Đường saccharose là gì

Sucrose, glucose và fructose là 3 loại đường được tìm thấy tự nhiên trong các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, trái cây, rau hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Tuy nhiên, cả 3 loại khác biệt nhau về cấu trúc hóa học, cách cơ thể tiêu hóa, chuyển hóa và tác động đến sức khỏe của bạn.

Sucrose là tên khoa học của đường ăn. Đường được chia ra làm 2 loại là monosaccharide và disaccharide. Disaccharide được tạo thành từ 2 phân tử monosaccharide liên kết với nhau, sau đó bị phân hủy thành monosaccharide trong quá trình tiêu hóa.

Disaccharides gồm có 2 phân tử là glucose và fructose. Đây là 1 loại carbohydrate được tìm thấy tự nhiên trong trái cây, rau, ngũ cốc và thực phẩm chế biến, chẳng hạn như kẹo, kem, ngũ cốc ăn sáng, thực phẩm đóng hộp, soda, đồ uống có đường khác. Đường sucrose trong thực phẩm chế biến thường được chiết xuất từ mía hoặc củ cải đường.

Glucose là 1 loại monosaccharide [đường đơn], nguồn năng lượng dựa trên carbohydrate chủ yếu của cơ thể bạn. Monosaccharide được tạo thành từ 1 phân tử đường và nó không thể bị phân hủy thành hợp chất đơn giản hơn. Chúng là thành phần cấu tạo của carbohydrates.

Trong thực phẩm, glucose thường được liên kết với 1 loại đường đơn khác để tạo thành polysaccharide hoặc disaccharides, chẳng hạn như sucrose và lactose. Nó thường được thêm dưới dạng dextrose vào thực phẩm chế biến, chiết xuất từ bột bắp. Glucose ít ngọt hơn fructose và sucrose.

Fructose [đường trái cây] là 1 loại monosaccharide tương tự như glucose. Fructose được tìm thấy tự nhiên trong trái cây, mật ong và phần lớn các loại rau củ. Ngoài ra, nó thường được bổ sung vào thực phẩm chế biến sẵn dưới dạng siro ngô có hàm lượng fructose cao. Fructose được chiết xuất chủ yếu từ mía, củ cải đường và ngô.

Fructose và sucrose thường ngọt hơn so với glucose

Cơ thể của bạn tiêu hóa và hấp thụ monosaccharide, disaccharide theo các cách khác nhau. Monosaccharide đã ở dạng đơn giản nhất nên chúng không cần thiết phải được chia nhỏ trước khi cơ thể sử dụng mà hấp thụ trực tiếp vào máu, chủ yếu ở ruột non của bạn.

Mặt khác, các disaccharide như sucrose phải được phân giải thành đường đơn trước khi hấp thụ vào cơ thể. Khi đường ở dạng đơn giản nhất, chúng sẽ được chuyển hóa theo cách khác như sau:

  • Quá trình hấp thụ và sử dụng glucose

Glucose hấp thụ trực tiếp qua niêm mạc ruột non đi vào máu của bạn, sau đó được vận chuyển đến các tế bào. Glucose làm tăng nồng độ đường trong máu nhanh hơn so với các loại khác, kích thích giải phóng insulin.

Hormone insulin cần thiết để giúp glucose đi vào tế bào của bạn. Một khi vào bên trong tế bào, glucose sẽ được sử dụng để chuyển hóa ngay lập tức và tạo ra năng lượng hoặc biến đổi thành glycogen.

Cơ thể kiểm soát chặt chẽ nồng độ đường trong máu của bạn. Khi lượng đường trong máu xuống quá thấp, glycogen sẽ bị phân hủy thành glucose và giải phóng vào máu để được sử dụng làm năng lượng. Gan sẽ tạo ra glucose từ các nguồn nguyên liệu khác nếu cơ thể của bạn không có sẵn để dùng.

  • Quá trình hấp thụ và sử dụng đường fructose

Tương tự như glucose, fructose được hấp thụ trực tiếp vào máu từ ruột non. Fructose làm tăng từ từ lượng đường trong máu hơn so với glucose và hầu như không tác động trực tiếp đến nồng độ hormone insulin.

