Cha trương bửu diệp ở đâu

Nhà thờ Cha Diệp còn gọi là nhà thờ Tắc Sậy, cái tên rất quen thuộc đối với người dân Bạc Liêu nói riêng và lữ khách phương xa nói chung. Không phải tự nhiên mà một nhà thờ xưa kia vốn chỉ là một nhà thờ nhỏ bé lợp tôn, mà bây giờ lại trở nên trang hoàng, lộng lẫy. Phải chăng có điều gí đó bí ẩn đằng sau vẻ lộng lẫy uy nghi ấy.

Tổng quan và giải thích tên gọi nhà thờ Cha Diệp

Toàn cảnh nhà thờ Cha Diệp

Nhà thờ Tắc Sậy nằm trên Quốc lộ 1A [tuyến Bạc Liêu – Cà Mau], thuộc Giáo phận Cần Thơ, và nằm trên địa bàn của xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Theo truyền miệng của người dân kể lại, sở dĩ nhà thờ Cha Diệp trở nên nổi tiếng là do sự linh thiêng của Cha Diệp đem lại ” ai đến khấn đều gì cũng đều được”.

Nhà Thờ Cha Diệp [Nhà thờ Tắc Sậy] – nơi gắn liền với một nhân vật nổi tiếng – cha Trương Bửu Diệp, vị linh mục được xem như một vị thánh bởi sự linh thiêng, thi ân giáng phúc cho những ai tin tưởng nguyện cầu. Nơi đây không chỉ là điểm hành hương của người miền Tây mà còn của dân Công giáo ở nhiều vùng miền khác. Nhà thờ hiện còn là Trung tâm Truyền giáo Phanxicô của Giáo phận.

Trong khuôn viên nhà thờ, có ngôi mộ chứa hài cốt Cha Phanxicô TRƯƠNG BỬU DIỆP, nhiều người tin tưởng linh thiêng, nhiều khách hành hương đến viếng, mỗi ngày một đông thêm từ thập niên 1990. Ngôi nhà mồ của Ngài được trùng tu và khánh thành ngày 04.06.1989, nhằm lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng họ đạo. Sau nhiều năm chuẩn bị, trong tuần tỉnh tâm thường niên của các Linh mục địa phận, Đức Cha Emm. Lê Phong Thuận, Giám mục giáo phận Cần Thơ, đã nâng cơ sở Tắc Sậy lên thành TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG THÁNH PHANXICÔ ngày 21.01.1997.

Lược sử cha Trương Bửu Diệp

Nơi an nghỉ của cha Diệp

Cha Diệp có tên là Trương Bửu Diệp, tên thánh là Phanxicô [1897 – 1946], là một Linh mục Công giáo tại Việt Nam. Ngoài sự linh thiêng của ông, có lẽ ông được biết đến nhiều bởi đã chịu chết thay cho giáo dân cùng bị bắt với mình.

Theo câu chuyện lưu truyền trong dân gian và bổn đạo, vào ngày 12 tháng 3 năm 1946, Linh mục Trương Bửu Diệp bị bắt cùng với gần 100 giáo dân tại họ Tắc Sậy. Tất cả bị lùa đi và nhốt chung tại lẫm lúa [kho lúa] của ông giáo Châu Văn Sự ở Cây Gừa. Theo lời kể của ông Ba Lập thì họ chất rơm chung quanh tính đốt tất cả, nhưng Linh mục Diệp đứng ra tranh đấu cho dân, đồng thời an ủi những người cùng bị giam.

Từ xưa đến nay vẫn theo lời đồn miệng từ dân Cà Mau thì ông đã bị Việt minh giết vì ông đã hy sinh để cứu giáo dân của mình. Ông bị mời đi làm việc ba lần và lần thứ ba thì không thấy trở về nữa. Bổn đạo thấy cửa lẫm để mở ngỏ và họ đã trốn thoát.
Sau đó vài ngày giáo dân đã tìm thấy xác ông dưới một cái ao tại phần đất của ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi, và họ đã đem chôn cất trong phòng Thánh của nhà thờ Khúc Tréo [nay thuộc xã An Trạch, huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu].

