Sử dựng thang bảng lương như thế nào

Tại điều 93 bộ luật lao động 2019 quy định về việc đăng ký thang, bảng lương như sau:

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.


Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Lưu ý khi xây dựng thang bảng lương

Trước đây khi xây dựng thang bảng lương theo nghị định 49/2013/NĐ-CP, khi thực hiện xây dựng thang bảng lương cố một số lưu ý cụ thể như sau:

  • Đảm bảo mức lương tối thiểu vùng theo quy định
  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
  • Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
  • Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Tuy nhiên, hiện nay nghị định 49/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực, do vậy doanh nghiệp có thể xây dựng mức lương tuỳ ý [chỉ cần đáp ứng mức lương tối thiểu vùng] tuy nhiên doanh nghiệp cần:

  • Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
  • Công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Mức phạt khi không công bố thang bảng lương

Với trường hợp không đăng ký thang bảng lương mức phạt được quy định tại nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:a] Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;b] Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;c] Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;d] Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;đ] Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;e] Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:a] Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;b] Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;c] Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;d] Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;đ] Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:a] Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;b] Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;c] Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:a] Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;b] Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;c] Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;d] Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;đ] Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.5. Biện pháp khắc phục hậu quảa] Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

b] Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Bài viết liên quan

Thang bảng lương là gì? Để xây dựng thang bảng lương cần hồ sơ, thủ tục như thế nào hay đăng ký thang bảng lương ở đâu?… là vấn đề được rất nhiều kế toán doanh nghiệp quan tâm đặc biệt là những kế toán chưa có kinh nghiệm.

Tại bài viết này, EasyBooks sẽ chia sẻ đầy đủ và chính xác nhất về hệ thống thang bảng lương 2020 căn cứ theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP [gồm cách xây dựng 1 bộ hồ sơ đăng ký thang bảng lương lần đầu, hướng dẫn nơi nộp hồ sơ, cách tính thang bảng lương…]

Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là một hệ thống xây dựng từ ngạch lương, nhóm lương, bậc lương để làm cơ sở trả lương cho người lao động.

Doanh nghiệp trả lương cho người lao động thông qua thang bảng lương đã xây dựng trước đó và mức độ, năng lực, khả năng hoàn thành công việc của người lao động.

Vì sao doanh nghiệp phải có thang bảng lương?

Nhằm đảm bảo cho việc sử dụng lao động hợp pháp và đáp ứng tính minh bạch trong thanh toán lương, doanh nghiệp tất yếu phải xây dựng thang bảng lương hàng năm.

Việc xây dựng bảng lương nhà nước cho người lao động quy định, dựa trên thỏa thuận và năng lực của người lao động để làm căn cứ hợp pháp cho việc trả lương, đồng thời cũng để thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc quản lý chi phí và tạo động lực cho người lao động phấn đấu.

Những điều cần biết khi đăng ký thang bảng lương 2020

Đối với những kế toán chưa có kinh nghiệm việc thực hiện đăng ký thang bảng lương, chuẩn bị hồ sơ thang bảng lương, nộp thang bảng lương ở đâu… là những việc khá bỡ ngỡ. Vì vậy, trong chuyên mục này, chúng tôi sẽ làm rõ những vấn đề nêu trên một cách chi tiết, dễ hiểu nhất.

Nộp, đăng ký thang bảng lương ở đâu?

Địa điểm để đăng ký và nộp thang bảng lương là Phòng Lao động thương binh xã hội của quận/huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả văn phòng UBND quận/huyện. Khi tới đây các bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết các bước tiếp theo cần thực hiện.

Thủ tục xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp như thế nào?

Thủ tục xây dựng thang bảng lương của công ty như sau:

  • Bước 1: Hoàn thành công văn xin đăng ký thang bảng lương theo mẫu của quy định để gửi Phòng lao động thương binh và xã hội
  • Bước 2: Lập biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương [biên bản cần có đầy đủ chữ ký của giám đốc]
  • Bước 3: Doanh nghiệp tự thực hiện xây dựng hệ thống thang bảng lương dựa theo quy định riêng của doanh nghiệp
  • Bước 4: Khai trình sử dụng lao động bao gồm:
    • Khai trình sử dụng lao động khi doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng [nếu doanh nghiệp chưa nộp khai trình sử dụng lao động]
    • Báo cáo biến động lao động 6 tháng cuối năm hoặc 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp
  • Bước 5: Xây dựng quy chế tiền lương, thưởng và các chế độ khác cho người lao động theo đặc thù kinh doanh sản xuất, quy chế tài chính hay định mức doanh nghiệp
  • Bước 6: In hồ sơ và gửi tới Phòng Lao động thương binh và xã hội của quận/huyện. Hồ sơ được in thành 2 bộ và đóng thành từng quyển theo thứ tự các thủ tục nêu trên, đóng dấu giáp lai giữa các trang

*Lưu ý: người lập mẫu biểu phải đi nộp trực tiếp và điền chính xác tên, số điện thoại.

Cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước năm 2020

Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp/doanh nghiệp nhà nước còn đang lúng túng không biết cách xây dựng thang bảng lương nhà nước cho người lao động. Vì vậy, dưới dây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn về cách xây dựng thang bảng lương nhà nước theo đúng quy định được cập nhất mới nhất tháng 4/2020.