Tuy nhiên, đường fructose không làm tăng lượng đường trong máu ngay tức thì, nhưng nó có thể tác động tiêu cực đối với cơ thể lâu dài hơn. Gan phải chuyển đổi fructose thành glucose trước khi cơ thể sử dụng nó để tạo ra năng lượng. Tiêu thụ quá nhiều fructose sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóabệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

  • Quá trình hấp thụ và sử dụng sucrose

Sucrose là 1 disaccharide nên nó phải được chia nhỏ trước khi cơ thể sử dụng. Các enzym trong miệng sẽ giúp phân hủy 1 phần đường sucrose thành glucose và fructose. Tuy nhiên, quá trình tiêu hóa đường phần lớn được diễn ra ở ruột non. Enzyme sucrase được tiết ra bởi lớp niêm mạc ruột non, giúp phân tách sucrose thành glucose và fructose và hấp thụ vào máu.

Sự hiện diện của glucose giúp làm tăng lượng fructose được hấp thụ và kích thích giải phóng insulin. Vì thế, sử dụng đường fructose và glucose cùng nhau có thể gây hại cho sức khỏe của bạn hơn. Điều này lý giải tại sao các loại đường bổ sung như siro ngô có hàm lượng fructose cao liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Tóm lại, glucose và fructose được hấp thụ trực tiếp vào máu, trong khi sucrose phải được phân giải thành đường đơn trước. Glucose được sử dụng để cung cấp năng lượng hoặc dự trữ dưới dạng glycogen. Fructose được chuyển thành glucose hoặc lưu trữ dưới dạng chất béo.

Cơ thể của bạn chuyển đổi fructose thành glucose trong gan để tạo ra năng lượng. Lượng đường fructose dư thừa sẽ tăng gánh nặng cho gan của bạn và có thể dẫn đến 1 loạt các vấn đề về trao đổi chất xảy ra trong cơ thể.

Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đường fructose sẽ gây nên tình trạng đề kháng insulin, đái tháo đường type 2, béo phì, gan nhiễm mỡ, hội chứng chuyển hóa, gây nghiện và tác động không tốt đến sức khỏe của bạn.

Không thực sự cần thiết phải tránh các loại đường có tự nhiên trong thực phẩm nguyên chất như trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa. Những thực phẩm này chứa dinh dưỡng, chất xơ và nước, giúp chống lại bất kỳ tác động có hại nào của chúng.

Những tác hại đối với sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ đường là do bổ sung quá nhiều trong chế độ ăn uống điển hình của phương Tây. Khảo sát được thực hiện tại Mỹ cho thấy, mỗi người trung bình tiêu thụ 82 gam đường mỗi ngày, xấp xỉ 16% tổng lượng calo của họ và lớn hơn nhiều so với khuyến cáo sử dụng hàng ngày.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị, giới hạn lượng đường bổ sung là từ 5–10% lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Nói cách khác, nếu bạn ăn khoảng 2.000 calo mỗi ngày, hãy giữ lượng đường bổ sung ở mức ít hơn 25–50 gam.

Ngoài ra, đường không chỉ được thêm vào các loại thực phẩm rõ ràng như nước ngọt, kem và kẹo mà còn có trong các loại gia vị, nước sốt... Do đó, hãy luôn đọc kỹ danh sách thành phần dinh dưỡng của mỗi sản phẩm.

Đặc biệt, đường có thể được liệt kê bởi hơn 50 các tên gọi khác nhau. Cách hiệu quả nhất để giảm lượng đường trong khẩu phần ăn là sử dụng hầu hết các loại thực phẩm nguyên hạt và chưa qua chế biến.

Hạn chế lượng Fructose, sucrose và glucose đi vào cơ thể bằng cách sử dụng các loại thực phẩm nguyên hạt và chưa qua chế biến.

Glucose và fructose là loại đường đơn, cơ thể bạn sẽ hấp thụ dễ dàng hơn so với đường disaccharide sucrose [loại đường phải được phân giải trước khi hấp thụ]. Đường fructose là loại không có lợi nhiều nhất đối với sức khỏe, nhưng các chuyên gia cũng đồng ý rằng bạn nên hạn chế ăn thêm bất kỳ loại đường nào. Tuy nhiên, không nhất thiết phải hạn chế các loại đường tự nhiên trong trái cây và rau quả.