Khung cảnh bên trong chùa Cha Diệp

Về vấn đề ai đã bắt và giết ông, theo bảng tóm tắt tiểu sử Cha Trương Bửu Diệp hiện dựng tại nhà an nghỉ của ông thì ông bị bắt “vì sự tranh chấp giữa các giáo phái” [nhưng bảng này không ghi rõ người bắt thuộc giáo phái nào]. Hiện tại có hai luồng ý kiến cho rằng: hoặc quân Việt Minh, hoặc quân Nhật đã làm điều đó.

Năm 1969, hài cốt Cha Diệp Bạc Liêu [Trương Bửu Diệp] được cải táng về trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy, là nơi Ngài mục vụ trong 16 năm [Ngài là linh mục chánh sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy].

Ngày 4 tháng 3 năm 2010, hài cốt của Ngài lại được cải táng lần nữa, nhưng chỉ cách chỗ cũ khoảng hơn chục mét, và cũng ở trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy.

Hàng năm, nhất là ngày 11 và 12 tháng 3 dương lịch [ngày Cha Diệp thọ nạn], đông đảo người dân từ nhiều nơi đến hành hương và tham quan Thánh đường Tắc Sậy và phần mộ của Cha Diệp.

Trước kia, chưa xét phong Thánh cho Cha Bửu Diệp, nhưng trong lòng nhiều tín hữu Công giáo, kể cả một số người thuộc các tôn giáo khác, đã coi Cha như một vị Thánh, vì rất nhiều người khấn xin với ngài và được ngài ban cho như ý. Tại các nhà thờ Công giáo trong nước, rất nhiều giáo dân xin lễ tạ ơn ngài. Đặc biệt, nhiều người không phải tín đồ Thiên Chúa giáo cũng rất kính mến, tin tưởng ở ngài. Những tấm bảng tạ ơn Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp được gắn trên tường trong căn phòng nguyện tại Nhà thờ Tắc Sậy nhiều không biết bao nhiêu mà kể.

Từ năm 2012, cuộc điều tra phong Thánh cấp giáo phận cho Linh mục Trương Bửu Diệp bắt đầu được tiến hành.

Tuyên Thánh cha Trương Bửu Diệp

[Cập nhật] Ngày 31 tháng 10 năm 2014, Bộ Giáo lý Đức tin ra tuyên bố nihil obstat [không có gì ngăn trở] chấp thuận việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho cha Diệp.

Lý do mà người Việt tín ngưỡng tin yêu Cha Diệp

Có 3 lý do:

  1. Cha Diệp yêu thương giáo dân, sẳn sàng hy sinh thân mình cho nhân dân.
  2. Những dấu chỉ điều lạ khi Cha “hiện về” giúp đỡ người dân địa phương.
  3. Hiển linh chấp thuận và ban phước cho lời thỉnh cầu của nhân dân không phân biệt tôn giáo.

Người dân Việt Nam, không phận biệt tôn giáo Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo, mỗi khi gặp khó khăn đi đến mộ Cha Diệp khấn vái, cầu ước nguyện gì được đó. Nên hằng năm đến ngày giỗ cha Diệp không chỉ có tín đồ Thiên Chúa Giáo mới đến viếng mà còn có cả Phật Giáo hoặc đạo ông bà cũng đến viếng Cha Diệp.

Nhân vật lịch sử Cha Diệp là một trường hợp đặc biệt về phía công giáo tuyên thánh là chuyện hiển nhiên, nhưng người dân ngoại đạo cũng tin ngưỡng và tin tưởng Cha Diệp, cho nên có thể tạm công nhận : Cha Diệp còn là tín ngưỡng dân gian như Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc.

Nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu ngày nay

Theo một thông tin trên mạng cho biết, ở bên Mỹ cụ Joan Baotixita Võ Hữu Hạnh, một nhà văn lớn tuổi, đã sáng lập “Hội những người con của Cha Trương Bửu Diệp”. Theo cụ, Cha Trương Bửu Diệp đã ban phép lạ cho nhiều người, cả lương cũng như giáo.

Thật là điều kỳ diệu, không phải tự nhiên mà nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu lại trở nên khang trang như ngày nay. Đó cũng là do sự đóng góp của rất nhiều người từ khắp nơi trong nước và ngoài nước đã tin yêu, quý mến Cha Diệp và được cha Diệp ban cho như ý nguyện.