Thứ nhất, hồ sơ đăng ký xây dựng thang bảng lương

Để đăng ký xây dựng thang bảng lương nhà nước, bạn cần thực hiện đầy đủ 5 thủ tục dưới đây:

  • Công văn đăng ký thang bảng lương
  • Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
  • Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
  • Hệ thống thang lương bảng lương
  • Quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp
  • Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng

Thứ hai, cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp cần xác định được mức lương tối thiểu vùng, việc trả lương cho nhân viên phải thực hiện cao hơn với mức lương tối thiểu [trường hợp trả lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng doanh nghiệp sẽ bị sẽ bị xử phạt theo Khoản 4, Điều 13, Nghị định 95/2013/NĐ-CP]

Vùng Mức lương tối thiểu vùng năm 2020
Vùng I 4.420.000 đồng/tháng
Vùng II 3.920.000 đồng/tháng
Vùng III 3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV 3.070.000 đồng/tháng

Sau khi xác định được mức lương tối thiểu vùng, EasyBooks hướng dẫn bạn xây dựng thang bảng lương với mẫu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP. Đồng thời, việc xây dựng thang bảng lương theo vị trí làm việc là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát huy động lực cho người lao động trong doanh nghiệp.

* Cách ghi bậc 1

Theo nguyên tắc, bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng và bậc sau phải lớn hơn các bậc trước tối thiểu là 5%. Theo đó cách ghi bậc 1 thực hiện như sau:

– Đối với mức lương thấp nhất, chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường không được để ở mức thấp hơn mức lương tối thiểu.

Căn cứ theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng tăng hơn so với năm 2019. Theo đó, doanh nghiệp phải điều chỉnh hoặc xây dựng bảng lương và hợp đồng sao cho phù hợp.

– Đối với mức lương thấp nhất của công việc, chức danh yêu cầu người lao động có học nghề [gồm cả nhân viên do doanh nghiệp tự đào tạo] phải có mức lương cao hơn ít nhất là 7%  so với mức lương tối thiểu, cụ thể:

Vùng I: 4.420.00 + [4.420.00 x 7%] = 4.729.400

Vùng II: 3.920.000 + [3.920.000  x 7%] = 4.194.400

Vùng III: 3.430.000 + [3.430.000 x 7%] = 3.670.100

Vùng IV: 3.070.000 + [3.070.000 x 7%] = 3.284.900

– Đối với mức lương của công việc – chức danh có điều kiện lao động vất vả, nguy hiểm, hóa chất độc hại  thì phải cao hơn 5% so với mức lương có mức độ phức tạp bằng trong môi trường, không gian làm việc bình thường, cụ thể:

Vùng I: 4.729.400 + [4.729.400 x 5%] = 4.965.870

Vùng II: 4.194.400 + [4.194.400 x 5%] = 4.404.120

Vùng III: 3.670.100 + [3.670.100x 5%] = 3.853.605

Vùng IV: 3.284.900 + [3.284.900 x 5%] = 3.449.145

– Đối với mức lương của công việc – chức danh trong môi trường làm việc đặc biệt nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc thì mức lương phải cao hơn mức lương của công việc có độ khó tương đương ở môi trường làm việc bình thường ít nhất là 7%, cụ thể:

Vùng I: 4.965.870 + [4.965.870 x 7%] = 5.313.480

Vùng II: 4.404.120+ [4.404.120 x 7%] = 4.712.408

Vùng III: 3.853.605+ [3.853.605 x 7%] = 4.123.357

Vùng IV: 3.449.145 + [3.449.145 x 7%] = 3.690.585

* Cách ghi từ bậc 2 trở lên

Để tạo động lực cho nhân viên có trình độ cao, kỹ thuật, nghiệp vụ… thì khoảng phải có khoảng cách chênh lệch giữa 2 bậc lương liên kề nhưng tối thiểu 5% so với mức lương trước đó.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cấp bậc của mỗi công việc, chức danh, tính phức tạp quản lý mà thang lương, bảng lương sẽ khác nhau.

*Lưu ý khi xây dựng thang lương doanh nghiệp nhà nước

– Cần kiểm tra thường kỳ nhằm bổ sung, sửa đổi nhằm cập nhật đúng quy định mới của nhà nước và điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

– Cần tham khảo ý kiến của đại diện người lao động khi sửa đổi, xây dựng hoặc bổ sung thang lương và phải công bố công khai, minh bạch trước người lao động khi tiến hành ký duyệt và thực hiện.

Theo đó, việc xây dựng thang bảng lương 2020 không quá phức tạp. Kế toán doanh nghiệp cần xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước theo quy định 49/2013/NĐ-CP, Nghị định 90/2019/NĐ-CP và xây dựng thang bảng lương theo vị trí làm việc. Từ đó, sẽ có căn cứ thang bảng lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2020.

Mẫu hệ thống thang bảng lương 2020

EasyBooks xin gửi đến doanh nghiệp mẫu hệ thống thang bảng lương chuẩn nhất năm 2020. Hy vọng với mẫu này, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng hệ thống thang bảng lương hợp pháp.

>> CHAT với EasyBook để  tải về MẪU HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG 2020 nhanh nhất.

Phần mềm kế toán EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ Tài chính và Kế toán cho mọi doanh nghiệp. Đặc biệt, đáp ứng được phân hệ kế toán tiền lương cho phép người dùng kế toán có thể chấm công trực tiếp, lập bảng tổng hợp công từ các bảng theo dõi khác, tính lương theo lương thỏa thuận hoặc theo hệ số lương và lương cơ sở…

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email:

Facebook: //www.facebook.com/www.easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề