh tuổi trẻ để cống hiến. Bạn sao có thể quên những anh bộ đội canh gác ngoài đảo xa, vì tổ quốc, vì lãnh thổ mà hy sinh quên mình. Những tấm gương ấy luôn sáng mãi, soi chiếu bước đi của thế hệ tương lai. Ngược lại, ta càng phải phê phán những người còn trẻ nhưng không có chí, còn trẻ mà không cố gắng vì tương lai. Hoặc họ đang đớn hèn trước những thử thách và sóng gió của cuộc đời, họ đóng cửa trùm chăn trước xã hội để thỏa mãn cái thú vui riêng mình.

Tuổi trẻ ai cũng một lần từng nếm trải nhưng chẳng một ai có thể quay lại lần thứ hai. Đời người tuy dài thế, năm tháng sẽ nhanh qua thôi. Hãy hết mình vì tuổi trẻ, vì tương lai đất nước các bạn nhé.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 28)

“Tre già măng mọc” quy luật ngàn đời nay vẫn thế. Cũng như cuộc sống con người, thế hệ trước cống hiến, hi sinh cũng sẽ đến lúc nhường bước cho thế hệ trẻ vươn lên làm chủ vận mệnh của đất nước. Và tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước, tuổi trẻ sẽ quyết định sự tồn vong, hưng vượng của một quốc gia.

Tuổi trẻ không ai khác chính là lứa tuổi thanh thiếu niên, những bạn độ tuổi học sinh sinh viên, họ được trang bị kĩ lưỡng về tri thức và kĩ năng để chuẩn bị hành trang vững chắc bước vào cuộc sống, bước vào hành trình xây dựng đất nước.

Vậy vì sao tuổi trẻ và chỉ có tuổi trẻ mới là tương lai, mới là sự phát triển của đất nước? Trước hết, theo đúng như quy luật đã nói ban đầu, tre già măng mọc, cây già ngã xuống cây non sẽ đứng lên tiếp bước. Con người ta không ai có thể trường tồn mãi mãi, mà cũng sẽ có lúc phải nghỉ ngơi, và để xã hội tiếp tục phát triển các thế hệ sau sẽ kế tục. Thứ hai thế hệ trẻ được trang bị đầy đủ, kĩ lưỡng trên tất cả các phương diện: sức khỏe, tri thức, đạo đức để đem những điều mình đã được học phục vụ cuộc sống bản thân và xã hội khi đã trưởng thành. Sự ảnh hưởng của thế hệ trẻ đến tương lai của đất nước còn thể hiện ở sự phát triển của đất nước khi thế hệ đó kế tục. Một thế hệ giỏi giang, cần mẫm, sống có đạo đức của ngày hôm nay chính là dấu hiệu cho tương lai vững bền, tươi sáng của đất nước trong tương lai. Không chỉ vậy, thế giới không ngừng phát triển, khoa học công nghệ đưa văn minh nhân loại đến những bước tiến ngoài sức tưởng tượng, mà thế hệ trẻ lại là thế hệ có sức trẻ, có nhiệt huyết, thông minh và sáng tạo dễ dàng tiếp thu và đưa vào thực tiễn các tri thức mới. Bởi vậy, họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước.

Vai trò của thế hệ trẻ, không phải chỉ đến bây giờ mới được xác định, mà hàng trăm năm trước đây đã được minh chứng bằng những vị anh hùng đã lưu danh sử sách. Lý Công Uẩn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… đều là những người có học thức uyên bác, tuổi trẻ cần cù, chăm chỉ lại thêm thiên phú trời ban đã lập nên những chiến công hiển hách, đã để lại sự nghiệp văn chương vĩ đại cho muôn đời sau. Gần hơn ta có thể kể đến chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người thanh niên trẻ tuổi, thông minh, hiếu học, đã sẵn sàng rời quê nhà ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình bôn ba hải ngoại vẫn không ngừng học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, để tìm ra con đường cứu nước đúng đăn cho dân tộc. Gần hơn chút nữa, chắc hẳn các bạn vẫn không quên cậu bé Đỗ Nhật Nam, tuy nhỏ tuổi nhưng rất thông minh, xuất chúng, đây chính là mầm mon sẽ gánh vác sự phát triển của đất nước sau này.