Ngày 24 tháng 2 năm 2004 nhà thờ chính thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng kiến trúc cho đến hiện nay, nhà thờ được nguyên tiền xây cất đã hơn 59 tỉ đồng, tức gần 3 triệu đô-la, ấy là chưa kể các pho tượng 12 vị thánh tông đồ lớn gấp 2 hay 3 lần người thật, toàn bằng gõ đỏ tức loại gỗ quý hiện nay không còn có ở Việt Nam [được nhập về từ Lào và Campuchia ], giá mỗi pho tượng tới vài trăm triệu đồng, vậy thì tiền “nội thất” cũng tới hàng triệu đô-la. Tất cả những điều trên cũng đủ cho chưng ta thấy được rằng, Cha Diệp rất được tin yêu trong lòng công chúng thập phương.

Nhà thờ mang kiến trúc lạ và độc đáo gồm có 3 tầng, tầng trệt là nơi để cho khách nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng thánh lễ với tiền sảnh rất rộng. Nơi đặt phần mộ được kiến trúc như một tòa nhà rộng lớn có ba nóc, trong đó nóc chính giữa cao hơn hai nóc phụ có gắn đồng hồ lớn tạo nên điểm nhấn nổi bật cho cả tòa nhà. Nhiều bức tượng gỗ ở đây đa số bằng gỗ quý, tác phẩm tượng gỗ Hữu Thạo cao 2,5m được đặt tại nhà thờ Tắc Sậy ngày 24/12/2008 với gỗ nét điêu khắc tinh vi càng khiến cho không khí linh thiêng nơi đây thêm trang trọng.

Ngày nay, trên cung đường du lịch Bạc Liêu – Cà Mau, hầu như các xe du lịch điều ghé vào nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu này để nghỉ chân và xin ban phước lành.

Link

Nhà thờ Cha Diệp, còn gọi là nhà thờ Tắc Sậy ở Bạc Liêu gắn liền với nơi an nghỉ của Linh mục Trương Bửu Diệp. Đây là một trong những công trình Công giáo nổi tiếng nhất ở khu vực miền Tây và nhiều người biết đến với lòng sùng mộ.

Nhà thờ Cha Diệp hay còn gọi là nhà thờ Tắc Sậy nằm trên cung đường Bạc Liêu đi Cà Mau và cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 37 cây số. Nhiều du khách vẫn hay nhầm rằng Thánh đường Tắc Sậy nằm ở Cà Mau vì nơi đây chỉ cách Cà Mau có 20 cây số. Một nguyên nhân khác khiến sự nhầm lẫn này phổ biến là vì từng có thời gian tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu được nhập lại thành tỉnh Minh Hải. Và người dân dịa phương vẫn quen gọi chung là tỉnh Cà Mau nên cho rằng nhà thờ nổi tiếng nằm ở Cà Mau tỉnh này.

Nhà thờ cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 37 cây số. Ảnh: @l_ct

Hiện tại, nhà thờ Cha Diệp tọa lạc ở Ấp 2, xã Tân Long, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Không chỉ là điểm đến tín ngưỡng thu hút hàng trăm nghìn tín đồ và du khách ghé thăm hàng năm, nơi đây còn là địa điểm du lịch Bạc Liêu nổi tiếng. Công trình này cũng là nơi thờ cha Trương Bửu Diệp - vị linh mục đã hy sinh vì đạo cùng nhiều giáo dân của mình. Ông được xem là người đã mang đến phúc lành trong tâm thức của những người Công giáo.

Hướng dẫn đường đi đến nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu


Khởi hành từ Hà Nội

Xuất phát từ điểm đi là thủ đô Hà Nội thì bạn cần bay một chặng dài đến Thành phố Hồ Chí Minh rồi sau đó mới bắt xe về Cà Mau. Bạn có thể tham khảo thông tin và giá vé của một số chuyến bay sau đây:

Đặt vé VietNam Airline: giá vé khoảng 3.000.000 VNĐ tùy thời điểm nhé.

Các hãng hàng không khác như Vietjet và Bamboo Airways có giá rẻ hơn một chút nhưng cũng tùy thời điểm và giá có thể thay đổi phụ thuộc vào hạng vé bạn lựa chọn.

