Em hiểu thế nào là lễ cày tịch điền

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cách đây hơn 5.000 năm, Thần Nông là người chế ra cày bừa, sử dụng trâu cày ruộng và dạy dân Việt nghề làm ruộng. Ông chính là người đầu tiên thực hiện lễ Tịch điền.

Ngày xưa, lễ Tịch điền có nguồn gốc từ xã hội thị tộc. Vào thời đó các tộc trưởng đều tham gia lao động vào dịp đầu xuân. Sau khi lập quốc, các hoàng đế thời cổ đại thường tổ chức lễ Tịch điền và đích thân cày bừa.

Một nghi thức cày tịch điền

Từ đó lễ Tịch điền phát triển thành nghi lễ của hoàng gia. Sau thời nhà Chu, đôi khi nghi lễ này được tổ chức chỉ mang tính biểu tượng.

Trong lời tựa Kinh thi có đoạn nói về “lễ Tịch Điền trên cánh đồng vào mùa xuân, hoàng đế cúng bái bàn thờ tổ tiên để cầu mong được mùa và nhằm khuyến nông”.

Còn trong Quốc ngữ - Chu ngữ [国语·周语] cho biết khi tiến hành lễ, nhà vua và các chư hầu cầm cái cày ủi đất ruộng 3 lần gọi là Tịch lễ [籍礼], kế tiếp các quan cày gấp ba lần số thửa đó và cuối cùng thường dân chung sức cày nhiều mẫu ruộng.

Lễ Tịch điền du nhập vào nước Đại Cồ Việt ra sao?

Từ Trung Quốc, Tịch điền lễ [籍田禮] du nhập vào nước Đại Cồ Việt trong thế kỷ thứ 10. Vua Lê Đại Hành là người đầu tiên thực hiện lễ này vào năm Thiên Phúc thứ 8 [987]. Vào năm đó, “nhà vua cày ruộng tịch điền ở núi Đọi được một hũ nhỏ vàng, năm sau cày ở núi Bàn Hải, được một hũ nhỏ bạc, nhân đó đặt tên là ruộng Kim Ngân” [Đại Việt Sử ký toàn thư . Bản kỷ, quyển I].

Ở nước ta, ngày giờ hành lễ do Khâm Thiên Giám chọn, thường thì cùng ngày với lễ tế đàn Thần Nông. Nhà vua sẽ ngự trên một chiếc xe, đem theo cày bừa đi thẳng tới sở Tịch điền, có văn võ bách quan theo hầu, quân lính và dân chúng theo sau trước khi hành lễ.

Minh họa về lễ Tịch điền ngày xưa ở Trung Quốc

Vào đời Lý, khi tổ chức lễ Tịch điền, trước hết quan Hữu ty phải chọn đất đắp đàn, đặc biệt là đàn Tiên Nông [thờ Thần Nông] để làm nơi tế tự. Địa điểm hành lễ thường là ở những mảnh ruộng tốt [nhất đẳng điền].

Các hạt giống dùng để gieo trồng thường là lúa nếp thơm, nếp trắng, thích hợp cho vụ mùa và đất canh tác... Vua vào tế Thần Nông, cầu cho mùa màng tươi tốt rồi tự cầm cày xới 3 đường ruộng. Về sau, các đời vua Lý, Trần... đều tuân theo phép tắc cũ, tiến hành lễ Tịch điền rất trọng thể. Đến thời nhà Hồ thì lễ này mai một, hầu như không còn được tổ chức.

Kể từ triều Nguyễn, vua Gia Long và Minh Mạng đã vực dậy lễ Tịch điền, biến thành một đại lễ quan trọng. Sau thời Tự Đức lễ này tạm ngưng gần 100 năm sau, rồi chính thức khôi phục, được tổ chức vào ngày mồng 5-7 tháng Giêng tại Đọi Sơn thuộc xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Có thể nói rằng đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, một nét đẹp văn hóa hướng về nguồn cội ngay chính trên quê hương của vua Lê Đại Hành.

Hình tượng con trâu trang trí trên Cửu đỉnh ở Thế Tổ miếu trong Hoàng cung Huế

Tranh vẽ về quang cảnh lễ Tịch điền xưa ở nước ta

Từ năm 2010, Lễ Tịch điền Đọi Sơn [H.Duy Tiên, Hà Nam] có sự tham gia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, sau đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang [năm 2012] và mới đây nhất là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc [ngày 7.2.2022, tức mồng 7 tháng Giêng năm Nhâm Dần].