Nhìn vào thực tiễn lịch sử, từ xưa đến nay thế hệ trẻ luôn là thế hệ đi đầu, tiên phong, sẵn sàng xông vào khó khăn hiểm nguy. Trong thời chiến ta vẫn nhớ những vị anh hùng trẻ tuổi như Lê Văn Tám,… đến thời bình những chiếc áo xanh tình nguyên khoác trên mình khẩu hiệu, “Đâu cần thanh niên có. Việc khó có thanh niên” đem sức trẻ đi giúp đỡ mọi người trên khắp mọi miền đất nước. Vậy ta mới thấy, tuổi trẻ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước.

Để phát huy sức trẻ, chúng ta, thế hệ học sinh cần chăm chỉ học tập hơn nữa, không chỉ bồi đắp tri thức mà còn rèn đạo đức, luyện kĩ năng, để có đầy đủ công cụ cần thiết, sẵn sàng bước vào cuộc sống và cống hiến. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có các chính sách ưu tiên hơn nữa khuyến khích việc học, phát triển tài năng…

Thế hệ trẻ chính là tương lai đất nước, là cội rễ cho sự phát triển của dân tộc. Là một học sinh, chúng ta cần không ngừng nỗ lực, cố gắng, xây dựng cho bản thân một mục đích, mục tiêu rõ ràng, không ngừng phấn đấu để đạt được những mục tiêu mình đã đề ra.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 29)

Người Việt Nam thường nói: “Tre già măng mọc”, “Con hơn cha là nhà có phúc”. Vấn đề truyền thống là mạch ngầm trong lòng dân tộc, là sức sống kỳ diệu 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cha ông ta trao cho con cháu ngọn lửa thiêng của nền văn hóa, văn hiến và hơn ai hết tuổi trẻ của thế hệ hôm nay phải có sứ mệnh thắp sáng hơn đưa ngọn lửa thiêng ấy lên đài vinh quang trong tương lai.

Tuổi trẻ là những người người thuộc thế hệ trẻ trong xã hội. Họ đang ở lứa tuổi đang hăng say học tập, làm việc, cống hiến sức mình xây dựng đất nước. Tương lai đất nước là vị thế của đất nước trong tương lai. Tuổi trẻ hôm nay chính là lực lượng xây dựng và khẳng định vị thế đất nước trong tương lai.

Tuổi trẻ thời đại nào cũng vậy, họ chính là tương lai của đất nước. Trần Quốc Toản lúc chưa tròn 14 tuổi đã đứng trong hàng ngũ gia tướng nhà Trần làm nên những chiến công xuất sắc. Chàng thanh niên Phạm Ngũ Lão lúc mười chín, đôi mươi đã lập biết bao chiến công hiển hách, vang danh đến ngàn đời. Nguyễn Trãi anh hùng xuất thiếu niên, cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh cho quân Minh kinh hồn bạt vía, dựng nên triều Lê hùng mạnh suốt trăm năm.

Đến thời đại Hồ Chí Minh, có biết bao anh hùng trẻ tuổi đã không tiếc máu xương của mình bảo vệ nền độc lập dân tộc. Lớp lớp người ngã xuống, trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí đấu tranh, tinh thần xả thân cứu nước, không ngại gian khổ, hi sinh. Họ sống anh hùng, gan dạ, chết kiên trung, bất khuất. Tên tuổi của họ mãi mãi được khắc ghi vào lịch sử. Nếu không có sự đóng góp sức lực và hi sinh cao cả của lớp người trẻ tuổi ấy, cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược của dân tộc chắc chắn sẽ còn kéo dài hơn nữa.

Khi đất nước hoà bình, tuổi trẻ lại đem hết sinh lực của mình phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển đất nước. Tuổi trẻ lại tiên phong tuyến đầu trong phong trào kinh tế mới. Máu lại tiếp tục đổ xuống vì bom đạn của kẻ thù vẫn còn chìm sâu trong đất. Biết bao con người đã ngã xuống để cho những mảnh đất chết nay lại xanh cây, tốt lúa, nhà máy mọc lên ngay trên chiến trường năm xưa.

Nhắc lại những trang quá khứ hào hùng ấy là để chúng ta nhìn rõ hơn thế hệ tuổi trẻ hôm nay phải làm sao cho xứng đáng với thế hệ đã đổ máu xương cho Tổ quốc. Có thể nói ở thời điểm hiện tại lúc ấy, những con người cống hiến và biết hy sinh đã làm nên hôm nay. Hiện tại họ đổ máu. Họ hướng tới mục đích độc lập dân tộc tự do để cho tương lai, chúng ta có nền tự do dân chủ cộng hòa.