Nhà Thờ Cha Diệp nằm trên cung đường Bạc Liêu đi Cà Mau. Ảnh: @susuvani

Khởi hành từ TP Hồ Chí Minh

Từ TP Hồ Chí Minh đi đến Bạc Liêu hay Cà Mau sẽ mất khoảng từ 8 đến 9 tiếng. Vì vậy du khách nên lựa chọn xe giường nằm của các hãng xe uy tín như Mai Linh và Giáp Diệp để hành trình đi được thuận tiện và thoải mái. Những hãng xe này có giá vé vừa túi tiền và thời gian di chuyển linh động nên bạn có thể đi và về trong ngày đều tiện nhé. Nhất là với những du khách chỉ muốn đi đến nhà thờ Cha Diệp thì có thể dễ dàng thông báo với tài xế để dừng ngay tại nhà thờ, tiện cho việc vào tham quan và viếng thăm trong ngày luôn đấy.

Với cách di chuyển bằng xe riêng thì đường đi đến nhà thờ Tắc Sậy như sau:

- Cách 1: Xuất phát từ Sài Gòn, bạn đi thẳng QL1 theo cung đường qua các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng rồi tới Bạc Liêu. Sau khi qua khỏi trung tâm thành phố Bạc Liêu, bạn đi tiếp đến thị trấn Hòa Bình, qua thị trấn Giá Rai chừng 4km thì sẽ gặp cầu Hộ Phòng. Bạn di chuyển qua cầu Hộ phòng 2km là đã đến nơi - gặp nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu phía bên trái rồi đấy.

Ngôi nhà thờ được xem là đẹp nhất miền Tây. Ảnh: @zoe_taaha

- Cách 2: Sau khi đi qua cầu Cần Thơ thì di chuyển tiếp tục cho đến khi tới ngã 7. Sau đó, bạn nhớ vòng lên cầu vượt đi về quản lộ Phụng Hiệp để đi xuống Cà Mau, để rồi từ Cà Mau vòng lên lại Tắc Sậy. Đoạn đường này dài chừng 30km.

Nhà thờ Cha Diệp được xây dựng từ khi nào?

Ban đầu, nhà thờ Tắc Sậy được xem là một nhánh của họ đạo Bạc Liêu. Nhiều người lớn tuổi kể lại rằng xưa kia, nơi này được Cha Jules DUCQUET - vốn là một linh mục người Pháp đến truyền đạo. Dần dà sau đó, Cha đã thành lập nên 4 họ đạo ở khu vực miền Tây trong đó có họ đạo Bạc Liêu.

Đến năm 1925, nhà thờ Tắc Sậy mới chính thức được thành lập. Và cha Phaolô Trần Minh Kính là cha xứ đầu tiên của nhà thờ nổi tiếng nhất Bạc Liêu này. Cha Kính được cử về vào tháng 8 năm 1926. Đến tháng 3 năm 1930 thì cha Phanxico Trương Bửu Diệp về nhận nhiệm sở mới thay cha Kính. Trong thời gian ở nhà thờ, cha Diệp đã chuyển toàn bộ khu vực chính từ phía trong ra ngoài mặt tiền như vị trí hiện tại.

Năm 1925, nhà thờ Tắc Sậy chính thức được thành lập. Ảnh: @manhtien.143

Đặc biệt hơn, cha Diệp cũng chính là người có công lớn trong việc hình thành và phát triển nhà thờ Tắc Sậy như bây giờ. Qua khoảng thời gian dài, do chiến tranh và nhiều biến cố, nhà thờ bị xuống cấp và hư hại không ít. Nhưng sau đó đã được xây dựng lại từ sự đóng góp của đồng bào Công giáo và trở thành điểm du lịch tâm linh, vùng đất hành hương nổi tiếng của Bạc Liêu, Cà Mau nói riêng và miền Tây nói chung.

Càng ngày càng có nhiều câu chuyện truyền miệng của nhiều giáo dân và người dân địa phương về sự linh thiêng của nhà thờ. Vì vậy đã có không ít người đến đây xin ơn và đã được ban ơn nhờ vào sự tin tưởng vào Thiên Chúa Giáo và cha Bửu Diệp. Dần dần mọi người từ khắp nơi trong và ngoài nước đã đến đây chiêm bái và cầu nguyện, mang theo lòng tin kính vào điểm đến linh thiêng này. 

Nhà thờ Cha Diệp được xem là một nhánh của họ đạo Bạc Liêu ngày xưa. Ảnh: @justin.luu.91

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu

Nhìn bao quát từ xa, nhà thờ Cha Diệp mang lối kiến trúc nổi bật, thể hiện nét uy nghiêm và vững chãi. Vị trí của tòa nhà cũng rất dễ nhìn vì nằm ngay trên trục lộ giao thông chính khá sầm uất của tỉnh Bạc Liêu.