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm nay đã tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 5 đến 7.2 [tức từ 5-7 tháng Giêng năm Nhâm Dần]. Trước đó, vào ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng tổ chức các nghi lễ tâm linh như lễ cáo yết, lễ rước nước lên Đàn tế, lễ Sái tịnh, lễ cầu an trên chùa Đọi Sơn... Đúng ngày mùng 7 tháng Giêng [chính hội] đã tổ chức khai mạc lễ Tịch điền và công bố, trao bằng cho các xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam năm 2021, sau đó tổ chức lễ yên vị tại chùa Đọi Sơn và đình Đọi Tam. [Còn tiếp]

Tin liên quan

Lễ tịch điền hay lễ cày tịch điền [cày ruộng] là một lễ hội trước đây tại một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, do nhà vua đích thân khai mạc. Nghi thức chính của lễ hội là người đứng đầu [vua, chủ tịch nước] sẽ đích thân ra cày cấy để làm gương, khuyến khích nông nghiệp.Tại Việt Nam, sau gần 100 năm không tổ chức, thì đến năm 2009, nghi lễ này chính thức được tái hiện tại Đọi Sơn thuộc tỉnh Hà Nam vào mùng 5-7 tháng giêng, và từ năm 2010, có sự tham gia của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Trương Tấn Sang.

Ý nghĩa của lễ hội tịch điền:

Ở các nước nông nghiệp, lễ hội tịch điền nhằm khuyến khích nông nghiệp, vua đã biết chăm lo đến nghề nông. Hơn nữa, như người xưa đã nói, hành động có công hiệu hơn ngàn lời nói. Chẳng thế mà kỷ cương phép nước giữ vững. Đất nước vững vàng, kinh tế cực phát triển, cũng nhờ công lớn lắm của các vua thời trước.