Nhiệm vụ của tuổi trẻ thời nào cũng có những mục đích rất cụ thể. Hàng triệu thanh niên đã ngã xuống trong cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ đề có độc lập, tự do. Giờ đây hàng triệu thanh niên học sinh Việt Nam cần phải thấm nhuần lời dạy của Bác: “Học tập tốt, lao động tốt”. Hơn bao giờ hết chúng ta cần suy ngẫm tới những lời nói vàng ngọc xuất phát từ gan ruột của Bác trong “Thư gửi học sinh” nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Muốn đạt tới điều ấy, Bác kỳ vọng rất nhiều vào thế hệ trẻ. Bởi vì, thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, sẽ đưa đất nước đi xa vào nền văn minh hạnh phúc.

Nhiệm vụ của thế hệ trẻ với tương lai không có sự lựa chọn nào khác đó là phải chăm chỉ học tập và tiếp thu kho tàng kiến thức của nhân loại. Phải là những người nắm vững và sở hữu những tri thức tiến bộ nhất của văn minh loài người thì mới có thể đưa nước nhà vào quỹ đạo của những nước văn minh, như Lênin đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh; ai có tri thức, người đó có sức mạnh”

Tiếp cận tri thức nhân loại và làm giàu cho đất nước ngày nay cũng là một mặt trận không có tiếng súng nhưng chiến thắng trong lĩnh vực trí tuệ là đều không dễ dàng. Được học là hạnh phúc, là được lao vào biển cả mênh mông đầy kỳ thú của tri thức. Học là để mưu sinh cho mình, cho gia đình và rộng lớn là cống hiến cho cộng đồng, cho dân tộc…

Nói một cách khác, học tập là nhu cầu tự thân. Học tập phải đi theo đúng quy luật của việc tiếp nhận tri thức để sau này thực hành nó trong nghề nghiệp, ứng xử nó trong cuộc đời. Học tập cho cá nhân mình trở nên hoàn thiện, tự tin vào chính năng lực của mình để làm chủ mình, làm chủ xã hội…

Tuy nhiên, có người coi chuyện học như một việc khổ sai. Việc học là do sự thúc ép của cha mẹ, của thầy cô. Việc học không tự giác dẫn tới sự lười biếng cẩu thả. Chính mình tự đầu độc mình bằng… học. Người ta coi học tập là ngày hội thì một số người coi học tập là nỗi nhọc nhằn phải chịu đựng. Kiến thức của các bộ môn cứ y như rơm mà con người phải nhai vậy.

Có nhiều bạn trẻ người coi chuyện học tập là thi cử, học chỉ để lấy bằng cấp, sau này thăng quan tiến chức. Bằng cấp giả, đạo đức giả, tệ tham nhũng, hối lộ, thất thoát tiền của nhà nước, mất công bằng xã hội cũng từ những con người ấy mà ra. Thật nguy hại thay lối học cơ hội này sẽ tạo ra những nhân cách cơ hội. Chúng chẳng những không đưa nước ta sánh vai các cường quốc mà ngược lại chúng làm cho dân tộc ta tụt hậu, lụn bại dần đi.

Thời đại của tri thức, của khoa học và công nghệ. Ai nắm được tri thức, công nghệ, người ấy nắm được chiếc đũa thần để tạo được những bước đi thần diệu cho đất nước. Nhiệm vụ của tuổi trẻ phải có được những chiếc đũa thần để sánh vai các nước anh em. Bất cứ ai đang ở tuổi ăn học, phải tạo mọi điều kiện để tiếp cận tri thức. Chỉ có tri thức dồi dào trong tầng lớp tuổi trẻ thì tương lai dân tộc mới xán lạn, lấp lánh ánh hào quang.

Tuổi trẻ cũng cần phải nâng cao ý chí, quyết tâm, củng cố nghị lực, niềm tin, sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão lớn lao. Phải xây dựng cho mình một lý tưởng sống cao đẹp, phù hợp với thời đại, đáp ứng được yêu cầu của bản thân và dân tộc. Tuổi trẻ phải sẵn sàng tiên phong mặt trận, xung kích đi đầu trong những nhiệm vụ khó khăn, sẵn sàng khi tổ quốc cần.

Làm sao sánh vai được với các cường quốc năm châu như lời mong ước của Bác đặt kỳ vọng vào tuổi trẻ Việt Nam? Tuổi trẻ hôm nay không có nhiệm vụ nào quan trọng hơn nhiệm vụ học tập và rèn luyện, tự hoàn thiện tri thức, đạo đức và lý tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là người kế tục nhiệm vụ của cha anh tiếp tục xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuổi trẻ Việt Nam không phải không có những nhân tài. Nhưng tất cả tuổi trẻ Việt Nam phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở. Mọi người đều phải là anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân ngày nào. Tất cả chúng ta phải coi chuyện học tập bình lặng hằng ngày là những chiến công. Nói như đại tướng Võ Nguyên Giáp là thanh niên ta hiện nay cần phải lập những Điện Biên Phủ mới để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên huy hoàng, ấm no, hạnh phúc.

Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc (Mẫu 30)

Em nghĩ thế nào về thế hệ trẻ ngày nay năm 2024

Xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nhất và luôn khắc ghi câu nói “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

Câu nói khuyên nhủ con người sống có trách nhiệm với đất nước. Để hiểu được trách nhiệm của bản thân mình đối với quê hương đất nước, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là trách nhiệm của tuổi trẻ. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước chính trách nhiệm giữ gìn nền độc lập đang có, tích cực xây dựng một đất nước ngày càng vững mạnh, giàu đẹp, văn minh.

Chúng ta cần sống với lòng biết ơn thế hệ đi trước vì mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Hiểu một cách đơn giản, mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là đang cống hiến cho tổ quốc. Trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc còn là trách nhiệm yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Là một học sinh, để cống hiến cho nước nhà, trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô, rèn luyện cả về trí tuệ lẫn đạo đức để hoàn thiện bản thân mình một cách tốt nhất. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, hiểu rõ tầm quan trọng của đất nước đối với bản thân mình. Cần phải luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh… có như vậy mới xứng đáng là một công dân gương mẫu của nước nhà.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi những công việc chung là việc của người khác, thờ ơ, vô trách nhiệm… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

Ai sinh ra cũng có cội nguồn, cũng có đất nước, quê hương. Chúng ta hãy sống và cống hiến hết mình để làm cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn cũng như góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay - Bài làm 3 Trong thanh niên ngày nay luôn truyền miệng nhau 1 câu nói, và chính câu nói này trở thành khẩu hiệu, phương châm hành động của thanh niên ngày nay, đó là “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

Câu nói này được truyền bá rộng rãi đi nhờ bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Đây là câu nói nguyên là của tổng thống Hoa Kỳ Kennedy trong diễn văn nhận chức ngày 20- 01 – 1961: “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc”… Bác Hồ của chúng ta cũng từng nói: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?” (1955).

Câu nói này đã truyền bá đi rộng rãi, nhanh chóng trong thế hệ trẻ mà hầu như ai cũng biết. Nó thôi thúc bao nhiêu con tim hăng say làm việc, lao động vì đất nước. Vì sao câu nói này lại được hoan nghênh như vậy? Trước tiên là vì câu nói này hết sức đúng đắn. Tổ quốc là hoàn cảnh chính trị mà chúng ta đang sống; là đất nước nơi mà chúng ta sinh ra, lớn lên và làm công dân của nước đó; là lãnh thổ mà lịch sử đã thuộc về 1 dân tộc; Đất nước là 1 hiện tượng xã hội, gắn liền với các quan hệ xã hội (chế độ xã hội, chế độ nhà nước, các quan hệ chính trị gắn với giai cấp). Bản ngữ, ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc văn hóa, phong tục tập quán.” Có thể nói Tổ quốc là tất cả đất nước này, là núi non là biển cả, tài nguyên thuộc chủ quyền Việt Nam. Tổ quốc bao gồm cả con người trong đất nước ấy, là văn hóa truyền thống, là bạn bè, là người thân… Có Tổ quốc mới có hạt gạo ta ăn, cánh đồng ta trồng, ngụm nước ta uống. Cảm ơn Tổ quốc hôm nay đã cho ta được đi học, được sống cùng bạn bè, người thân. Tổ quốc là một cái gì đó thiêng liêng, cao quý, khó có thể diễn tả hết thành lời.