Công trình còn được gọi là nhà thờ Cha Diệp sở hữu kiến trúc khá độc đáo và lạ mắt, gồm 3 tầng chính. Trong đó tầng trệt là nơi nghỉ ngơi, tầng 2 và tầng 3 là khu vực Thánh đường dành để dâng Thánh lễ. Riêng phần tiền sảnh của tầng 2 rất rộng rãi và thoáng đãng. Tòa nhà được thiết kế như một tòa nhà rộng lớn có ba nóc tuân theo kiến trúc Á Đông. Dù vậy công trình tôn giáo này vẫn giữ được nét đẹp của văn hóa Việt với hình dáng gợi lại các ngôi đền đình ngày xưa ở thôn quê Việt Nam có điểm thêm vài chi tiết cách tân, đổi mới.

Công trình mang kiến trúc khá độc đáo. Ảnh: vyctravel

Đặc biệt nhất là phần mộ Linh mục Trương Bửu Diệp được thiết kế như một tòa nhà gồm ba nóc. Nóc chính giữa là nơi ấn tượng nhất và cao hơn hai nóc phụ, phía trên có gắn đồng hồ lớn tạo nên điểm nhấn nổi bật cho cả tòa công trình.

Tác phẩm tượng gỗ Hữu Thạo cao 2,5m được đặt tại nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu. Ảnh: vntrip

Bên cạnh đó, nơi đặt mộ của cha Diệp còn có một tác phẩm tượng gỗ Hữu Thạo cao 2,5m và được đặt tại nhà thờ Cha Diệp vào ngày 24/12/2008. Nhiều bức tượng gỗ khác được bày trí theo tinh thần tín ngưỡng Công giáo và đa số đều được chế tạo từ gỗ quý. Những nét gỗ chạm và điêu khắc tinh vi làm cho không khí nơi đây thêm trang trọng và linh thiêng.

Nơi an nghỉ của cha Diệp.

Câu chuyện về Cha Diệp và nhà thờ mang tên ông

Cha Diệp là người thứ hai nhận nhiệm sở tại nhà thờ nổi tiếng nhất Bạc Liêu kể từ năm 1930. Cha có tên đầy đủ là Trương Bửu Diệp, sinh năm 1897 tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cha Diệp có tuổi thơ cơ cực, mất mẹ khi chỉ vừa 7 tuổi. Sau khoảng thời gian khó khăn, Cha cùng gia đình chuyển đến sinh sống ở Battambang, thuộc Campuchia. Cha chính thức được thụ phong linh mục tại Đại chủng viện Nam Vang vào năm 1924. Đến năm 1930, sau thời gian suốt 6 năm phục vụ ở nhiều nơi, Cha chính thức được cử về làm chánh xứ ở nhà thờ Tắc Sậy Bạc Liêu.

Cha Diệp là người có công to lớn trong việc hình thành và phát triển nhà thờ Tắc Sậy. Ảnh: thamhiemmekong

Trong suốt thời gian nhận nhiệm sở tại đây, Cha được nhiều người dân yêu mến vì lòng tận tụy và yêu thương giáo dân. Tuy nhiên, vào những năm 1945, tình hình chính trị rất phức tạp nên xảy ra nhiều biến cố lớn. Nhưng Cha Diệp đã không đi di tản mà chọn ở lại nhà thờ để đồng hành và chăm lo cho giáo dân của mình, Cha đi đọc kinh và giúp kẻ đau ốm, bệnh hoạn. Vào ngày 12 tháng 3 năm 1946, Cha Diệp đã bị bắt cùng 70 người giáo dân khác và bị giết chết.

Sau khi Cha chết, người dân Bạc Liêu đã mang xác Cha chôn ở nhà thờ Khúc Tréo. Đến năm 1969, thi hài Cha mới được đưa về an táng ở khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy.

Xung quanh cái chết của Cha Diệp có rất nhiều giai thoại và chuyện kể khác nhau, gắn liền với nhà thờ Tắc Sậy Bạc Liêu. Nhưng có một điểm chung là đều nói lên sự can đảm, hết lòng vì giáo dân, kể cả phải hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ người khác của cha Diệp. Ngày nay, khi du lịch Bạc Liêu và ghé thăm nhà thờ Cha Diệp, bạn sẽ được nghe kể nhiều về vị linh mục có lòng tốt và tâm hồn nhân hậu này.