Lịch sử


Lễ cày tịch điền xuất phát từ Trung Quốc. Tại Trung Quốc gọi là 籍田禮 hay 藉田禮. Nguyên xuất phát từ việc những người đứng đầu các bộ lạc trong xã hội nguyên thủy vào dịp đầu xuân dẫn dân chúng đi cày cấy. Lễ tịch điền là ngày hội xuân được tổ chức trong tháng giêng [tháng mạnh Xuân] nhưng không phải năm nào cũng tổ chức, với ruộng cày nằm ở phía nam kinh thành. Từ thời Chu, Hán trở đi đã tổ chức nhiều lần. Vào những năm tổ chức lễ tịch điền thì vua quan lần lượt xuống ruộng cày một vài đường đất nhằm khích lệ nông dân phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp lúa nước. Sau khi đã làm lễ thái lao cúng Thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các vương công chư hầu cày 5 luống, cô khanh đại phu cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống. Sau đó thửa ruộng này sẽ được chăm sóc và sản phẩm sẽ dùng để tế lễ năm sau.Tại Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép việc vào đầu xuân năm 987 vua Lê Đại Hành đã thực hiện lễ cày tịch điền để động viên, khuyến khích nhân dân sản xuất. Đó là lễ tịch điền đầu tiên mà một vị vua Việt Nam thân hành đi cày được sử sách ghi nhận lại. Sau đó đến thời nhà Lý, các lễ này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của đất nước vào mùa xuân. Đến đời Trần, do bận việc giữ nước, chống ngoại bang nên lễ cày tịch điền không hưng thịnh như trước. Tuy nhiên, khi có điều kiện, các vua vẫn đích thân điều hành lễ này. Đến các thời nhà Hồ, thì hầu như phong tục này không còn được giữ.Đến thời nhà Nguyễn, vua Gia Long đã quy định ruộng tịch điền và vua Minh Mạng khôi phục lại tập tục này và xem như việc rất cần thiết. Minh Mạng từng xuống Dụ xem việc này "thực là chính sự quan trọng của đấng vương giả". Minh Mạng xét lại các nghi thức cử hành đại lễ này dưới các triều đại trước và cho rằng nghi lễ cón quá giản lược, vì thế tháng 2 âm lịch năm 1828 vua giao cho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ làm thành luật lệ lâu dài. Đại lễ kéo dài 5 ngày trong tháng 5 âm lịch [tháng trọng Hạ] tại ruộng tịch điền tại phường An Trạch và Hậu Sinh, kinh thành Huế, 5 ngày trước, vua thường ngự ra xem dân tập cày. Đến thời vua Tự Đức, nghi lễ được chỉnh sửa cho bớt rườm rà và phù hợp với hoàn cảnh hơn. Từ nghi thức cho đến cách tổ chức, người được cày đều được quy định rất cụ thể, rõ ràng, nghiêm túc, thành kính vì nhà Nguyễn xem đây là một nghi lễ hết sức quan trọng thể hiện sự coi trọng nông nghiệp của nhà vua. Theo đó, sau nghi lễ, vua là người đầu tiên xuống ruộng cày, 3 lần đẩy cày đi, 3 lần đẩy cày lại, sau đó đến các vị hoàng công thân phiên, chỉ những người chức cao bổng hậu mới được tham dự, cày 5 lần rồi đến bá quan văn võ mỗi người cày 9 lần, cuối cùng là các vị kỳ lão hương thôn và lão nông chi điền...lần lượt cho đến khi kết thúc.Thời hiện đại, đôi khi các vị nguyên thủ Việt Nam cũng đích thân đi cày. Cũng có lần chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xuống ruộng để cày vài đường làm nức lòng nhân dân miền bắc Xã hội chủ nghĩa. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu cũng đã xuống ruộng kéo trâu cày vào các dịp kỷ niệm lễ ban hành luật "Người cày có ruộng".Năm 2009, sau gần 100 năm ngừng tổ chức, nghi lễ này chính thức được tái hiện tại Đọi Sơn thuộc tỉnh Hà Nam vào mùng 5-7 tháng giêng, và từ năm 2010, có sự tham gia của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Trương Tấn Sang.Lễ cày tịch điền dưới các đời vua và các giai thoại khácLễ tịch điền được tiến hành đầu tiên dưới thời vua Lê Đại Hành. Theo Đại Việt sử ký toàn thư:"Mùa xuân [năm Đinh Hợi 987], vua lần đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi [Duy Tiên, Hà Nam] được một hũ nhỏ vàng. Lại cày ở núi Bàn Hải, được một hũ nhỏ bạc, nhân đó đặt tên là ruộng Kim Ngân [Kim Ngân điền]."Sau đó nghi lễ này được tiếp tục và trở thành một truyền thống kéo dài đến thời nhà Trần. Vào thời Lý, Vua Lý Thái Tông là người rất chăm lo cho nông nghiệp nước nhà. Vua đã nhiều lần tự mình xuống ruộng cày. Sách Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi lại một số sự việc:"...Mùa đông, tháng 10, được mùa to. Ngày 14, vua thân ra ruộng ở Điểu Lộ xem gặt, nhân đổi tên cánh ruộng ấy gọi là ruộng Vĩnh Hưng. Ngày ấy, trở về cung..." [14 tháng 10 năm Canh Ngọ, 1030]..."Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua ngự đến Tín Hương ở Đỗ Động giang cày ruộng tịch điền, có nhà nông dâng một cây lúa chiêm có 9 bông thóc. Xuống chiếu đổi gọi ruộng ấy là ruộng Ứng Thiên..." [ngày 1 tháng 4 năm Nhâm Thân, 1032]..."Mùa xuân, tháng 3 [năm Nhâm Ngọ, 1042] vua ngự ra cửa biển Kha Lãm cày ruộng tịch điền rồi về Kinh sư...."..."Mùa xuân, tháng 2 [năm Mậu Dần, 1038], vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. Sai Hữu ty dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: "Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế?" Vua nói: "Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo?" Nói xong đẩy cày ba lần rồi thôi. Tháng 3, vua về Kinh sư.Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thái Tông khôi phục lễ cổ, tự mình cày ruộng tịch điền để nêu gương cho thiên hạ, trên để cúng tông miếu, dưới để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến dân đông, của giàu, nên thay!..."Lễ hội được khôi phục và tiến hành long trọng, thành kính dưới thời nhà Nguyễn. Sách Đại Nam thực lục phần Chính biên đã ghi chép vào tháng 2 năm Mậu Tý [1828] vua Minh Mạng đã ban hành lời Dụ về việc cày ruộng tịch điền như sau:"Vua bảo bầy tôi rằng: “Ðời xưa vua cày ruộng tịch điền, để lấy gạo làm xôi tế Giao Miếu, nhân thể để xét thời tiết làm ruộng khuyên giúp nông dân, thực là việc lớn trong vương chính. Cái điển ba đường cày, sách vở còn chứng. Nước ta đời Trần đời Lê gián hoặc có làm nghi điển ấy, nhưng phần nhiều giản lược. Trẫm từ thân chính đến nay, chăm nghĩ đến dân, thường lấy việc dạy dân chăm nghề gốc làm gấp. Hiện nay triều đình nhàn rỗi, giảng tìm phép xưa, thực là việc nên làm trước. Nên chọn đất ở Kinh thành làm chỗ tịch điền”. Bèn sai đặt ở hai phường Hậu Sinh và An Trạch, bên tả dựng đài Quan canh, đằng trước làm ruộng đế tịch, đằng sau làm điện thay áo, bên hữu đặt dàn Tiên Nông và đình Thần Thương thu thóc. Sai Trung quân Tống Phước Lương coi làm. Thưởng tiền cho thợ và biền binh làm việc 5.000 quan. Lại đặt sở Diễn canh [tập cày] ở phía Bắc cung Khánh Ninh, gọi là vườn Vĩnh Trạch. Sai bộ Lễ bàn định điển lệ. Hàng năm cứ tháng trọng Hạ [tháng 5] chọn ngày tốt làm lễ...".