Vì Tổ quốc, vì bảo vệ đất nước Việt Nam mà bao nhiêu con người đã hy sinh xương máu để giữ gìn. Không chỉ vậy, đó còn là lịch sử 4000 năm đất nước từ khi để nước đẻ cái, từ thời Hùng Vương, từ khi cái tên làng, tên xã còn chưa có. Nhân dân ta đã xây dựng từng chút một để có một đất nước mang hình dáng, mang giọng cười, tiếng hát, mang suy nghĩ rất Việt như hôm nay. Chính vì vậy chúng ta càng phải yêu hơn và quyết ra sức giữ gìn Tổ quốc này, xây dựng nó ngày càng phát triển hơn. Tổ quốc không những có ơn với ta, cho ta được sinh ra, được sống sung sướng, no đủ, được hòa bình yên ấm, chính vì vậy “làm” được gì đó cho Tổ quốc chính là nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mỗi cá nhân. Hiện nay có nhiều bạn trẻ có những suy tiêu cực như: Xã hội này, Tổ quốc này sinh ra ta thì phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và cho ta cuộc sống đầy đủ vật chất. Họ còn đưa ra những so sánh Việt Nam ta với những nước lớn trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Đức… rồi nói rằng con người bên đó được sống dân chủ hơn, sống tốt hơn và cảm thấy thiệt thòi về hoàn cảnh sống của mình. Đó là những suy nghĩ hết sức thiển cận và vô trách nhiệm. Dù bất kỳ nơi nào cũng đều có quá trình phát triển đi từ nghèo đói đến giàu mạnh, đi từ man rợ đến văn minh. Chúng ta do chiến tranh, do hoàn cảnh đã không thể bằng bạn bằng người càng cần phải cố gắng hơn để xây dựng đất nước ta phát triển mạnh giàu hơn, văn mình hơn cho bằng bạn bằng bè. Tự bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ xem mình đã làm được những gì để góp phần xây dựng Tổ quốc này chưa hay vẫn còn sa đà vào suy nghĩ ngây ngô thiển cận, sa đà vào những thú vui vô bổ như: rượu bia, cờ bạc, đánh game…?

Thứ hai, câu nói trên không chỉ đúng đắn mà nó còn phù hợp với tâm lý, tư tưởng của mỗi người. Nó đã trở thành động lực để mỗi người cố gắng nhất là với tầng lớp thanh niên đang ngày đêm cố gắng đem sức mình cố gắng tạo dựng một cường quốc sánh vai với năm châu. Mỗi lần chán nản, mệt mỏi, câu nói này lại như cổ vũ thêm sức mạnh tinh thần để cố gắng hơn. Nhiều bạn cho rằng thế hệ trẻ ngày nay không còn yêu Tổ quốc? Sai rồi, hãy nhìn mà xem mỗi lần đội tuyển Việt Nam thi đấu tại 1 giải nào đó như Seagames chẳng hạn, mỗi quả bóng lọt lưới là dân ta lại nhảy lên vui mừng, sẵn sàng giết luôn con gà để ăn khao. Đó chỉ là vì tinh thần yêu thể thao thôi ư? Không đâu, đó là vì lòng yêu Tổ quốc thầm kín bấy lâu nay mới có dịp bộc lộ đấy. Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, khắp trên mạng, ra đường, vào nhà đều thấy tiếng than thở bất bình, lo lắng. Đó chẳng phải là lòng yêu đất nước là gì?

Tổ Quốc là một khái niệm tinh thần về quốc gia, quê hương, đất nước, lịch sử, tổ tiên mà ta không sờ, không nhìn, không đếm đo được. Có thể nói tổ quốc là linh hồn của quốc gia vậy. Người ta chỉ có thể cảm nhận, hay không cảm nhận được tổ quốc mà thôi. Cũng vì thế mà có người sống ở ngay đất nước nơi người ta sinh ra nhưng vẫn không có tổ quốc, một người vô tổ quốc; và có những người sống tha hương nhưng vẫn có thể có tổ quốc khi người ta vẫn còn cảm nhận được, và ôm ấp cái giá trị tinh thần ấy. Có những con người luôn hy sinh thầm lặng để cống hiến cho Tổ quốc: những chiến sĩ biên phòng, những anh lính đảo xa, những cô giáo miền cao đem chữ đến nơi xa xôi ấy. Ta có thể mất quốc gia, mất nước vì thế sự, thời thế nhưng, trừ khi chính ta từ bỏ nó, tổ quốc không bao giờ mất được.

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay…” để muốn nói lên một điều, thời nào, giai đoạn nào đất nước cũng luôn cần sự “sống để yêu thương và dâng hiến” của thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ hôm nay càng cần cố gắng tiếp thu, tích lũy tri thức, cần cố gắng học tập, lao động, rèn luyện đạo đức,… để xây dựng Tổ quốc này thêm đẹp giàu, thêm văn mình. Để tương lai con em chúng ta không phải băn khoăn, thất vọng, so sánh với nước bạn… Xây dựng, củng cố hơn lòng tự hào, tự tôn dân tộc, để mỗi lần nhắc đến cái tên Việt Nam là 1 lần thêm yêu thương, tự hào.

Tổ Quốc là 1 khái niệm tất cả mọi người đều biết nhưng lại chẳng ai biết đầy đủ! Chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim mỗi người.