Do đó, để đảm bảo 1 chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hãy ăn các thực phẩm nguyên chất bất cứ khi nào có thể và thỉnh thoảng mới nên sử dụng đường bổ sung.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: Healthline.com

XEM THÊM:

Mô tả ngắn: Sucrose là loại đường ăn đã tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, trái cây, rau hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Loại đường này chủ yếu được tách từ cây mía hay củ cải đường. Khâu cuối cùng là làm tinh khiết và kết tinh. Đường đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tên thường gọi: Sucrose

Tên gọi khác: sacarosa, Saccharose, Đường sucrose

Sucrose còn được gọi là saccharose, là sản phẩm được tách ra từ cây mía và củ cải. Quy trình tiếp theo sẽ tiến hành làm tinh khiết và kết tinh, có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, có nhiều trong mía. Ở một số loại thực vật tự nhiên khác như thốt nốt, mật ong, trong một số loại trái cây người ta cũng tìm thấy sucrose. Nguồn gốc hình thành sucrose từ trong thực vật chứ không phải từ các sinh vật khác.

Sucrose là một disaccarit được tạo thành từ một là glucose và fructose. Cả hai loại đường liên kết với nhau bởi liên kết 1,2 glucoside. Sucrose còn có nhiều tên gọi khác nhau: Sucroza, saccarôzơ, đường kính, đường thốt nốt, đường mía, đường ăn, đường phèn, đường cát, sucrose pure,…

Công thức hóa học của Sucrose là C12H22O11.

Cấu tạo phân tử

Cấu tạo phân tử của Sucrose

Trong phân tử sucrose gốc – glucose và gốc – fructose liên kết với nhau qua nguyên tử O giữa C1 của glucose và C2 của fructose [C1 – O – C2].

Không còn nhóm OH hemiaxetal không có khả năng mở vòng.

Điều chế sản xuất

Vì sucrose có đột ngọt cao nên dùng làm chất tạo ngọt thực phẩm phổ biến nhất các tổ hợp của các thành phần chức năng. Có nơi người ta đã thay thế nó bằng các chất tạo ngọt khác như các si-rô fructose như ở Mỹ.

Loại đường được đánh giá là quan trọng nhất chính là sucrose, trong thực vật và có thể tìm thấy trong nhựa libe. Loại đường này được tách ra từ mía đường hay củ cải đường quy trình sau đó là làm tinh khiết và kết tinh. Ngoài ra việc sản xuất sucrose ở quy mô thương mại khác còn có lúa mì ngọt, Acer saccharum và thốt nốt [Borassus spp.].

Trong chế biến thực phẩm, sucrose do nó vừa là chất tạo ngọt vừa là chất dinh dưỡng. Sucrose là thành phần quan trọng trong nhiều loại thực phẩm như bánh bích quy, kẹo ngọt, kem và nước trái cây, hỗ trợ trong bảo quản thực phẩm.

Cơ chế hoạt động

Sacrosidase là một [beta]-fructofuranoside fructohydrolase thủy phân sucrose. Không giống như sucename-isomaltase ở ruột người, sucrose không có hoạt tính với oligosacarit chứa 1,6 liên kết glucosyl.

Sucrose là 1 disaccharide nên nó phải được chia nhỏ trước khi cơ thể tiêu hóa. Nhờ enzym trong miệng phân hủy 1 phần đường sucrose thành glucose và fructose. Việc tiêu hóa đường chủ yếu được diễn ra ở ruột non. Khi Enzyme sucrase được tiết ra bởi lớp niêm mạc ruột non sẽ giúp phân tách sucrose thành glucose, fructose và hấp thụ vào máu.

Cơ thể hằng ngày cần đường làm nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động. Đối với cơ thể con người, đường là thực phẩm vô cùng quan trọng. Cơ thể cần được cung cấp một lượng đường đủ để đảm bảo vai trò của nó.

Đường tạo ra năng lượng cho cơ thể

Tác dụng của đường như thế nào đối với cơ thể con người? Rất nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động được là nhờ nguồn cung cấp năng lượng từ đường. Vai trò của đường là tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt động của cơ bắp, não bộ và hệ thần kinh. Ngoài ra, đường cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể người.

Những thực phẩm có nhiều Sucrose

Đường huyết sẽ bị phá vỡ nhờ các phản ứng tạo ra năng lượng, nguồn năng lượng này sẽ được sử dụng trong quá trình hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Hormone có tên là insulin sẽ được giải phóng khi bạn ăn đường, insulin sẽ tạo điều kiện cho sự hấp thu glucose vào các tế bào. Đường được chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể sử dụng ngay lập tức.

Đường tạo ra năng lượng dự phòng cho cơ thể

Đường đóng vai trò trong việc dự trữ năng lượng cho cơ thể, glucose có thể được lưu trữ trong gan và cơ dưới dạng glycogen. Khi đường huyết giảm Glycogen hoạt động như một nguồn dự trữ năng lượng. Khi cơ thể tiêu hao năng lượng, lượng glycogen ổn định sẽ giúp đảm bảo mức glucose cần thiết.

