1 con dê cần trồng bao nhiêu cỏ

Ở nhiều vùng nông thôn hay vùng núi nước ta hiện nay, bên cạnh việc chăn nuôi trâu, bò nhiều hộ gia đình đã phát triển mô hình chăn nuôi dê lấy thịt và lấy sữa. Bởi lẽ, dê là giống vật nuôi nhỏ, dễ nuôi, lại cho lợi nhuận cao. Tuy nhiên, một số bà con khi phát triển đàn theo quy mô lớn [trên 15 con] lại còn rất mơ hồ về dinh dưỡng cần thiết cho dê được thể hiện qua thức ăn hằng ngày. Vì vậy, ngay dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bà con một số kiến thức về nguồn thức ăn cho dê thịt, dê sữa, khẩu phần ăn cho dê và cách cho dê ăn.

Các loại thức ăn nuôi dê

Với bất cứ một loài động vật nào, nhu cầu dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự tồn tại, phát triển, hoạt động và tạo ra sản phầm [sữa, thịt trứng…]. Và với loài dê cũng vậy, bà con cần cân đối các loại thức ăn để đảm bảo nhu cầu về chất khô, chất xơ, năng lượng, protein và những năng lượng khác. Trong đó có những thức ăn chủ yếu sau:

Thức ăn thô xanh cho dê bao gồm các loại cỏ như cỏ voi, cỏ chỉ, cành lá, các loại rau tươi như rau khoai lang, rau muống,…

Tuy nhiên, vì dê có khả năng tự ăn trong tự nhiên trong quá trình chăn thả nên bà con chỉ cần cung cấp thêm thức ăn tươi vào 1 lần duy nhất trong ngày để bổ sung thêm năng lượng cho dê, tốt nhất là vào buổi chiều sau khi đưa dê về chuồng.

Là những thức ăn từ cỏ, rau xanh nhưng được phơi khô, trong đó chủ yếu là rơm. Thông thường 5kg thức ăn tươi sẽ thu lại 1kg thức ăn khô. Lượng thức ăn này chủ yếu được cung cấp thêm về mùa đông hoặc lúc dê vào giai đoạn cho sữa, sinh con.

nếu như trâu chỉ ăn cỏ và lá cây tươi, khô thì dê có thể ví như một loài “ăn tạp” bởi chúng cũng cần và rất thích ăn các loại củ quả như khoai, sắn, cà rốt,…kể cả quả chuối, lê,…bởi những món “lạ” này giúp chúng cảm thấy ngon miệng hơn vì mùi vị lạ, đồng thời lại giúp tổng hợp một lượng khoáng chất, tinh bột vô cùng lớn.

Ngoài những loại thức ăn chủ yếu trên, bà con thỉnh thoảng [1 lần/tuần] cần làm thức ăn hỗn hợp cho dê ăn. Trong hỗn hợp này bà con cần có thức ăn ủ chua [lấy thân cây ngô, lá mía,…ủ trong 3 tuần], thức ăn giàu tinh bột như thóc nghiền, gạo và một số chất khoáng, muối, vitamin công nghiệp. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tăng trọng của dê thịt và cho sữa của dê sữa.

Khẩu phần ăn cho dê

 – Nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho dê: Các trang trại nuôi dê cần tính toán một lượng thức ăn tính theo vật chất khô [VCK] bằng 3,5% thể trọng, dê thịt 3,0%, dê sữa 4,0%. Ví dụ: Một dê Cái Bách Thảo nặng 35kg thì lượng VCK là: 35kg x 4% = 1,4kg.

Với nhu cầu 65% VCK từ thức ăn thô xanh [0,91 kg] và 35% VCK từ thức ăn tinh [0,49 kg]. Khi cho dê ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% VCK và thức ăn tinh chứa 90% VCK. Trên cơ sở đó, ta sẽ tính được lượng thức ăn hàng ngày cho dê:

– Thức ăn thô xanh: 0,91kg: 0,20 = 4,55kg.

– Thức ăn tinh: 0,49kg: 0,90 = 0,44kg

Nhu cầu về vật chất khô chỉ nói lên số lượng thức ăn trong khẩu phần ăn cho dê, còn về chất lượng thức ăn phải tính theo nhu cầu năng lượng và protein…

– Nhu cầu năng lượng hàng ngày [MJ/ngày] của dê được tính theo thể trọng cho duy trì, sinh trưởng phát triển và SX…

– Nhu cầu protein hàng ngày [DCP] của dê cũng được tính theo thể trọng cho duy trì, sinh trưởng phát triển và SX…

Ví dụ khẩu phần ăn cho dê

– Khẩu phần: Trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng của dê, căn cứ theo thể trọng, khả  năng sinh trưởng phát triển, SX và các nguồn thức ăn hiện có mà xây dựng khẩu phần thức ăn cho dê. Yêu cầu của khẩu phần thức ăn là cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn, nhất là đạm, khoáng, sinh tố… Nên bổ sung đá liếm tự do cho dê.

Một số khẩu phần cho dê có thể trọng và năng suất sữa khác nhau [kg/con/ngày]:

Thành phần thức ănDê 30kg cho 1 lít sữaDê 40kg cho 1,5 lít sữaDê 50kg cho 2 lít sữa
Cỏ lá xây xanh3,04,04,5
Lá cây họ đậu1,02,02,5
TĂ hỗn hợp [14-15% Protein]0,3-0,40,6-0,70,9-1,0

Với việc chăn nuôi, phát triển đàn dê, bà con có 2 phương thức chủ yếu để cho dê ăn:

Cho dê ăn tự do trong quá trình chăn thả. Mặc dù lượng thức ăn dê ăn được không nhiều nhưng khả năng hấp thu dưỡng chất lại đạt mức cao nhất. Vì vậy, ít nhất một ngày bà con phải cho dê ăn tự do từ 5 – 6 tiếng. Đồng thời, cũng giảm stress cho chúng vì bị nhốt quá lâu.

Cung cấp thức ăn chủ động: đó là việc bà con trồng cỏ, bứt cỏ và chuẩn bị thức ăn cho dê ăn trong quá trình phát triển. Và khi cho dê ăn theo hình thức này, bà con cần chuẩn bị cho dê một máng ăn, đổ cỏ và thức ăn dạng tổng hợp vào đó. Máng ăn phải dài, rộng vừa phải, cách mặt đất từ 30 – 50 cm và đặc biệt là bề ngang của máng phải cao [20 – 30 cm], để tránh việc dê làm rơi thức ăn ra nền chuồng vì chúng không ăn những thức ăn bị rơi vãi.

Bà con cần lưu ý:

– Trong khẩu phần trên không bao gồm lượng thức ăn dê đã tự ăn trong chăn thả.

– Các khẩu phần ăn nên đa dạng để dê được cung cấp tối đa dinh dưỡng.

– Mùa đông nên tăng lượng thức ăn thô khô.

– Không thay đổi đột ngột thức ăn của dê vì sẽ khiến chúng dễ bị chướng hơi. Bà con nên thay đổi dần dần.

– Cần chú ý bổ sung protein, khoáng, vitamin trong khẩu phần.

Câu Hỏi Thường Gặp

[1] Thức ăn thô xanh; [2] Thức ăn thô khô; [3] Các loại rau củ; [4] Thức ăn hỗn hợp bổ sung.

[1] Thức ăn thô xanh: 0,91kg: 0,20 = 4,55kg; [2] Thức ăn tinh: 0,49kg: 0,90 = 0,44kg.

[1] Trong khẩu phần trên không bao gồm lượng thức ăn dê đã tự ăn trong chăn thả; [2] Các khẩu phần ăn nên đa dạng để dê được cung cấp tối đa dinh dưỡng; [3] Mùa đông nên tăng lượng thức ăn thô khô; [4] Không thay đổi đột ngột thức ăn của dê vì sẽ khiến chúng dễ bị chướng hơi; [5] Cần chú ý bổ sung protein, khoáng, vitamin trong khẩu phần.

Originally posted 2014-04-16 17:19:58.

Lựa chọn dê giống [dê con]

Hiện có 2 giống dê thịt được nuôi nhiều nhất là dê Boer và dê Bách Thảo. Dưới đây là đặc điểm sinh trưởng của từng giống:

Giống dê Bách Thảo. Trọng lượng của một con dê con mới sinh là khoảng 2.7 kg. Dê con 3 tháng tuổi đạt khoảng 10 kg. Dê 5 - 6 tháng tuổi có thể xuất chuồng và đạt cân nặng khoảng 30 - 35 kg tùy điều kiện chăm sóc.

Giống dê Boer. Trọng lượng dê mới sinh khoảng 3kg. Dê Boer phát triển rất nhanh, năng suất thịt rất cao, khi 3 tháng co thể đạt tới 25 kg. Và khi xuất bán [5 - 6 tháng tuổi] có thể đạt tới 60 - 70 kg hơi.

Chuồng nuôi dê thịt

Chuồng nuôi dê thịt hay dê sinh sản đều có những đặc điểm giống nhau về khoảng cách chuồng với sàn, hướng chuồng, sàn và nền chuồng. Cụ thể: chuồng nên xoay hướng Nam hoặc Đông Nam, không làm hướng Đông Bắc vì dê sẽ dễ bị bệnh; làm chuồng cách sàn khoảng 0,7 - 1 m; sàn bằng gỗ hoặc tre nứa, khe hở nhỏ vừa đủ để lọt phân, chất thải; nền chuồng luôn thoáng, sạch sẽ.