Trong khuôn viên nhà thờ, có ngôi mộ chứa hài cốt Cha Trương Bửu Diệp. Ảnh: Vyctravel

Thánh đường linh thiêng Tắc Sậy

Theo người lớn tuổi địa phương cho biết khu vực nhà thờ Tắc Sậy tọa lạc xưa kia là có một đường tắt nhỏ đi ngang qua. Thuở đó, mảnh đất này cũng có rất nhiều đám lau sậy um tùm. Người dân bèn gọi là Tắt Sậy nhưng do cách phát âm đặc trưng của người miền Tây đã biến chữ “tắt” thành chữ “tắc,” nên từ đó người ta hay gọi là “Tắc Sậy”.

Nếu Sài Gòn có nhà thờ Đức Bà cổ kính 140 năm tuổi, nhà thờ Lớn Hà Nội là một trong những điểm tham quan nổi bật của thủ đô, cố đô Huế có nhà thờ Phủ Cam nổi tiếng thì miền Tây mà cụ thể là với người dân Bạc Liêu thì nhà thờ Cha Diệp là thánh đường Công giáo linh thiêng bậc nhất. Nơi đây thu hút rất nhiều đồng bào Công giáo và du khách đến hành hương, chiêm bái, cầu nguyện. Từ những năm 1990, nhà thờ chưa bao giờ vắng bóng người hành hương, nhất là vào ngày giỗ của Linh Mục Trương Bửu Diệp hằng năm, dòng người các nơi không ngừng đổ về tấp nập.

Thánh đường Công giáo linh thiêng. Ảnh: @thanhbibong

Nhất là khu vực có ngôi mộ chứa hài cốt Cha Diệp là nơi được nhiều người đến thăm. Ngầy nay, ngôi nhà mồ đã được trùng tu khang trang và rộng rãi hơn. Người ta còn còn cho xây thêm rất nhiều phòng nghỉ dành cho du khách phương xa đến với nhà thờ để đảm bảo tiếp đón chỉn chu và có chỗ nghỉ lại cho khách.

Ghé thăm nhà thờ Tắc Sậy để cầu bình an và viếng mộ cha Diệp. Ảnh @l_ct

Nhà Thờ Cha Diệp hiện là điểm đến du lịch, tín ngưỡng Bạc Liêu hấp dẫn đông đảo du khách ghé thăm. Một điều khá bất ngờ là có đến 70% trong số những người hành hương về đây không phải là người Công Giáo.

Là một địa danh tôn giáo nổi tiếng, những tín đồ Công giáo và cả những du khách đến nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu hằng năm để thành tâm khấn nguyện cầu bình an trong cuộc sống. Khi đến đây, bạn cũng sẽ thêm phần tĩnh tâm, cảm thấy thanh thản hơn, nhất là khi được viếng mộ cha Diệp, tìm hiểu về cuộc đời vị linh mục hết lòng vì giáo dân, yêu thương mọi người hơn. Cũng đừng quên chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi nhà thờ được xem là đẹp nhất miền Tây và lưu giữ những bức ảnh đẹp ở đây nhé.

Bên trong Thánh Đường. Ảnh: thamhiemmekong

Một số thông tin về Nhà thờ Cha Diệp

Địa chỉ: nhà thờ Cha Diệp Bạc Liêu, ấp 2, QL1A, Tân Phong, Giá Rai, Bạc Liêu

Cha sở hiện tại: Linh mục PX Trần Bình Trọng

Điện thoại: 07813.850 418

Chương trình giờ Lễ chính thức:

- Ngày thường: Các giờ Thánh Lễ: 5 giờ, 9 giờ, 17 giờ.

- Chủ Nhật: Các giờ Thánh Lễ: 5 giờ, 7 giờ, 9 giờ, 17 giờ.

Nếu đang có kế hoạch du ngoạn Bạc Liêu, đừng quên ghé thăm nhà thờ Tắc Sậy để cầu bình an và viếng mộ cha Diệp, ngắm vẻ đẹp độc đáo của công trình công giáo nổi tiếng này nhé. Nơi đây hứa hẹn là điểm tham quan hấp dẫn trong tour du lịch miền Tây của bạn đấy. Chúc bạn có những chuyến đi vui vẻ và nhớ chia sẻ những khoảnh khắc ấy khó quên với LuhanhVietNam nhé!

Thanh [Tổng hợp] - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Video liên quan

Chủ Đề