Đường cải thiện tâm trạng con người

Đường có tác dụng cải thiện tâm trạng rất tốt, nó giúp cơ thể cải thiện tâm trạng tiêu cực. Việc bổ sung đường cho cơ thể là cần thiết khi xuất hiện tâm trạng tiêu cực. Đường sẽ kích hoạt trung tâm khoái cảm của não , tạo cảm giác hưng phấn và tạo ra dopamine ngay lập tức.

Đường trong cơ thể giúp tiết kiệm protein

Cơ thể con người thường có xu hướng đốt cháy carbohydrate để lấy năng lượng thay vì protein hay chất béo. Nếu thiếu đường, cơ thể có thể chuyển sang các nguồn nguyên liệu khác để tự cung cấp nhiên liệu cho cơ thể.

Cơ thể trẻ em cần đường như thế nào?

Đối với trẻ nhỏ, thường xuyên gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn rất yếu nên sử dụng đường thốt nốt có lợi ích đáng kể với sức khỏe của bé như đem lại hiệu quả:

  • Giúp xương trẻ chắc khỏe;
  • Thải độc gan;
  • Đường có thể chống táo bón.
  • Trẻ nhỏ cần đường để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch;
  • Phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ em.

Vai trò của đường rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đường có rất nhiều tác dụng nhưng nếu không biết sử dụng thì đường cũng gây nhiều tác hại. Đường được dùng để chế biến các loại bánh kẹo, thực phẩm, đồ ăn, đồ uống...

Sử dụng đường thế nào mới hợp lý? Lượng đường mà một người trưởng thành nên ăn là ít hơn 6 muỗng/ngày. Đây là liều lượng đã được tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu nhằm bảo vệ sức khỏe con người, áp dụng với các thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo như nước ngọt, soda, bánh kẹo, … Riêng với đường tự nhiên có trong rau - củ - quả thì có thể sử dụng bình thường, không cần lo lắng.

Sucrose dùng để chế điều chế một số loại thuốc

Bạn cũng cần biết cách sử dụng đường khi chế biến món ăn để đường không bị biến chất và món ăn được ngon miệng.

Khi nấu món ăn có đường, bạn nên đun với lửa nhỏ và quan sát để không bị cháy khét.

Với các món kho điển hình như thịt kho tàu thì phải ướp đường vào thực phẩm cho thấm, cần thắng đường với nước sôi trước khi kho, với món canh thì chờ nước vừa sôi, khi món ăn sắp chín thì nêm đường chứ không nên nêm trước đó.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Cơ thể chúng ta cần đường cung cấp năng lượng 3.94 kilocalo/1 gam. Đương cung cấp năng lượng rất tốt cho tế bào, giúp cho cơ và não bộ có thể phục hồi nhanh chóng khi mệt mỏi, stress hay đói bụng.

Có vai trò quan trọng cho não bộ: Não bộ hoạt động cần có đường nó kích thích tuyến tụy sản sinh ra insulin. Nó giúp não bộ có thể nhận biết cũng như kiểm soát được lượng thức ăn dung nạp, tránh béo phì.

Tạo ra nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể: Giúp gia tăng glucose huyết, nguồn năng lượng này sẽ được dùng khi cơ thể cần một lượng đường glucose lớn.

Đối với sự phát triển trẻ nhỏ: Trẻ từ trên 6 tháng tuổi cần được bổ sung thêm calo chuyển hóa từ sucrose có trong các thực phẩm khác như ngũ cốc, trái cây,… Đối với trẻ nhỏ cần bổ sung một lượng đường hợp lý, khoa học, không nên bổ sung quá nhiều hay quá ít.

Đối với phụ nữ đang mang thai: Trong thai kỳ người phụ nữ vẫn cần năng lượng để duy trì sức khỏe cho thai kỳ, việc bổ sung đường là cần thiết, tuy nhiên bổ sung phải hợp lý để tránh bị tiểu đường, hoặc người bị tiểu đường phải chú ý vấn đề này.

Đường đối với ngành công nghiệp thực phẩm

Trong ngành công nghiệp chế biến không thể thiếu đường. Đường là nguyên liệu cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm như chất phụ gia tạo ngọt.Khi chế biến bánh kẹo, mứt không thể thiếu đường.