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên nghi thức lễ tịch điền này được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và sau nhiều năm thất truyền, được khôi phục từ năm 2009 vào mùng 7 tháng Giêng.

Lịch sử

Lịch sử ghi lại: mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền [đích thân vua xuống đi cày ruộng], cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau. Đến triều Nguyễn, lễ tịch điền có nhiều "niêm luật" cụ thể, được tổ chức quy mô, do bộ lễ chủ trì nhưng lễ này cũng chấm dứt dưới thời vua Khải Định.Lễ tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp. Bởi thế, mỗi người dân Hà Nam nói riêng, Việt Nam nói chung cần phát huy truyền thống thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình.Lễ hội liên hoàn các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệ thuật, thể thao, diễn ra trong không gian rộng từ mồng 5-7 tết âm lịch với nhiều hoạt động như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, Thanh Liêm về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lễ rước nước, lễ sái tịnh…Nghi lễ chính trong toàn bộ lễ hội là lễ tịch điền Đọi Sơn, tái hiện huyền tích từ thời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn khi ông nhận thấy núi Đọi có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư đến khi lên ngôi vua, Lê Đại Hành về chân núi Đọi cày ruộng để khuyến khích mở mang nông trang. Lễ tịch điền được tiến hành theo thứ tự: vua Lê Đại Hành cày 3 sá, lãnh đạo tỉnh Hà Nam cày 5 sá, lãnh đạo huyện Duy Tiên cày 7 sá, lãnh đạo xã Đọi Sơn và các bô lão cày 9 sá [vấn đề này cần đính chính].

Ngày nay

Sau một thời gian dài gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại. Vào năm 2010, lần đầu tiên chủ tịch nước Việt Nam [ông Nguyễn Minh Triết] cũng đã đến mặc áo nông dân cầm cày thực hiện nghi lễ tịch điền Đọi Sơn.Hội thi trang trí trâu cũng là một hoạt động khá sôi nổi trong lễ hội này. Thay vì trang trí bằng vải đỏ thời xưa, nay những chú trâu tham gia lễ tịch điền được trang trí bằng những nét vẽ tứ linh, tứ quý…. Năm 2009 cũng là năm đầu tiên mà tỉnh Hà Nam tổ chức giải đấu vật tại Đọi Sơn.

Lễ hội góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch của huyện Duy Tiên, nơi có nhiều danh thắng đẹp, có chùa Long Đọi Sơn.

Qúa dài

Trước Sau

Câu hỏi chưa có trả lời Gửi câu hỏi của bạn

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Câu hỏi mới nhất:

Câu hỏi khác:

Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Video liên quan

Chủ Đề