Mật độ thả dê trong chuồng đối với dê con khoảng 0,5 m2/con, đối với dê trưởng thành khoảng 3 m2/con. Trang bị đầy đủ dụng cụ ăn uống trong chuồng, tránh gây rơi rớt thức ăn, nước uống gây ẩm mốc có hại cho dê.

Thiến giống

Theo kinh nghiệm của những người nuôi dê lâu năm thì việc thiến sẽ giúp phát triển nhanh hơn và ít tiết mùi hôi hơn. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng việc thiến dê không thực quan trọng. Tùy vào quan điểm của mỗi người, nếu muốn thiến thì phải tiến hành sớm nhất có thể để dê hồi phục nhanh và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể thiến ngay khi sinh vài ngày.

Thức ăn cho dê thịt

Yếu tố cần quan tâm nhất trong quá trình chăm sóc dê thịt là nguồn thức ăn và khẩu phần ăn. Những loại thức ăn cho dê phổ biến nhất hiện nay là lá cây các loại, các loại cỏ, các loại đậu, rau củ, các thức ăn có tinh bột như khoai, sắn, ngô …, những thực phẩm khác như giá, bã đậu … thức ăn hỗn hợp công nghiệp. Thức ăn thô xanh chiếm hơn 70% trong tổng nguồn thức ăn của dê.

Nên cho dê ăn thay đổi khẩu vị, không nên cho ăn một loại một cách thường xuyên vì dễ gây nhàm chán, ảnh hưởng không tốt tới sinh trưởng.

Về khẩu phần ăn mỗi ngày, đối với dê con từ lúc mới sinh đến 2 tháng tuổi cho ăn khoảng 7 kg thức ăn thô xanh + 1 - 1,5 kg thức ăn tinh. Khi dê sinh trưởng được 3 tháng cho ăn khoảng 4 kg thức ăn thô xanh + 0,6 - 2 kg thức ăn tinh. Khi dê từ tháng thứ 4 đến khi xuất bán cho ăn khoảng 20 kg thức ăn thô xanh + 1,8 - 4 kg thức ăn tinh. Mỗi ngày cho ăn 2 lần.

Để tăng hiệu quả kinh tế, nếu hộ gia đình có đất có thể dùng để trồng cỏ cho dê. Theo nghiên cứu của Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn [SCAP, 2014], diện tích để trồng cỏ làm thức ăn thô cho dê không cần nhiều, với quy mô 2 con dê thịt chỉ cần 53 - 55 m2. Trồng cỏ theo quy tắc “cuốn chiếu", tức là cắt cỏ 1 phần sau đó trồng lại, rồi cắt tiếp phần còn lại, sau đó lại trồng. Cứ như thế, với một lượng diện tích nhỏ đủ để có thể trồng cỏ để nuôi được một lứa khoảng 2 con.

Ngoài những thức ăn trên, người chăn nuôi cũng nên bổ sung thêm các loại khoáng và vitamin cho dê tăng sức đề kháng và phát triển tốt. Để tăng sức đề kháng, bổ sung thêm khoáng chất cho dê, bà con nên sử dụng thêm đá liếm Red Rockie cho dê iếm. Đá liếm là tổng hợp khoáng chất cần thiết được đúc thành từng khối vuông với trọng lượng 5 ký, có lỗ trống ở giữa rất tiện khi dử dụng. Đá liếm giàu Phốt pho [phosrich Rockies] chuyên sử dụng cho dê, bò sữa và cừu.

Bấm vào hình để biết thêm chi tiết.

Về nhu cầu về lượng nước, mỗi giai đoạn sẽ có nhu cầu khác nhau, dê con từ khi sinh đến 2 tháng cần khoảng 0,5 lít/ngày, đến khi trưởng thành có thể cần đến 5 lít/ngày.

Lưu ý quan trọng khi nuôi dê thịt

Khoảng 1 tháng nên tách mẹ. Khi dê còn nhỏ nên cho ăn những thức ăn xanh còn non, dễ tiêu hóa và nhiều chất dinh dưỡng.

Tiêm ngừa cho dê một số bệnh thường gặp:

  • Lỡ mồm long móng: tiêm 3 lần [4 tháng, 9 tháng và 12 tháng].
  • Tụ huyết trùng: 2 lần [từ 1 tháng tuổi]
  • Việm ruột: 2 lần [tháng 2 và tháng 9 âm lịch].
  • Đậu: 2 lần [từ 1 tháng tuổi]. Khoảng 1 tháng nên tách mẹ. Khi dê còn nhỏ nên cho ăn những thức ăn xanh còn non, dễ tiêu hóa và nhiều chất dinh dưỡng.

Xem thêm:

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Video liên quan

Chủ Đề