Đường đối với lĩnh vực y tế

Ngoài các tính năng trên đường còn được làm thuốc để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện những bệnh, hội chứng như bỏng rát lưỡi, ho, làm đường giảm cân,…

Tác dụng như một chất hút ẩm trong mỹ phẩm. Hút ẩm từ môi trường hoặc hút ẩm từ các lớp dưới da lên lớp biểu bì, cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da.

Với sản phẩm bôi ngoài da, Sucrose chưa có báo cáo về việc gây hại đối với làn da và sức khỏe của người sử dụng sản phẩm.

Đường đối với lĩnh vực khoa học – công nghệ

Trong công nghệ sản xuất isomaltulose từ sucrose sử dụng vi khuẩn enterobacter sp. Isb-25.

Đường đối với thẩm mỹ

Phương pháp tẩy lông tự nhiên và an toàn, kể cả với làn da nhạy cảm, người ta đã sử dụng đường. Phương pháp này được làm như sau: Đường đun cho nóng chảy, sánh keo lại rồi bôi lên các vùng da cần tẩy lông rồi dán miếng bông hay miếng vải cotton lên da. Sau đó, bóc ngược theo chiều của lông mọc sẽ tẩy được lông. Tuy nhiên, theo phương pháp tẩy lông này sẽ phải làm nhiều lần mới hết lông.

Ngoài ra, cách làm mặt nạ bằng đường cũng đem lại hiệu quả. Đem xay dưa chuột nhỏ rồi trộn cùng 1 ít đường đem đi đắp mặt nạ khoảng 15 phút thì matxa nhẹ nhàng rồi rửa lại bằng nước ấm. Phương pháp thủ công này vừa có thể tẩy tế bào chết vừa dưỡng da mềm mại hơn.

Tẩy tế bào chết băng cách pha chế hỗn hợp gồm đường, mật ong cùng dầu oliu thoa lên môi, để khoảng 5 phút rồi thoa lên môi nhẹ nhàng rồi rửa sạch. Chúng ta chỉ cần làm 1 lần/tuần để tẩy tế bào chết và dưỡng môi hiệu quả.

Một số mẹo vặt như cắm hoa tươi thì cho thêm ít đường vào lọ nước cắm hoa, khoảng 1 thìa to đường cho 1 lít nước là thích hợp nhất. Khi tay bị dính ớt bạn làm ướt tay rồi đổ ít đường lên, xát nhẹ nhàng rồi rửa lại bằng ấm, tình trạng bỏng rát sẽ được cải thiện.

Có thể nói đường quan trọng nhưng không phải là một nguyên liệu chính bổ sung năng lượng cho khẩu phần ăn. Đường chỉ được bổ sung nhằm kích thích việc ăn ngon miệng. Chúng ta không được lạm dụng đường quá nhiều.

Nếu trẻ em sử dụng quá nhiều đường thì men răng sẽ bị phá hủy, gây sâu răng vì nó tạo ra nồng độ pH lý tưởng cho các vi khuẩn răng miệng phát triển mạnh nên cần cho bé sử dụng hợp lý, khoa học.

Sử dụng quá nhiều đường sẽ tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường

Một điều cần chú ý là khi chúng ta thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm chứa đường fructose như bánh kẹo, nước ngọt sẽ dẫn tới hệ lụy đó chính là béo phì. Đường làm cho cơ thể bị dư thừa năng lượng mà còn gây mất kiểm soát khả năng kiềm chế cơn đói khiến bạn ăn nhiều hơn.

Sucrose sẽ bị phân hủy khi vào cơ thể và tạo thành Glucose. Đường tiêu hóa nhanh sẽ gây ra sự gia tăng glucose huyết gây các chứng bệnh giảm glucose huyết hay tiểu đường.

Nguy cơ bị bệnh tiểu đường tăng nếu sử dụng nhiều đường. Hầu hết trong các sản phẩm nước ngọt có ga hay các loại đồ uống khác đều có đường, có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao gây dư thừa và sẽ lắng tụ tại khớp dẫn đến phản ứng viêm và gây ra những cơn đau nhức khớp dữ dội trong bệnh gút.

//vietchem.com.vn/tin-tuc/sucrose-la-gi.html

//tschem.com.vn/sucrose-la-gi/

//www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/sucrose-glucose-va-fructose-khac-nhau-nao/?link_type=related_posts

//vi.wikipedia.org/wiki/Saccarose

//suckhoehangngay.vn/6-vai-tro-cua-duong-doi-voi-co-the-con-nguoi-20190925103228366.htm

//twenty-gen.online/2020/01/01/sucrose

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng dược liệu phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Video liên quan

Chủ Đề